You are on page 1of 3

KIỂM TRA GIỮA KỲ

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)


1. Khi các nhà kinh tế thúc giục Chính phủ loại bỏ độc quyền bán, họ làm thế chủ yếu nhằm mục
đích:
A. ngăn chặn sự tăng trưởng của doanh nghiệp lớn.
B. mở rộng những dịch vụ công cộng có tính kinh tế của quy mô.
C. ngăn chặn không cho giảm số các hãng nhỏ.
D. bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế.
2. Lời phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường cung độc quyền là phần của đường chi phí cận biên nằm trên mức chi phí biến đổi
trung bình tối thiểu.
B. Đường cung độc quyền là kết quả của mối quan hệ một – một giữa giá và lượng.
C. Hãng độc quyền không có đường cung vì lượng cung ở một mức giá cụ thể phụ thuộc vào
đường cầu về sản phẩm của hãng độc quyền đó.
D. Nhà độc quyền không có đường cung vì đường chi phí cận biên (của nhà độc quyền) thay
đổi đáng kể theo thời gian.
3. Nếu một hãng cung ứng toàn bộ thị trường thì cấu trúc của thị trường thuộc dạng nào?
A. Cạnh tranh hoàn hảo.
B. Độc quyền nhóm.
C. Độc quyền thuần túy.
D. Cạnh tranh độc quyền.
4. So với hãng cạnh tranh hoàn hảo, nhận định nào là đúng về hãng độc quyền bán thuần túy?
A. Đặt giá cao hơn.
B. Bán nhiều sản lượng hơn.
C. Bán ít sản lượng hơn.
D. Đặt giá cao hơn và bán ít sản lượng hơn.
5. Tính kinh tế của quy mô (còn gọi hiệu suất quy mô) đề cập đến vấn đề nào?
A. Khi sản lượng tăng chi phí trung bình trong dài hạn giảm.
B. Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau.
C. Một yếu tố nào đó dựng lên các rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh mới.
D. Khi sản xuất ra các sản phẩm khác nhau bằng cùng một nhà máy và máy móc thiết bị thì
chi phí trung bình thấp hơn.
6. Nếu hãng độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng phải làm điều gì?
A. Tối đa hóa doanh thu.
B. Tối đa hóa lợi nhuận tính theo đơn vị sản phẩm.
C. Chọn mức sản lượng nào có chi phí trung bình ở mức tối thiểu.
D. Lựa chọn sản lượng tối ưu thỏa mãn MR = MC.
7. Một hãng độc quyền có thể quyết định mức giá phân biệt cho các thị trường khác nhau khi
A. những khách hàng dễ dàng chuyển giữa các thị trường này.
B. co dãn của cầu theo giá là khác nhau ở các thị trường.
C. chi phí biên là không đổi.
D. số khách hàng trong các thị trường là gần như nhau.
8. Hãng độc quyền là hãng

1
A. chấp nhận giá.
B. đặt mức giá và sản lượng ở bất kỳ mức nào nó muốn.
C. phải tính đến chiến lược của những đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
D. có doanh thu cận biên thấp hơn mức giá bán.
9. Hệ số Lerner cho biết điều gì?
A. Sức mạnh độc quyền của hãng độc quyền bán thuần túy.
B. Sự chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên.
C. Độ co dãn của cầu theo giá.
D. Mức giá của sản phẩm.
10. Một hãng độc quyền thuần tuý sản xuất ra một sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần và
rào cản gia nhập ngành là
A. không đáng kể.
B. không có.
C. đáng kể.
D. chưa chính xác.
11. Một hãng độc quyền sản xuất ở mức doanh thu cận biên vượt quá chi phí biên, nhận định nào
sau đây là đúng?
A. Hãng này có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
B. Hãng này có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.
C. Hãng này đang tạo ra lợi nhuận kinh tế.
D. Hãng này đang kiếm được lợi nhuận kinh tế âm (thua lỗ).
12. Trong thị trường độc quyền, nhận định nào là đúng?
A. Đường cầu của thị trường ở bên trên và song song với đường chi phí biên.
B. Việc tăng giá không dẫn đến một sự suy giảm trong số lượng cầu.
C. Đường doanh thu cận biên dốc xuống.
D. Không xác định được hình dạng của đường cầu.
13. Hãng Y là độc quyền, hãng này đang bán hàng ở mức giá 4 triệu USD. Chi phí biên là 3 triệu
USD và độ co dãn theo giá của cầu là –0,6. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên
A. tối đa hoá lợi nhuận.
B. phải tăng sản lượng.
C. phải giảm sản lượng.
D. phải giảm giá.
14. Các rào cản gia nhập một ngành độc quyền
A. là các yếu tố kỹ thuật ngăn cản các hãng mới gia nhập ngành.
B. cho phép các hãng đang ở trong ngành tiếp tục thu được lợi nhuận kinh tế.
C. hàm ý rằng doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên.
D. là các yếu tố kỹ thuật ngăn cản các hãng mới gia nhập ngành và hàm ý rằng doanh thu
cận biên lớn hơn chi phí cận biên.
15. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu P = 30 – 0,2Q và hàm chi phí cận
biên MC = 6 + 0,6Q. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là
A. 24 B. 34 C. 44 D. 54

2
PHẦN II: BÀI TẬP (7 ĐIỂM)

Bài số 1 (2 điểm):
Một hãng có đường cầu sản phẩm là P = 80 – Q. Hãng có chi phí bình quân không đổi bằng 20 ở mọi
mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
b. Tìm mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
c. Hãng sẽ lựa chọn bán sản phẩm ở mức giá nào nếu theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
d. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng độc quyền.

Bài số 2 (1,5 điểm):


Một hãng độc quyền có hàm cầu sản phẩm là: Q = 120 – 10P
a. Nếu hãng bán sản phẩm với mức giá là P = 5 thì doanh thu của hãng là bao nhiêu?
b. Giả sử hãng đang bán với mức giá P = 6. Nếu hãng muốn tăng lợi nhuận, hãng phải tăng hay giảm
giá? (Cho ATC = 4).
c. Nếu hãng đang bán với mức giá P = 12. Hãng dự định giảm giá để tăng doanh thu. Quyết định của
hãng có đúng không? Tại sao?

Bài số 3 (1,5 điểm):


Một hãng độc quyền có hàm cầu sản phẩm là P = 200 – 0,001Q và hàm tổng chi phí là TC = 0,001Q2
+ 100Q. (đơn vị tính của Q là sản phẩm và tiền tính theo USD)
a. Nếu hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì lợi nhuận tối đa đó bằng bao nhiêu?
b. Nếu hãng muốn tối đa hóa doanh thu thì hãng sẽ lựa chọn mức giá và mức sản lượng nào?
Khi đó, lợi nhuận của hãng bằng bao nhiêu? So sánh với mức lợi nhuận ở câu (a) và cho nhận xét.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế 15 USD/sản phẩm bán ra, hãy so sánh mức sản lượng và lợi nhuận trong
trường hợp này với trường hợp đầu. Tính tổng số thuế mà Chính phủ thu được.

Bài 4 (2 điểm):
Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 120 – 2Q và hàm tổng chi phí là TC = 2Q2
+ 4Q + 16.
a. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b. Xác định doanh thu tối đa của hãng. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá này.
c. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá này.
d. “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao?
e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối đa
của hãng là bao nhiêu?

You might also like