You are on page 1of 32

CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT CUNG – CẦU

Phần 1: Lựa chọn một câu trả lời đúng nhất

1. Cung hàng hóa thay đổi khi;


a. Cầu hàng hóa thay đổi
b. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
c. Công nghệ sản xuất thay đổi
d. Không phải điều nào ở trên
2. Nếu giá hàng hóa A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với đối với
hàng hóa B về phía bên trái thì:
a. A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng
b. A và B là hàng hóa thay thế trong tiêu dùng
c. A và B là hàng hóa thay thế trong sản xuất
d. B là hàng hóa bình thường
3. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho:
a. Đường cầu dịch chuyển lên trên
b. Đường cung dịch chuyển lên trên
c. Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên
d. Không điều nào ở trên đúng
4. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt bò:
a. Giá hàng hóa thay thế cho thịt bò tăng lên
b. Giá thịt bò giảm xuống
c. Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi
d. Các nhà thịt lợn quảng cáo cho sản phẩm của họ
5. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng:
a. Cả cung và cầu đều tăng

1
b. Cả cung và cầu đều giảm
c. Cầu tăng và cung không đổi
d. Cung tăng và cầu không đổi
6. Ở hình dưới đây, đường cầu đối với xe đạp đã chuyển từ D 0 sang D1. Yếu tố gây ra
sự dịch chuyển đó là:
a. Giảm giá của những hàng hóa thay thế cho xe đạp
b. Giảm giá của nguyên vật liệu dùng để sản xuất xe đạp
c. Giảm thu nhập của người tiêu dùng (giả sử xe đạp là hàng thứ cấp)
d. Người tiêu dùng không thích sử dụng xe đạp bằng xe máy
Giá xe
S

D1
D0
Lượng xe
0
7. Trong hình dưới đây, đường cung của bếp ga chuyển từ S 0 sang S1. Yếu tố gây ra sự
dịch chuyển là;
a. Giá ga tăng lên
b. Tăng mức lương thực tế cho công nhân sản xuất bếp ga
c. Tăng thu nhập của người tiêu dùng (giả sử bếp ga là hàng thông thường)

2
d. Giảm giá của các yếu tố cấu thành của bếp ga
P S0

S1

D
Q

8. Sự thay đổi nào dưới đây không dẫn đến dịch chuyển đường cầu đối với bia
a. Sự tăng giá nem chua
b. Sự tăng giá men làm bia
c. Sự giảm giá rượu vang
d. Sự tăng thu nhập của khách hàng mua bia
9. Đối với hàng hóa bình thường, khi thua nhập tăng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải
c. Lượng cầu giảm
d. Tất cả đều đúng
10. Đối với hàng hóa cấp thấp, khi thu nhập giảm;
a. Đường cầu dịch chuyển sang phải
b. Đường cầu dịch chuyển sang trái
c. Lượng cầu tăng
d. Tất cả đều đúng
11. Nếu biết đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng chỉ có thể tìm ra đường cầu
thị trường bằng cách:
3
a. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá
b. Cộng tất cả các mức giá lại
c. Cộng lượng mua ở mỗi mức giá của các cá nhân lại
d. Không câu nào đúng
12. Việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC làm tăng giá dầu vì:
a. Quy luật hiệu suất giảm dần
b. Quy luật đường cầu co giãn
c. Đường cầu dốc xuống
d. Không có lý do nào trong các lý do trên
13. Tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu giảm vì:
a. Người bán sẽ cung số lượng nhỏ hơn
b. Một số cá nhân không mua hàng hóa này nữa
c. Một số cá nhân mua hàng hóa này ít đi
d. b và c
14. Câu nào trong các câu là sai? Giả định rằng đường cung dốc lên:
a. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái và đường cầu giữ nguyên giá cân
bằng sẽ tăng
b. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung dịch chuyển sang phải
giá cân bằng sẽ giảm
c. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và cung tăng giá cân bằng sẽ tăng
d. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và cầu giữ nguyên giá cân bằng sẽ
giảm
15. ”Giá cân bằng” trong thị trường cạnh tranh:
a. Là giá được thiết lập ngay khi người mua và người bán đến với nhau trên thị
trường
b. Sẽ ổn định nếu như đạt được nhưng không có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống thực tế do thiếu những lực lượng có xu hướng đẩy giá đến mức này

4
c. Không có ý nghĩa trong cuộc sống thực tế vì sự phân tích này không tính đến
thu nhập, thị hiếu hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu
d. Có xu hướng đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được ngay vì có lực
lượng cạnh tranh bất cứ khi nào giá ở mức khác với mức giá cân bằng
16. Nếu đường cầu là P = 100 – 4Q và cung là P = 40 + 2Q thì giá và lượng cân bằng
sẽ là:
a. P = 6, Q = 10
b. P = 10, Q = 6
c. P = 40, Q = 6
d. Không câu nào đúng
17. Cho cung về thịt bò là cố định, giảm giá cá sẽ dẫn đến:
a. Đường cầu về thịt dịch chuyển sang phải
b. Đường cầu về cá dịch chuyển sang trái
c. Giảm giá thịt
d. Tăng giá thịt
18. Đường cầu của ngành dịch chuyển nhanh sang trái khi đường cung dịch chuyển
sang phải có thể hi vọng:
a. Giá cũ vẫn thịnh hành
b. Lượng cũ vẫn thịnh hành
c. Giá và lượng cung tăng
d. Giá và lượng cung giảm
19. Trong mô hình chuẩn cung – cầu điều gì sẽ xảy ra khi cầu giảm?
a. Giá giảm, lượng cầu tăng
b. Giá tăng, lượng cầu giảm
c. Giá và lượng cung tăng
d. Giá và lượng cân bằng giảm

