You are on page 1of 11

CHƯƠNG 4, 5, 6 KINH TẾ VI MÔ 1 – ĐỀ 1

Câu 1: Đối với một nhà độc quyền sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm 1 đơn vị sản
phẩm sẽ:
A. Bằng giá sản phẩm
B. Lớn hơn chi phí cận biên
C. Nhỏ hơn giá sản phẩm
D. Lớn hơn giá sản phẩm
Câu 2: Một hãng độc quyền có hàm cầu P=50-0,1Q và hàm chi phí TC= Q 2+ 6Q+120. Mức
giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là:
A. P=25; Q=250
B. P=28; Q=220
C. P=47; Q=30
D. P=48; Q=20
Câu 3: Một hãng đóng cửa sản xuất (sản lượng bằng 0) phải chịu một khoản lỗ bằng:
A. Chi phí cận biên
B. Chi phí biến đổi
C. Doanh thu cận biên
D. Chi phí cố định
Câu 4: Đường cung ngắn hạn của 1 hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường chi phí cận biên phần nằm trên trục hoành
B. Đường chi phí trung bình phần nằm trên điểm đóng cửa
C. Đường chi phí trung bình phần nằm trên trục hoành
D. Đường chi phí cận biên phần nằm trên điểm đóng cửa
Câu 5: Giả sử Nam nhận được 40 đơn vị lợi ích khi anh ta tiêu dùng 2 xúc xích và 3 cốc
soda và anh ta cũng nhận được 40 đơn vị lợi ích khi anh ta tiêu dùng 3 xúc xích và 1 soda.
Khi đó:
A. Hai sự kết hợp giữa xúc xích và soda phải nằm trên cùng 1 đường bàng quan
B. Hai sự kết hợp giữa xúc xích và soda phải nằm trên cùng một đường ngân sách
C. Nam thích soda hơn những xúc xích
D. Nam thích những xúc xích hơn soda
Câu 6: Dựa vào hình dưới đây hãy cho biết điều gì xảy ra khi đường ngân sách từ AC dịch
sang AD?

A. Giá của X giảm


B. Giá của Y giảm
C. Giá của Y tăng
D. Giá của X tăng
Câu 7: Bảo muốn tối đa hóa lợi ích. Nếu MUx/Px =10 và MUy=40 thì khi đó giá của Y
bằng:
A. 10
B. 40
C. 4
D. 1
Câu 8: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC= 2Q2+4Q+338. Mức sản lượng
hòa vốn của hãng là:
A. Q=11
B. Q=10
C. Q=13
D. Q=12
Câu 9: Nam đã vay bố mẹ 40.000 đô la để mở một cửa hàng bánh ngọt và phải trả tiền lãi
5% hàng năm. Chi phí cố định hàng năm tại cửa hàng của Nam là 18.000 đô la. Chi phí
biến đổi của Nam là 40.000 đô la. Trong năm đầu tiên, Nam đã bán được 40.000 chiếc bánh
với mức giá 2,5 đô la/chiếc. Tổng lợi nhuận của hãng là:
A. 30.000 đô la
B. 40.000 đô la
C. 20.000 đô la
D. 2.000 đô la
Câu 10: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có ATC= 3Q+3+100/Q, hàm cung ngắn hạn của
hãng là:
A. P=3Q+6
B. P=3Q+3
C. P=2Q+1
D. P=6Q+3
Câu 11: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=2Q 2+2Q+450. Tại giá thị
trường P=82 thì lợi nhuận tối đa hãng thu được là:
A. π =250
B. π =350
C. π =150
D. π =450
Câu 12: Nếu chi phí cận biên nằm bên dưới chi phí biến đổi bình quân thì khi sản lượng
tăng thì chi phí biến đổi bình quân sẽ:
A. Nhỏ nhất
B. Lớn nhất
C. Giảm
D. Tăng
Câu 13: Ngành nào sau đây là ví dụ tốt nhất của thị trường độc quyền tập đoàn?
