You are on page 1of 5

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

KHẢO SÁT Ý ĐỊNH CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC LỰA CHỌN HỌC TẠI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Design by: Tùng Trần

1. Xác định đối tượng khảo sát:

Học sinh trong độ tuổi từ 15 – 19, có những đặc trưng như sau:

- Đặc điểm về hoàn cảnh xã hội: Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ
ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha me, thầy cô, bạn bè đã trở
nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay
đổi trong cách nhìn nhận của người lớn.
- Đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT: nhận thức, hiểu biết rộng và phong
phú hơn. Cụ thể:
 Tính độc lập và sáng tạo thể hiện rõ nét.
 Tự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và ổn định hơn

Cũng trong thời đoạn này, học sinh dễ có “hiệu ứng nhiễm sắc” – chỉ nhìn thấy nét đẹp
của người mình cảm thấy thích và hiệu ứng “hiệu ứng phi cá tính hóa” – dễ dàng từ bỏ
cái tôi của bản thân để làm đẹp lòng đối tượng mà mình hướng tới

- Về đặc điểm nhân cách của HS THPT: đặc điểm nổi bật trong nhân cách của HS thể hiện
ở tự ý thức và cái tôi.
 Tự ý thức là khả năng học sinh tự tách ra khỏi bản thân mình làm đối tượng của
nhận thức, để đánh giá. Tự đánh giá là một khả năng được hình thành trong suốt
quá trình phát triển nhân cách và được coi là dấu hiệu cơ bản để nhận biết mức độ
trưởng thành của nhân cách. Ở HS THPT tự đánh giá thể hiện ở một số đặc điểm
nổi bật sau:

+ Đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã hội

+ Sự đánh giá có tính phê phán và đòi hỏi cao ở bản thân

+ Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn

+ đánh giá mang tính chủ quan và có chút cao hơn so với hiện thực
Từ 3 đặc điểm trên, ta có thể đúc kết được các yếu tố khiến cho học sinh có thể tập trung hoàn
thành bảng khảo sát một cách có khoa học và hiệu quả như sau:

Yếu tố đặc điểm Giải thích chi tiết Người phỏng vấn cần làm
Đặc điểm về hoàn cảnh xã Mối quan hệ giữa các học Liên hệ trực tiếp và tạo mối
hội sinh ở lứa tuổi này trở nên hài quan hệ tốt với những người
hòa và ít mâu thuẫn hơn nên làm công tác đoàn hội, học
việc tạo niềm tin cho họ dựa sinh, thầy cô chủ nhiệm hoặc
vào sức ảnh hưởng của bạn cán bộ lớp. Nhằm tạo mức độ
bè thầy cô là cần thiết cho tin cậy với học sinh thông qua
một bảng khảo sát hoàn chỉnh hình ảnh của họ
Đặc điểm về nhận thức phát Điều này thể hiện ở chỗ học - Chuẩn bị trang phục
triển trí tuệ sinh rất dễ bị ấn tượng bởi thật gọn gàng, lịch sự,
người khác phái, người ăn không mặc áo thun.
mặc lịch sự, chỉn chu, người Nam quần tây áo sơ
có vẻ bề ngoài ưa nhìn ăn nói mi thắt cà vạt. Nữ áo
lưu loát sơ mi và váy công sở
hoăc áo dài.
- Với học sinh giới tính
nam thì để nữ phỏng
vấn và ngược lại
Đặc điểm nhân cách Với yếu tố tự ý thức và khẳng Hãy bắt đầu bằng câu:
định cái tôi cá nhân, thì việc Mục đích của nhóm nghiên
thuyết phục và tạo cho họ cứu chúng tôi đó là lắng nghe
thấy mình quan trọng là điều ý tưởng và nguyện vọng của
tiên quyết. Vì vậy, bài giới các bạn. Đồng thời cho các
thiệu ngắn trước khi bắt đầu bạn biết được những định
tiến hành khảo sát phải làm hình cơ bản nhất về một
dấy lên được sự tò mò về việc trường đại học hoặc cao
định hướng lựa chọn trường đẳng. Mọi ý kiến của các bạn
đại học trong họ
đều hết sức có ý nghĩa đối với
nghiên cứu của chúng tôi.
Lưu ý, trong suốt quá trình
học sinh làm khảo sát, phải
luôn tươi cười và sẵn sang hỗ
trợ họ

2. Các nguyên tắc tiếp cận:

Nguyên tắc KISS

Đây là viết tắt của "Keep It Short and Simple" (tức là: Ngắn gọn và đơn giản). Không nên làm cho
người được khảo sát mất quá 10 phút để trả lời bằng câu hỏi. Thời lượng phù hợp nhất để trả lời
bảng câu hỏi khảo sát là từ hai đến năm phút. Cũng nên thông báo cho người được khảo sát biết
ngay từ đầu thời gian cần thiết để trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Thực tế cho thấy thời gian trả lời
là điều mà những người tham gia các cuộc khảo sát hay than phiền nhất.

