You are on page 1of 6

Kinh tế vi mô

Đề thi cuối kì môn Kinh tế Vi mô


(Thời gian: 60 phút)

1. Người tiêu dùng tối đa hóa mức thỏa mãn sẽ chọn:


A. Hàng hóa nào có lợi ích cận biên lớn hơn.
B. Hàng hóa nào có lợi ích trên một đồng chi tiêu nhỏ hơn.
C. Hàng hóa nào có giá thấp hơn.
D. Hàng hóa nào có lợi ích trên một đồng chi tiêu lớn hơn.
2. Trong mô hình dòng luân chuyển:
A. Các hộ gia đình luôn trao đổi tiền lấy hàng hóa
B. Các hộ gia đình là người bán trên thị trường các yếu tố sản xuất và là người mua trên thị
trường hàng hóa
C. Các doanh nghiệp luôn trao đổi hàng hóa
D. Không câu nào đúng
3. Cung thị trường và cầu thị trường về gạo đều giảm thì:
A. Cả giá và lượng cân bằng đều tăng
B. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm
C. Cả giá và lượng cân bằng đều giảm
D. Lượng cân bằng chắc chắn giảm
4. Khi số tiền sẵn sàng trả bằng với giá của hàng hóa thì:
A. Người tiêu dùng bàng quan giữa việc mua hay không mua hàng hóa
B. Giá của hàng hóa cao hơn so với giá trị hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng
C. Thặng dư tiêu dùng sẽ là tối đa
D. Người đó sẽ mua nhiều hàng hóa nhất trong điều kiện ngân sách cho phép.
5. Yếu tố nào sau đây không làm cho đường cầu cá nhân dịch chuyển:
A. Giá của bản thân hàng hóa giảm
B. Giá của hàng hóa bổ sung tăng
C. Giá của hàng hóa thay thế tăng
D. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
6. Vấn đề nào sau đây không thuộc phạm vi kinh tế vi mô
A. Tác động của ngành chương trình trợ giá nông sản đến ngành trồng bông vải
B. Tác động của lạm phát đến mức sống dân cư
C. Tác động của chính sách hạn ngạch thép nhập khẩu đối với nhà sản xuất thép trong nước
D. Tác động của việc tăng giá cà phê nhập khẩu đối với ngành cà phê nội địa
7. Nếu giá của hàng hóa A tăng làm cho cầu về hàng hóa B tăng thì:
A. A và B là 2 hàng hóa bổ sung
B. A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng
C. Co giãn chéo của A và B là âm trong tiêu dùng
D. A là một đầu vào để sản xuất ra hàng hóa B
8. Điều nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cung:
A. Cầu hàng hóa thay đổi
B. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
C. Công nghệ sản xuất thay đổi
D. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
9. Giá thị trường của sản phẩm A đang là 15$/sản phẩm. Sau khi Chí phủ đánh thuế
3$/sản phẩm thì giá là 17$/sản phẩm. Điều này chứng tỏ:

Mentor: Đinh Lương 1


Kinh tế vi mô

A. Cầu co giãn nhiều hơn cung


B. Cầu ít co giãn hơn cung
C. Cầu hoàn toàn không co giãn
D. Cầu hoàn toàn co giãn
10. Nếu A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất
ra hàng hóa A giảm xuống thì giá của:
A. Cả A và B đều tăng
B. Cả A và B đều giảm
C. A giảm và B tăng
D. A tăng và B giảm
11. Cầu thị trường dốc xuống về phía phải vì:
A. Giá giảm làm cho một số người không mua nữa.
B. Giá giảm nhưng mọi người vẫn giữ nguyên lượng tiêu dùng
C. Giá giảm làm cho một số người mua nhiều lên
D. Giá giảm làm cho một số người mua nhiều lên, một số người mua ít đi
12. Hàng hóa X là hàng hóa thông thường nếu:
A. Giá hàng hóa bổ sung cho X tăng sẽ làm cầu giảm cầu hàng hóa X
B. Thu nhập và cầu hàng hóa X có mối quan hệ ngược chiều
C. Giá hàng hóa thay thế cho X tăng sẽ làm tăng cầu hàng hóa X
D. Thu nhập tăng sẽ làm tăng cầu hàng hóa X
13. Cho hàm cầu (D): P = 65 – 0,5Q và hàm cung (S): P = 15 + 0,5Q. Giá và sản lượng cân
bằng sẽ là:
A. P = 40, Q = 50
B. P = 45, Q = 50
C. P = 35, Q = 40
D. P = 50, Q = 20
14. Đường cầu và cung về hàng hóa A là (D): Q = 10 – P/2 và (S): Q = P – 5. Nếu đặt giá
là 12 thì khi đó thị trường sẽ:
A. Thiếu hụt và sẽ làm tăng giá
B. Dư thừa và sẽ làm giảm giá
C. Dư thừa và sẽ làm tăng giá
D. Thiếu hụt và sẽ làm giảm giá
15. Thị trường sản phẩm A có hàm cung và hàm cầu như sau: P = 12,5 + 2Q và P = 50 –
Q Nếu nhà nước đánh thuế 3$/ sản phẩm bán ra thì phần thuế mà người sản xuất phải
chịu/ sản phẩm là:
A. 1$/ sản phẩm
B. 2$/ sản phẩm
C. 3$/ sản phẩm
D. 1,5$/ sản phẩm
16. Thị trường sản phẩm A có hàm cầu và hàm cung như sau: P = 30 – 0.2Q và P = 2 +
0.2Q Nếu nhà nước đánh thuế $4/ sản phẩm bán ra thì giá và sản lượng cân bằng là:
A. P = 20; Q = 60
B. P = 18; Q = 70
C. P = 16; Q = 70
D. P = 18; Q = 60
17. Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất 500$/ đơn vị sản phẩm thì:

Mentor: Đinh Lương 2


Kinh tế vi mô

A. Giá thị trường sẽ tăng lên 500$


B. Cần có thêm thông tin để có thể biết giá thị trường tăng bao nhiêu.
C. Giá thị trường sẽ giảm 500$
D. Giá thị trường sẽ giữ nguyên
18. Độ co giãn của cầu theo giá bằng không, khi giá giảm thì:
A. Tổng doanh thu không thay đổi
B. Lượng cầu tăng
C. Tổng doanh thu giảm
D. Tổng doanh thu tăng
19. Khi co giãn của cầu theo nhu nhập là âm, thì hàng hóa đó là:
A. Hàng hóa cấp thấp
B. Hàng hóa thiết yếu
C. Hàng hóa độc lập
D. Hàng hóa xa xỉ
20. Câu nào trong các câu sau đây là đúng:
A. Hãng độc quyền không thể bị lỗ
B. Mục đích của hãng độc quyền là đặt mức giá cao nhất
C. Hãng độc quyền có thể bị lỗ
D. Mục đích của hãng độc quyền là sản xuất mức sản lượng cao nhất
21. Khi giá tăng 1%, tổng doanh thu tăng 2% thì cầu là:
A. Co giãn
B. Không co giãn
C. Co giãn đơn vị
D. Không câu nào đúng
22. Quy luật hiệu suất giảm dần đúng với:
A. Đầu vào lao động
B. Đầu vào tư bản
C. Cả đầu vào lao động và tư bản
D. Không câu nào đúng
23. Nếu giá là $10 thì lượng mua là 5400kg/ ngày và nếu giá là $15 thì lượng mua là
4600kg/ ngày, khi đó hệ số co giãn của cầu theo giá là: (giá trị tuyệt đối)
A. 0,1
B. 0,4
C. 2,7
D. 0,2
24. Sự lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế bởi:
A. Đường ngân sách của họ
B. Sở thích của họ
C. Công nghệ sản xuất
D. Giá
25. Giả sử A là nước nhỏ và chấp nhận giá thế giới. Căn cứ theo hình vẽ sau, nhờ thương
mại quốc tế, lợi ích ròng xã hội tăng thêm một lượng bằng:
A. 495,5$
B. 97,5$
C. 162,5$
D. 80$