A. Ô tô
B. Thiết kế quần áo
C. Cửa hàng tạp hóa
D. Năng lượng điện
Câu 14: Tỉ lệ thay thế cận biên giảm dần có nghĩa là:
A. Đường bàng quan có thể có độ dốc dương
B. Ngân sách không thay đổi khi mọi người thay đổi sự lựa chọn
C. Đường ngân sách có độ dốc âm
D. Đường bàng quan cong lồi so với gốc tọa độ
Câu 15: Một hãng độc quyển có hàm cầu P=50-0,1Q và hàm chi phí TC=Q 2+6Q+120. Mức
lợi nhuận tối đa hãng thu được là:
A. -57.870
B. 6.250
C. 320
D. 62.500
Câu 16: Trong cạnh tranh độc quyền, đường cầu mỗi hãng có:
A. Độ dốc âm và dễ gia nhập thị trường
B. Độ dốc bằng không và khó tham gia vào thị trường
C. Độ dốc bằng 0 và dễ gia nhập vào thị trường
D. Độ dốc âm và khó gia nhập vào thị trường
Câu 17: Câu nào sau đây là sai? Đường ngân sách là:
A. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng
B. Dựa vào thu nhập cố định
C. Dựa vào mức giá cố định
D. Dựa vào số lượng hàng hóa cố định
Câu 18: Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách:
A. Sản xuất mức sản lượng tại chi phí cận biên bằng giá
B. Đặt mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận
C. Đặt giá bằng chi phí cận biên
D. Sản xuất số lượng sản phẩm tại mức doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
Câu 19: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có AVC=Q+5, hàm cung ngắn hạn của hãng là:
A. P=2Q+5
B. P=Q+5
C. P=2Q+2
D. P=2Q+4
Câu 20: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC= 0,2Q 2+2Q+5. Tại giá thị
trường P=6 thì lợi nhuận tối đa hãng thu được là:
A. π = 25
B. π = 15
C. π = 30
D. π = 20
Câu 21: Theo hình dưới đây, nếu chi phí cận biên dịch chuyển từ MC 0 đến MC1 thì giá của
hãng:

A. Sẽ giảm
B. Không thay đổi
C. Sẽ tăng
D. Có thể tăng, giảm hoặc không đổi
Câu 22: Một nhà độc quyền có hàm cầu P=12-Q và TC= Q 2+4. Mức giá và sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận của hãng là:
A. P=6 và Q=6
B. P=9 và Q=3
C. P=8 và Q=4
D. P=3 và Q=9
Câu 23: Giả sử MUA và MUB tương ứng là ích lợi cận biên của hai hàng hóa A và B; P A và
PB là giá của hai hàng hóa đó. Công thức nào sau đây minh họa ở điểm cân bằng?
A. MUA = MUB
B. MUA = MUB và PA = PB
C. MUA/ MUB = PB/PA
D. MUA/ MUB = PA/PB
Câu 24: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có AVC=2Q+5, tại mức giá thị trường P=85 thì
thặng dư sản xuất của hãng là:
A. PS=800
B. PS=600
C. PS=400
D. PS=200
Câu 25: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có AVC=2Q+5, hàm cung ngắn hạn của hãng là
A. P=2Q+5
B. P=4Q+2
C. P=4Q+5
D. P=2Q+4
Câu 26: Trong ngắn hạn, nếu giá sản phẩm giảm xuống dưới AVC tối thiểu, điều tốt nhất
mà một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể làm là:
A. Đóng cửa và chịu một khoản lỗ bằng chi phí biến đổi
B. Tiếp tục sản xuất và chịu một khoản lỗ bằng chi phí biến đổi
C. Đóng cửa và chịu một khoản lỗ bằng chi phí cố định
D. Tiếp tục sản xuất và chịu một khoản lỗ bằng chi phí cố định
Câu 27: Bạn sở hữu và là nhân viên duy nhất của 1 công ty. Năm ngoái, doanh thu của bạn
là 90.000đô la. Chi phí cho thiết bị và vật tư của bạn là 50.000 đô la. Để bắt đầu kinh doanh
bạn đã bỏ công việc khác với mức lương 40.000 đô la một năm. Chi phí kính tế của bạn
năm đó là:
A. 60.000 đô la
B. 100.000 đô la
C. 40.000 đô la
D. 90.000 đô la
Câu 28: Đường bàng quan là:
A. Tập hợp các giỏ hàng hóa mang lại cùng 1 mức thỏa mãn cho người tiêu dùng
B. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng
C. Thể hiện số lượng hàng hóa được mua với cùng mức thu nhập
D. Sự sắp xếp các giỏ hàng hóa được ưa thích
Câu 29: Trong những tuyên bố đề cập đến chi phí ngắn hạn dưới đây, tuyên bố nào là sai?
