You are on page 1of 10

CHƯƠNG 6 CẤ U TRÚ C THỊ TRƯỜ NG

1. Để tối đa hóa lợi nhuận, một nhà độc quyền nên:


a) Đặt giá bán bằng chi phí cận biên
b) Đặt giá bán bằng chi phí bình quân
c) Đặt doanh thu cân biên bằng chi phí cận biên
d) Đặt doanh thu cận biên bằng chi phí đầu vào.
2. Giả sử một nhà độc quyền bán 3 đơn vị sản phẩm với giá là 20. Nếu nhà
độc quyền đó bán 4 đơn vị sản phẩm và thu được số tiền là 72 thì giá bán cho
4 sản phẩm là:
a) 20/3
b) 12
c) 18
d) 60
3. Để tối đa hóa lợi nhuận, một hãng cạnh tranh hoàn hảo và một nhà độc quyền
bán sản xuất ở mức sản lượng tương ứng là:
a) MR = MC và MR > MC
b) MR > MC và MR = MC
c) MR = MC và MR = MC
d) MR > MC và MR > MC
4. Một trong những đặc trưng cơ bản của thị trường độc quyền bán là:
a) Có một người mua duy nhất
b) Có nhiều rào cản cho việc gia nhập ngành
c) Có nhiều hãng nhỏ
c) Có một số ít hãng lớn.
5. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: Chi phí cận biên = Doanh thu cận biên đúng:
a) Chỉ với hãng độc quyền bán
b) Chỉ với hãng cạnh tranh hoàn hảo
c) Chỉ với hãng độc quyền bán và cạnh tranh hoàn hảo
d) Với mọi hãng trong mọi loại cấu trúc thị trường.
6. Lợi nhuận kinh tế (siêu lợi nhuận) trong dài hạn có thể tồn tại ở:
a) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
b) Thị trường độc quyền bán
c) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền bán
d) Tất cả các loại cấu trúc thị trường.
7. Đặc điểm của cạnh tranh có tính độc quyền giống với độc quyền bán là:
a) Ít có khả năng tác động đến giá
b) Có đường cầu dốc xuống
c) Dễ dàng gia nhập ngành
d) Lợi nhuận kinh tế trong dài hạn bằng 0.
8. Đặc điểm của cạnh tranh có tính độc quyền giống với cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Có khả năng tác động đến giá
b) Có đường cầu đối với một hãng điển hình dốc xuống
c) Dễ dàng gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành
d) Có đường doanh thu biên đối với một hãng điển hình nằm ngang.
9. Đặc điểm của cạnh tranh có tính độc quyền khác với cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Hình dạng cơ bản của các đường chi phí
b) Dễ dàng gia nhập ngành
c) Dễ dàng rút lui khỏi ngành
d) Sự khác biệt sản phẩm.
10. Một thị trường với nhiều người bán:
a) Chỉ có thể là cạnh tranh hoàn hảo
b) Có thể là độc quyền nhóm hoặc độc quyền bán
c) Có thể là cạnh tranh có tính độc quyền hoặc cạnh tranh hoàn hảo
d) Có thể là bất cứ loại cấu trúc thị trường nào.
11. Loại cấu trúc thị trường mang những đặc điểm sau đây: có vô số hãng tham
gia, sản xuất sản phẩm đồng nhất, tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành là:
a) Độc quyền
b) Độc quyền nhóm
c) Cạnh tranh có tính độc quyền
d) Cạnh tranh hoàn hảo.
12. Nếu các hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đang thu được lợi
nhuận kinh tế thì trong dài hạn:
a) Không có hãng nào gia nhập thị trường
b) Các hãng mới sẽ gia nhập thị trường
c) Nhiều hãng sẽ rút lui khỏi thị trường
d) Cả a, b, c đều đúng
13. Thị trường cạnh tranh có tính độc quyền có đặc trưng là:
a) Nhiều hãng sản xuất các sản phẩm phân biệt
b) Nhiều hãng sản xuất các sản phẩm đồng nhất
c) Một hãng sản xuất sản phẩm duy nhất
d) Một vài hãng sản xuất các sản phẩm phân biệt.
14. Độc quyền nhóm giống độc quyền bán ở đặc điểm nào?
a) Cả hai đều sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn hóa
b) Cả hai đều hoạt động trong các thị trường có rào cản gia nhập cao
c) Cả hai đều là người chấp nhận giá
d) Cả hai đều thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong dài hạn.
15. Một hãng có hàm tổng chi phí TC = A + bQ + cQ2 + dQ3. Phương trình
đường chi phí biến đổi (VC) là:
a) VC = bQ + cQ2 + dQ3
b) VC = A/Q + b + cQ + dQ2
c) VC = A
d) VC = b + 2cQ + 3dQ2
TRUNG BINH
16. Sản phẩm của nhà độc quyền bán:
a) Có thể được thay thế hoàn hảo bởi sản phẩm khác
b) Có thể được sản xuất dễ dàng bởi các hãng khác
c) Không có sản phẩm bổ sung
d) Không có sản phẩm thay thế gần gũi.
17. Đường cầu đối với nhà độc quyền bán:
a) Nằm ngang vì cầu hoàn toàn co giãn
b) Dốc xuống
c) Thẳng đứng vì cầu hoàn toàn không co giãn
d) Dốc lên.
18. Nếu một nhà độc quyền bán muốn bán một khối lượng sản phẩm lớn hơn thì
phải:
a) Hạ thấp giá bán
b) Tăng giá một chút
c) Bắt người tiêu dùng mua nhiều hơn ví vị thế độc quyền cho phép điều đó
d) Tăng chi phí cận biên
19. Đường doanh thu cận biên của một nhà độc quyền bán:
a) Nằm ngang và bằng với giá bán
b) Dốc xuống và nằm dưới đường cầu
c) Dốc lên và trùng với đường cung
d) Dốc xuống và nằm trên đường cầu.
Trong đó: MC là chi phí cận biên và MR là doanh thu cận biên.
20. Tổng chi phí của một nhà độc quyền bán bằng 100 + 30Q, trong đó Q là
số lượng sản phẩm sản xuất ra. Đường cầu thị trường là P = 200 – Q với P là
giá bán sản phẩm. Nếu anh ta sản xuất và bán 20 sản phẩm thì lợi nhuận thu
được là:
a) 2900
b) 2800
c) 2700
d) 2600
21. Điều nào sau đây đúng đối với nhà độc quyền bán:
a) Nhà độc quyền bán luôn đạt giá cao nhất có thể
b) Nhà độc quyền bán luôn hoạt động ở phần đường cầu kém co giãn
c) Đường cầu thị trường cao hơn so với đường cầu của nhà độc quyền
d) Đường cầu thị trường và đường cầu của nhà độc quyền là một
22. Nếu một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo quyết định tăng giá
bán của mình thì:
a) Tổng doanh thu sẽ tăng lên nếu cầu thị trường co giãn
b) Tổng doanh thu sẽ tăng lên nếu cầu thị trường không co giãn
c) Tổng chi phí sẽ tăng
d) Tổng doanh thu giảm xuống bằng 0.
23. Tại điểm cân bằng trong dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a) Mỗi hãng đều kiếm được một khoản siêu lợi nhuận và thị trường sẽ dư cầu
b) Mỗi hãng đều kiếm được lợi nhuận kinh tế bằng 0 và thị trường cân bằng
c) Mỗi hãng kiếm được lợi nhuận kinh tế bằng 0 và thị trường sẽ dư cầu
d) Mỗi hãng sẽ kiếm được một khoản siêu lợi nhuận và thị trường cân bằng.
24. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có chi phí biến đổi bình quân là 11, chi phí
bình quân là 14 và chi phí cận biên là 6; giá sản phẩm trên thị trường đang là 20.
Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên:
a) Đóng cửa sản xuất
b) Tăng sản lượng
c) Tác động để tăng giá thị trường lên 22
d) Giảm sản lượng
25. Điều nào sau đây là đặc trưng quan trọng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a) Nhà sản xuất có nhiều thông tin thị trường hơn người tiêu dùng
b) Có nhiều loại rào cản gia nhập thị trường
c) Người bán là người chấp nhận giá
d) Có sự khác biệt về sản phẩm.
26. Trong dài hạn, sự gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành ở thị trường cạnh tranh
hoàn hảo sẽ dẫn tới:
a) Đường chi phí cố định bình quân dịch chuyển
b) Đường cầu thị trường dịch chuyển
c) Đường cung thị trường dịch chuyển
d) Đường cung của một hãng cá biệt dịch chuyển.
27. Đường cầu dốc xuống đối với hãng có ở:
a) Thị trường độc quyền bán nhưng không có ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo
b) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhưng không có ở thị trường độc quyền bán
c) Cả thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán
d) Tất cả các loại cấu trúc thị trường.
28. Giả sử một nhà độc quyền bán tăng sản lượng từ 10 lên 11 đơn vị, nếu giá
thị trường giảm từ 20$ xuống 19$ thì doanh thu biên của đơn vị sản phẩm thứ 11
bằng:
a) 1$
b)
9
$

