You are on page 1of 15

Câu 27: Việc quy định tiền lương tối thiếu của Chính phủ:

A. Gây ra hiện tượng thiếu hụt lao động


B. Làm gia tăng số lượng người thất nghiệp
C. Làm giảm số lượng người thất nghiệp
D. Góp phần đảm bảo hoạt động ổn định của thị trường lao động
Câu 28: Khi đường cầu về hàng hóa co giãn hoàn toàn, việc Chính phủ đánh thuế vào sản
xuất thì:
A. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng chia sẻ gánh nặng về thuế
B. Người tiêu dùng phải gánh chịu hoàn toàn khoản tiền thuế đó
C. Người sản xuất phải gánh chịu hoàn toàn khoản tiền thuế đó
D. Cần có thêm thông tin
Câu 29: Sự thay đổi cầu về một hàng hóa là do:
A. Giá của hàng hóa thay đổi B. Các doanh nghiệp điều chỉnh sản
lượng
C. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi D. Tất cả đều đúng
Câu 30: Trong các định nghĩa về cung và cầu, người ta sử dụng cụm từ “các yếu tố khác
không đổi” vì:
A. Đó là các giả định cho phép người nghiên cứu đơn giản hóa và tập trung vào mối quan
hệ giữa giá với lượng cầu và lượng cung
B. Đó là giả thiết quan trọng để định dạng thị thường
C. Chúng giúp người nghiên cứu bỏ qua những mối quan hệ phức tạp của mô hình cung
cầu
D. Tất cả đều đúng
Câu 31: A và B là 2 hàng hóa có mối quan hệ như thế nào , khi P A tăng thì QDB dịch chuyển
sang bên phải ?
A. Bổ sung B. Thay thế C. Thứ cấp D. Thiết
yếu
Câu 32: Nhận định đúng là:
A. Thặng dư tiêu dùng tăng khi giá thị trường giảm
B. Thặng dư tiêu dùng tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng
C. Tại mức giá cân bằng, thặng dư tiêu dùng bằng 0 và tại đó mức giá mà người tiêu
dùng sẵn sàng trả đúng bằng mức giá anh ta thực sự phải trả
D. Thặng dư tiêu dùng tăng khi người sản xuất thực hiện các biện pháp khuyến mại
Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 33 đến 35
PD = 20 – Q và PS = Q +5
Câu 33: Xác định diểm cân bằng
A. Q=10, P=10 B. Q=12.5, P=7.5 C. Q=7.5, P=12.5 D.
Q=12.5, P=12.5
Câu 34: Xác định thặng dư sản xuất, tiêu dùng:
A. CS = 30, PS = 40
B. CS = 56.25, PS = 28.25
C. CS = 28.125, PS = 28.125
D. CD = 28.25, PS = 40
Câu 35: Tính độ co giãn điểm của cung theo giá tại điểm cân bằng:
A. 5/3 B. 1 C. -1 D.
1/3
Sử dụng các dữ kiện sau cho các câu hỏi từ 37 đến 39:
Có các thông tin về thị trường sản phẩm A như sau: Giá thị trường tự do của sản phẩm là
10 nghìn đồng, sản lượng trao đổi là 20 nghìn sản phẩm. Co giãn của cầu theo giá ở mức giá
hiện hành là -1,co giãn của cung ở mức giá đó là 1.
Câu 37: Hàm cung của sản phẩm này có dạng, biết rằng chúng là những đường tuyến tính
A. Qs =2P B. Qs = 4P C. Qs = P D. Qs =1/2 P
Câu 38*: Hàm cầu của sản phẩm này có dạng, biết rằng chúng là những đường tuyến tính
A. Qd = 40 - 4P B. Qd = 2 - 40P
C. Qd = 40 - 2P D. Qd = 20 - 2P
Câu 39: Thặng dư tiêu dùng ở mức giá cân bằng là
A. CS= 50.106đ B. CS= 100.106đ
C. CS= 200.106đ D. CS= 10.106đ
Câu 40: Khi đặt giá sàn chính phủ muốn đảm bảo quyền lợi cho ai
A. Cho nhà sản xuất B. Cho các hộ gia đình
C. Cả A và B D. Không có đáp án đúng
Câu 41: Một hàng hóa có phương trình đường cầu Q D=-0,4P+28 và đường cung QS=0,6P-6.
Nếu lượng cầu giảm đi một nửa tại mọi mức giá và cung không đổi thì sản lượng và giá cân
bằng mới là:
A. Q=10; P=34 B. Q=12; P=25 C. Q=9; P=25 D. Q=14; P=9
Câu 42: Thời tiết thuận lợi nên cà phê được mùa có thể dẫn đến
A. Số lượng chè bán sẽ tăng B. Giá cà phê tăng
C. Số lượng cà phê bán sẽ tăng D. Giá chè bán sẽ tăng
Câu 43: Khi giá xe máy giảm xuống sẽ làm cho giá và sản lượng cân bằng của mũ bảo hiểm
sẽ như thế nào:
A. Giá tăng, sản lượng giảm
B. Giá giảm, sản lượng giảm
C. Giá tăng, sản lượng tăng
D. Giá giảm, sản lượng tăng
Câu 44: Đối với loại hàng hóa ít co giãn, để tăng doanh thu, doanh nghiệp nên làm gì:
A. Giảm giá để lượng bán tăng
B. Tăng giá
C. Khuyến mại
D. Tất cả phương án trên
Câu 45: Một người tiêu dùng sẵn sàng mua 1 sản phẩm với mức giá P = 50.000 đồng, trong
khi đó giá bán sản phẩm là P = 35.000 đồng, thặng dư tiêu dùng của người này là:
A. 15.000 đồng B. 35.000 đồng C. 50.000 đồng D. 42.500 đồng
Câu 46: Đường cung thị trường về lúa mỳ sẽ tuỳ thuộc vào những điều dưới đây, ngoại trừ:
A. Thị hiếu và những sở thích của người tiêu dùng lúa mỳ
B. Giá của những lựa chọn sản xuất về lúa mỳ
C. Số nông trại trồng lúa mỳ trong thị trường này
D. Giá đất trồng lúa mỳ
Câu 47. Sự thay đổi nào dưới đây dẫn đến sự dịch chuyển đường cầu đối với bia
A. Sự tăng giá đồ nhắm B. Sự tăng giá rượu vang
C. Sự tăng thu nhập của khách hàng mua bia D. Tất cả đều đúng
Câu 48. Trong sơ đồ cung cầu, điều gì xảy ra khi cầu giảm
A. Giá giảm và lượng cầu tăng B. Giá tăng và lượng cầu giảm
C. Giá và lượng cùng tăng D. Giá và lượng cùng giảm
Câu 49. Ðiều nào dưới đây làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt bò
A. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu thịt bò B. Hạn hán làm giảm lượng cung
thức ăn cho bò
C. Các nhà sản xuất thịt lợn quảng cáo sản phẩm D. Tất các các đáp án trên
Câu 50: Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng
hoá B về bên trái thì:
A. A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng
B. A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
C. A và B là hàng hoá thay thế trong sản xuất
D. B là hàng hoá thứ cấp.
Câu 51: Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua giảm khi:
A. Giá của hàng hoá đó tăng lên B. Giá của các đầu vào trong sản xuất tăng lên
C. Giá của hàng hoá thay thế nó giảm xuống D. Thu nhập của người tiêu dùng
giảm
Câu 52: Giá đầu vào để sản xuất ra hàng hoá X giảm đi sẽ làm cho:
A. Đường cung dịch chuyển lên trên
B. Đường cung dịch chuyển xuống dưới
C. Đường cầu dịch chuyển lên trên
D. Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên
Câu 53: Nếu A và B là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản
xuất ra hàng hoá A tăng thì giá của:
A. Cả A và B đều tăng B. Cả A và B đều giảm
C. A sẽ giảm và B sẽ tăng D. A sẽ tăng và B sẽ giảm
Câu 54: Cho hàm cầu P = 100 – 6Q, và hàm cung P = 40 + 4Q, giá và lượng cân bằng sẽ là:
A. P = 60, Q = 10 B. P = 40, Q = 6
C. P = 10, Q = 6 D. P = 64, Q = 6
Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 55 đến 58:
Thị trường sản phẩm A có đường cầu hoàn toàn co giãn tại mức giá P = 10 USD. Phương
trình đường cung có dạng P = 2 + 0,04Q. Trong đó Q tính bằng số sản phẩm.

