You are on page 1of 6

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Mã đề: 1
Thời gian làm bài: 60 phút
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Câu 1: Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có dạng TC=100+2Q+Q2. Nếu
doanh nghiệp có đường cầu P=62-Q thì lợi nhuận đạt cực đại là:
A. П = 550 В. П = 450 С. П = 250 D. П = 350

Câu 2: Điều nào sau đây đề cập đến một sự di chuyển dọc theo đường cung của người bán hàng
A. “Công nghệ mới của chúng ta làm cho chúng ta vượt xa đối thủ cạnh tranh"
B. "Giá nguyên liệu tăng vọt, ta phải tăng giá sản phẩm"
C. “Dự báo cầu sản phẩm tăng mạnh. Khi đó giá sản phẩm tăng, vì vậy chúng ta phải chuẩn bị
tăng sản lượng"
D. “Mức lương tăng buộc chúng ta phải tăng giá"

Câu 3: Sự kiện nào sau đây làm cho đường cung của sản phẩm X dịch chuyển sang trái?
A. Kỹ thuật sản xuất phát triển B. Giá các yếu tố sản xuất giảm
C. Giá các yếu tố sản xuất tăng D. Giá của sản phẩm X tăng

Câu 4: Tác động của thuế làm tăng giá hàng hoá càng mạnh nếu co giãn của cầu theo giá:
A. Co giãn nhiều theo giá B. Co giãn ít theo giá
C. Hoàn toàn co giản D. Không có câu nào đúng

Câu 5: Với một đường cung cho trước, người mua sẽ chịu thuế nhiều hơn nếu:
A. Cả 3 câu đều đúng B. Độ co giãn của cầu theo giả càng nhỏ
C. Không phụ thuộc vào độ co giãn của cầu D. Độ co giãn của cầu theo giá càng lớn

Câu 6: Khi độ co giãn của cung theo giá là 0,5; ta có thể kết luận rằng co giãn của cung theo giá:
A. Hoàn toàn B. Đơn vị C. Ít D. Nhiều

Câu 7: So sánh với ngành cạnh tranh có cùng điều kiện chi phí và cầu thị trường thì nhà độc
quyền hoàn toàn thưởng:
A. Có giá bán và sản lượng đều cao hơn
B. Giá bán và sản lượng đều bằng với ngành cạnh tranh
C. Có giá bán cao hơn và sản lượng bằng với ngành cạnh tranh
D. Có giá bán cao hơn và sản lượng ít hơn

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là SAI:


A. Độ co giãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu khi giá thay đổi 1%
B. Nếu hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung, độ co giãn của cầu theo giá chéo là một số dương
C. Trong dài hạn, cầu co giãn theo giá nhiều hơn trong ngắn hạn
D. Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường lượng cầu thay đổi bao nhiêu phần trăm khi thu
nhập của người tiêu dùng thay đổi 1%
Câu 9: Cầu về sản phẩm X hoàn toàn không co giãn. Vậy khi giả yếu tố đầu vào giảm làm dịch
chuyển đường cung thỉ:
A. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng không đổi
B. Giả cân bằng không đổi, lượng cân bằng giảm
C. Giá cân bằng giảm, lượng cân 1 bằng tăng
D. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng không đổi

Câu 10: Khi đạt cân bằng dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có lợi nhuận kinh tế bằng:
A. Tổng chi phí B. Tổng biển phí C. Không D. Chi phí biên

Câu 11: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có đường cầu:
A. Dốc lên B. Nằm ngang C. Dốc xuống D. Chi phí biên

Câu 12: Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất với số lượng sản phẩm
thỏa điều kiện:
A. P=ACmin B. P=MC C. P=MC=MR D. MC=MR

Câu 13: Đường giới hạn khả năng sản xuất KHÔNG thể hiện ý tưởng kinh tế nào dưới đây:
A. Quy luật cung cầu B. Sự khan hiếm tài nguyên
C. Việc sử dụng tài nguyên hiệu quả D. Chi phí cơ hội

Câu 14: Tiến bộ kỹ thuật sẽ làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất theo hướng:
A. Lên trên và sang phải B. Xuống dưới và sang trái
C. Sang trải và tiến về trục tung D. Về phía gốc tọa độ

Câu 15: Kinh tế học vĩ mô chủ yếu quan tâm đến cách phân loại thị trường theo:
A. Loại sản phẩm bản trên thị trường B. Cơ cấu cạnh tranh
C. Khu vực địa lý D. Ba ý trên đều đúng

Câu 16: Bơ và Phó-mát có độ co giãn của cầu theo giá chéo là 2. Khi giá của bơ tăng từ 200
đồng một hũ lên 300 đồng, phần trăm thay đổi trong lượng cầu phó-mắt sẽ là:
A. 25% B. 75% C. 150% D. 100%

Câu 17: Khi chính phủ đánh thuế lên một loại hàng hóa nào đó, nếu cầu co giãn theo giá bằng
cung thì:
A. Người tiêu dùng sẽ gánh chịu nhiều thuế hơn là nhà sản xuất
B. Nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ chia đều số thuế
C. Người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ thuế
D. Nhà sản xuất sẽ phải trích toàn bộ thuế để nộp cho chính phủ