c
)

1
9
$

d
)

2
0
$
.
29. Nếu một hãng trong thị trường cạnh tranh có tính độc quyền đang sản xuất
ở mức sản lượng có chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên (MC > MR)
thì có thể tăng lợi nhuận bằng cách:
a) Tăng sản lượng
b) Giảm sản lượng
c) Giữ nguyên sản lượng
d) Giảm giá bán.
30. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
a) Bán sản phẩm có thể được thay thế một cách hoàn hảo
b) Có đường cầu hoàn toàn không co giãn
c) Có đường cung hoàn toàn co giãn
d) Có thể bán sản phẩm với bất cứ giá nào nó muốn.
31. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể:
a) Bán tất cả sản phẩm của nó ở mức giá thị trường
b) Bán với giá cao hơn cho những khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn
c) Tăng giá bán để tăng tổng doanh thu
d) Giảm giá bán để bán được nhiều hơn.
32. Trong ngắn hạn, điểm đóng cửa đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo là
điểm thấp nhất của đường:
a) Chi phí cố định bình quân (AFC)
b) Chi phí bình quân (AC)
c) Chi phí cận biên (MC)
d) Chi phí bình quân biến đổi (AVC)
33. Giá trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo là 50$, chi phí bình quân biến
đổi của một hãng trong thị trường đó là 52$. Để tối đa hóa lợi nhuận (hoặc tối
thiểu hóa lỗ vốn), hãng nên:
a) Tiếp tục sản xuất
b) Đóng cửa sản xuất
c) Không sản xuất nhưng vẫn mở cửa
d) Thu thập thêm thông tin đẻ biết chi phí bình quân bằng bao nhiêu rồi
quyết định có nên đóng cửa hay không
34. Đường cung ngắn hạn của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Đường nằm ngang tại mức giá thị trường
b) Đường tổng chi phí bắt đầu từ mức sản lượng có chi phí biến đổi bình quân nhỏ
nhất
c) Phần đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí biến đổi bình quân
d) Phần đường chi phí cận biên từ mức sản lượng có chi phí biến đổi bình quân nhỏ
nhất.
35. Ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo mức giá đang là 50$. Một hãng
trong thị trường đó có chi phí bình quân là 48$, vậy hãng đang:
a) Có mức lợi nhuận thông thường
b) Lỗ 2$ trên một đơn vị sản phẩm
c) Có lợi nhuận kinh tế 2$ trên một đơn vị sản phẩm
d) Chuẩn bị rút lui khỏi thị trường.
36. Một hãng đối diện với một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh, vậy hãng đó
đang trong thị trường:
a) Độc quyền bán
b) Cạnh tranh có tính độc quyền
c) Độc quyền nhóm
d) Cạnh tranh hoàn hảo.
37. Một hãng độc quyền bán có đường cầu thị trường là P = 400 – 2Q; để tối đa
hóa doanh thu, hãng sẽ sản xuất và bán ở mức sản lượng là:
a) 100
b) 200
c) 400
d) 800
38. Đường cung dài hạn của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Đường chi phí cận biên dài hạn
b) Đường chi phí trung bình dài hạn
c) Đường tổng chi phí dài hạn
d) Đường chi phí cận biên dài hạn bắt đầu từ mức sản lượng ở đó chi phí trung
bình dài hạn đạt giá trị cực tiểu.
39. Một nhà độc quyền bán có đường tổng chi phí là TC = 500 + Q2; hàm cầu thị
trường
là P = 100 – Q. Mức lợi nhuận lớn nhất hãng có thể đạt được là:
a
)