Câu 55: Đường cầu thị trường sản phẩm A có dạng:


A. Thẳng đứng B. Nằm ngang C. Dốc xuống D. Cần có thêm thông tin
để kết luận
Câu 56: Sản lượng cân bằng là:
A. Q = 300 B. Q = 200 C. Q = 100 D. Q = 50
Câu 57: Tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại mức giá cân bằng là:
A. 3.000 USD B. 2.000 USD C. 1.000 USD D. 500 USD
Câu 58: Tiến bộ công nghệ được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường
làm:
A. Giá và lượng cân bằng tăng
B. Giá và lượng cân bằng giảm
C. Giá cân bằng không đổi và lượng cân bằng tăng
D. Giá cân bằng không đổi và lượng cân bằng giảm
Câu 59: Nhân tố nào sau đây gây ra dịch chuyển đường cầu thị trường sang bên phải:
A. Giá của hàng hóa đó giảm xuống B. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
C. Dân số tăng lên D. Tất cả các nhân tố trên
Câu 60: Cho hai hàng hoá A và B, biết rằng khi giá hàng hoá A tăng thì đường cầu hàng
hoá B dịch chuyển sang phải. Vậy A và B là hai hàng hoá có mối quan hệ:
A. Thiết yếu B. Thứ cấp C. Bổ sung D. Thay thế
Câu 61: Giả sử cầu là co giãn hoàn toàn, nếu đường cung dịch chuyển sang trái sẽ làm cho
A. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng giảm B. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân
bằng tăng
C. Giá và lượng cân bằng không đổi D. Giá và lượng cân bằng tăng
Câu 62: Đường cung của thị trường dịch chuyển sang trái là do nhân tố nào gây ra :
A. Giá nguyên vật liêu tăng B. Thuế giảm
C. Giá của chính hàng hóa đó giảm D. Tất cả các nhân tố trên
Câu 63: Việc quy định tiền lương tối thiểu của Chính phủ:
A. Góp phần đảm bảo hoạt động ổn định của thị trường lao động
B. Làm gia tăng số lượng người thất nghiệp
C. Làm giảm số lượng người thất nghiệp
D. Gây ra hiện tượng thiếu hụt lao động
Cho số liệu sau , trả lời câu hỏi từ 64 - 66 : PD = 20 – Q và PS = Q +5
Câu 64: Xác định điểm cân bằng
A. Q=10, P=10 B. Q=12.5, P=7.5 C. Q=7.5, P=12.5 D. Q=12.5,
P=12.5
Câu 65: Xác định thặng dư sản xuất, tiêu dùng tại điểm cân bằng:
A. CS = 30, PS = 40 B. CS = 56.25, PS = 28.25
C. CS = 28.125, PS = 28.125 D. CS = 28.25, PS = 40
Câu 66: Tính độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng:
A. - 5/3 B. 1 C. -1 D. 1/3
Sử dụng các dữ kiện sau cho các câu hỏi từ 67 đến 69: 2QD = 100 - 4P và 2QS = 4P + 20
Câu 67: Giá và sản lượng cân bằng là:
A. P = 10, Q = 40 B. P = 20, Q = 50 C. P = 10, Q = 30 D. P = 30, Q = 60
Câu 68: Tính độ co giãn điểm của cầu theo giá tại diểm cân bằng:
A. -1 B. -1/2 C. -4/5 D. -2/3
Câu 69: Nếu giá giảm 30% thì cầu sẽ tăng lên bao nhiêu:
A. 20% B. 10% C. 30% D. 15%
Câu 70: Mùa thu hoạch vải năm nay , theo qui luật ”được mùa , rớt giá”. Giá vải đầu vụ là
10.000đ/ kg giảm nhanh vào giữa vụ chỉ còn 6.000đ/ kg. Trong khi đó lượng cầu về vải tăng
từ 100T lên 120T. Nếu mục tiêu của nông dân là doanh thu thì họ sẽ:
A. Không phải lo lắng vì doanh thu không đổi B. Buồn vì doanh thu giảm
C. Vui vì doanh thu tăng D. Cần có thêm thông tin
Câu 71: Đường cung của thị trường dịch chuyển sang phải là do nhân tố nào gây ra:
A. Giá nguyên vật liệu tăng cao
B. Số lượng nhà sản xuất trên thị trường giảm đi
C. Công nghệ phát triển
D. Tất cả các nhân tố trên