5
20. Số lượng hàng hóa mà một người mua muốn mua không phụ thuộc vào yếu tố nào
trong các yếu tố sau:
a. Giá của hàng hóa đó
b. Giá của hàng hóa thay thế
c. Thu nhập của người đó
d. Độ co giãn của cung
21. Giá cân bằng trên thị trường là 50.000đ, nếu Chính phủ đặt giá là 60.000đ thì hiện
tượng gì xảy ra trên thị trường?
a. Dư thừa hàng hóa
b. Thiếu hụt hàng hóa
c. Không xảy ra hiện tượng gì
d. Không câu nào đúng
22. Nếu đường cầu là P = 5 + 0,2Q và cung là P = 20 – 0,1Q thì giá và lượng cân bằng
sẽ là:
a. P = 50, Q = 45
b. P = 50, Q = 15
c. P = 30, Q = 11
d. P = 55, Q = 15
23. Thuế đánh vào số lượng hàng hóa bán ra
a. Làm dịch chuyển đường cung lên trên 1 lượng đúng bằng thuế
b. Làm dịch chuyển đường cầu lên trên 1 lượng đúng bằng thuế
c. Không làm dịch chuyển đường cung
d. Không câu nào đúng
24. Giả sử rằng co giãn của cầu theo giá là 1/3. Nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ
thay đổi như thế nào?
a. Lượng cầu tăng 10%
b. Lượng cầu tăng 90%

6
c. Lượng cầu giảm 10%
d. Lượng cầu giảm 90%
25. Nếu đường cung là thẳng đứng thì co giãn của cung theo giá là:
a. 0
b. Nhỏ hơn 1
c. 1
d. Bằng vô cùng
26. Giả sử giá giảm 10% và lượng cầu tăng 20%. Co giãn của cầu theo giá (giá trị
tuyệt đối) là:
a. 0,5
b. 1
c. 2
d. Không đáp án nào đúng
27. Thị trường gạo ở Hà Nội được cho bởi các đường cung là P = 5 + 0,2Q và cầu P =
20 – Q. Độ co giãn của cầu và co giãn của cung theo giá ở mức giá cân bằng trên thị
trường gạo sẽ là:
a. ED = -3; ES = 1
b. ED = -3; ES = 1,5
c. ED = -0,03; ES = 1,5
d. Không đáp án nào đúng
28. Co giãn của cầu về sản phẩm A theo giá là 1,3 và đường cung dốc lên. Nếu thuế
1$ một đơn vị sản phẩm bán ra đánh vào người sản xuất sản phẩm A thì giá cân bằng
sẽ:
a. Không thay đổi vì thuế đánh vào người sản xuất chứ không phải vào người
tiêu dùng
b. Tăng thêm 1$
c. Tăng thêm ít hơn 1$
d. Không câu nào đúng
7
29. Hàm cầu là P = 100 – 4Q và cung là P = 40 + 2Q, tại P = 6 để tăng TR nên tăng
hay giảm giá?
a. Tăng
b. Giảm
c. Không đổi
d. Không đáp án nào đúng
30. Giả sử rằng co giãn của cầu theo giá là 1,5. Nếu giá giảm tổng doanh thu sẽ:
a. Giữ nguyên
b. Giảm
c. Tăng
d. Tăng gấp đôi
31. Giả sử độ co giãn của cầu theo giá là 0 thì cầu về hàng hóa là:
a. Hoàn toàn co giãn
b. Không co giãn
c. Co giãn
d. Hoàn toàn không co giãn
32. Giả sử cung là hoàn toàn co giãn. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải thì
a. Giá và lượng sẽ tăng
b. Lượng sẽ tăng nhưng giá giữ nguyên
c. Giá sẽ tăng nhưng lượng giữ nguyên
d. Giá tăng nhưng lượng giảm
33. Nếu giá là 10$ thì lượng mua là 5400kg/ngày và nếu giá là 15$ thì lượng mua là
4600kg/ngày, khi đó độ co giãn của cầu theo giá (giá trị tuyệt đối) là:
a. 0,1
b. 0,4
c. 2,7