2
5

b
)

7
5
0

c
)

1
1
2
5
d
)
1
8
7
5
40. Giả sử hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo TC = Q2. Nếu
giá bán trên thị trường đang là 60 thì mức sản lượng dương hòa vốn của hãng là:
a) Q = 40
b) Q = 50
c) Q = 60
d) Q = 70

MỨ C C TRÊ N TRUNG BÌNH


41. Đường cầu của một nhà độc quyền bán:
a) Nằm dưới đường doanh thu cận biên
b) Nằm trên đường doanh thu cận biên
c) Trùng với đường doanh thu cận biên
d) Trùng với đường chi phí cận biên.
42. So với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền bán đặt giá:
a) Thấp hơn
b) Bằng
c) Cao hơn
d) Có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng tùy thuộc vào đương doanh thu cận biên
thấp hơn, cao hơn hoặc trùng đường cầu.
43. Nếu ta so sánh thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán thì thấy
rằng nhà độc quyền bán bán:
a) Cùng một mức sản lượng nhưng với giá cao hơn
b) Ít sản lượng hơn với giá thấp hơn
c) Ít sản lượng hơn nhưng với giá cao hơn
d) Sản lượng nhiều hơn và giá bán cũng cao hơn.
44. Đối với nhà độc quyền bán, chi phí cận biên thường thấp hơn giá bán bởi vì:
a) Giá bán thấp hơn doanh thu cận biên
b) Giá bán cao hơn doanh thu cận biên
c) Chi phí cận biên thấp hơn chi phí bình quân
d) Chi phí cận biên cao hơn chi phí bình quân
45. Vào năm 2004, ngành A là ngành cạnh tranh hoàn hảo ở điểm cân bằng
dài hạn. Năm 2005, nó được carten hóa và trở thành một nhà độc quyền bán.
Nhờ đó lợi nhuận kinh tế của nó cao hơn 10 tỷ so với năm 2004. Khoản lợi
nhuận đó là:
a) Ít hơn 10 tỷ
b) 10 tỷ
c) Cao hơn 10 tỷ
d) Không thể tính được vì không biết lợi nhuận của ngành năm 2004.
46. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu thị trường và đường
cầu đối với một hãng sẽ có hình dạng tương ứng:
a) Dốc xuống và hoàn toàn co giãn
b) Hoàn toàn co giãn và dốc xuống
c) Dốc lên và hoàn toàn co giãn
d) Dốc xuống và hoàn toàn không co giãn.
47. Xét một cách tổng quát, nhà độc quyền bán:
a) Kiếm được ít lợi nhuận hơn hãng cạnh tranh hoàn hảo
b) Đặt giá thấp hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo
c) Bán nhiều sản lượng hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo
d) Bán ít sản lượng hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo
48. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, giá bán bằng với doanh thu cận biên bởi vì:
a) Giá bán và doanh thu cận biên được sử dụng trong kinh tế học có ý nghĩa như
nhau
b) Hãng thường không có thông tin về sự biến động của giá cả thị trường
c) Hãng không thể làm gì để có thể thay đổi tổng doanh thu
d) Hãng không thể tác động đến giá thị trường bằng việc tăng sản lượng.
49. Nếu hãng là người chấp nhận giá, đường cầu đối với nó:
a) Hoàn toàn không co giãn
b) Hoàn toàn co giãn
c) Kém co giãn
d) Tương đối co giãn.
50. Trong điều kiện nào ở ngắn hạn một hãng chịu lỗ nhưng vẫn nên tiếp tục sản
xuất?
a) Nếu tổng doanh thu lớn hơn chi phí cố định
b) Nếu tổng doanh thu lớn hơn chi phí biến đổi
c) Nếu tổng doanh thu dương
d) Nếu tổng doanh thu đang tăng.
51. Các hãng trong thị trường độc quyền nhóm:
a) Không quan tâm đến phản ứng của các đối thủ cạnh tranh
b) Có thể tác động đến giá thị trường
c) Không thể tác động đến giá thị trường