Câu 73: Nếu co giãn của cầu theo giá là 1/3 và giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ:
A. Tăng 90% B. Giảm 30% C. Giảm 10% D. Tăng 30%
Câu 75: Giả sử cầu là co giãn hoàn toàn , nếu đường cung dịch chuyển sang trái sẽ làm cho
A. Giá và lượng cân bằng không đổi
B. Giá và lượng cân bằng tăng
C. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng giảm
D. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng
Câu 77: Khi đường cầu thẳng đứng, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì nên:
A. Tăng giá B. Giảm giá
C. Giữ nguyên mức giá D. Cần có thêm thông tin

Câu 79: Đối với hàng hóa có độ co giãn hoàn toàn để tăng doanh thu, doanh nghiệp nên:
A. Tăng giá bán
B. Tăng giá bán, tăng sản lượng
C. Tăng sản lượng
D. Quảng cáo cho sản phẩm
Câu 80: Cho hình vẽ sau:
P

.A
.B
.C
Q

Co giãn của cầu theo giá sắp xếp tại các điểm A, B và C theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:
A. B ; A và C B. C; B và A C. A; B và C D. Tất cả đều
sai
Câu 87: Cầu mặt hàng Y co giãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng
A. Phần lớn tiền thuế do người tiêu thụ chịu B. Phần lớn tiền thuế do nhà sản xuất
chịu
C. Số tiền thuế chia đều cho 2 bên D. Nhà sản xuất chịu hoàn toàn tiền
thuế
Câu 89: Nếu giá là 10$ thì lượng mua là 5400 kg/ ngày. Nếu giá là 15$ thì lượng mua là
4600kg/ngày. Khi đó hệ số co giãn của cầu theo giá là:
A. 0.1 B. 0.4 C. 2.7 D. 0.7
Câu 92: Nếu giá của hàng hoá liên quan tăng lên 10% dẫn đến cầu giảm 2%, co dãn của cầu
theo giá hàng hoá liên quan bằng:
A. + 0.2 B. +0.5 C. - 0.5 D. - 0.2

Câu 94: Nếu cầu của hàng hoá X là ít co giãn (ED<1) thì một sự thay đổi trong giá cả (PX )
sẽ làm:
A. Thay đổi lượng cầu hàng hoá X quá lớn
B. Thay đổi tổng doanh thu (TR) theo hướng ngược chiều
C. Thay đổi tổng doanh thu (TR) theo hướng cùng chiều
D. Không làm thay đổi tổng doanh thu
Câu 95: Khi hệ số co dãn của cầu theo giá có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1 thì đường cầu:
A. Dốc B. Thoải C. Nằm ngang D. Thẳng đứng
Câu 96: Nếu giá của hàng hoá tăng lên 10% dẫn đến cầu giảm 2%, co dãn của cầu theo giá
bằng:
A. + 0.2 B. +0.5 C. - 0.5 D. - 0.2

Câu 97. Đối với hàng hoá thiết yếu, khi thu nhập tăng
A. Đường cầu dịch chuyển sang phải B. Đường cầu dịch chuyển sang trái
C. Lượng cầu tăng D. Chi tiêu ít hơn cho hàng hoá đó
Câu 101: Đối với hàng hóa có cầu co giãn hoàn toàn theo giá, để tăng doanh thu, doanh
nghiệp nên:
A. Tăng giá bán và tăng sản lượng B. Tăng giá bán
C. Tăng sản lượng D. Quảng cáo cho sản phẩm
Câu 104: Trên đồ thị đường cầu tuyến tính , các điểm A, B, C lần lượt nằm tại các vị trí
thấp dần từ trên xuống. Khi đó co giãn của cầu theo giá tại các điểm A , B ,và C theo thứ tự
từ nhỏ đến lớn là :
A. B, A và C B. C , B và A C. A , B và C D. Tất cả đều sai
Câu 108*: Đối với loại hàng hóa có cầu ít co giãn theo giá, để tăng doanh thu doanh nghiệp
nên làm gì:
A. Tăng giá B. Khuyến mại
C. Giảm giá để lượng bán tăng D. Tất cả phương án trên
Câu 109: Khi độ co giãn của cầu theo giá có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1 thì:
A. Cầu ít co giãn B. Cầu hoàn toàn co giãn
C. Cầu tương đối co giãn D. Cầu co giãn đơn vị
Câu 111: Độ co giãn của cầu theo giá có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1 thì :
A. Cầu hoàn toàn không co giãn B. Cầu tương đối co giãn
C. Cầu co giãn đơn vị D. Cầu ít co giãn