8
d. 0,7
34. Khi thu nhập tăng lên 5% dẫn đến lượng cầu về sản phẩm X tăng 2,5% (điều kiện
các yếu tố khác không đổi) thì ta có thể kết luận X là:
a. Hàng hóa cấp thấp
b. Hàng hóa xa xỉ
c. Hàng hóa thiết yếu
d. Hàng hóa độc lập
35. Nếu ban đầu giá cân bằng của sản phẩm X là P = 10đ/sp, sau khi Chính phủ đánh
thuế t = 3đ/sp làm giá cân bằng tăng là P = 13đ/sp thì ta có thể kết luận:
a. Cầu co giãn
b. Cầu không co giãn
c. Cầu hoàn toàn co giãn
d. Cầu hoàn toàn không co giãn
36. Số liệu hàng hóa X và Y như sau: P y = 8 thì QX = 12; PY = 10 thì QX = 14, các yêu
tố
khác không đổi ta có thể kết luận X và Y là:
a. Hai hàng hóa bổ sung
b. Hai hàng hóa thay thế
c. Hai hàng hóa độc lập
d. Hai hàng hóa vừa thay thế, vừa bổ sung
37. Khi độ co giãn của cầu đối với thu nhập là âm, ta gọi hàng hóa là;
a. Hàng hóa cấp thấp
b. Hàng hóa thiết yếu
c. Hàng hóa độc lập
d. Hàng hóa xa xỉ
38. Giả sử cầu là hoàn toàn không co giãn, nếu đường cung dịch chuyển sang phải sẽ
làm cho:

9
a. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng
b. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng giảm
c. Giá giảm nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
d. Giá tăng nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
39. Giả sử cung là hoàn toàn không co giãn, nếu đường cầu dịch chuyển sang trái sẽ
làm cho:
a. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng
b. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng giảm
c. Giá giảm nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
d. Giá tăng nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
40. Giả sử cầu là hoàn toàn không co giãn, nếu đường cung dịch chuyển sang trái sẽ
làm cho:
a. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng
b. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng giảm
c. Giá giảm nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
d. Giá tăng nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
41. Giả sử co giãn của cung theo giá là 1,5. Nếu giá tăng 20% thì lượng cung sẽ:
a. Tăng 7,5%
b. Tăng 30%
c. Giảm 30%
d. Tăng 3%
42. Co giãn của cung trong dài hạn lớn hơn co giãn của cung trong ngắn hạn vì:
a. Trong dài hạn người tiêu dùng có thể tìm ra các hàng hóa thay thế
b. Tỷ lệ thu nhập chi cho hàng hóa nhiều hơn
c. Trong dài hạn số lượng máy móc thiết bị và nhà xưởng có thể thay đổi
d. Tất cả đều sai

10
43. Khi cả nước được mùa mận thì:
a. Người bán mận rất vui vì tổng doanh thu từ mận tăng lên
b. Người bán mận buồn vì tổng doanh thu từ mận giảm xuống
c. Không thể khẳng định được là người bán mận vui hay buồn
d. Người trồng mận sẽ chặt hết các cây khác đi để trồng mận
44. Có hàm cầu về sữa tươi ở cửa hàng sữa tươi Mộc Châu như sau: Q = 240 – 60P
(trong đó Q: lít; P:10000đ/lít). Tổng doanh thu của cửa hàng lớn nhất ở mức giá nào?
a. P = 10.000đ/lít, Q = 180 lít
b. P = 20.000đ/lít, Q = 120 lít
c. P = 25.000đ/lít, Q = 90 lít
a. P = 30.000đ/lít, Q = 60 lít
45. Đường cầu là đường nằm ngang sẽ có:
a. Độ dốc không đổi và độ co giãn thay đổi
b. Độ dốc thay đổi và độ co giãn không đổi
c. Độ dốc và độ co giãn thay đổi
d. Độ dốc và độ co giãn không thay đổi
46. Giả sử co giãn của cầu theo giá là 1/4. Nếu giá giảm 40% thì lượng cầu sẽ:
a. Tăng 10%
b. Giảm 10%
c. Tăng 90%
d. Giảm 90%
47. Nếu lượng người chơi trò chơi giảm từ 10.000 xuống 8.000 khi giá vé tăng từ
6USD lên 8USD thì mức co giãn theo giá của cầu lúc này là:
a. 2,0
b. 0,78
c. 1,29

11
d. 0,50
48. Nếu thu nhập quốc dân tăng từ 3,75 nghìn tỷ lên 4,25 nghìn tỷ, trong khi đó doanh
số bán ô tô mới tăng từ 3 triệu lên 5 triệu chiếc hàng năm. Vậy co giãn của cầu ô tô
theo thu nhập là:
a. 0,5
b. 2,0
c. 3,0
d. 4,0
49. Cạnh tranh mới khiến cho giá một hàng hóa giảm từ 650USD xuống còn 350USD,
trong khi lượng bán tăng từ 70.000 sản phẩm lên 210.000 sản phẩm hàng năm. Vậy
mức độ co giãn của cầu theo giá vào khoảng:
a. 3.333
b. 1,667
c. 0,333
d. 0,600
50. Giả sử việc tăng thu nhập của người tiêu dùng từ 160USD/tuần tăng lên
170USD/tuần khiến người tiêu dùng về hàng hóa A giảm từ 10 đơn vị xuống 7 đơn vị
một tuần. Co giãn theo thu nhập của cầu sẽ vào khoảng:
a. -10
b. -5
c. -6
d. 5
51. Giá táo giảm 5% khiến cho số lượng cầu về táo tăng 10%. Hệ số co giãn của cầu
là: …và cầu là: ….
a. -0,5; co giãn
b. -2,0; co giãn
c. -0,5; không co giãn
d. -2,0; không co giãn

