You are on page 1of 31

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG I

A.Trắc nghiệm:
1. Kinh tế hỌC Vi mô nghiên cứu hành vi và thái độ của:
a. Chính phủ.
b. Chính phủ và các doanh nghiệp.
c. Chính phủ và các hộ gia đình.
d. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu hành vi của các cá nhân (những
người sản xuất và người tiêu dùng) trên từng thị trường hàng hóa riêng
biệt.
2. Kinh tế học Vi mô giải thích sự hình thành giá cả trên thị trường:
a. Sản phẩm.
b. Dịch vụ.
c. Các yếu tố sản xuất.
d. a, b, c đều đúng.
Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu hành vi của các cá nhân (những
người sản xuất và người tiêu dùng) trên từng thị trường hàng hóa riêng biệt.
3. Con người phải lựa chọn cách thức sử dụng nguồn tài nguyên vì:
a. Mỗi loại tài nguyên chỉ có thể sử dụng vào một mục đích nhất định.
b. Số lượng tài nguyên là có hạn.
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức lựa chọn
của các cá nhân và xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để
sản xuất các sản phẩm đầu ra (hữu hình hoặc vô hình) và phân phối chúng
cho các thành viên khác nhau của xã hội.
c. Số lượng tài nguyên là vô hạn.
d. Tài nguyên rất đa dạng.
9. Trong cơ chế kinh tế thị trường, 3 vấn đề cơ bản của xã hội là sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được quyết định bởi
a. Chính phủ
b. Quan hệ cung – cầu.
c. Quan hệ cung – cầu nhưng có sự điều tiết của Chính phủ.
d. a, b, c đều đúng.
10. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả nǎng sản xuất cho thấy đó là
những mức sản lượng mà nền kinh tế:
a. Không sản xuất được do sự khan hiếm nguồn tài nguyên.
b. Sản xuất được do sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên.
c. Sản xuất được do sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
d. a, b, c đều sai.
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
C. Bài tập:
Giả sử các nguồn tài nguyên của một quốc gia phân bổ cho sản xuất 2 hàng
hóa Vải và Gạo theo các phương án sau đây:

Phương án Số đơn vị Gạo Số đơn vị Vải


A 200 0
B 180 60
C 160 100
D 100 160
E 40 200
F 0 220

a. Biểu diễn bằng đồ thị các phương án sản xuất và đường giới hạn khả
nǎng sản xuất với trục hoành biểu diễn số đơn vị Vải.