A. Đường tổng chi phí có dạng chữ U
B. Đường chi phí trung bình có dạng chữ U
C. Tổng chi phí trung bình bằng tổng chi phí chia cho sản lượng
D. Tổng chi phí biến đổi cộng tổng chi phí cố định bằng tổng chi phí
Câu 30: Trong dài hạn, hãng cạnh tranh độc quyền sẽ:
A. Đối mặt với đường cầu hoàn toàn co giãn
B. Sản xuất sản lượng ít hơn mức ứng với ATCmin
C. Sản xuất sản lượng đúng tại mức có ATCmin
D. Thu được lợi nhuận kinh tế dương
Câu 31: Mục tiêu quan trọng nhất của hãng là:
A. Tối đa hóa lượng bán của nó
B. Tối thiểu hóa chi phí của nó
C. Tối đa hóa doanh thu của nó
D. Tối đa hóa lợi nhuận của nó
Câu 32: Một hãng độc quyền có hàm cầu P=500-Q và TC=Q 2+40Q+1000. Thặng dư sản
xuất của hãng là:
A. PS = 13225
B. PS = 2207,25
C. PS = 26450
D. PS = 6612,5
Câu 33: Một nhà độc quyền có hàm cầu P=55-0,01Q và tổng chi phí bình quân không đổi
bằng 5. Mức giá tối đa hóa lợi nhuận là:
A. 55
B. 25
C. 30
D. 27,5
Câu 34: Trong thị trường độc quyền tập đoàn:
A. Có nhiều hãng
B. Tất cả các hãng là người nhận giá
C. Chỉ có 1 vài hãng
D. Không có rào cản để gia nhập
Câu 35: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC=Q 2+4Q+200. Tại mức giá thị
trường P=64 thì sản lượng tối ưu của hãng là:
A. Q=10
B. Q=40
C. Q=30
D. Q=20
Câu 36: Khi tiêu dùng X và Y, Nam tối đa hóa lợi ích thu được. Nếu ích lợi cận biên của
đơn vị hàng hóa X cuối cùng gấp đôi ích lợi cận biên từ đơn vị hàng hóa Y cuối cùng, thì:
A. Nam mua số lượng hàng hóa Y gấp đôi số lượng hàng hóa X
B. Nam mua số lượng hàng hóa X gấp đôi số lượng hàng hóa Y
C. Giá của hàng hóa X nhiều gấp đôi so với giá của hàng hóa Y
D. Nam mua nhiều hàng hóa Y hơn X, nhưng không biết là nhiều hơn bao nhiêu
Câu 37: Giả sử rằng A và B là hai giỏ hàng hóa khác nhau của 2 hàng hóa X và Y. Nếu A
và B mang lại mức độ thỏa mãn như nhau, có thể kết luận rằng:
A. A nằm trên đường bàng quan cao hơn B
B. A và B nằm trên cùng một đường bàng quan
C. Người tiêu dùng đang mất cân bằng
D. B nằm trên đường bàng quan cao hơn A
Câu 38: Tại điểm tiêu dùng tối ưu thì:
A. Người tiêu dùng đang ở trên đường bàng quan cao nhất
B. Tỉ lệ thay thế cận biên bằng giá tương đối 2 hàng hóa
C. Tỉ lệ thay thế cận biên lớn hơn giá tương đối của hàng hóa
D. Đường bàng quan nằm ngoài đường ngân sách
Câu 39: Tổng lợi ích luôn luôn
A. Nhỏ hơn lợi ích cận biên
B. Giảm khi lợi ích cận biên giảm
C. Giảm khi lợi ích cận biên tăng
D. Tăng khi lợi ích cận biên dương
Câu 40: Phương trình ngân sách ban đầu của hàng hóa X và Y là Q X = 20 – 4Qy. Giá của
hàng hóa X là $5. Nếu giá của hàng hóa X giảm còn $4, phương trình ngân sách mới sẽ là:
A. QX = 20 – 5Qy
B. QX = 25 – 4Qy
C. QX = 25 – 5Qy
D. QX = 25 – 2Qy
Câu 41: Một hãng độc quyền có hàm cầu P = 50 – 0,1Q và hàm chi phí TC = Q 2 + 6Q +
120. Mức giá và sản lượng tối đa doanh thu của hãng là:
A. P = 48; Q = 20
B. P = 28; Q = 220
C. P = 25; Q = 250
D. P = 47; Q = 20
Câu 42: Bắt đầu từ điểm cân bằng, lý thuyết lợi ích cận biên cho rằng, nếu thu nhập tăng sẽ
dẫn đến:
A. Tăng tổng lợi ích
B. Giảm lợi ích cận biên của mọi hàng hóa
C. Tăng tiêu dùng mọi loại hàng hóa
D. Tăng tiêu dùng hàng hóa cấp thấp
Câu 43: Một nhà độc quyền có đường cầu Q = 12 – P và có hàm chi phí TC = Q 2 + 4.