12
52. Giá cam tăng, tổng mức chi tiêu về cam vẫn còn không đổi, cam lúc này có cầu là:
a. Khoog co giãn
b. Hoàn toàn co giãn
c. Hoàn toàn khoog co giãn
d. Co giãn đơn vị
53. Hệ số co giãn theo thu nhập của hàng hóa A là dương và hệ số co giãn chéo giữa
hàng hóa A và hàng hóa B là âm. Vậy hàng hóa A là:
a. Hàng hóa thông thường và là hàng hóa thay thế cho hàng hóa B
b. Hàng hóa thứ cấp và là hàng hóa thay thế cho hàng hóa B
c. Hàng hóa thông thường và là hàng hóa bổ sung cho hàng hóa B
d. Hàng hóa thứ cấp và là hàng hóa bổ sung cho hàng hóa B
54. Cung và cầu về áo mưa được cho như nhau: Q S = -50 + 5P và QD = 100 – 5P. Trời
năm nay mưa nhiều khiến cho cầ tăng lên 30 đơn vị. Giá và lượng cân bằng thị trường
là:
a. P = 15, Q = 6
b. P = 15, Q = 25
c. P = 18, Q = 66
d. P = 18, Q = 40
55. Các phương trình cung và cầu về một loại hàng hóa được cho như sau: Q S = -4 +
5P và QD = 18 – 6P. Mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là:
a. P = 2, Q = 6
b. P = 3, Q = 6
c. P = 14, Q = 66
d. P = 22, Q = 106
56. Giả sử co giãn của cầu theo giá đối với một hàng hóa là 1,7. Để tăng tổng doanh
thu doanh nghiệp nên:
a. Tăng giá

13
b. Giảm giá
c. Giữ nguyên giá
d. Tất cả đều sai
57. Nếu 5% tăng lên trong giá của một hàng hóa dẫn đến giảm 2% trong số lượng yêu
cầu của một hàng hóa khác thì có thể kết luận rằng hai hàng hóa đó là:
a. Thay thế
b. Bổ sung
c. Thứ cấp
d. Thông thường
58. Nếu kết quả tính toán cho thấy phần trăm thay đổi của lượng cung nhỏ hơn phần
trăm thay đổi của giá thì chúng ta kết luận:
a. Cung co giãn hoàn toàn
b. Cung hoàn toàn không co giãn
c. Cung co giãn nhiều
d. Cung co giãn ít
59. Khi giá của một hàng hóa tăng từ 10 lên 11, số lượng được cầu giảm từ 100 xuống
99. Vậy co giãn của cầu xấp xỉ là:
a. 0,1
b. 1,0
c. 10
d. 100
60. Đường cầu có phương trình P = -2Q + 4, Vậy doanh thu cận biên (MR) tương ứng
với trường hợp nào dưới đây?
a. Q = -1/2P + 2
b. Q = -1/2P + 4
c. Q = -2P + 2
d. Q = -4P + 4

14
61. Cung về thuốc tăng lên nhưng không có tác động lên số lượng cân bằng. Vậy cầu
về thuốc là:
a. Không co giãn hoàn toàn
b. Co giãn
c. Không co giãn
d. Co giãn hoàn toàn
62. Đường cầu về videoclip dốc xuống. Đột nhiên giá của nó tăng từ 8.000đ/đơn vị
lên 10.000đ/đơn vị, điều này sẽ làm cho:
a. Cầu dịch chuyển sang trái
b. Cầu dịch chuyển sang phải
c. Số lượng được cầu tăng
d. Số lượng được cầu giảm
63. Giá của giày (hàng hóa thông thường) sẽ tăng lên một mức nhất định nếu:
a. Có một sự cải thiện trong kỹ thuật sản xuất giày và sử dụng giày trở nên phổ
biến hơn
b. Chi phí về da được dùng để sản xuất ra giày tăng và mọi người có nhiều thời
gian rỗi để đi dạo
c. Các công nhân sản xuất giày thương lượng tiền công cao hơn và giá dép
giảm
d. Nhà nước đánh thuế vào việc bán giày và thu nhập giảm (do thất nghiệp tăng
lên)
Sử dụng bảng dưới đây để trả lợi 3 câu hỏi tiếp theo (từ câu 107 đến câu 109)
P QD QS
(USD) (chiếc) (chiếc)
90 30 80
80 45 70
70 60 60
60 75 50
50 90 40
40 105 30