b. Nếu nền kinh tế chuyển từ phương án sản xuất C sang D thì chi phí cơ
hội để sản xuất một đơn vị Vải là bao nhiêu?
(160 - 100)/(160 - 100) = 1 => Chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị Vải là
1 đơn vị Gạo.
c. Nếu nền kinh tế chuyển từ phương án sản xuất D sang E thì chi phí cơ
hội để sản xuất một đơn vị Vải là bao nhiêu?
(100 - 40)/(200 - 160) = 1,5 => Chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị Vải là
1,5 đơn vị Gạo.
d. Phương án sản xuất (140 đv Gạo, 130 dv Vải) có khả thi không? Có hiệu
quả không? Tai sao?
Điểm (130;140) nằm ngoài đường PPF => Phương án sản xuất này
không khả thi.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG II
A. Trắc nghiệm
1. Giá cả của một hàng hóa giảm xuống, các yếu tố khác không đổi sẽ dẫn
đến:
a. Một sự tǎng lên trong lượng cầu
P giảm => Qd tăng
b. Một sự dịch chuyển đường cầu qua phải
c. Một sự giảm xuống trong lượng cầu
d. Một sự tǎng lên trong cầu
2. Cầu đối với bút máy dịch chuyển sang phải là do:
a. Sự giảm giá của những hàng hóa thay thế bút máy
Ps giảm => D giảm
b. Sự giảm giá của những hàng hóa bổ trợ bút máy
Pc giảm => D tăng
c. Sự giảm giá của nguyên vật liệu sản xuất bút máy
Pi giảm => D không đổi
d. Sự giảm thu nhập của người tiêu dùng (giả sử bút máy là hàng bình
thường)
I giảm => D giảm (hàng thông thường)
3. Sản lượng cân bằng giảm do:
a. Cầu giảm
D giảm => Q giảm
b. Cung tǎng
S tăng => Q tăng
c. Cầu không đổi
D không đổi => Q không đổi
d. a, b, c đều sai
4. Khi đường cung co giãn hơn đường cầu, một sắc thuế sẽ có tác dụng:
a. Người mua chịu thuế nhiều hơn người bán
Es > Ed => Người mua chịu thuế nhiều hơn
b. Người bán chịu thuế nhiều hơn người mua
Es < Ed => Người bán chịu thuế nhiều hơn
c. Người bán chịu thuế hoàn toàn
Ed = ∞ => Người bán chịu thuế hoàn toàn
d. Người mua chịu thuế hoàn toàn
Ed = 0 => Người mua chịu thuế hoàn toàn
5. Cầu bia Tiger giảm xuống, cách giải thích tốt nhất trong trường hợp này
là:
a. Giá bia Sài Gòn tǎng lên
P tăng => D không đổi
b. Quảng cáo của bia Tiger không tốt hơn trước
Quảng cáo không tốt => D giảm
c. Thu nhập của dân cư giảm sút
I giảm => D giảm (hàng thông thường)
d. Câu b, c đều đúng
6. Khi đường cung dịch chuyển về bên phải do có nhiều xí nghiệp mới tham
gia vào ngành thì:
a. Giá cân bằng tǎng, lượng cân bằng giảm
b. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tǎng
S tăng => P giảm và Q tăng
c. Lượng cân bằng giảm
d. Giá cân bằng tǎng
7. Nếu độ co dãn của cầu theo giá Ep = -2 và khi giá tǎng 20% thì:
a. Lượng cầu tǎng 40%
b. Lượng cầu giảm 40%
Ep = %∆Q/%∆P => %∆Q = (-2).20% = -40%
c. Lượng cầu tǎng 20%
d. Lượng cầu giảm 20%
8. Khi đường cung dịch chuyển sang phải và đường cầu dịch chuyển sang
trái thì:
a. Giá cân bằng tǎng, lượng cân bằng giảm
b. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tǎng
c. Giá cân bằng giảm
(S tăng => P giảm và Q tăng; D giảm => P giảm và Q giảm) => P giảm
d. Lượng cân bằng giảm
9. Khi thu nhập tǎng lên dẫn đến cầu về sản phẩm X giảm, thì sản phẩm X
là:
a. Hàng hóa thiết yếu
b. Hàng hóa xa xỉ
c. Hàng hóa thứ cấp
d. Hàng hóa bình thường
10. Nếu 2 sản phẩm X và Y là sản phẩm thay thế thì:
a. EXY > 0
(Exy = %∆Qx/%∆Py; Py và Qx đồng biến) => Exy > 0
b. EXY = 0
c. EXY < 1
d. EXY = 1
11. Đường cầu của sản phẩm A dịch chuyển sang phải do:
a. Giá sản phẩm A thay đổi
P thay đổi => D không đổi
b. Thu nhập người tiêu dùng tǎng
I tăng => D tăng (hàng thông thường) hoặc D giảm (hàng thứ cấp)
c. Thuế thay đổi
Ta thay đổi => D không đổi
d. Giá sản phẩm thay thế giảm
Ps giảm => D giảm
12. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tǎng doanh thu và cầu về sản phẩm
của doanh nghiệp tại mức giá hiện có là co giãn mạnh, doanh nghiệp sẽ:
a. Tǎng giá
b. Giữ giá như cũ
c. Giảm giá
|Ed| > 1 => P giảm thì Q tăng mạnh => TR tăng
d. a, b, c đều sai
14. Đường cầu hàng hóa Y dịch chuyển sang trái do:
a. Giá hàng hóa Y tǎng lên
b. Giá hàng hóa Y giảm xuống
c. Giá hàng thay thế tǎng lên
d. Giá hàng thay thế giảm xuống
Ps giảm => D giảm
15. Hàm cầu của một hàng hóa là mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa đó
với:
a. Giá cả của nó
b. Tổng chi tiêu của người tiêu dùng
c. Tổng độ thỏa dụng TU
d. Tổng doanh thu TR
16. Lượng cầu áo mưa giảm xuống, cách giải thích tốt nhất trong trường hợp
này là:
a. Giá áo mưa tǎng lên
P tăng => Q giảm
b. Thời tiết nǎm nay ít mưa
D giảm => Q giảm
c. Thu nhập của dân cư giảm sút
I giảm => D giảm (hàng thông thường) => Q giảm
d. Tất cả đều đúng
17. Cầu áo mưa giảm xuống, cách giải thích tốt nhất trong trường hợp này
là:
a. Giá áo mưa tǎng lên
P tăng => D không đổi
b. Thời tiết nǎm nay ít mưa
Ít mưa => D giảm
c. Thu nhập của dân cư tǎng
I tăng => D tăng (hàng thông thường)
d. Tất cả đều đúng
18. Sương muối ở Brazil làm sản lượng cafe giảm mạnh, điều này sẽ làm
cho:
a. Giá và sản lượng đều tǎng
b. Sản lượng giảm và giá tǎng
S giảm => P tăng và Q giảm
c. Giá và sản lượng đều giám
d. Sản lượng giảm và giá không đổi
19. Dầu hỏa và gas đốt là hai hàng hóa:
a. Bổ sung và độ co giãn chéo EXY > 0
b. Bổ sung và độ co giãn chéo EXY < 0
c. Thay thế và độ co giãn chéo EXY > 0
d. Thay thế và độ co giãn chéo EXY < 0
20. Chính sách thuế đánh trên đơn vị sản phẩm sẽ làm:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái
b. Đường cung dịch chuyển sang trái
Ta tăng => S giảm