Câu 112: Điều nào sau đây phù hợp với giai đoạn ngắn hạn:
A. Có thể thay đổi được cả sản lượng và công suất nhà máy
B. Có thể thay đổi công suất nhà máy nhưng không thay đổi được sản lượng
C. Có thể thay đổi được sản lượng nhưng không thay đổi được công suất nhà máy
D. Không thể thay đổi được sản lượng và công suất nhà máy
Câu 113: Đường MC cắt
A. Các đường ATC , AVC ,AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
B. Các đường ATC , AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
C. Các đường ATC , AVC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
D. Các đường AVC ,AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
Câu 114: Nếu hàm sản xuất có hiệu suất tăng theo quy mô thì:
A. Chi phí cận biên không đổi theo sản lượng B. Chi phí cận biên tăng theo sản lượng
C. Năng suất cận biên tăng theo sản lượng D. Năng suất cận biên giảm theo sản
lượng
Câu 115: Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Tại tiếp điểm của chi phí cận biên và tổng chi phí ngắn hạn bình quân, doanh nghiệp
đạt mức chi phí ngắn hạn nhỏ nhất
B. Khi tổng chi phí ngắn hạn bình quân giảm thì chi phí biến đổi bình quân cũng giảm
C. Tại giao điểm của đường chi phí cận biên và đường chi phí biến đổi bình quân, doanh
nghiệp đạt mức sản lượng tối thiểu hóa chi phí bình quân
D. Chi phí cố định bình quân liên tục giảm khi sản lượng tăng
Câu 116: Đường cung dốc lên là do:
A. Hiệu suất tăng vì quy mô B. Thay đổi công nghệ
C. Hiệu suất giảm vì quy mô D. Không lý do nào ở trên
Câu 117: Nếu hàm sản xuất có hiệu suất tăng theo quy mô thì:
A. Năng suất cận biên tăng theo sản lượng B. Chi phí cận biên không đổi theo sản
lượng
C. Chi phí cận biên tăng theo sản lượng D. Năng suất cận biên giảm theo sản
lượng
Câu 118: Hàm số mô tả mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và sự kết hợp giữa các yếu tố
đầu vào là:
A. Hàm cung B. Hàm sản xuất C. Hàm cầu D. A hoặc B
Câu 119: Chênh lệch giữa lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa và chi phí biên để thu
được lợi ích đó được gọi là:
A. Thặng dư sản xuất B. Lợi ích dư thừa C. Thặng dư tiêu dùng D. Lợi nhuận
dư thừa
Câu 120: Chi phí trung bình để sản xuất 100 sản phẩm Y là 5$ chi phí biên không đổi ở các
mức sản lượng là 1$, tổng chi phí để sản xuất 100 sản phẩm Y là:
A. TC = 50$ B. TC = 500$ C. TC = 1000$ D. TC= 60$
Câu 121: Với quyết định sản lượng tối ưu thì doanh nghiệp đang ở tình trạng
A. Lãi và sản xuất B. Lỗ và sản xuất
C. Lỗ ngừng sản xuất D. Rời bỏ thị trường.
Câu 122: APL sẽ tăng dần hoặc giảm dần khi:
A. MPL = APL hoặc MPL > APL B. MPL > APL hoặc MPL < APL
C. MPL <APL hoặc MPL = APL D. Không có đáp án đúng
Câu 123: Do quy luật năng suất cận biên giảm dần nên:
A. AVC có xu hướng tăng dần khi hãng giảm sản lượng, sau đó có xu hướng giảm dần
B. AVC không đổi khi hãng giảm sản lượng, sau đó có xu hướng tăng lên
C. AVC có xu hướng giảm dần khi hãng tăng sản lượng, sau đó có xu hướng tăng lên
D. AVC có xu hướng tăng dần khi hãng tăng sản lượng, sau đó có xu hướng tăng lên
Câu 124: Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng
A. Cả cung và cầu đều tăng
B. Cả cung và cầu đều giảm
C. Sự tăng lên của cầu kết hợp sự giảm xuống của cung
D. Không có điều nào ở trên
Câu 125: Khi biết chi phí cận biên có thể xác định được:
A. Chi phí biến đổi bình quân B. Tổng chi phí ngắn hạn
C. Chi phí cố định bình quân D. Tất cả đều đúng
Câu 126: 1 doanh nghiệp có hàm số tổng chi phí TC= Q2 + 5.Q + 30 (103 đ)
Ở mức sản lượng 100sp, chi phí biến đổi của doanh nghiệp là :
A. 10500 (103 đ) B. 10530 (103 đ)
C. 10000 (10 đ)
3
D. 15000 (103 đ)
Câu 127: Chi phí dài hạn bình quân được tính bằng cách :
A. Lấy tổng chi phí chia cho số lượng
B. Lấy tổng chi phí dài hạn chia cho số lượng
C. Lấy chi phí cận biên nhân với sản lượng
D. B hoặc C
Câu 128: Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Tại giao điểm của chi phí cận biên và tổng chi phí ngắn hạn bình quân, doanh nghiệp
đạt mức chi phí ngắn hạn nhỏ nhất
B. Khi tổng chi phí ngắn hạn bình quân giảm thì chi phí biến đổi bình quân cũng giảm
C. Tại giao điểm của đường chi phí cận biên và đường chi phí biến đổi bình quân, doanh
nghiệp đạt mức sản lượng tối thiểu hóa chi phí biến đổi bình quân
D. Chi phí cố định bình quân liên tục giảm khi sản lượng tăng
Câu 129: Trong các đẳng thức dưới đây, đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại
đó chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị cực tiểu:
A. AVC = FC B. MC = AVC
C. MC = ATC D. P = AVC
Câu 130: Biến số nào trong các biến số dưới đây có dạng chữ U:
A. Chi phí biến đổi bình quân B. Chi phí cố định trung bình
C. Chi phí cận biên D. A và C
Câu 131: Lợi nhuận tính toán là:
A. Tổng doanh thu bán hàng trừ đi tổng chi phí kinh tế
B. Tổng doanh thu bán hàng trừ đi tổng chi phí cố định
C. Tổng doanh thu bán hàng trừ đi chi phí biến đổi
D. Không có điều nào nêu trên là đúng
Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 132 đến 134:
Một doanh nghiệp có hàm số cầu P = 50-3Q. Hàm số chi phí cận biên có dạng MC =
2+2Q. Trong đó giá và chi phí tính bằng $, sản lượng tính bằng sản phẩm.
Câu 132: Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là:
A. Q = 6 sản phẩm B. Q = 9,6 sản phẩm C. Q = 3,6 sản phẩm D. Q = 15,6 sản
phẩm
Câu 133: Mất không từ sức mạnh độc quyền là:
A. $0 B. $16,2 C. $32,4 D. $64,8
Câu 134: Nếu nhà nước đánh thuế T=20$ thì:
A. Doanh thu và chi phí không đổi, lợi nhuận giảm 20$
B. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều giảm 20$
C. Doanh thu không đổi, chi phí tăng 20$ và lợi nhuận giảm 20$
D. Doanh thu giảm 20$, chi phí không đổi và lợi nhuận giảm 20$
Câu 135: Sự cải tiến công nghệ làm giá cân bằng trên thị trường:
A. Giảm B. Tăng
C. Không đổi D. Tất cả các phương án trên
Câu 136: Xét mối quan hệ giữa năng suất cận biên của lao động (MP) và năng suất bình
quân của lao động (AP):
A. Nếu MP nhỏ hơn AP làm cho AP tăng dần B. MP luôn luôn lớn hơn AP
C. Nếu MP lớn hơn AP làm cho AP tăng dần D. Không có mối quan hệ với nhau
Câu 137: Xét mối quan hệ giữa năng suất cận biên (MP) và tổng số đầu ra (TP) nhận định
nào sau đây là đúng:
A. Khi MP > 0 thì TP vẫn tiếp tục tăng B. Khi MP = 0 thì TP = 0
C. Khi MP giảm thì TP giảm D. Tất cả các trường hợp trên

