You are on page 1of 4

Câu 1.

Ai được xem là cha đẻ của “Kinh Tế Học”


 David Ricardo
 Adam Smith
 Karl Marx
 John Maynard Keynes
Câu 2. Tác phẩm nào sau đây được xem là tác phẩm đầu tiên của kinh tế học?
 Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ
 Tư bản
 Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa
 Luận bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia
Câu 3. Tác phẩm nào sau đây của nhà Kinh tế học người Anh – J.M Keynes (1883-1946)?
 Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ
 Luận bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia
 Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa
 Tư bản
Câu 4. Ai là tác giả của tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”?
 David Ricardo
 John Maynard Keynes
 Adam Smith
 Karl Marx
Câu 5. Ai là tác giả của tác phẩm “Tư bản”?
 Adam Smith
 John Maynard Keynes
 Karl Marx
 David Ricardo
Câu 6. Tác phẩm đầu tiên về kinh tế học“Luận bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” ra
đời năm nào?
 1767
 1677
 1766
 1776
Câu 7. Kinh tế học có thể định nghĩa chính xác nhất là môn khoa học nghiên cứu để:
 Dạy người ta cách kinh doanh
 Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi
 Phân bố các nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau
 Tạo ra vận may cá nhân trong kinh doanh
Câu 8. Các vấn đề cơ bản của các hệ thống kinh tế cần giải quyết là:
 Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu?
 Sản xuất bằng phương pháp nào?
 Sản xuất cho ai?
 Các câu trên đều đúng.
Câu 9. Vấn đề nào sau đây không thuộc 1 trong 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học
 Sản xuất cái gì? Bao nhiêu ?
 Ai quyết định sản xuất ?
 Sản xuất như thế nào ?
 Ai thụ hưởng kết quả sản xuất
Câu 10. Chi phí cơ hội được thể hiện đúng nhất trong định nghĩa nào sau đây?
 Là phần lợi ích bị mất đi do không đầu tư vào phương án tốt nhất trong số các phương án còn lại bị bỏ qua
 Là các phương án lựa chọn bị bỏ qua khi đưa ra một quyết định lựa chọn
 Là phương án lựa chọn duy nhất bị bỏ qua khi đưa ra quyết định lựa chọn các phương án
 Là tất cả phần lợi ích bị mất đi do không chọn các phương án khác so với phương án lựa chọn
Câu 11. Số tiền nào sau đây được xem là chi phí cơ hội?
 Giá trị 200 triệu mà phụ huynh bỏ ra để cho con đi học đại học
 Giá trị 160 triệu mà 1 sinh viên không có được do chọn đi học đại học thay vì đi làm
 Giá trị 300 triệu mà một nhà thầu bỏ ra để có cơ hội trúng thầu một công trình
 Giá trị 10.000 đồng mà một người bỏ ra để mua vé số với mong muốn có cơ hội đổi đời
Câu 12. Một người đứng trước lựa chọn 3 phương án với lợi ích tương ứng như sau: A: 20 triệu; B: 25 triệu;
và C: 30 triệu. Chi phí cơ hội cho việc lựa chọn phương án B là:
 95 triệu
 50 triệu
 30 triệu
 Tất cả đều sai
Câu 13. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện:
 Số lượng tối đa của một hàng hóa có thể sản xuất với mỗi mức sản lượng của hàng hóa khác
 Những phối hợp hàng hóa có số lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể tạo ra khi toàn bộ nguồn lực sẵn có được
sử dụng hết
 Hai câu trên đều đúng
 Hai câu trên đều sai
Câu 14. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài khi:
 Việc sử dụng dược phẩm tăng lên làm giảm khả năng của lực lượng lao động
 Có một sự tiến bộ về công nghệ sản xuất
 Các nguồn lực không được tận dụng hết để đưa vào nền sản xuất
 Chi phí cơ hội của một mặt hàng tăng lên
Câu 15. Chọn lựa một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
 Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
 Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
 Không thể thực hiện được
 Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
Câu 16. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất PPF:
 Ý tưởng về sự khan hiếm
 Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
 Khái niệm cung cầu
 Khái niệm chi phí cơ hội
Câu 17. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa 2 hàng hóa có thể sản xuất ra khi các
nguồn lực được sử dụng có hiệu quả: 
 Đường cung
 Đường cầu
 Đường giới hạn khả năng SX (PPF)
 Đường đẳng lượng
Câu 18. Chọn lựa một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
 Không thể thực hiện được
 Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
 Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
 Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
Câu 19. Với nguồn tài nguyên khan hiếm, một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả khi:
 Nằm bên trong đường giới hạn sản xuất.
 Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất
 Nằm bên ngoài đường giới hạn sản xuất
 Các câu trên đều sai
Câu 20. Cách thức doanh nghiệp lựa chọn mức sản lượng sản xuất để tối đa lợi nhuận. Vấn đề này thuộc về:
 Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
 Kinh tế vĩ mô, thực chứng
 Kinh tế vi mô, chuẩn tắc
 Kinh tế vi mô, thực chứng
Câu 21. Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô:
 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam khá cao
 Người tiêu dùng có thu nhập cao thường mua nhiều hàng cao cấp hơn
 Khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 khiến khoảng 50 triệu người thất nghiệp
 Lãi suất cao là đầu tư tư nhân giảm
Câu 22. Chính phủ quy định mức giá trần cho mặt hàng thép đã làm thép thiếu hụt trên thị trường. Câu nói
này thuộc
 Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
 Kinh tế vĩ mô, thực chứng
 Kinh tế vi mô, chuẩn tắc
 Kinh tế vi mô, thực chứng
Câu 23. Trong những vấn đề sau đây, vấn đề nào thuộc về kinh tế học chuẩn tắc
 Tại sao nền kinh tế rơi vào trạng thái nợ công tăng nhanh?
 Ảnh hưởng của cầu nhập khẩu thanh long của Trung Quốc đến giá thanh long Việt Nam?
 Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế đến mức độ nào ?
 Không câu nào đúng.
Câu 24. Nhận định nào sau đây là phù hợp
 Kinh tế học thực chứng có tính khách quan (1)
 Kinh tế học thực chứng có tính chủ quan
 Kinh tế học chuẩn tắc dựa trên quan điểm chủ quan (2)
 (1) và (2) đúng
Câu 25. Cầu mô tả số lượng hàng hóa ứng với từng mức giá mà người tiêu dùng
 Muốn mua
 Có khả năng mua
 Muốn mua và có khả năng mua
 Muốn mua hoặc có khả năng mua
Câu 26. Đường cầu thường được biểu thị là một đường
 Thẳng dốc xuống
 Thẳng dốc lên
 Cong lồi
 Cong lõm
Câu 27. Đường cầu (dạng tuyến tính) được biểu thị là một đường
 Thẳng dốc xuống
 Thẳng đứng
 Thẳng nằm ngang
 Tất cả có thể đúng
Câu 28. Đường cầu có phương trình là P=240 được thể hiện trên đồ thị là một đường
 Thẳng dốc xuống
 Thẳng đứng
 Thẳng nằm ngang
 Tất cả có thể đúng
Câu 29. Đường cầu có phương trình là Q=80 được thể hiện trên đồ thị là một đường
 Thẳng dốc xuống
 Thẳng đứng
 Thẳng nằm ngang
 Tất cả có thể đúng
Câu 30. Phương trình nào sau đây là phương trình của đường cầu đặc biệt, thể hiện là đường thẳng nằm
ngang trên đồ thị
 Q = 80
 P = 80
 P = – 80Q
 Q = – 80P
Câu 31. Phương trình nào sau đây là phương trình của đường cầu đặc biệt, thể hiện là đường thẳng đứng
trên đồ thị
 Q = 480
 P = 480
 P = – Q +480
 Q = – P + 480
Câu 32. Đường cầu của hàng hóa A đi qua 2 điểm như sau: X (P=200, Q=80) và Y (P=220, Q=70). Phương
trình của đường cầu là
 P = -1/2Q+180
 Q = -1/2P+180
 P = -2Q+90
 Q = -2P+360
LỜI GIẢI
Phương trình đường cầu có dạng Q=aP+b. Muốn xác định được phương trình đường cầu, cần xác định hệ số gốc a và hoành
độ gốc b.