c. Đường cung dịch chuyển sang phái
d. Không gây ảnh hưởng gì
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Đường cầu của một hàng hóa thường dốc xuống từ trái sang phải.
Đúng vì theo luật cầu, nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không
thay đổi, lượng cầu về một loại hàng hóa điển hình sẽ tăng lên khi mức giá
của chính hàng hóa này hạ xuống và ngược lại. Do đó P và Qd nghịch biến
với nhau nên đường cầu thường dốc xuống từ trái sang phải.
2. Nếu giá thịt bò tǎng lên thì lượng cung của thịt bò tǎng lên nhưng giá da
bò sẽ giảm xuống.
Đúng vì P thịt bò tăng => S thịt bò tăng => S da bò tăng => P da bò
giảm.
3. Nếu A và B là hai hàng hóa thay thế thì cầu hàng hóa A tǎng sẽ làm tǎng
mức giá cân bằng của hàng hóa B.
Đúng vì D(A) tăng => P(A) tăng => D(B) tăng => P(B) tăng.
4. Theo các nhà kinh tế học: một hàng hóa xa xỉ thì không thể là một hàng
hóa thông thường.
Sai vì Ei xa xỉ > 1 và Ei thông thường > 0 => Một hàng hóa xa xỉ có thể
là một hàng hóa thông thường.
5. Giả sử cầu của máy vi tính tǎng lên trên thị trường, đồng thời
chi phí sản xuất máy vi tính giảm xuống, chúng ta có thể dự đoán rằng: số
lượng máy vi tính bán ra trên thị trường sẽ tǎng lên nhưng giá bán sẽ giảm
xuống (không xác định).
Sai vì (D tăng => P tăng và Q tăng; Pi giảm => S tăng => P giảm và Q
tăng) => P không xác định và Q tăng.
6. Nếu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp co giãn nhiều theo giá thì
doanh nghiệp nên giảm giá bán sẽ tǎng doanh thu.
Đúng vì |Ed| > 1 => P giảm 1% thì Q tăng > 1% => TR tăng.
7. Khi giá hàng hóa tǎng lên thì cung hàng hóa sẽ tǎng lên.
Sai vì theo luật cung, nếu các điều kiện khác giữ nguyên, không thay
đổi, lượng cung về một loại hàng hóa điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của
chính hàng hóa đó tăng lên và ngược lại. Do đó, giá tăng không tác động
đến cung mà chỉ làm cho lượng cung thay đổi. (Khi giá cả hàng hóa thay
đổi, không làm dịch chuyển đường cung mà chỉ dẫn đến hiện tượng di
chuyển dọc theo đường cung).
8. Chính sách giá tối đa gây nên tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên thị
trường.
Đúng vì Pc < Pe => Qd > Qs => Tình trạng thiếu hụt.
9. Khi thu nhập tǎng lên, cầu về hàng thiết yếu sẽ giảm xuống.
Sai vì I tăng => D tăng (hàng thông thường) => D tăng (hàng thiết yếu).
Hoặc 0 < Ei (hàng thiết yếu) < 1 => Khi I tăng thì D (hàng thiết yếu)
tăng.
10. Mức giá tối đa của Chính phủ phải lớn hơn mức giá cân bằng trên thị
trường.
Sai vì nếu Pc > Pe thì chính sách không có hiệu lực.
C. Bài tập:
1. Hàm số cầu và hàm số cung thị trường¤ng của 1 mặt hàng lương thực có
dạng sau: QD = 80 – 10P và QS = 20P – 40
a. Tính mức giá cân bằng Pe, và số lượng cân bằng Qe. Tính độ co dãn của
cầu EP và của cung ES theo giá tại điểm cân bằng.
Qd = Qs => 80 - 10Pe = 20Pe - 40 => Pe = 4 => Qe = 40
Ed = (-10).4/40 = -1; Es = 20.4/40 = 2
b. Giả sử Nhà nước quy định giá tối thiểu là P = 5 thì Nhà nước phải chi
bao nhiêu tiền để mua hết số lương thực thừa ở mức giá tối thiểu này? Trong
trường hợp Nhà Nước quy định mức giá tối đa là P = 3 thì số lượng thiếu hụt
trên thị trường là bao nhiêu?
Pf = 5 => Qd = 30, Qs = 60 => Nhà nước chi: 5(60 - 30) = 150
Pc = 3 => Qd = 50, Qs = 20 => Thiếu hụt: 50 - 20 = 30
c. Giả định nhu cầu lương thực cho xuất khẩu tăng làm cầu tăng lên thành:
QD1 = 95 – 10P (cung không đổi). Hãy xác định mức giá và lượng cân bằng
mới.
Q’d = Qs => 95 - 10P’e = 20P’e - 40 => P’e = 4,5 => Q’e = 50
d. Giả định rằng giá phân bón tăng lên trên thị trường làm cung trở thành:
QS1 = 20P – 70 (cầu không đổi). Hãy xác định mức giá và số lượng cân bằng
mới.
Qd = Q’s => 80 - 10P’e = 20P’e - 70 => P’e = 5 => Q’e = 30
d. Từ điểm cân bằng như trong câu a, nếu Nhà nước tăng thuế là t = 3
đvt/sp thì giá cả và số lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế?
Chịu bao nhiêu? Tổng số thuế mà Nhà nước thu được là bao nhiêu?
P1 = 4, Q1 = 40
Qd = Qst => 80 - 10P2 = 20(P2 - 3) - 40 => P2 = 6 => Q2 = 20
P3 = P2 - t = 6 - 3 = 3
Người mua chịu thuế: 20(6 - 4) = 40
Người bán chịu thuế: 20(4 - 3) = 20
Nhà nước thu: 40 + 20 = 60
2. Giả sử đường cầu đối với sản phẩm X của một doanh nghiệp A là: Q =
1200 – 15P.
a. Doanh nghiệp bán được 300 sản phẩm mỗi ngày thì doanh thu của doanh
nghiệp là bao nhiêu?
300 = 1200 - 15P => P = 60 => TR = PQ = 60.300 = 18000
b. Xác định độ co dãn của cầu theo giá E P tại mức sản lượng 300
đvsp/ngày.
Ep = (-15).60/300 = -3
c. Ðể tǎng doanh thu thì doanh nghiệp nên tǎng hay giảm giá bán?
|Ep| > 1 => P giảm thì Q tăng mạnh => TR tăng
d. Doanh thu của doanh nghiệp sẽ tối đa khi giá bán là bao nhiêu?
TR max => Ep = -1 => (-15).P/(1200 - 15P) = -1 => P = 40
3. Giả sử trên thị trường có 20 người mua giống nhau với hàm số cầu của
mỗi người là: QD = 6 – P và 20 người bán giống nhau với hàm số cung của mỗi
người: QS = P.
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung của thị trường.
Qdm = 20(6 - P) = 120 - 20P; Qsm = 20P
b. Tính giá cân bằng Pe và sản lượng cân bằng Qe trên thị trường.
Qdm = Qsm => 120 - 20Pe = 20Pe => Pe = 3 => Qe = 60
c. Tính độ co dãn của cầu theo giá EP tại điểm cân bằng trên thị trường.
Ep = (-20).3/60 = -1
d. Giả sử thu nhập dân cư tăng làm hàm cầu của mỗi người mua tăng lên
thành QD = 7 – P (cung không đổi). Xác định giá và lượng cân bằng mới trên
thị trường.