Sử dụng các dữ kiện sau cho các câu hỏi từ 138 đến 140:

Một hãng độc quyền bán cung cấp sản phẩm cho một thị trường có đường
cầu là P=500 - Q. Khi sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là
Q=100SP th́ lợi nhuận tương ứng là 1,5.104USD. P đơn vị là USD, Q đơn
vị là: SP

Câu 138: Tổng chi phí của hãng là:


A. 6.104 USD B. 4.104 USD C. 2,5.104 USD D. 2.104 USD
Câu 139: Nếu hàm số chi phí biến đổi bình quân của hãng có dạng AVC =Q +100 thì chi
phí cố định là:
A. 10000 USD B. 5000 USD C. 1000 USD D. 0 USD
Câu 140: Sức mạnh độc quyền của hãng là:
A. L=0,25 B. L=0,33 C. L= 0,5 D. L= 0,2
Câu 141: Ở trạng thái cân bằng dài hạn:
A. Tất cả doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền đều hòa vốn
B. Tất cả doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và đa số doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
hòa vốn
C. Đa số doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và tất cả doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
hòa vốn
D. Đa số doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và một số doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền hòa vốn
Câu 142: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có lợi nhuận lớn nhất khi:
A. P>AVC B. P=ATC C. MC=ATC D. P>ATC
Câu 143: Ở mức sản lượng hiện tại, chi phí cận biên của doanh nghiệp độc quyền lớn hơn
doanh thu cận biên, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên:
A. Tăng giá và tăng sản lượng B. Giảm giá và giảm sản lượng
C. Tăng giá và giảm sản lượng D. Giảm giá và tăng sản lượng
Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 144 đến 146:
Một doanh nghiệp có hàm số cầu P=50-3Q. Hàm số chi phí cận biên có dạng MC=2+2Q.
Trong đó giá và chi phí tính bằng $, sản lượng tính bằng sản phẩm.
Câu 144: Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là:
A. Q=6 sản phẩm B. Q=9,6 sản phẩm C. Q=3,6 sản phẩm D. Q=15,6 sản
phẩm
Câu 145: Mất không từ sức mạnh độc quyền là:
A. 0 $ B. 16,2 $ C. 32,4 $ D. 64,8 $
Câu 146: Nếu nhà nước đánh thuế T=20$ thì:
A. Doanh thu và chi phí không đổi, lợi nhuận giảm 20$
B. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều giảm 20$
C. Doanh thu không đổi, chi phí tăng 20$ và lợi nhuận giảm 20$
D. Doanh thu giảm 20$, chi phí không đổi và lợi nhuận giảm 20$
Câu 147: Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, P = MCmin tức là doanh nghiệp
A. Đạt được mức lợi nhuận tối đa B. DN hòa vốn
C. DN lỗ vốn, không sản xuất D. Cần thêm thông tin.
Câu 148: Điều nào dưới đây đúng với cả độc quyền một giá , cạnh tranh độc quyền và cạnh
tranh hoàn hảo
A. Sản phẩm dồng nhất
B. Lợi nhuận kinh tế bằng không trong dài hạn
C. Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR = MC
D. Dễ xâm nhập và rút khỏi thị trường
Câu 149: Phương trình nào sau đây là không phải là đường cung của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo:
A. P = 100 +6Q B. P = 23,5 Q + 500 C. P = 8Q + 25 D. P = 10 -3Q
Câu 150: Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt cân bằng trong ngắn hạn thì biểu thức
nào dưới đây không cần có
A. P= MR B. P=MC C. P=AR D. P= ATC
Câu 151: Khi giá yếu tố sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tăng lên làm chi
phí biên tăng lên thì doanh nghiệp sẽ
A. Tăng giá bán B. Giảm sản lượng
C. Giảm giá bán D. Sản xuất ở mức sản lượng cũ
Sử dụng các dữ kiện sau cho các câu hỏi từ 152 đến 156:
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo xác định rằng chi phí biến đổi cực tiểu là 22USD
tương ứng với mức sản lượng Q= 75 SP. Doanh nghiệp đang hòa vốn tại mức sản lượng Q
= 100 SP với doanh thu cận biên tương ứng là 30 USD
Câu 152: Tại mức sản lượng Q =100SP, giá thị trường là:
A. 22USD/sp B. 30USD/sp
C. 26USD/sp D. Tất cả đều sai
Câu 153: Ở mức sản lượng Q=95SP, doanh nghiệp đang:
A. Lỗ vốn B. Có lãi
C. Hòa vốn D. Cần có thêm thông tin
Câu 154: Nếu giá thị trường là P =32USD/sp thì doanh nghiệp nên:
A. Tăng sản lượng để có thêm lợi nhuận B. Giảm sản lượng để có thêm lợi nhuận
C. Tăng sản lượng để bớt lỗ vốn D. Giảm sản lượng để bớt lỗ vốn
Câu 155: Tại mức giá P= 32USD/sp, chi phí bình quân và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
của hãng đang:
A. Tăng và Q< 100SP B. Giảm và Q< 100SP
C. Tăng và Q > 100SP D. Giảm và Q > 100SP
Câu 156: Tại mức giá 22USD<P <30USD quyết định sản xuất của doanh nghiệp là
A. Lãi và quyết định sản xuất B. Lỗ và quyết định ngừng sản xuất
C. Lỗ và quyết định sản xuất D. Cần có thêm thông tin
Câu 157: Câu phát biểu nào sau đây không đúng
A. Các hãng có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được nhiều thặng dư sản xuất hơn
B. Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới mức giá thị trường và nằm trên đường
cung
C. Doanh nghiệp thu được thặng dư sản xuất chỉ khi nó có thế lực độc quyền
D. Thặng dư sản xuất là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi
Câu 158: Sức mạnh độc quyền cho phép tạo ra khả năng
A. Định giá cao hơn AVC B. Định giá bằng chi phí biên
C. Làm cho MR= MC D. Định giá cao hơn chi phí biên
Câu 159: Một doanh nghiệp độc quyền bán có đường cầu sản phẩm trên thị trường là P=70-
2Q và có hàm chi phí cận biên là MC = 6Q - 30, hệ số Lerner phản ánh sức mạnh độc quyền
của doanh nghiệp là:
A. L = 0,55 B. L = 0,45 C. L = 0,50 D. L = 0,40
Câu 160: Thông tin nào sau đây không được xem là nguồn gốc của tính không hiệu quả
trong thị trường cạnh tranh độc quyền
A. Sản phẩm đa dạng B. P> MC
C. Năng lực sản xuất còn dư thừa D. LAC ≠ LAC min
Câu 161: Một doanh nghiệp độc quyền đứng trước đường cầu thị trường P =1200 - 2Q và
hàm tổng chi phí TC =Q2 +20000. Mức giá doanh nghiệp ấn định để tối đa hóa lợi nhuận là:
A. P = 800 B. P = 1600 C. P = 600 D. P = 1000
Câu 162**: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC =200 + 65Q -
6Q2 + Q3/3. Sản lượng tương ứng với ngưỡng đóng cửa của doanh nghiệp này là:
A. Q =9 B. Q=16 C. Q = 12 D. Q=18
Câu 163: Doanh nghiệp độc quyền là người bán duy nhất trên thị trường, có toàn quyền
kiểm soát đối với giá và sản lượng bán ra. Vì vậy, nó có thể :
A. Đặt giá cao để thu nhiều lợi nhuận
B. Hạn chế sản lượng để tạo ra sự khan hiếm
C. Quyết định sản xuất tại mức sản lượng thoả mãn điều kiện MR = MC để tối đa hoá lợi
nhuận
D. A và B
Câu 164. Khi nhà độc quyền nâng lượng bán từ 7 đến 8 sản phẩm thì giá của sản phẩm
giảm từ 7 triệu xuống 5 triệu đồng. Doanh thu cận biên của sản phẩm cuối cùng là:
A. 7 triệu đồng B. 5 triệu đồng
C. 2 triệu đồng D. - 9 triệu đồng
Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 165 đến 167:

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm số cung là ; Chi phí cố định của hãng là
450.
Câu 165: Giá và sản lượng hòa vốn của hãng là:
A. 25 và 102 B. 102 và 25 C. 15 và 62 D. 62 và 15
Câu 166: Tại mức giá P=42. Lợi nhuận của doanh nghiệp là:
A. 250 B. -250 C. -670 D. -150
Câu 167: Quyết định của hãng khi giá thị trường P=42 là:
A. Tiếp tục sản xuất vì có lãi
B. Ngừng sản xuất vì lỗ vốn
C. Tiếp tục sản xuất vì lỗ vốn nhưng doanh thu đủ bù đắp chi phí biến đổi
D. Cần có thêm thông tin để kết luận
Câu 168: Sản phẩm đồng nhất và có rất nhiều người bán là đặc trưng của thị trường
A. CTHH B. CTĐQ
C. ĐQTĐ D. ĐQ
Câu 169: Khi 1 doanh nghiệp trong thị trường độc quyền tập đoàn giảm giá bán
A. Số lượng sản phẩm bán được không nhiều như nó mong muốn
B. Các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt giảm giá theo
C. Các đối thủ cạnh tranh không có phản ứng gì
D. A&B đúng
Câu 170*: Nếu Q=1,2,3 sản phẩm và tổng chi phí tương ứng là $2, $3, $4 thì chi phí cận
biên:
A. Không đổi B. Giảm dần
C. Tăng dần D. $2; $1,5; $1,3
Câu 171: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
A. Có thể bán tất cả sản phẩm ở mức giá thị trường
B. Muốn bán nhiều sản phẩm hơn thì phải hạ giá bán theo luật cầu
C. Không thể có lãi vì không có quyền định giá cho sản phẩm
D. A và C
Câu 172: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu:
A. Nằm ngang B. Thẳng đứng
C. Dốc lên về bên phải D. Dốc xuống về bên phải
Câu 173: Một công ty sản xuất thuốc tân dược nghiên cứu và tìm ra 1 loại thuốc chữa bệnh
mới được chiết xuất từ 1 loại thảo dược quý, nó được trồng và chăm sóc theo 1 quy trình
nghiêm ngặt do công ty này trực tiếp quản lý. Doanh nghiệp này trở thành độc quyền do
nguyên nhân nào sau đây:
A. Kiểm soát được đầu vào B. Qui định của chính phủ
C. Có lợi thế của qui mô D. Do đăng ký độc quyền về sản xuất
sản phẩm
Sử dụng các dữ kiện sau cho các câu hỏi từ 174 đến 176:
Một hãng độc quyền bán cung cấp sản phẩm cho một thị trường có đường cầu là P = 500
- Q. Khi sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là Q = 100SP thì lợi nhuận tương
ứng là 1,5.104USD. P đơn vị là USD, Q đơn vị là: SP
Câu 174: Tổng chi phí của hãng là:
A. 6.104 USD B. 4.104 USD C. 2,5.104 USD D. 2.104 USD
Câu 175: Nếu hàm số chi phí biến đổi bình quân của hãng có dạng AVC =Q +100 thì chi
phí cố định là:
A. 10000 USD B. 5000 USD C. 1000 USD D. 0 USD
Câu 176: Ở mức sản lượng < 100:
A. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
B. Doanh thu cận biên nhỏ chi phí cận biên
C. Doanh thu cận biên lớn chi phí cận biên
D. Cần có thêm thông tin để kết luận
Câu 177: Doanh nghiệp có đường cầu nằm ngang là doanh nghiệp:
A. Độc quyền B. Bán cạnh tranh C. Bán độc quyền D. Cạnh tranh
hoàn hảo
Câu 178: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bắt đầu cung ứng sản phẩm khi:
A. Giá bán bằng chi phí bình quân B. Chi phí cận biên bằng chi phí bình
quân
C. Giá bán lớn hơn chi phí biến đổi bình quân D. Giá bán lớn hơn chi phí bình quân
Câu 179: Điều nào sau đây làm cho doanh nghiệp(DN) trở thành doanh nghiệp độc quyền
bán:
A. Kiểm soát các yếu tố đầu vào B. Đạt được tính kinh tế nhờ qui mô
C. Các DN khác tìm kiếm được thị trường mới D. A và C
Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 180 đến 182:
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu P=50-3Q. Hàm số chi phí cận biên có dạng
MC=2+2Q. Trong đó giá và chi phí tính bằng $, sản lượng tính bằng sản phẩm.
Câu 180: Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là:
A. Q=6 sản phẩm B. Q=9,6 sản phẩm C. Q=3,6 sản phẩm D. Q=15,6 sản
phẩm
Câu 181: Mất không từ sức mạnh độc quyền là:
A. 0 $ B. 16,2 $ C. 32,4 $ D. 64,8 $
Câu 182: Nếu nhà nước đánh thuế T=20$ thì:
A. Doanh thu và chi phí không đổi, lợi nhuận giảm 20$
B. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều giảm 20$
C. Doanh thu không đổi, chi phí tăng 20$ và lợi nhuận giảm 20$
D. Doanh thu giảm 20$, chi phí không đổi và lợi nhuận giảm 20$
Câu 183: Đặc điểm nào sau đây là của doanh nghiệp độc quyền bán:
A. Tối đa lợi nhuận ở mức sản lượng mà tại đó giá bán bằng chi phí cận biên
B. Đường cầu nằm ngang
C. Không có đường cung
D. Tất cả các ý trên