Cách 1: Vì đường cầu đi qua 2 điểm trên nên ta có thể ta có thế xác định a và b bằng cách giải hệ phương trình sau:
80=a*200+b
70=a*220+b
<=> 20a=-10 => a= -1/2. Thế a=-1/2 vào 1 trong 2 phương trình trên => b=180
Vậy phương trình đường cầu là Q = -1/2P+180

Cách 2: Theo dạng phương trình Q=f(P) như trên, hệ số gốc a chính là ∆Q/∆P
Dựa và tọa độ 2 điểm, có thể xác định được a = (70-80)/(220-200) = -1/2

Thế a=-1/2, và giá trị P, Q tại 1 điểm bất kỳ vào phương trình tổng quát của đường cầu => b=180 (80=-1/2*200 +b ó
b=180)

Vậy phương trình đường cầu là Q = -1/2P+180

Câu 33. Đường cầu hàng hóa X dịch chuyển không phải do yếu tố
 Giá hàng hóa X
 Thu nhập người tiêu dùng tăng
 Sự gia tăng dân số trong thị trường
 Tất cả đều đúng
Câu 34. Yếu tố nào sau đây gây ra sự di chuyển dọc đường cầu của một hàng hóa
 Thu nhập người tiêu dùng tăng
 Thu nhập người tiêu dùng giảm
 Giá của chính hàng hóa đó
 Sự gia tăng dân số trong thị trường
Câu 35. Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường cầu của một hàng hóa
 Thu nhập người tiêu dùng thay đổi (1)
 Giá hàng hóa liên quan thay đổi (2)
 Giá chính hàng hóa đó thay đổi
 (1) và (2) đúng

You might also like