Q’dm = Qsm => 20(7 - P’e) = 20P’e => P’e = 3,5 => Q’e = 70
e. Với điều kiện như trong câu d, giả sử Chính phủ áp dụng một mức giá
sàn Pf = 4,5 thì thị trường xuất hiện tình trạng thừa hay thiếu bao nhiêu hàng
hóa
Pf = 4,5 => Qdm = 50, Qsm = 90 => Dư thừa: 90 - 50 = 40
4. Thị trường một loại sản phẩm có đường cầu và đường cung là: P = 20 –
2QD và QS = 4 + P. P tính bằng USD/đơn vị sản phẩm, Q tính bằng 1.000 đơn
vị sản phẩm.
a. Xác định sản lượng và giá cân bằng trên thị trường.
P = 20 - 2Qd => Qd = 10 - 0,5P
Qd = Qs => 10 - 0,5Pe = 4 + Pe => Pe = 4 => Qe = 8
b. Nếu Chính phủ áp dụng một mức thuế 0,6 USD/đơn vị sản phẩm bán ra.
Xác định giá và sản lượng cân bằng mới? Tính số thuế Nhà nước thu được, số
thuế mà người sản xuất, người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu? Qua đây hãy so
sánh độ co dãn của đường cung và đường cầu.
P1 = 4, Q1 = 8
Qd = Qsta => 10 - 0,5P2 = 4 + (P2 - 0,6) => P2 = 4,4 => Q2 = 7,8
P3 = P2 - tr = 4,4 - 0,6 = 3,8
Nhà nước thu thuế: 7,8.1000.0,6 = 4680
Người sản xuất trả: 7,8.1000(4 - 3,8) = 1560
Người tiêu dùng trả: 4680 - 1560 = 3120
c. Nếu Chính phủ áp dụng một mức trợ cấp là 0,6 USD/đơn vị sản phẩm
cho người sản xuất. Xác định vị trí cân bằng mới? Tính số tiền trợ cấp mà
Chính phủ chi ra? Số tiền trợ cấp mà người sản xuất thực sự được hưởng và số
tiền trợ cấp mà người tiêu dùng thực sự được hưởng?
P1 = 4, Q1 = 8
Qd = Qstr => 10 - 0,5P2 = 4 + (P2 + 0,6) => P2 = 3,6 => Q2 = 8,2
P3 = P2 + ta = 3,6 + 0,6 = 4,2
Chính phủ chi trợ cấp: 8,2.1000.0,6 = 4920
Người sản xuất hưởng: 8,2.1000(4,2 - 4) = 1640
Người tiêu dùng hưởng: 4920 - 1640 = 3280
5. Thị trường sản phẩm A của doanh nghiệp X có hàm số cầu và hàm số
cung lần lượt như sau: QD = 100 – 2P và QS = 2P – 20.
a. Tính giá cân bằng Pe và sản lượng cân bằng Qe trên thị trường.
Qd = Qs => 100 - 2Pe = 2Pe - 20 => Pe = 30 => Qe = 40
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá EP tại điểm cân bằng trên thị trường.
Ep = (-2).3/40 = -1,5
c. Doanh nghiệp A nên áp dụng chính sách tăng giá hay giảm giá để tăng
doanh thu? Tại sao?
|Ep| > 1 => P giảm thì Q tăng mạnh => TR tăng
d. Giả sử Chính phủ Áp dụng một khoản thuế t = 10 bvt/sp, hãy xác định
giá bán và sản lượng cân bằng mới trên thị trường? Ai là người chịu thuế? Tính
số tiền thuế mà Chính phủ thu được.
P1 = 30, Q1 = 40
Qd = Qst => 100 - 2P2 = 2(P2 - 10) - 20 => P2 = 35 => Q2 = 30
P3 = P2 - t = 35 - 10 = 25
Người mua chịu thuế: 30(35 - 30) = 150
Người bán chịu thuế: 30(30 - 25) = 150
Chính phủ thu: 150 + 150 = 300
6. Hàm số cung và hàm số cầu về lao động của một quốc gia như sau: Q S =
900 + 5W và QD = 1200 – 7W
a. Tính số lượng lao động và tiền lương (W) ở mức cân bằng của thị trường.
Qs = Qd => 900 + 5We = 1200 - 7We => We = 25 => Qe = 1025
b. Nếu Chính phủ quy định mức lương tối thiểu là 35 USD/tháng cho mỗi
lao động.
- Lượng lao động thất nghiệp sẽ là bao nhiêu?
Wf = 35 => Qs = 1075, Qd = 955 => Thất nghiệp: 1075 - 955 = 120
- Nếu Chính phủ chi 40% so với mức lương tối thiểu cho người lao động
thất nghiệp thì số tiền hàng tháng Chính phủ phải chi là bao nhiêu?
Chính phủ chi hàng tháng: 35.40%.120 = 1680
7. Hàm số cung và cầu cầu của sản phẩm A được xác định: Q D = 70 – 5P và
QS = 10 + 10P
a. Xác định giá và lượng cân bằng?
Qd = Qs => 70 - 5Pe = 10 + 10Pe => Pe = 4 => Qe = 50
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm A tại điểm cân bằng?
Ed = (-5).4/50 = -0,4
c. Nếu Chính phủ định Pc = 3 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?
Pc = 3 => Qd = 55, Qs = 40 => Thiếu hụt: 55 - 40 = 15
d. Nếu Chính phủ định Pf = 5 và cam kết mua hết lượng cung thừa thì số
tiền Chính phủ cần có để thực hiện cam kết là bao nhiêu?
Pf = 5 => Qd = 45, Qs = 60 => Dư thừa: 60 - 45 = 15
Chính phủ cần: 5.15 = 75
e. Nếu Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm A làm cho sản lượng cân bằng
giảm 50%. Xác định lại giá sau thuế? Tiền thuế trên mỗi sản phẩm là bao nhiêu?
Tiền thuế mỗi bên chịu trên mỗi sản phẩm?
P1 = 4, Q1 = 50
Q2 = 50%Q1 = 50%.50 = 25 = Qd => 70 - 5P2 = 25 => P2 = 9
Qst = 25 => 10 + 10(P2 - t) = 25 => 10 + 10(9 - t) = 25 => t = 7,5
P3 = P2 - t = 9 - 7,5 = 1,5
Người bán chịu thuế: 25(4 - 1,5) = 62,5
Người mua chịu thuế: 25(9 - 4) = 125
8. Hiện nay ma túy là một hiểm họa đang đe dọa xã hội. Để giảm số người
nghiện hút ma túy, Công an tỉnh A trong thời gian qua đã tiến hành chiến dịch
bài trừ ma túy như sau:
- Chính sách 1: Tổ chức tuyên truyền tác hại của ma túy và có chính sách
giúp đỡ người cai nghiện.
- Chính sách 2: Tiến hành điều tra và phá những đường dây cung cấp ma
túy.
Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch bài trừ ma túy tại tỉnh A, phóng viên X
đã tiến hành điều tra và nhận thấy rằng:
- Số người tự nguyện đi cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện tăng lên so
với khi chưa có chiến dịch.
- Giá bán lẻ ma túy giảm xuống so với khi chưa có chiến dịch.
Và anh ta kết luận rằng: “Mặc dù số người tự nguyện đi cai nghiện tại các
trung tâm tăng lên nhưng chiến dịch bài trừ ma túy không có hiệu quả vì giá bán
lẻ ma túy giảm xuống cho thấy lượng cung ma túy nhiều hơn trước”
a. Anh, chị hãy dùng mô hình cung - cầu để giải thích hiệu quả của chính
sách 1.
Tổ chức tuyên truyền => D giảm => P giảm và Q giảm
b. Anh, chị hãy dùng mô hình cung - cầu để giải thích hiệu quả của chính
sách 2.