Câu 18: Cầu của hàng hóa X co giãn nhiều nếu X là :


A. Hàng hóa thiết yếu
B. Hàng hóa có nhiều khả năng thay thế
C. Hàng hóa mà người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào nó
D. Hàng hóa mà số tiền chỉ cho nó ít

Câu 19: Nước suối Vĩnh Hảo và nước khoảng 1 La Vie là hai ỉ hàng hóa thay thế cho nhau nên
độ co giãn chéo của cầu theo giá chéo của chúng là:
A. <0 B.1 C. 0 D. >0

Câu 20: Khi chi phí biên cao hơn chỉ phí bình quân:
A. Chí phí bình quân tăng B. Chi phí bình quân không đổi và đạt cực tiểu
C. Chi phí bình quân giảm D. Chí phí bình quân không đổi và đạt cực đại

Câu 21: Nếu thịt heo được biểu thị trên trục tung và thịt bò được biểu diễn trên trục hoành, việc
giảm giá thịt bò sẽ làm cho đường ngân sách đối với hai loại thịt này:
A. Lài hơn (thoải hơn)
B. Dịch chuyển ra phía ngoài và song song với đường ngân sách cũ
C. Dốc hơn
D. Dịch chuyển về phía trong và song song với đường ngân sách cũ.

Câu 22: Trên đồ thị, trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng sản
phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -2 có nghĩa là:
A. MUX = 2MUY B. MUY=2MUX C. PX = 2PY D. PY = 2PX

Câu 23: Giá hàng X và Y đều là 2 ngàn đồng. Với số lượng mua X và Y hiện tại, hữu dụng biên
nhận được từ hàng hóa X là 40 (MU X = 40), hữu dụng biên nhận được từ hàng hóa Y là 60
(MUY=60). Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập như cũ, người tiêu dùng nên:
A. Tiêu dùng với một số lượng bằng nhau với cả hai loại hàng hóa.
B. Tiêu dùng nhiều Y hơn và giảm X
C. Tiêu dùng nhiều X hơn và giảm Y
D. Ba câu trên đều sai

Câu 24: Điểm tiêu dùng tối ưu:


A. Nằm trên đường đẳng dụng (đẳng ích) cao nhất
B. Là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách với đường đẳng dụng (đẳng ích) cao nhất
C. Là điểm mà đường ngân sách cắt đường đẳng lượng
D. Nằm bên trong đường ngân sách và ở trên một đường đẳng dụng (đẳng ích)

Câu 25: Hữu dụng biên (MU) đo lường:


A. Sở thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa
B. Tính có ích của hàng hóa đối với người tiêu dùng
C. Mức gia tăng sự thỏa mãn khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa
D. Các câu trên đều đúng

Câu 26: Giá trị tuyệt đối của độ dốc một đường đẳng dụng (đẳng ích) được tính bằng:
A. Tích số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
B. Thương số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
C. Tổng số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
D. Hiệu số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa

Câu 27: Đường ngân sách của người tiêu dùng sử dụng hai sản phẩm X và Y sẽ dịch chuyển
sang bên phải và song song với đường cũ khi:
A. Giá hàng X giảm B. Giá hàng Ý tăng
C. Thu nhập giảm D. Thu nhập tăng

Câu 28: Hữu dụng biên (MU) là:


A. Hữu dụng thay đổi khi tăng hoặc giảm tiêu dùng một đơn vị sản phẩm
B. Hữu dụng đạt được khi tiêu dùng một đơn vị sản phẩm
C. Hữu dụng tăng thêm khi giảm tiêu dùng một đơn vị sản phẩm
D. Hữu dụng đạt được khi tiêu dùng sản phẩm

Câu 29: X và Y là hai sản phẩm thay thế hoàn toàn và tỷ lệ thay thể biên MRS XY= -1. Với PX=2;
PY=4; I=100. Phương án tiêu dùng tối ưu sẽ là:
A. X=0; Y-25
B. X-25; Y-25
C. X-50; Y-25
D. X-50; Y=0

Câu 30: Với hai hàng hóa được sử dụng trong đường ngân sách, độ dốc đường ngân sách được
xác định bởi:
A. Thu nhập của hộ gia đình B. Tổng giá trị của hai loại hàng hóa
C. Tỉ lệ giá của hai loại hàng hóa D. Thu nhập và của cải của hộ gia đình

Câu 31: Giá một kg thịt đang là 50.000. Khi nhà nước tăng thuế 5.000/kg thì giả là 52.000,
nghĩa là:
A. Độ co giãn của cầu theo giá ít hơn độ co giãn của cung theo giá
B. Không thể so sánh được về độ co giãn của cầu và cung theo giá
C. Độ co giãn của cung theo giá bằng độ co giãn của cầu theo giá
D. Độ co giãn của cung theo giá ít hơn độ co giãn của cầu theo giá