Làm khảo sát thử nghiệm

Nên đưa bảng câu hỏi khảo sát cho một số nhân viên và những học sinh khác làm thử để biết được
thời gian cần thiết cho việc hoàn tất bảng câu hỏi là bao nhiêu và liệu các câu hỏi có gây ra sự lúng
túng cho người được hỏi hay không. Bước thử nghiệm này rất quan trọng nhưng nhiều người lại
thường bỏ qua

Tạo ra các khuyến khích

Hãy làm cho khách hàng cảm thấy có lý do chính đáng để tham gia khảo sát. Thông thường, người
đi khảo sát có thể gửi phiếu giảm giá hay tặng những phần quà nhỏ cho người được khảo sát nếu
họ tham gia khảo sát.

3. Các phương pháp tiếp cận và hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng khảo sát

Về giọng nói:

Sử dụng âm lượng một cách vừa phải, đọc hướng dẫn to rõ ràng, dùng câu đơn, hạn chế nói một
câu quá dài trước khi bắt đầu khảo sát
Lời mở đầu cần có:

“Chào tất cả các bạn học sinh.

Xưng thầy/cô nếu là nam/nữ lớn tuổi

Xưng anh/chị nếu là nam nữ nhỏ tuổi

Nhằm tìm hiểu và giúp đỡ các bạn học sinh hiểu thêm về nhu cầu từ chính bản thân mình với việc
học tập tại các trường ĐH, CĐ lớn. Hôm nay, nhóm nghiên cứu của trường ĐH Saigon Tech mong
muốn các bạn cùng chúng tôi dành ra khoảng 7 phút để cùng nhau hoàn thành bảng khảo sát này
nhé.

Kết quả khảo sát của các bạn hôm nay sẽ là nền tảng quý giá để xây dựng chiếc cầu nối ước mơ
các trường ĐH, CĐ lớn trong cả nước, thậm chí nước ngoài đến gần các bạn học sinh hơn

Trong quá trình làm trắc nghiệm, nếu các bạn cảm thấy không hiểu ở bất kỳ câu nào, thì các bạn
cứ thoải mái phát biểu, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp thắc mắc cho các bạn. Các bạn không
cần phải tô đậm kết quả, chỉ cần tick nhẹ vào số điểm mình chọn là được.

Về ngôn ngữ cơ thể:

Khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tiếp cận học sinh thì cần lưu ý tình trạng sau:

Thứ nhất: luôn giữ khoảng cách từ 10 – 15 cm với học sinh đang được khảo sát, hoặc học sinh có
câu hỏi liên quan đến bảng khảo sát.

Thứ hai: luôn giữ nụ cười nhẹ trước học sinh, để họ không cảm thấy khoảng cách giữa người khảo
sát với người làm khảo sát

Thứ ba: Không đi lên đi xuống quá nhiều, hoặc liên tục quan sát học sinh thực hiện khảo sát, vì
như thế họ sẽ tưởng tượng là đang làm bài thi

Thứ 4: 2 tay luôn để ra trước, không đút tay vào túi quần và không chắp tay sau lưng lúc học sinh
đang thực hiện khảo sát.

Thứ 5: khi bất cứ học sinh nào hoàn thành bài khảo sát thì phải cảm ơn, gật nhẹ đầu và đưa họ
phần quà nhỏ. Khi cả lớp đã xong, thì lúc này cảm ơn cả lớp và gật nhẹ đầu thêm lần nữa.

Xử lý tình huống phát sinh:


Nếu quan sát thấy học sinh không muốn thực hiện bảng khảo sát, thì phương pháp xử lý sẽ lần lượt
như sau:

Bước 1: Tươi cười, và nói xin chào, hỏi bạn ấy có gì khó trong quá trình làm khảo sát không. Nếu
học sinh trả lời có và nhờ hướng dẫn thì thực hiện bước 2, nếu học sinh trả lời không, hoặc không
trả lời, hoặc trả lời với thái độ bất hợp tác cợt nhả, thì thực hiện bước 3

Bước 2: Nhẹ nhàng hướng dẫn, và giải thích cụ thể cho họ, khi kết thúc phải hỏi lần nữa là “em
đã nắm được chưa, có cần giải thích gì thêm không, nếu cần thì thầy/cô/anh/chị luôn sẵn sàng
nhé”.

Bước 3: Khi thấy trường hợp đó, vẫn bình tĩnh và nói, nếu bài khảo sát đã làm mất thời gian của
em thì thầy/cô/anh/chị xin lỗi em nhé, không có vấn đề gì đâu nha em, nếu em không làm nữa thì
cho thầy/cô/anh/chị xin lại bảng khảo sát nhé, và lần nữa xin lỗi vì đã làm mất thời gian của em.

You might also like