15
64. Giá và lượng cân bằng là:
a. P = 70USD và Q = 60 chiếc
b. P = 60USD và Q = 75 chiếc
c. P = 60USD và Q = 50 chiếc
d. P = 70USD và Q = 70 chiếc
65. Sẽ dư cầu nếu giá ở mức giá:
a. 90USD
b. 80USD
c. 70USD
d. 60USD
66. Nếu giá là 80USD sẽ có:
a. Dư cầu là 25
b. Dư cầu là 70
c. Dư cung là 25
d. Dư cung là 7
Dữ liệu dưới đây sử dụng cho các câu hỏi 110 và 111
Thị trường đĩa CD có các đường cung và cầu được cho như sau: Q S = 3P và QD = 60
– 2P.
67. Giá và sản lượng cân bằng của thị trường đĩa CD là:
a. P = 60 và Q = 180
b. P = 12 và Q = 36
c. P = 18 và Q = 24
d. P = 20 và Q = 20
68. Do có sự xuất hiện của nhiều loại hàng thay thế mới làm giảm cầu về đĩa CD mất
25%. Giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
a. Pe tăng 2 và Qe tăng 6

16
b. Pe giảm 2 và Qe giảm 6
c. Pe tăng 7,7 và Qe tăng 23,1
d. Pe giảm 7,7 và Qe giảm 23,1
69. Nếu co giãn của cầu về một loại hàng hóa là -2,0 thì giá tăng 2% khi đó số lượng
được cầu sẽ:
a. Giảm 4%
b. Giảm 1%
c. Giảm 2%
d. Tăng 4%
70. Độ co giãn của cầu theo giá được đo bởi:
a. Sự thay đổi trong số lượng cầu chia cho sự thay đổi trong giá
b. Sự thay đổi trong giá chia cho sự thay đổi trong số lượng cầu
c. Độ dốc của đường cầu
d. Phần trăm thay đổi trong số lượng được cầu chia cho phần trăm thay đổi
trong giá
Bảng dưới đây sử dụng cho các câu hỏi 114 và 115
P (USD) QS
10 400
8 350
6 300
4 200
2 50
71. Đường cung được biểu thị bởi bảng trên là:
a. Co giãn theo tất cả các khoảng giá
b. Không co giãn trong tất cả các khoảng giá
c. Co giãn là 0 trong tất cả trong các khoảng giá
d. Độ co giãn biến đổi tùy thuộc vào mức giá ban đầu được chọn
72. Khi giá cả thay đổi từ 6USD đến 10USD thì cung sẽ là:

17
a. Co giãn
b. Co giãn 1 đơn vị
c. Co giãn là 0
d. Không co giãn
73. Một sự dịch chuyển của cầu không làm ảnh hưởng đến giá khi cung là:
a. Co giãn hoàn toàn
b. Hoàn toàn không co giãn
c. Co giãn đơn vị
d. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
74. Hàng thứ cấp có:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là 0
b. co giãn chéo của cầu là 0
c. co giãn của cung là âm
d. Co giãn của cầu theo thu nhập là âm
75. Thịt gà và thịt lợn được dự đoán là có;
a. Cùng độ co giãn theo thu nhập của cầu
b. Độ co giãn theo giá là rất thấp
c. Độ co giãn chéo của cầu là âm giữa hàng hóa này với hàng hóa kia
d. Độ co giãn chéo của cầu là dương giữa hàng hóa này với hàng hóa kia
76. Các cặp hàng hóa nào dưới đây có độ co giãn chéo của cầu là một số dương
a. Vợt cầu lông và quả cầu lông
b. Bánh mỳ và pate
c. Băng nhạc và đĩa compact
d. Giày và xi
77. Đường cung thẳng đứng có hàm ý

18
a. Cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp nhất
b. Cho thấy rằng dù giá cả là bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng một lượng
hàng hóa nhất định cho thị trường
c. Cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả tăng lên
d. Cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho
thị trường
78. Tổng mức doanh thu sẽ giảm nếu giá …và cầu là ….
a. Tăng, không co giãn
b. Tăng, co giãn một đơn vị
c. Giảm, không co giãn
d. Giảm, co giãn
79. Giá táo tăng 10% khiến cho số lượng được cầu về táo giảm 5%. Vậy hệ số co giãn
của cầu là …và cầu là …
a. -0,5; co giãn
b. -2; co giãn
c. -0,5; không co giãn
d. -2; không co giãn
80. Trong thị trường một loại hàng hóa, số lượng cân bằng chắc chắn sẽ giảm nếu:
a. Cả cầu và cung đều tăng
b. Cả cầu và cung đều giảm
c. Cầu giảm và cung tăng
d. Cầu tăng và cung giảm
81. Hàng hóa A và B là hai hàng hóa thay thế. Việc giảm trong giá hàng hóa A sẽ:
a. Giảm số lượng được cầu về hàng hóa B
b. Tăng số lượng được cầu về hàng hóa B
c. Giảm cầu hàng hóa B