Mentor: Đinh Lương 3


Kinh tế vi mô

26. Nhà độc quyền có đường cầu P = 12 – Q và có hàm chi phí TC = 𝐐𝟐 + 4 Nếu chính
phủ đánh thuế 4$/ sản phẩm. Để tối đa hóa lợi nhuận thì giá và sản lượng của nhà độc
quyền là:
A. P = 2; Q = 10
B. P = 6; Q = 6
C. P = 8; Q = 4
D. P =10; Q = 2
27. Vì ngoại ứng tích cực là một thất bại của thị trường cho nên:
A. Không khuyến khích nó
B. Đánh thuế làm giảm ảnh hưởng của nó
C. Cần khuyến khích loại ngoại ứng này
D. Cả A và B
28. Hãng cạnh tranh hoàn sẽ tiếp tục sản xuất khi bị lỗ chừng nào mà:
A. Tổng doanh thu vẫn bù đắp được tổng chi phí biến đổi
B. Tổng doanh thu vẫn bù đắp được tổng chi phí cố định
C. Tổng doanh thu vẫn bù đắp được tổng chi phí cận biên
D. Không câu nào đúng
29. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí là TC = 𝐐𝟐 + Q + 144 Tại mức giá thị
trường là 31 thì lợi nhuận tối đa của hãng là:
A. 225
B. 81
C. 465
D. 144
30. Trong cạnh tranh độc quyền có:
A. Tất cả các hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương
B. Giá sẽ được đặt bằng chi phí cận biên nhằm tối đa hóa lợi nhuận
C. Giá sẽ thấp hơn trong cạnh tranh hoàn hảo
D. Giá luôn lớn hơn chi phí cận biên
31. Khi giá của hàng hóa biểu diễn trên trục hoành giảm thì đường ngân sách sẽ:
A. Xoay sang trái và dốc hơn
B. Dịch chuyển song song sang trái
C. Dịch chuyển sang phải
D. Xoay sang phải và ít dốc hơn
32. Một hãng độc quyền tối đa hóa doanh thu tại mức giá P = 25$ và sản lượng Q = 25.
Và có hàm tổng chi phí bình quân ATC = Q + 2 + 4/Q. Hãng độc quyền tối đa hóa lợi
nhuận thì sẽ sản xuất tại mức giá và sản lượng:
A. P = 35; Q = 15
B. P = 36; Q = 14

Mentor: Đinh Lương 4


Kinh tế vi mô

C. P = 37; Q = 13
D. P = 38; Q = 12
33. Một cá nhân có số tiền là 90$ dùng để tiêu dùng hai hàng hóa X và Y, Px = 10$; Py =
20$. Thông tin cho:

Q (X, Y) 1 2 3 4 5
TUx 15 25 35 40 43
TUy 40 70 90 105 109

A. X = 1; Y = 3
B. X = 2; Y = 3
C. X = 1; Y = 1
D. X = 3; Y = 3
34. Đối với hai hàng hóa thay thế hoàn hảo:
A. Đường bàng quan có dạng cong lồi về phía gốc tọa độ
B. Đường bàng quan có dạng chữ L
C. Đường bàng quan là đường cong lõm về phía gốc tọa độ
D. Đường bàng quan là đường thẳng tuyến tính dốc xuống
35. Có số liệu sau về một hãng cạnh tranh hoàn hảo: Giá bán trên thị trường là P = 34$;
hãng đang sản xuất ở mức sản lượng 200 sản phầm thỏa mãn điều kiện MR = MC; AFC
= 16; AVC = 16$; hãng nên:
A. Tăng lượng sản xuất
B. Giảm lượng sản xuất
C. Đóng cửa sản xuất
D. Giữ nguyên mức sản lượng vì tại đó hãng đã đạt lợi nhuận lớn nhất là 400$
36. Câu nào trong số các câu sau đây là đúng:
A. Trong độc quyền không có đường cung
B. Đường cung của nhà độc quyền là đường chi phí cận biên nằm trên AVCmin
C. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền trùng với đường giá.
D. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền nằm trên đường giá.
37. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) là thảo thuận giữa chính phủ nước nhập khẩu
và nước xuất khẩu, theo đó:
A. Nước xuất khẩu tự nguyện hạn chế xuất khẩu
B. Nước nhập khẩu tự nguyện hạn chế nhập khẩu
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
38. Hàng hóa nào sau đây về mặt bản chất không phải là hàng hóa công cộng thuần túy?
A. Kiểm soát bão lụt
B. Quốc phòng 20
C. Sự bảo vệ của cảnh sát
D. Dịch vụ bưu điện
39. Những hàng rào nào sau đây không được xem là hàng rào kỹ thuật:
A. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
B. Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu
C. Điều kiện lao động, nhân quyền

Mentor: Đinh Lương 5


Kinh tế vi mô

D. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện


40. Khi một quốc gia trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa thì:
A. Thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước giảm
B. Nhà sản xuất trong nước bị thiệt
C. Lợi ích ròng quốc gia giảm
D. Người tiêu dùng trong nước được lợi

Mentor: Đinh Lương 6

You might also like