Câu 184: Cầu về đất tăng do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến:
A. Giá và lượng đất cân bằng tăng B. Giá không đổi và lượng đất cân bằng
tăng
C. Giá tăng và lượng đất cân bằng không đổi D. Tất cả đều sai
Câu 185: Cầu về các yếu tố sản xuất là cầu dẫn xuất vì:
A. Các yếu tố sản xuất không thể mua bán như những hàng hóa thông thường
B. Nó phụ thuộc vào cầu về sản phẩm đầu ra
C. Các doanh nghiệp cần nhiều loại yếu tố sản xuất để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm
D. Tất cả đều đúng
Câu 186: Sự cải tiến công nghệ làm tăng sản phẩm cận biên của lao động sẽ dịch chuyển
A. Đường cầu lao động sang bên trái B. Đường cầu lao động sang bên phải
C. Đường cung lao động sang bên trái D. Đường cung lao động sang bên phải
Câu 187: Các yếu tố sản xuất bao gồm
A. Các tài nguyên thiên nhiên B. Công nghệ và kĩ thuật
C. Vốn D. Tất cả đều đúng
Câu 188: Suy thoái kinh tế làm cho nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản hoặc cắt
giảm số lượng lao động. Trên thị trường lao động lúc này :
A. Cả giá , lượng lao động cân bằng đều tăng
B. Cả giá , lượng lao động cân bằng đều giảm
C. Giá lao động cân bằng giảm, lượng lao động cân bằng giảm
D. Giá lao động cân bằng tăng , lượng lao động cân bằng giảm xuống

Sử dụng các dữ kiện sau cho các câu hỏi từ 188 đến 193:
Doanh nghiệp độc quyền bán có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC=10+0,01Q, FC
=1500 và gặp đường cầu Q=1000-25P. Trong đó P là giá tính bằng $/sp. Q là sản lượng tính
là sản phẩm.
Câu 189: Hàm chi phí cận biên của doanh nghiệp có dạng
A. 10 +0,01Q B. 0,02Q2 +10Q
C. 0,02Q +10 D. 10Q +0,02
Câu 190: Hàm doanh thu cận biên có dạng
A. 40 - 0,04Q B. 40 - 0,08Q
C. 40 +0,08Q D. 40 + 0,04Q
Câu 191: Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp độc quyền bán là:
A. 400 sp B. 300sp C. 250 sp D. 500 sp
Câu 192*: Nhà độc quyền định đoạt giá bán là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận
A. 24$/sp B. 30 $/sp C. 28 $/sp D. 18 $/sp
Câu 193: Nhà nước đánh thuế ô nhiễm môi trường t =5$/sp. Nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận
doanh nghiệp sẽ bán với mức sản lượng là bao nhiêu:
A. 300sp B. 400sp C. 250sp D. 500sp
Câu 194: Nhà nước đánh thuế cố định một lần là 1000$ thì lợi nhuận của nhà độc quyền
bán thay đổi như thế nào
A. Tăng 1000$ B. Giảm 800$
C. Giảm 1000$ D. Tăng 800$