Câu 32: Một người trồng dâu bán được $1,5 một kg. Tháng vừa rồi có bán được 100 kg. Tổng
định phí và tổng biến phí ở tháng vừa rồi lần lượt là $100 và $50. Người trồng dâu này:
A. Có lợi nhuận $50
B. Có lợi nhuận bằng 0
C. Lỗ $100
D. Cần ngưng trồng dâu, bởi vì tổng doanh thu không trang trải nổi tổng biển phí

Câu 33: Khoảng cách giữa chi phí bình quân và biến phí bình quân:
A. Giảm khi sản lượng tăng, vì định phí trung bình (bình quân) giảm khi sản lượng tăng
B. Tăng khi sản lượng tăng, vì sự hoạt động của qui luật năng suất biên giảm dần
C. Không đổi, vì doanh nghiệp không kiểm soát được giá cả của nhập lượng
D. Không đổi, vì tổng định phí độc lập đối với sản lượng

Câu 34: Một người mua một chiếc xe đạp giả 800.000 đồng nhưng không bao giờ sử dụng nó.
Một chiếc xe đẹp tương tự ngay ở thời điểm hiện tại được bán với giá 950.000 đồng; trong khi
đó chiếc xe đạp của người kia chỉ có thể bán với giá 350.000 đồng vì là đồ cũ. Chi phí cơ hội để
giữ lại chiếc xe đạp kia vào thời điểm
hiện tại là:
A. 350.000đ B. 150.000 đ C. 800.000đ D. 950.000đ

Câu 35: Khi sử dụng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất biến đổi mà tổng sản lượng không
thay đổi, ta có thể nói:
A. Năng suất biên của yếu tố biến đổi bằng 0
B. Năng suất trung bình của yếu tố biển đối bằng không
C. Năng suất biên của yếu tố biến đổi đạt cực đại
D. Ba câu trên đều đúng

Câu 36: Đường chỉ phí biên (MC) là đường thẳng dốc lên trong trường hợp nào sau đây?
A. TC=aQ²+bQ+ TFC B. TC=aQ+ TFC
C. TC= a²Q+ TFC D. Tất cả đều sai

Câu 37: Một nhà đầu tư có 100 triệu đồng và chỉ có thể đầu tư vào một trong ba phương án A,
B, C. Lợi nhuận kế toán dự kiến của các phương án lần lượt là 30 triệu, 20 triệu và 10 triệu. Nếu
phương án A được chọn thì lợi nhuận kinh tế đạt được là:
A. 30 triệu B. Không có lợi nhuận kinh tế C.20 triệu D. 10 triệu

Câu 38: Chi phí biển là chi phí:


A. Bình quân cho mỗi sản phẩm tăng thêm
B. Tăng thêm cho mỗi sản phẩm tăng thêm
C. Tăng thêm khi giảm mức sản lượng
D . Tăng thêm khi mở rộng sản xuất

Câu 39: Việc tăng sản lượng trong ngắn hạn luôn có xu hướng làm giảm:
A.Biến phí trung bình B.Chi phí trung bình C.Chi phí biên D.Định phí trung bình

Câu 40: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau:
A. Các đường đẳng g lượng không bao giờ c cắt nhau
B. Độ dốc của hai đường đẳng phí và đằng lượng luôn bằng nhau
C. Đường đẳng lượng thể hiện những phối hợp khác nhau của các yếu tố sản xuất đầu vào mà
cho cùng một mức sản lượng
D. Cả ba câu trên sai

Câu 41: Điều nào sau đây KHÔNG gây ra ra sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất:
A. Tỷ lệ thất nghiệp giảm
B. Một trận lụt hủy hoại đất nông nghiệp
C. Sự cải tiến trong phương pháp sản xuất
D. Sự gia tăng nguồn lực lao động của một nước

Câu 42: Nếu giá của A tăng lên làm cho đường cầu của B dịch chuyển sang phải thì A và B là:
A. Hai mặt hàng thông thường B. Hai mặt hàng bổ sung
C. Hai mặt hàng thay thế D. Hai mặt hàng thứ cấp

Câu 43: Hàm số cầu về một hàng hoá là Q=120-3P. Tại mức giá P=10 thì cầu của hàng hoá này
có độ co giãn theo giá:
A. Co giãn ít B. Co giãn đơn vị
C. Co giãn nhiều D. Không xác định được độ co giãn

Câu 44: Nếu giá hàng A tăng lên 5% mà tổng doanh thu của những người bán hàng A không
thay đổi thị cầu về hàng A có độ co giãn theo giá:
A. Co giãn nhiều trong khoảng giá hiện tại
B. Ít co giãn trong khoảng giá hiện tại
C. Co giãn đơn vị trong khoảng giá hiện tại
D. Hoàn toàn co giãn trong khoảng giá hiện tại

Câu 45: Kinh tế học vi mô tiếp cận với những nghiên cứu kinh tế dưới góc độ:
A. Toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể
B. Sự hoạt động của các thị trường riêng lẻ
C. Sự quản lý điều hành của chính phủ
D. Thị trường chứng khoán

------HẾT------

You might also like