Tiến hành điều tra => S giảm => P tăng và Q giảm
c. Anh, chị có đồng ý với kết luận của phóng viên X hay không? Tại sao?
Không đồng ý vì P giảm là do D giảm nhiều hơn S giảm.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG III
A.Trắc nghiệm
1. Khi tǎng tiêu dùng một hàng hóa thì:
a. Tổng độ thỏa dụng giảm xuống.
Tăng tiêu dùng => TU lúc tăng lúc giảm
b. Độ thỏa dụng biên tăng lên.
Tăng tiêu dùng => MU giảm
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
2. Đường bàng quang có đặc điểm là:
a. Dốc xuống.
b. Cong về phía gốc tọa độ.
c. Không cắt nhau.
d. Tất cả đều đúng.
3. Một người tiêu dùng đang ở một điểm mà tại đó đường bàng quan cắt
đường giới hạn ngân sách, người tiêu dùng này:
a. Chưa tối đa độ thoả dụng.
b. Chi tiêu hết ngân sách của mình.
c. Nên di chuyển lên một đường bàng quan cao hơn nhằm tối đa hóa độ
thỏa dụng.
d. Tất cả đều đúng.
4. Tại điểm tiêu dùng tối ưu (hay cân bằng tiêu dùng):
a. Tổng độ thỏa dụng của mỗi hàng hóa là như nhau.
b. Độ thỏa dụng biên của mỗi hàng hóa là như nhau.
c. Độ thỏa dụng biên mang lại từ một đơn vị tiền tệ chi cho mỗi hàng
hóa là như nhau.
MUx/Px = MUy/Py
d. Tất cả đều sai.
5. Tại điểm tiêu dùng tối ưu (hay cân bằng tiêu dùng):
a. Độ dốc của đường giới hạn ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan.
-MUx/MUy = -Px/Py
b. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) bằng tỷ lệ giá cả cả.
MRS = -∆y/∆x = MUx/MUy = Px/Py
c. Người tiêu dùng đạt được tổng độ thỏa dụng tối đa.
d. a, b, c đều đúng.
6. Đường bàng quan (đường đẳng ích) biểu thị tất cả những phối hợp tiêu
dùng về 2 sản phẩm X và Y mà người tiêu dùng:
a. Đạt được độ thỏa dụng tăng dần.
b. Đạt được cùng một độ thỏa dụng.
c. Đạt được độ thỏa dụng giảm dần.
d. Đạt được độ thoả dụng tối đa
7. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là:
a. Độ dốc của đường ngân sách.
b. Độ dốc của đường bàng quan.
MRS = -∆y/∆x = MUx/MUy
c. Tỷ lệ giá cả của X và Y.
d. Tất cả đều sai.
8. Đường ngân sách dịch chuyển lên trên song song với đường cũ khi:
a. Thu nhập tǎng.
b. Thu nhập giảm.
c. Giá hàng X tǎng.
d. Giá hàng X giảm.
9. Câu nào sau đây là không đúng:
a. Đường bàng quan thể hiện tất cả các phối hợp về hai loại hàng hóa cho
người tiêu dùng cùng một mức độ thỏa mãn:
b. Các đường bàng quan không cắt nhau.
c. Đường bàng quan luôn có độ dốc bằng tỷ lệ giá cả của hai loại hàng
hóa.
Chỉ khi tiêu dùng tối ưu
d. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa sao cho
tổng độ thỏa dụng (TU) không đổi.
10. Nếu giá hàng hóa X thay đổi trong khi ngân sách và giá hàng hóa Y
không đổi thì:
a. Đường bàng quan dịch chuyển lên phía trên.
b. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyển sang trái và song song với đường
cũ.
c. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyển sang phải và song song với
đường cũ.
d. a, b, c đều sai.
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Theo quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần thì tổng độ thỏa dụng sẽ giảm
khi tăng tiêu dùng.
Sai vì theo quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần thì độ thỏa dụng biên
sẽ giảm khi tăng tiêu dùng. Còn khi tăng tiêu dùng thì tổng độ thỏa dụng sẽ
tăng đến cực đại rồi giảm xuống.
2. Cân bằng tiêu dùng đạt được khi người tiêu dùng sử dụng hết ngân sách
cho tổ hợp hàng hóa mang lại tổng độ thỏa dụng cực đại.
Đúng vì cân bằng tiêu dùng đạt được khi trong khả năng tiêu dùng giới
hạn, người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho MU của đơn vị
tiền của các sản phẩm là bằng nhau.
3. Khi độ thỏa dụng biên do một đồng chi tiêu cho hàng hóa X mang lại lớn
hơn độ thỏa dụng biên do một đồng chi tiêu cho hàng hóa Y mang lại thì người
tiêu dùng nên tăng tiêu dùng hàng hóa X và giảm tiêu dùng hàng hóa Y để tăng
tổng độ thỏa dụng.
Đúng vì MUx/Px > MUy/Py => x tăng và y giảm => MU tăng
4. Tại bất kỳ điểm nào trên đường giới hạn ngân sách, người tiêu dùng đều
sử dụng hết ngân sách của họ.
Đúng vì đường ngân sách mô tả các giỏ hàng hóa tối đa mà người tiêu
dùng có thể mua được khi sử dụng hết ngân sách.
5. Khi giá hàng hóa X (hàng hóa X được biểu diễn trên trục hoành) giảm sẽ
làm đường giới hạn ngân sách ít dốc hơn trước.
Đúng vì độ dốc đường ngân sách = -Px/Py và Px giảm => Độ dốc giảm
=> Đường ngân sách ít dốc hơn trước.
6. Độ dốc đường giới hạn ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu
dùng.
Sai vì độ dốc đường ngân sách = -Px/Py => Không phụ thuộc vào I
7. Các đường bàng quan có thể cắt nhau.
Sai vì các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau, mỗi đường bàng
quan biểu diễn cho 1 mức thỏa mãn khác nhau.
8. Độ dốc của đường bàng quan bằng tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa.
Đúng vì độ dốc của đường bàng quan = MRS
9. Nếu giá hàng hóa X tăng và giá hàng hóa Y cũng tăng với cùng tỷ lệ thì
đường giới hạn ngân sách bị dịch chuyển vào trong và song song với đường cũ.
Đúng vì P’x/P’y = Px/Py => Song song đường cũ và I/P’x < I/Px => Dịch
chuyển vào trong
10. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa độ thỏa dụng khi tiêu dùng hết ngân sách
của mình.
Sai vì khi tiêu dùng hết ngân sách chưa chắc đạt được độ thỏa dụng
được tối đa.
C. Bài tập:
1. Một người tiêu dùng khi tiêu dùng 2 sản phẩm X, Y thì tổng độ thỏa dụng
đạt được tương ứng với mỗi mức tiêu dùng như sau:
X TUx MUx Y TUy MUy