d) Luôn luôn hợp tác với nhau để không chế thị trường.
52. Một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí: cố định (FC)
= 288; biến đổi (VC) = 2Q2 + Q. Giá thị trường đang là 61. Mức lợi nhuận lớn
nhất hãng có thể đạt được là:
a) 162
b) 465
c) 753
d) 915
53. Giả sử hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo TC = 60 + Q2.
Phương trình đường cung ngắn hạn của hãng là:
a) P = 60 + 2Q
b) P = Q2
c) P = 2Q
d) P = 60 + Q
54. Doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền luôn thấp hơn giá bán sản
phẩm của nó.
a. Sai. Doanh nghiệp độc quyền có đường cầu co giãn nên doanh thu biên vẫn có
thể lớn hơn giá bán sản phẩm.
b. Đúng. Doanh nghiệp độc quyền nên có thể tăng giá bán mà không gặp sự cạnh
tranh nên doanh thu biên luôn thấp hơn giá bán sản phẩm.
c. Đúng. Doanh nghiệp độc quyền đối mặt với đường cầu dốc xuống nên muốn
bán thêm được một đơn vị sản lượng họ phải giảm giá sản phẩm, do vậy doanh
thu biên sẽ thấp hơn giá bán.
d. Khôngđủ cơ sở để kết luận vì doanh nghiệp độc quyền khác với thị trường
cạnh tranh hoàn hảo.
55. Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
bằng 0.
a. Sai. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp luôn luôn đạt
được lợi nhuận kinh tế vì khi lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp giảm đến 0,
doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường và trong trường hợp đó lợi nhuận kinh tế lại
tăng lên.
b. Đúng. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có rào cản gia nhập thị
trường. Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường có lợi nhuận
kinh tế lớn hơn 0 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp bên ngoài tham gia thị trường.
Khi các doanh nghiệp đang tồn tại có lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0 sẽ có một
số doanh nghiêp rời bỏ thị trường. Do vậy trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế
của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bằng 0.
c. Không đủ cơ sở để khẳng định đúng hay sai vì với thị trường cạnh tranh
hoàn hảo luôn luôn có một số doanh nghiệp gia nhập và rời bỏ thị trường nên
không thể có tình trạng lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong cả dài hạn và ngắn hạn.
56. Nhà độc quyền sản xuất và bán tại sản lượng MR = MC. Đây chính là mức
sản lượng có hiệu quả xã hội.
a. Sai. Tại mức sản lượng MR = MC giá của hàng hóa cao hơn chi phí cận biên
do đó nếu bán thêm sản lượng nhà độc quyền vẫn có thể thu thêm thặng dư sản
xuất và người tiêu dùng có thêm thặng dư tiêu dùng do giá giảm. Do đó tại mức
sản lượng này xã hội chưa tối đa hóa được phúc lợi xã hội nên chưa phải là sản
lượng có hiệu quả xã hội (xem hình vẽ).
b. Đúng. Tại mức sản lượng MR = MC giá của hàng hóa thấp hơn chi phí cận
biên, do đó nếu bán thêm sản lượng nhà độc quyền có thể thu thêm thặng dư sản
xuất và người tiêu dùng có thêm thặng dư tiêu dùng do giá thấp. Do đó, tại mức
sản lượng này, xã hội sẽ tối đa hóa được phúc lợi xã hội (xem hình vẽ).

c. Không đủ cơ sở để khẳng định đúng hay sai vì tại mức sản lượng MR = MC
nhà đọc quyền có thể đạt lợi nhuận tối đa và vẫn có thể bán them sản lượng.

You might also like