Câu 195-Hàng hóa X có Ep =-0,5, nếu tăng giá lên 10% thì doanh thu của mặt hàng này sẽ:
A Tăng lên 5% B Tăng lên 20%
C Tăng lên 4,5% D Tất cả đều sai
Câu 196. Hàm cầu đối với hàng hóa X có dạng QD = 100- 2P . Tại mức giá P= 40 để tăng
doanh thu thì doanh nghiệp nên
A Giảm giá, tăng lượng B Tăng giá, tăng lượng
C Tăng giá, giảm lượng D Giảm giá, giảm lượng
Câu 197.Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng QD = 100- 2P . Để doanh thu của hãng đạt cực
đại thì mức giá phải bằng
A. 20 B 25 C 30 D 50

Câu 198. Hàng hóa X ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng,
những yếu tố khác không đổi. Vậy giá và sản lượng cân bằng cho hàng hóa X sẽ
A Giá giảm, lượng tăng. B Giá giảm lượng giảm.
C giá tăng, lượng giảm. D Giá tăng, lượng tăng
Câu 199. Giá hàng hóa thay thế cho hàng hóa X đang giảm mạnh, những yếu tố khác không
đổi. Vậy giá và sản lượng cân bằng cho hàng hóa X sẽ
A Giá giảm, lượng tăng. B Giá giảm lượng giảm.
C giá tăng, lượng giảm. D Giá tăng, lượng tăng
Câu 200. Giá hàng hóa bổ sung cho hàng hóa X đang giảm mạnh, những yếu tố khác không
đổi. Vậy giá và sản lượng cân bằng cho hàng hóa X sẽ
A Giá giảm, lượng tăng. B Giá giảm lượng giảm.
C Giá tăng, lượng giảm. D Giá tăng, lượng tăng
Câu 201. Trên cùng một đường cầu tuyến tính dốc xuống theo quy luật cầu, tương ứng với
mức giá càng cao thì độ co dãn của cầu theo giá sẽ
A Không đổi B Càng thấp C Không biết được D Càng cao
Câu 202. Trên cùng một đường cầu tuyến tính dốc xuống theo quy luật cầu, tương ứng với
mức giá càng thấp thì độ co dãn của cầu theo giá sẽ
A Không đổi B Càng thấp C Không biết được D Càng cao
Câu 203. Hàm cầu đối với hàng hóa X có dạng QD = 100- 2P . Tại mức giá P= 20 để tăng
doanh thu thì doanh nghiệp nên
A Giảm giá, tăng lượng B Tăng giá, tăng lượng
C Tăng giá, giảm lượng D Giảm giá, giảm lượng
Câu 204. Độ co dãn của cầu theo giá Ep = -3 có nghĩa là
A Khi giá tăng lên1% thì lượng cầu giảm đi 3%
B A và D
C Khi giá giảm đi 3% thì lượng cầu tăng lên 1%
D Khi giá giảm đi 1% thì lượng cầu tăng lên 3%
Câu 205. Độ co dãn của cầu theo giá Ep = -3 có nghĩa là
A Khi giá tăng lên1% thì lượng cầu giảm đi 3%
B Khi giá tăng lên3% thì lượng cầu giảm đi 1%
C Khi giá giảm đi 3% thì lượng cầu tăng lên 1%

D Khi giá giảm đi 3% thì lượng cầu tăng lên 3%

Câu 206. Khi hệ số co dãn của cầu theo thu nhập âm thì hàng hóa đó là
A Hàng thiết yếu B Hàng thứ cấp C Hàng cao cấp D Hàng độc lập
Câu 207. Khi hệ số co dãn của cầu theo thu nhập dương thì hàng hóa đó là
A Hàng thiết yếu B Hàng thứ cấp C Hàng cao cấp D A và C
Câu 208. Khi hệ số co dãn của cầu theo thu nhập âm thì hàng hóa đó là
A Hàng thiết yếu B Hàng thứ cấp C Hàng thay thế D Hàng độc lập
Câu 209. Khi hệ số co dãn của cầu theo thu nhập âm thì hàng hóa đó là
A Hàng bổ sung B Hàng thay thế C Hàng cao cấp D Không có phương án
đúng
Câu 210. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng nếu là hàng thứ cấp họ sẽ
A Giảm tiêu dùng B Tăng tiêu dùng ở mức độ thấp
C Tăng tiêu dùng ở mức độ cao D Không thay đổi
Câu 211. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng nếu là hàng cao cấp họ sẽ
A Giảm tiêu dùng B Tăng tiêu dùng ở mức độ thấp
C Tăng tiêu dùng ở mức độ cao D Không thay đổi
Câu 212. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng nếu là hàng thiết yếu họ sẽ
A Giảm tiêu dùng B Tăng tiêu dùng ở mức độ thấp
C Tăng tiêu dùng ở mức độ cao D Không thay đổi
Dùng các số liệu sau để trả lời các câu hỏi liên quan
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu Q=1000-2P và hàm tổng chi phí TC=200+ 2Q2
(P=đ/sp; Q= sp; TC= đ)
Câu 218. Để tối đa hóa doanh thu thì mức giá bán P phải bằng
A 250 B100 C 500 D 300
Câu 219.Để tối đa hóa lợi nhuân thì mức sản lượng Q phải bằng
A 100 B250 C 300 D 500
Câu 220.Mức lợi nhuận cực đại là
A 50.000 B 24.800 C 42.800 D 28. 400
Câu 221.Doanh thu tối đa đạt được là
A 125.000 B 215.000 C 102.500 D 512.000
Câu 222.Để tối đa hóa doanh thu thì mức sản lượng Q phải bằng
A 450 B 500 C 550 D 400
Câu 223. Để tối đa hóa lợi nhuận thì mức giá bán P phải bằng
A 400 B 550 C 500 D 450

You might also like