0 0 0 0 0 0

1 7 7 1 25 25

2 13 6 2 48 23

3 18 5 3 70 22

4 22 4 4 91 21

5 25 3 5 108 17

6 27 2 6 124 16

7 28 1 7 139 15

8 29 1 8 146 7

9 27 -2 9 150 4

a. Tính độ thỏa dụng biên tương ứng với các mức tiêu dùng của sản phẩm X
và Y?
b. Nếu người tiêu dùng dành 48 đơn vị tiền (đvt) để chi tiêu cho 2 sản phẩm
này. Biết rằng giá của X là 2 đvt, giá của Y là 6 đvt, thì người này phải mua bao
nhiêu sản phẩm X và Y để tối đa hóa độ thỏa dụng.
I = 48, Px = 2, Py = 6 => 2X + 6Y = 48 (1)
MUx/MUy = Px/Py = 2/6 = 1/3 (2)
Từ (1) và (2) => X = 3, Y = 7
2. Hàm tổng độ thỏa dụng của sinh viên A được cho như sau: TU(X,Y) =
X.Y
a. Giả sử hiện tại sinh viên A tiêu dùng 14 đv X và 12 đv Y. Nếu sinh viên
A giảm tiêu dùng hàng hóa Y đi 8 đv thì cần phải tiêu dùng bao nhiêu đơn vị
hàng hóa X để duy trì mức tổng độ thỏa dụng ban đầu?
TU = X.Y = 14.12 = 168
Y’ = 12 - 8 = 4 => X’ = TU’/Y’ = 168/4 = 42
b. Tổ hợp hàng hóa nào sau đây được sinh viên A ưa thích hơn: (3X,10Y)
và (4X,8Y).
TU(3X,10Y) = 3.10 = 30 và TU(4X,8Y) = 4.8 = 32 => Sinh viên A ưa
thích (4X,8Y) hơn
c. Đối với 2 tổ hợp hàng hóa (8X,12Y) và (16X,9Y) sinh viên A có bàng
quan hay không?
TU(8X,12Y) = 8.12 = 96, TU(16X,9Y) = 144 => Sinh viên A không bàng
quan
d. Giả sử giá hàng hóa X là 2 đvt và giá hàng hóa Y là 4 đvt và sinh viên A
có 80 đvt thì sinh viên A sẽ tiêu dùng bao nhiêu hàng hóa X và bao nhiêu hàng
hóa Y để tối đa hóa tổng độ thỏa dụng?
Px = 2, Py = 4, I = 80 => 2X + 4Y = 80 (1)
MUx = TU’x = Y, MUy = TU’y = X
MUx/MUy = Px/Py => Y/X = 2/4 (2)
Từ (1) và (2) => X = 20, Y = 10
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV
A.Trắc nghiệm:
1. Nếu doanh thu biên (MR) lớn hơn chi phí biên (MC) và doanh nghiệp
quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận thì nên:
a. Giám chi phí.
b. Giảm sản lượng.
c. Tăng sản lượng.
MR > MC => Tăng Q
d. a,b,c đều sai.
2. Đường đẳng lượng có đặc điểm là:
a. Độ dốc âm.
b. Lồi về phía góc của trục tọa độ.
c. Không cắt nhau.
d. a,b,c đều đúng.
3. Doanh thu biên MR là:
a. Doanh thu tǎng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị sản
phẩm.
b. Chi phí tǎng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào.
c. Là độ dốc của đường tổng doanh thu.
d. Câu a và c đúng.
4. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây biến phí của doanh nghiệp:
a. Chi phí về bao bì sản phẩm.
b. Chi phí nguyên vật liệu.
c. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
d. Tất cả đều đúng.
5. Ðường chi phí nào dưới đây không có dạng hình chữ U:
a. Ðường chi phí biến đổi trung bình AVC.
b. Đường chi phí trung bình AC.
c. Đường chi phí cố định trung bình AFC.
d. Đường chi phí biên MC.
6. Doanh thu biên (MR) nhỏ hơn chi phí biên (MC) và nếu doanh nghiệp
muốn tối đa hóa lợi nhuận thì nên:
a. Giảm chi phí.
b. Giảm sản lượng.
MR < MC => Giảm Q
c. Tǎng sản lượng.
d. a,b,c đều sai.
7. Nếu chúng ta biết AVC cực tiểu, thì chúng ta có thể biết rằng:
a. MC = AVCmin.
b. MC đang đi xuống.
c. MC cực tiểu.
d. Tất cả đều sai.
8. Câu nào là đúng:
a. AC = (VC + FC)/Q.
b. AC =AVC + AFC.
c. AC = TC/Q
d. Tất cả đều đúng.
9. Nǎng suất trung bình (hay sản lượng trung bình) AP:
a. Nếu AP > MP, AP đang đi lên.
b. Là cực đại khi AP = MP.
c. Tǎng lên khi MP đi xuống.
d. Tất cả đều đúng.
10. Câu phát biểu nào sau đây về chi phí cố định trung bình AFC là không
đúng:
a. AFC giảm khi sản lượng tǎng.
b. AFC = FC/Q.
c. Được biểu diễn bằng một đường thẳng song song với trục hoành.
d. Luôn luôn nhỏ hơn AC.
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Các yếu tố sản xuất như máy móc và lao động không thể thay thế cho
nhau.
Sai vì chúng ta có thể thay thế K và L cho nhau để có cùng chi phí hoặc
cùng sản lượng (MRTS(LK) là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K).
2. Đường tổng sản lượng (TP) phản ánh mối quan hệ giữa tổng sản phẩm
sản xuất và số lượng các yếu tố sản xuất sử dụng.
Đúng vì hàm sản xuất mô tả số lượng sản phẩm tối đa có thể được sản
xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất nhất định, tương ứng với trình độ
kỹ thuật nhất định.
3. Đường sản lượng biên (MP) cho thấy mức gia tăng tổng sản lượng khi sử
dụng tăng thêm 1 đơn vị của một yếu tố sản xuất.
Đúng vì sản lượng biên theo lao động là sự thay đổi trong lượng thay
đổi của TP khi L thay đổi 1 đơn vị.
4. Khi mức sản lượng biên (MP) đang tăng thì mức chi phí biên (MC) đang
giảm.
Đúng vì khi chuyên môn hóa sản xuất => MP tăng và MC giảm
5. Chi phí trung bình (AC) giảm khi sản lượng gia tăng.
Sai vì AC giảm rồi tăng khi Q tăng.
6. Theo các nhà kinh tế học ngắn hạn là khoảng thời gian dưới 5 năm.
Sai vì ngắn hạn là khoảng thời gian doanh nghiệp có ít nhất một yếu tố
sản xuất không thể thay đổi.
7. Doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại khi sản lượng đạt cực đại.
Sai vì doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại khi MR = MC
8. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là mức sản lượng tại đó khoảng cách
giữa đường tổng doanh thu (TR) và đường tổng chi phí (TC) đạt cực đại.
Sai vì tại đó TR phải lớn hơn TC nữa thì lợi nhuận mới đạt cực đại.
9. Nếu mức chi phí biên (MC) lớn hơn mức doanh thu biên (MR) thì doanh
nghiệp nên cắt giảm sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận.
Đúng vì MC > MR => Giảm Q
10. Nếu mức chi phí biên (MC) nhỏ hơn mức chi phí trung bình (AC) thì sản
lượng gia tăng sẽ làm chi phí trung bình (AC) gia tǎng.
Sai vì MC > AC => AC giảm rồi tăng khi Q tăng.
C. Bài tập:
1. Nếu biết hàm số cầu của một doanh nghiệp là: Q = 230 – 5/2P, làm thế
nào để suy ra được hàm TR, hàm AR và hàm MR của doanh nghiệp?
P = 92 - 0,4Q => TR = P.Q = (92 - 0,4Q).Q = 92Q - 0,4Q^2
AR = TR/Q = P = 92 - 0,4Q
MR = TR’ = 92 - 0,8Q
2. Tổng chi phí ngắn hạn của một doanh nghiệp được cho trong bảng sau:
Q 0 1 2 3 4 5 6
TC 120 180 200 210 225 260 330
FC 120 120 120 120 120 120 120
VC 0 60 80 90 105 140 210
AFC ∞ 120 60 40 30 24 20
AVC ∞ 60 40 30 26,25 28 35
AC ∞ 180 100 70 56,25 52 55
MC 120 60 20 10 15 35 70