19
d. Tăng cầu hàng hóa B
82. Nếu thời tiết trở nên rất nóng, điều gì sẽ xảy ra?
a. Cung về máy điều hòa sẽ tăng
b. Cầu về máy điều hòa sẽ tăng
c. Số lượng được cầu về máy điều hòa sẽ tăng
d. Chất lượng máy điều hòa được đòi hỏi cao hơn
Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu hỏi 126,127
Một nền kinh tế có đường giới hạn khả năng sản xuất được biểu diễn bằng phương
trình sau: X + 2Y = 100
83. Đường giới hạn khả năng sản xuất trên cho biết:
a. Lượng X tối đa là 100 và lượng Y tối đa là 50
b. Lượng X tối đa là 50 và lượng Y tối đa là 100
c. Lượng X tối đa là 30 và lượng Y tối đa là 40
d. Lượng X tối đa là 40 và lượng Y tối đa là 60
84. Đường giới hạn khả năng sản xuất trên cho biết;
a. Để sản xuất thêm 1 đơn vị X phải hy sinh 2 đơn vị Y
b. Để sản xuất thêm 1 đơn vị Y phải hy sinh 2 đơn vị X
c. Để sản xuất thêm 1 đơn vị X phải hy sinh 3 đơn vị Y
d. Để sản xuất thêm 1 đơn vị Y phải hy sinh 3 đơn vị X
Một quốc gia chỉ sản xuất hai loại hàng hóa là thức ăn và quần áo với các khả năng
sản xuất như sau:
Khả năng Thức ăn Quần áo
(kg/tháng) (bộ/tháng)
A 300 0
B 200 50
C 100 100
D 0 150

20
Sử dụng bảng dữ liệu trên để trả lời câu hỏi 128,129
85. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thức ăn là
a. 0,5
b. 1
c. 2
d. 3
86. Chi phí cơ hội của việc sản xuất quần áo là
a. 0,5
b. 1
c. 2
d. 3
87. Thị trường có 2 người mua có đường cầu tương ứng: P 1 = 10 – Q1; P2 = 10 –
0,5Q2. Phương trình đường cầu thị trường:
a. Q = 10-P
b. Q = 20-2P
c. Q = 30-3P
d. Q = 40-4P
88. Cung – cầu về sản phẩm X có dạng:
PS = 4 + 0,5Q; PD = 30-2Q (Q: tấn; P:nghìn đồng/kg)
Giá và sản lượng cân bằng tương ứng là:
a. 10; 9,2
b. 10,2; 9,2
c. 10,4; 9,2
d. 10,6; 9,2
Sử dụng bảng số liệu sau để trả lời các câu hỏi từ 132 dến 134. Cung về cầu áo phông
như sau:

21
Giá Lượng cầu Lượng cung
(nghìn đồng/chiếc) (triệu chiếc) (triệu chiếc)
60 22 19
80 20 20
100 18 21
120 16 22
89. Tổng doanh thu tại điểm cân bằng thị trường là;
a. 1400 tỷ đồng
b. 1500 tỷ đồng
c. 1600 tỷ đồng
d. 1700 tỷ đồng
90. Nếu Chính phủ quy định mức giá sàn là 120 nghìn đồng/chiếc, khi đó điều gì sẽ
xảy ra
a. Cân bằng cung cầu thị trường
b. Dư thừa hàng hóa
c. Thiếu hụt hàng hóa
d. Không câu nào đúng
Sử dụng các dữ liệu sau để trả lời câu hỏi từ 134 đến 137
Cầu của sản phẩm Y được mô tả bởi đồ thị dưới đây:
12

70
D
0
50 Q
Cung là đường thẳng có độ dốc bằng 1
Giá cân bằng: 70.000đồng
Sản lượng cân bằng: 50.000 sản phẩm

22
91. Phương trình hàm cung sản phẩm Y là:
a. Q = P – 5
b. Q = P - 10
c. Q = P - 20
d. Q = P – 30
92. Phương trình hàm cầu sản phẩm Y là:
a. Q = 120 – P
b. Q = 110 - P
c. Q = 100 - P
d. Q = 90 – P
93. Chính phủ đặt giá trần 50 nghìn đồng, điều gì sẽ xảy ra
a. Thiếu hụt thị trường là 20.000
b. Thiếu hụt thị trường là 30.000
c. Thiếu hụt thị trường là 40.000
d. Thiếu hụt thị trường là 50.000
94. Chính phủ đặt mức giá sàn là 80.000đồng, điều gì sẽ xảy ra
a. Dư thừa thị trường là 20.000
b. Dư thừa thị trường là 30.000
c. Dư thừa thị trường là 40.000
d. Dư thừa thị trường là 50.000
95. Độ lớn của cả độ co giãn của cầu và cung theo giá phụ thuộc vào
a. Sự dễ dàng thay thế giữa các hàng hóa
b. Tỷ lệ thu nhập chi cho hàng hóa đang xét
c. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi
d. Điều kiện về công nghệ sản xuất

23
96. Nếu A và B là hai hàng hóa độc lập thì độ co giãn chéo là
a. Nhỏ hơn 0
b. Vô cùng
c. Nằm giữa 0 và vô cùng
d. Bằng 0
97. Nếu giá hàng hóa A tăng làm cho cầu về hàng hóa B tăng thì
a. Co giãn chéo giữa A và B là dương
b. A và B là hai hàng hóa bổ sung
c. Co giãn chéo giữa A và B là âm
d. A là một đầu vào để sản xuất ra B
98. Nếu co giãn chéo giữa hai hàng hóa A và B là âm
a. Cầu về A và B đều co giãn theo giá
b. Cầu về A và B đều không co giãn theo giá
c. A và B là hàng hóa bổ sung
d. A và B là hàng hóa thay thế
99. Cầu đối với một hàng hóa sẽ ít co giãn hơn theo giá nếu
a. Có nhiều hàng hóa thay thế cho nó
b. Giá hàng hóa đó quá đắt
c. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi dài hơn
d. Ít có hàng hóa thay thế cho nó
100. Điều nào dưới đây mô tả sự điều chỉnh của giá để hạn chế dư thừa
a. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
b.Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
c. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
d. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm

24
101. Thuế đánh vào đơn vị hàng hóa của nhà sản xuất sẽ làm cho:
a. Đường cầu của người tiêu dùng dịch chuyển lên trên
b. Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển lên trên
c. Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên
d. Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển xuống dưới
Phần 2: Bài tập
Bài số 1:
Cầu cá nhân về hoa ngày 8/3 của các nhóm sinh viên A và B được cho trong
bảng sau:
Nhóm sinh viên A Nhóm sinh viên B
Giá Lượng Giá Lượng
(nghìn đồng/bó) (số bó hoa) (nghìn đồng/bó) (số bó hoa)
10 12 10 8
15 8 15 6
20 4 20 4
30 2 30 2
Hãy tìm cầu thị trường về hoa ngày 8/3
Bài số 2:
Cung cá nhân về hoa ngày 8/3 của các cửa hàng hoa 1, 2 và 3 trong một
trường đại học được cho ở bảng sau:
Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 Cửa hàng 3
Giá (nghìn Lượng (số Giá (nghìn Lượng (số Giá (nghìn Lượng (số
đồng/bó) bó hoa) đồng/bó) bó hoa) đồng/bó) bó hoa)
10 0 10 1 10 2
15 0 15 2 15 3
20 0 20 3 20 5
25
30 4 30 4 30 10
Hãy tìm cung thị trường về hoa ngày 8/3.
Bài số 3:
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các lượng cầu và các lượng cung
(một năm) ở các mức giá khác nhau như sau:
Giá Lượng cầu Lượng cung
(nghìn đồng) (triệu đơn vị) (triệu đơn vị)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a. Viết phương trình đường cung và đường cầu.
b. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
c. Minh hoạ kết quả trên đồ thị.
Bài số 4:
Thị trường về một loại hàng hoá X có đường cầu Q D = 180 – 10P, bao gồm 100
người bán có biểu cung cá nhân về hàng hoá này hoàn toàn giống nhau như sau:
Giá Lượng cung
(nghìn đồng/kg) (triệu tấn)
18 1,5
17 1,3
16 1,1
15 0,9
14 0,7

26
13 0,5
12 0,3
11 0,1
a. Viết phương trình biểu diễn hàm cung thị trường
b. Giá và sản lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu
c. Nếu chính phủ quy định giá trần là 12 nghìn đồng/kg, thì trên thị trường
xảy ra hiện tượng gì? Để khắc phục hiện tượng này Chính phủ phải làm như thế
nào?
d. Cũng như câu (c) nhưng Chính phủ lại quy định giá sàn là 14 nghìn
đồng/kg.
Bài số 5:
Có số liệu sau đây về cung và cầu loại kẹo alpha như sau:
Giá
10 20 30 40 50 60 70 80 90
(nghìn đồng/gói)
Lượng cung
0 30 60 90 120 150 180 210 240
(triệu gói/tuần)
Lượng cầu
200 180 160 140 120 100 80 60 40
(triệu gói/tuần)
a. Viết phương trình cung, cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính
tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
b. Nếu Chính phủ áp đặt giá là P = 40 nghìn đồng/gói thì điều gì sẽ xảy ra?
c. Nếu Chính phủ đánh thuế t = 10 nghìn đồng/gói kẹo bán ra. Giá và sản
lượng sẽ thay đổi như thế nào? vẽ đồ thị minh hoạ.
d. Tác động của thuế đối với các thành viên kinh tế tham gia vào thị trường
như thế nào?
Bài số 6:
Có biểu cung, cầu về thị trường một loại sản phẩm X như sau:

27
Giá Lượng cầu Lượng cung
(nghìn đồng/kg) (triệu tấn) (triệu tấn)
6 44 26
8 36 36
10 28 46
12 20 56
a. Hãy xây dựng phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường về sản phẩm X.
b. Trên cơ sở đó hãy định giá và mức sản lượng cân bằng của thị trường.
c. Hãy xác định lượng hàng hoá dư thừa hoặc thiếu hụt nếu giá bị áp đặt là
10 nghìn đồng/kg.
d. Vẽ đồ thị mô tả các kết quả đạt được.
Bài số 7:
Thị trường về sản phẩm X được cho bởi các hàm cung và cầu sau:
Cung: P = 5 + 0,2Q
Cầu: P = 20 – 0,1Q
Trong đó, giá tính bằng nghìn đồng/đơn vị, lượng tính bằng nghìn đơn
vị/ngày.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X.
b. Nếu chính quyền thành phố đặt giá trần P = 10 nghìn đồng/đơn vị thì điều
gì xảy ra trên thị trường?
c. Nếu chính quyền thành phố muốn giá sản phẩm ở mức 10 nghìn đồng/đơn
vị và không có thiếu hụt hàng hoá thì phải hỗ trợ cho những người bán sản phẩm
bao nhiêu tiền.
d. Minh hoạ các kết quả bằng đồ thị.
Bài số 8:
Cho cung, cầu về sản phẩm X như sau:
PD = 15 – 0,1QD và PS = 3 + 0,2QS
28
Trong đó, giá trị bằng nghìn đồng/kg, lượng tính bằng tấn.
a. Nếu không có thuế hoặc trợ cấp thì giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
b. Nếu Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất sản phẩm X là 3 nghìn
đồng/kg thì giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Gánh nặng thuế được chia sẻ
như thế nào?
c. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả đã tính được.
Bài số 9:
Thị trường một loại sản phẩm có phương trình cung, cầu tương ứng là
D: Q = 160
S: Q = 10P – 20
P tính bằng nghìn đồng/đơn vị, Q tính bằng triệu đơn vị.
a. Xác định giá thành và sản lượng cân bằng.
b. Tính doanh thu của người bán
c. Nếu Chính phủ đánh thuế 2 nghìn đồng/1 đơn vị sản phẩm bán ra thì
doanh thu thực tế sau thuế của người sản xuất thay đổi như thế nào?
d. Minh hoạ bằng đồ thị.
Bài số 10:
Cho biểu cầu về hàng hoá X như sau:
Giá Lượng cầu
(nghìn đồng/kg) (triệu tấn)
2 3
4 2
6 1
8 0

29
Tính độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng các mức giá P=2 đến P=4 (2,
4); (4, 6); (6,8).
Bài số 11:
Với số liệu đã cho trong bài 1. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá ở từng
mức giá: P=2, P=4, P=6, P=8.
Bài số 12:
Có số liệu điều tra 6 tháng khác nhau về mối liên hệ giữa lượng tiêu dùng
hàng hoá X với giá của bản thân hàng hoá X, giá của hàng hoá Y (liên quan đến
hàng hoá X) và thu nhập của một người tiêu dùng.
Biết rằng, với mức thu nhập sẵn có, người tiêu dùng này tháng nào cũng
mua hai loại hàng hoá là X và Y (trong đó, thu nhập là triệu đồng/tháng, giá của
hàng hoá X và Y là nghìn đồng/đơn vị)
Điều tra Lượng mua X Giá của X Giá của Y Thu nhập sẵn có
Tháng 1 5 105 160 4,0
Tháng 2 5 115 170 4,0
Tháng 3 5 130 170 4,2
Tháng 4 6 105 170 4,0
Tháng 5 4 120 180 4,2
Tháng 6 6 130 170 4,6

a.Hãy tính hệ số co giãn theo giá và theo thu nhập của cầu hàng hoá X
b.Nếu hàng hoá X có hệ số co giãn của cầu theo giá là -0,8 thì doanh thu
biên là bao nhiêu biết rằng giá bán là P = 100.
c.Nếu hệ số co giãn của cầu theo giá là -2 thì để đạt mục tiêu tăng tổng
doanh thu nên tăng hay giảm giá bán? Vì sao?
Bài số 13:
Sử dụng số liệu đã cho ở bài số 3
a.Hãy tính hệ số co giãn chéo của cầu hàng hoá X đối với giá hàng hoá Y
30
b.Các hàng hoá X và Y là những hàng hoá thay thế hay hàng hoá bổ sung?
Bài số 14:
Giả sử, thu nhập hằng tháng của hộ gia đình tăng từ 6 triệu đồng lên thành 8
triệu đồng, trong khi tiêu dùng hằng tháng về sản phẩm X của họ tăng từ 14 lên 18
đơn vị.
a.Hãy tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với sản phẩm X.
b.X là hàng hoá thông thường hay hàng hoá thứ cấp?Giải thích?
Bài số 15:
Có biểu cầu về giá café (PY) và lượng cầu về chè QDX cho ở bảng sau:
PY QDX
(USD/kg) (tấn/ngày)
3 1
5 2
a.Tính hệ số co giãn chéo giữa hai hàng hoá
b.Cho biết mối quan hệ giữa hai hàng hoá
Bài số 16:
Lượng cầu và lượng cung của hàng hoá X ở các mức giá khác nhau như sau:
P(nghìn đồng) QD (đơn vị) QS (đơn vị)
10 100 40
12 90 50
14 80 60
16 70 70
18 60 80
20 50 90
a.Viết các hàm cung, cầu. Có nhận xét gì về hình dạng của các đường cung,
cầu đó. Giải thích.
31
b.Tính hệ số co giãn của cầu và cung ở mức giá 12 nghìn đồng đến 18 nghìn
đồng
c.Tính hệ số co giãn của cầu và cung trong khoảng giá từ 12 nghìn đồng đến
18 nghìn đồng.
d.Tính giá và lượng cân bằng trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu
(ED) và cung (ES) ở mức giá đó.

32

You might also like