Doanh thu cận biên là:
A. MR = 12 – 2Q
B. MR = 24 – Q
C. MR = 12 – 2P
D. MR = 12 – Q
Câu 44: Tại điểm cân bằng tiêu dùng, tỷ lệ lợi ích cận biên/giá của hàng hóa thiết yếu so với
hàng hóa xa xỉ có xu hướng:
A. Tăng khi giá của hàng hóa thiết yếu tăng
B. Giảm khi giá của hàng hóa xa xỉ giảm
C. Tăng khi thu nhập tăng
D. Giữ nguyên mặc dù giá và thu nhập thay đổi
Câu 45: Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo tối đa lợi nhuận đang thu được lợi nhuận kinh
tế, khi đó hãng phải sản xuất mức sản lượng sao cho:
A. Chi phí cận biên lớn hơn tổng chi phí trung bình
B. Giá lớn hơn doanh thu cận biên
C. Giá lớn hơn chi phí cận biên
D. Chi phí cận biên lớn doanh thu cận biên
Câu 46: Lợi ích tăng thêm từ tiêu dùng thêm đơn vị hàng hóa cuối cùng gọi là:
A. Tổng lợi ích
B. Lợi ích trung bình
C. Lợi ích cận biên
D. Một đơn vị lợi ích
Câu 47: Đường chi phí biến đổi trung bình sẽ dịch chuyển lên trên nếu:
A. Chi phí cố định tăng lên
B. Công nghệ hiện đại hơn
C. Giá của đầu vào biến đổi giảm
D. Không câu nào đúng
Câu 48: Dưới đây đâu là ví dụ về tư bản như là yếu tố sản xuất:
A. Tiền thuộc công ty AGF
B. Nhà máy chế biến thủy sản của công ty AGF
C. Trái phiếu của công ty AGF
D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 49: Giả sử hãng chấp nhận giá trên thị trường lao động, đường sản phẩm doanh thu
cận biên của lao động cũng là:
A. Đường chi phí cận biên của lao động
B. Đường doanh thu bình quân
C. Đường cung lao động
D. Đường cầu lao động
Câu 50: Hoa làm việc cho một cửa hàng bán đồ dụng cụ, nơi đó cô nhận được mức lương
$300/tuần. Nếu giá của quần áo là $10/bộ, của thức ăn là $5/đơn vị thì một tuần Hoa mua
10 bộ quần áo và 40 đơn vị thức ăn. Sau đó Hoa chuyển công việc đến cửa hàng bán quần
áo với mức lương $250/tuần, nhưng được khuyến mại quần áo. Mua mỗi bộ quần áo cô ta
chỉ phải trả $5/bộ. Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Hoa vẫn sẽ chọn kết hợp hàng hóa như ban đầu
B. Hoa sẽ không lựa chọn kết hợp hàng hóa như ban đầu
C. Hoa sẽ có lợi hơn
D. Phương án 1 và 3

You might also like