Hãy xác định: Tổng chi phí cố định (FC); Tổng chi phí biến đổi (VC); Chi
phí cố định trung bình (AFC); Chi phí biến đổi trung bình (AVC); Chi phí
trung bình (AC); Chi phí biên (MC).
3. Hàm số cầu của một doanh nghiệp có dạng: Q = –5P + 1500. Doanh
nghiệp có hàm chi phí biến đổi: VC = 1/10Q 2 + 90Q và hàm chi phí cố định là:
FC = 20.000.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng là bao
nhiêu? Tính giá bán mỗi đơn vị và tổng lợi nhuận đạt được?
P = 300 - 0,2Q => MR = 300 - 0,4Q
TC = VC + FC = 1/10Q^2 + 90Q + 20000 => MC = 0,2Q + 90
pi max => MR = MC => 300 - 0,4Q = 0,2Q + 90 => Q = 350 => P = 230
pi max = TR - TC = 230.350 - (1/10.350^2 + 90.350 + 20000) = 16750
b. Giả sử do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên nên lượng cầu đối với
sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên thêm 150 đvsp ở mỗi mức giá, để đạt lợi
nhuận tối đa thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng là bao nhiêu? Tính
giá bán mỗi đơn vị sản phẩm và tổng lợi nhuận đạt được trong trường hợp này?
Q = -5P + 1650 => P = 330 - 0,2Q => MR = 330 - 0,4Q
MC = 0,2Q + 90Q
pi max => MR = MC => 330 - 0,4Q = 0,2Q + 90 => Q = 400 => P = 250
pi max = TR - TC = 250.400 - (1/10.400^2 + 90.400 + 20000) = 28000
4. Một doanh nghiệp có hàm VC = Q2 + 4Q. Sản phẩm của doanh nghiệp
bán ra trên thị trường có 50 người mua giống nhau và hàm số cầu của mỗi
người mua là: Q = 10 – 1/10P. Hãy xác định:
a. Hàm số cầu của doanh nghiệp.
Qdn = 50Q = 50(10 - 1/10P) = 500 - 5P
b. Hàm MC và MR của doanh nghiệp.
MC = TC’ = VC’ = 2Q + 4
P = 100 - 0,2Q => MR = 100 - 0,4Q
c. Giá bán, lượng bán và lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp, biết FC = 120.
pi max => MR = MC => 100 - 0,4Q = 2Q + 4 => Q = 40 => P = 92
pi max = TR - TC = 92.40 - (40^2 + 4.40 + 120) = 1800
d. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận, để có mức lợi nhuận bình thường
thì FC là bao nhiêu?
pi max => Q = 40, P = 92
pi max = 0 => TR - TC = 0 => 92.40 - (40^2 + 4.40 + FC) = 0
=> FC = 1920
e. Giá bán và lượng bán khi doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Lợi nhuận
trong trường hợp này là bao nhiêu? Biết FC = 2.000.
TR max => MR = 0 => 100 - 0,4Q = 0 => Q = 250 => P = 50
pi = TR - TC = 50.250 - (250^2 + 4.250 + 2000) = -53000
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG V
A. Trắc nghiệm:
1. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Tất cả các doanh nghiệp đều là người định giá.
b. Không có trở ngại nào cho việc gia nhập hay rời bỏ thị trường.
c. Các doanh nghiệp bán các sản phẩm không đồng nhất.
d. Người mua và người bán không có đầy đủ thông tin về sản phẩm và giá
cả.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Đường doanh thu biên dốc xuống.
b. Đường cầu trùng với đường MR và nằm ngang.
c. Đường cầu dốc xuống.
d. Tất cả đều sai.
3. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Doanh nghiệp có vốn lớn sẽ quyết định giá.
b. Người bán và người mua chấp nhận giá thị trường.
c. Người bán sẽ quyết định giá.
d. Tất cả đều sai.
4. Quyết định nào mà doanh nghiệp không phải đương đầu trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo:
a. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm.
b. Giá bán sản phẩm.
c. Công nghệ sản xuất.
d. Sử dụng các yếu tố sản xuất.
5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh nghiệp sẽ sản xuất:
a. P = MC.
b. MR = MC.
c. D = MC.
d. Tất cả đều đúng.
6. Trong những ngành sản xuất sau đây, ngành nào gần giống với thị trường
cạnh tranh hoàn hảo:
a. Xe hơi.
b. Thuốc lá điếu.
c. Báo chí.
d. Lúa gạo.
7. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là:
a. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường
AVC.
b. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của chính nó.
c. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AC.
d. Phần đường chi phí trung bình AC nằm trên điểm cực tiểu của đường
MC.
8. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa nếu:
a. P < AVCmin.
b. ACmin > P > AVCmin.
c. P < ACmin.
d. Tất cả đều sai.
9. Khi giá thị trường cao hơn chi phí biên MC, doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo cần:
a. Tǎng sản lượng bán.
b. Ngừng sản xuất.
c. Giảm sản lượng bán.
d. Tǎng chi phí biên.
10. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi doanh nghiệp và ngành đều đạt
cân bằng dài hạn thì mỗi doanh nghiệp:
a. Có lợi nhuận kế toán.
b. Không có lợi nhuận kinh tế.
c. Sản xuất ở mức sản lượng mà là LAC là thấp nhất.
d. a, b, c đều đúng.
11. Độc quyền hoàn toàn là cơ cấu thị trường trong đó:
a. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm khác biệt.
b. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm đồng nhất.
c. Một doanh nghiệp bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối
với việc gia nhập ngành là rất lớn.
d. Một doanh nghiệp bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với
việc gia nhập ngành là không đáng kể.
12. Nhà độc quyền là người:
a. Chấp nhận giá thị trường.
b. Không quan tâm đến giá cả thị trường.
c. Quyết định giá cả trên thị trường.
d. Tất cả đều sai.
13. Trong thị trường độc quyền hoàn toàn thì đường cung của doanh nghiệp
là:
a. Đường AC.
b. Đường MC.
c. Đường AVC.
d. Tất cả đều sai.
14. Trong thị trường độc quyền, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở:
a. Bất cứ mức sản lượng nào.
b. Tại mức sản lượng có P = MC.
c. Tại mức sản lượng có MR = MC.
d. Tất cả đều đúng.
15. Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền (lợi nhuận bằng không), Chính
phủ nên quy định mức giá P sao cho:
a. P = MC.
b. P = AVC.
c. P = AC.
d. P = MR.
16. Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đạt mức tối
đa thì:
a. MR = MC.
b. MR = 0.
c. MR = P.
d. MR = AC.
17. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn:
a. Luôn luôn có lợi nhuận nhờ ưu thế độc quyền.
b. Luôn luôn ở mức giá bằng chi phí sản xuất.
c. Luôn sản xuất ở quy mô tối ưu .
d. Không phải luôn luôn có lợi nhuận.
18. Khi Nhà nước áp dụng thuế không theo sản lượng, doanh nghiệp độc
quyền sẽ:
a. Thay đổi giá bán và sản lượng.
b. Không bị ảnh hưởng gì.
c. Bị giảm lợi nhuận.
d. a, b, c đều sai.
19. Một chính sách thuế theo sản lượng đối với một doanh nghiệp độc quyền
sẽ làm cho:
a. Đường AC dịch chuyển lên trên và đường MC không đổi.
b. Đường AC và MC dịch chuyển lên trên vì thuế được xem như một khoản
chi phí cố định.
c. Đường AC và MC dịch chuyển lên trên vì thuế được xem như một
khoản chi phí biến đổi.
d. a, b, c đều sai.
20. Trong thị trường mang tính độc quyền thì:
a. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng là đường doanh thu biên.
b. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền nằm dưới đường doanh thu biên.
c. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền nằm trên và có độ dốc bằng 2 lần
độ dốc đường doanh thu biên.
d. a, b, c đều sai.
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp không thể tác
động đến giá bán sản phẩm để tăng lợi nhuận.
Đúng vì trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có rất nhiều doanh nghiệp
nên việc doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi ngành hay tăng giảm sản
lượng không hề tác động đến giá bán sản phẩm. Giá được xác định bởi
cung cầu và doanh nghiệp chỉ là người chấp nhận giá.
2. Đường cầu đối với sản phẩm của một ngành cạnh tranh hoàn hảo là một
đường thẳng song song với trục hoành.
Sai vì đường cầu của một ngành cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng
dốc từ trên xuống dưới, còn đường cầu của một doanh nghiệp trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng song song với trục hoành
và đi qua điểm cân bằng trên thị trường.
3. Nếu mức doanh thu biên MR lớn hơn mức chi phí biên MC thì doanh
nghiệp nên giảm sản lượng để tăng lợi nhuận.
Sai vì khi doanh thu biên lớn hơn mức chi phí biên thì doanh nghiệp đang
thu được lợi nhuận, nên tiếp tục sản xuất thêm, tăng sản lượng để thu được
nhiều lợi nhuận hơn.
4. Một doanh nghiệp đạt mức hòa vốn khi lợi nhuận kinh tế bằng 0.
Đúng vì khi lợi nhuận kinh tế = 0 thì pi = 0 => (P - AC)Q = 0 => P = AC =>
Doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
5. Nếu giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí biến đổi trung bình cực tiểu
AVCmin thì doanh nghiệp nên ngừng sản xuất.
Đúng vì khi giá bán sản phẩm < chi phí biến đổi trung bình => P <
AVCmin => DN nên ngừng sản xuất vì lúc này việc sản xuất không mang
lại lợi nhuận mà còn làm doanh nghiệp lỗ thêm nhiều.
6. Tất cả các doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận kinh tế cực đại khi thị
trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng trong ngắn hạn.
Sai vì khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo đạt cân bằng trong ngắn hạn thì
các doanh nghiệp đến hòa vốn với P = AC.
7. Sự gia nhập thị trường cạnh tranh hoàn hảo của các doanh nghiệp mới sẽ
làm tăng giá bán sản phẩm và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp hiện tại đang
hoạt động.
Sai vì thị trường cạnh tranh hoàn hảo có rất nhiều doanh nghiệp nên sự gia
nhập của các doanh nghiệp mới sẽ không tác động đến thị trường như giá
bản sản phẩm và lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động.
8. Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường
phải bán với giá thấp hơn giá thị trường.
Sai vì trong thị trường cạnh tranh cạnh hoàn hảo, các doanh nghiệp là
người chấp nhận giá nên các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường phải
bán với giá bằng giá thị trường.
9. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tối đa hóa doanh thu nếu sản xuất ở
mức sản lượng Q sao cho MR = 0.
Sai vì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tối đa hóa doanh thu khi Q
max vì TR = P.Q mà P không đổi nên TR max <=> Q max.
10. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận cực đại khi doanh thu
đạt cực đại.
Sai vì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận cực đại khi P = MC
còn doanh thu đạt cực đại khi Q max.
11. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có thể thay đổi giá bán.
Đúng vì doanh nghiệp độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt,
không có sản phẩm thay thế nên có sức mạnh thị trường rất lớn, hoàn toàn
có thể thay đổi giá bán bằng việc tăng giảm sản lượng cung ứng.
12. Đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn thì mức doanh thu biên luôn
nhỏ hơn mức giá.
Đúng vì lượng hàng bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu biên luôn nhỏ
hơn giá bán ở mọi mức sản lượng.
13. Do khả năng ấn định giá bán nên doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
không bao giờ thua lỗ.
Sai vì doanh nghiệp độc quyền vẫn có thể thua lỗ khi FC quá lớn (doanh
nghiệp mới bắt đầu sản xuất). Mặc dù P > MC nhưng vẫn bị lỗ nếu AC quá
lớn.
14. Nếu đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là một đường
thẳng thì đường doanh thu biên cũng là một đường thẳng và có độ dốc gấp 2 lần
độ dốc của đường cầu.
Đúng vì lượng hàng bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu biên luôn nhỏ
hơn giá bán ở mọi mức sản lượng. Đường cầu có phương trình P = aQ + b
(a < 0) => TR = aQ^2 +bQ => MR = 2aQ + b. Do đó, nếu đường cầu của
doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là một đường thẳng thì đường doanh
thu biên cũng là một đường thẳng và có độ dốc gấp 2 lần độ dốc của đường
cầu.
15. Đối với doanh nghiệp độc quyền, đường cung ngắn hạn không thể xác
định được.
Đúng vì không thể kết hợp các cặp giá với nhau nên đường cung ngắn hạn
của doanh nghiệp độc quyền không thể xác định đường, thể hiện: Với một
mức sản lượng có thể định nhiều mức giá khác nhau và tại một mức giá có
thể cung ứng ở nhiều mức sản lượng.
16. Trong dài hạn, doanh nghiệp độc quyền hòa vốn nếu P = ACmin
Đúng vì nếu P = AC min thì (P - AC)Q = 0 => pi = 0 => Doanh nghiệp độc
quyền không thu được lợi nhuận mà chỉ hòa vốn.
17. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ ngừng sản xuất nếu P < AVCmin
Đúng vì DN nên ngừng sản xuất vì lúc này việc sản xuất không mang lại lợi
nhuận mà còn làm doanh nghiệp lỗ thêm nhiều.
18. Để tăng sản lượng bán doanh nghiệp độc quyền phải giảm giá bán.
Đúng vì đường cầu của doanh nghiệp độc quyền trung với đường cầu của
thị trường, là một đường thẳng dốc từ trên xuống dưới nên khi giảm giá
bán thì sản lượng bán doanh nghiệp sẽ tăng.
19. Chính sách thuế tính trên đơn vị sản lượng không làm cho doanh nghiệp
độc quyền thay đổi giá bán.
Sau vì chính sách thuế tính trên đơn vị sản lượng làm chi phí biên MC thay
đổi nên làm P thay đổi.
20. Các doanh nghiệp độc quyền nhóm sẽ đồng loạt tăng giá bán nếu một
trong các doanh nghiệp này tăng giá.
C. Bài tập:
1. Giả sử chi phí biên MC của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo được
cho bởi: MC = 3 + 2Q (đơn vị 1.000đ). Nếu giá thị trường sản phẩm của hãng là
9000đ.
a. Mức sản lượng nào doanh nghiệp sẽ sản xuất?
b. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu?
2. Giả sử một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường tổng chi phí là:
TC = Q2 + Q + 100. Hãy xác định các hàm: FC, AC, AVC và MC.
a. Nếu giá bán trên thị trường là 27 đ/sp thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức
sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận thu được là bao nhiêu?
b. Tại mức giá nào thì doanh nghiệp hòa vốn trong ngắn hạn? Lượng cung
của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Khi giá thị trường giảm xuống còn 9 đ/sp thì doanh nghiệp có nên ngừng
sản xuất hay không? Tại sao?
d. Xác định đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.
3. Giả sử trên thị trường một loại sản phẩm có 3 nhóm người mua với hàm
số cầu lần lượt là: P = 20 – 1/1.000QA; QB = 40.000 – 2.000P; P = 5 –
1/2.000QC. Và thị trường có 250 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này có hàm
tổng chi phí giống hệt nhau là: TC = 1/20Q2 – 16Q + 1.800.
a. Hãy xác định hàm số cầu và hàm số cung của thị trường.
b. Tìm giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường?
c. Tính lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được khi chấp nhận mức giá
cân bằng này?
d. Lợi nhuận thu được là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bên ngoài
tham gia vào thị trường. Vì vậy cung thị trường tăng lên 20% ở mỗi mức giá.
Hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng mới trên thị trường.
4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo của ngành công nghiệp X, cung cầu
được cho như sau: Q = 15.000 – 400P và Q = 5.000 + 600P.
a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường?
b. Một doanh nghiệp có hàm tổng phí: TC = 2Q^2 – 10Q + 50 muốn gia
nhập thị trường. Xác định hàm MC của doanh nghiệp?
c. Nếu gia nhập ngành thì mức sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận là bao nhiêu? Tính lợi nhuận của doanh nghiệp? Doanh nghiệp có nên gia
nhập thị trường này hay không? Vì sao?
5. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu thị trường về sản phẩm là: P
= 186 – Q. Tổng phí cố định của doanh nghiệp FC = 2.400, chi phí biến đổi
trung bình AVC = 1/10Q + 10.
a. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi
nhuận đạt được?
b. Giả sử Chính phủ đánh thuế môn bài (thuế gộp) 1.000 thì giá cả, sản
lượng bán và lợi nhuận sẽ thay đổi thế nào?
6. Một doanh nghiệp độc quyền đối diện với đường cầu: Q = 3.000 – 10P
và hàm tổng chi phí: TC = 1/10Q2 + 180Q + 6.000. Hãy:
a. Xác định hàm MR và hàm MC của doanh nghiệp?
b. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Lợi
nhuận là bao nhiêu?
c. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận khi doanh nghiệp phải
chịu thuế theo sản lượng là 20đ/sp? Tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp?
Tiền thuế trên đơn vị sản phẩm mà mỗi bên doanh nghiệp và người mua phải
chịu?
7. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền với hàm số cầu và
hàm tổng phí như sau: P = 1.000 – 1/10Q và TC = 1/20Q2 + 400Q + 20.000.
a. Xác định giá, sản lượng và lợi nhuận khi doanh nghiệp tối đa hóa doanh
thu?
b. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Tính
lợi nhuận tối đa.
c. Nếu Chính phủ đánh thuế theo sản lượng: 150 đ/sp. Tính lại giá, sản
lượng và lợi nhuận?
d. Nếu doanh nghiệp phải chịu thêm một khoản thuế khoán (thuế gộp) là
10.000đ. Xác định lại giá, sản lượng và lợi nhuận?
8. Có 70 người tiêu dùng sản phẩm X trên thị trường. Giả định hàm số cầu
cá nhân của họ là giống nhau và có dạng: P = 280 – 70/4Q. Chỉ có một doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm X và hàm chi phí sản xuất có dạng: VC = 1/6Q 2 +
30Q và FC = 15.000.
a. Xác định hàm số cầu thị trường?
b. Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp cần sản xuất ở mức sản lượng nào và
định giá bán bao nhiêu? Tính tổng lợi nhuận đạt được?
c. Nếu Chính phủ đánh thuế mỗi sản phẩm là 20 thì doanh nghiệp có thay
đổi giá cả và sản lượng bán không? Xác định lợi nhuận trong trường hợp này?
d. Nếu Chính phủ quy định giá tối đa P = 172 để làm triệt tiêu sức mạnh
độc quyền thì doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi
nhuận? Xác định tổng lợi nhuận đạt được?

You might also like