You are on page 1of 13

Dạng 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất, giải thích

1. Vấn đề khan hiếm tồn tại


a. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường
b. Chỉ trong các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
c. Trong hiện tại nhưng sẽ bị loại bỏ khi nền kinh tế phát triển
d. Trong tất cả các nền kinh tế
giải thích : Vì do nhu cầu luôn vô hạn và khả năng đáp ứng hữu hạn nên luôn có sự khan
hiếm
2. Kinh tế học vi mô nghiên cứu
a. Nền kinh tế ở góc độ tổng thể lớn.
b. Các vấn đề cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế.
c. Các vấn đề về thu nhập quốc dân.
d. Giá cả thị trường.
giải thích : kinh tế học vi mô tập trung vào các đơn vị kinh tế nhỏ
3. Câu nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô
a. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 ở mức rất cao
b. Lợi nhuận kinh tế của ngành da giầy là động lực thu hút doanh nghiệp mới gia nhập
ngành
c. Chính sách tài chính, tiền tệ, và chính sách đối ngoại là công cụ điều tiết nền kinh tế
của chính phủ
d. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2005 không quá mức hai con số
giải thích : câu b tập trung vào một lĩnh vực kinh tế cụ thể (ngành da giầy) và mô tả một
yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành đó (lợi nhuận )
4. Khi nhà đầu tư A quyết định sử dụng 1 tỷ đồng để mở một xí nghiệp may mặc, số
vốn đó không còn để mua cổ phiếu của công ty Đại An. Điều này minh họa khái
niệm
a. Cơ chế thị trường
b. Kinh tế học chuẩn tắc
c. Chi phí cơ hội
d. Giới hạn khả năng sản xuất
giải thích : vì chi phí cơ hội là phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó
5. Một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm
a. Cả nội thương và ngoại thương
b. Các ngành đóng và mở
c. Cả giàu và nghèo
d. Cả cơ chế mệnh lệnh và thị trường
6. Chi phí cơ hội của một người đi xem phim mất 50.000 đồng là
a. Việc sử dụng tốt nhất 50.000 đồng của người đó vào việc khác
b. Việc sử dụng tốt nhất lượng thời gian xem phim vào việc khác
c. Việc sử dụng tốt nhất cả thời gian và 50.000 đồng của người đó
d. Giá trị thời gian đã bỏ ra để xem phim
7. Phúc quyết định nghỉ việc để tham gia một khóa học thêm. Điều nào dưới đây
không được coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học thêm của Phúc:
a. Học phí của khóa học
b. Chi phí mua sách phục vụ khóa học
c. Chi phí ăn uống trong thời gian tham gia khóa học
d. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu không đi học
8. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường
a. Thể hiện sự khan hiếm của nguồn lực.
b. Thể hiện các mức phối hợp tối đa của số lượng các loại sản phẩm có thể sản xuất được
khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có của nền kinh tế
c. Phản ánh tập hợp các phương án hiệu quả có thể thực hiện được với nguồn lực hiện có
và công nghệ nhất định
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
9. Đường cầu của hàng hóa thông thường dịch chuyển sang trái khi
a. Giá hàng hóa thông thường tăng
b. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
c. Thuế đánh vào hàng hóa thông thường tăng
d.Chi phí sản xuất hàng hóa thông thường giảm
giải thích : vì thu nhập có mối quan hệ cùng chiều với cầu . đường cầu dịch chuyển sang
trái khi giảm
10. Giá một mặt hàng A tăng thì cầu của mặt hàng B sẽ giảm là hai hàng hóa
a. Thay thế cho nhau
b. Bổ sung cho nhau
c. Không liên quan nhau
d. Hàng thứ cấp
giải thích : vì với hang hóa bổ sung giá của hàng hóa này có mqh ngược chiều với cầu
của hàng hóa kia
11. Khi giá của mặt hàng A giảm thì cầu của hàng B sẽ giảm
a. Thay thế cho nhau
b. Bổ sung cho nhau
c. Không liên quan nhau
d. Hàng thứ cấp
12. Nếu hai sản phẩm X và Y là hai sản phẩm thay thế cho nhau thì
a. Exy>0
b. Exy<0
c. Exy=0
d. Exy=1
13. Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu tủ lạnh Panasonic
bên trái
1.Thu nhập dân chúng giảm
2.Giá tủ lạnh Electrolux giảm
3.Giá tủ lạnh Panasonic tăng
a. Trường hợp 1 và 3
b. Trường hợp 1 và 2
c. Trường hợp 2 và 3
d. Cả ba trường hợp
14. Trong trường hợp nào đường cung của Coca-Cola dời sang phải
a. Thu nhập của người có thể mua nước ngọt giảm
b. Giá nguyên liệu tăng
c. Giá của Pepsi tăng
d. Không có trường hợp nào
15. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) Q = -2P + 40 ĐVT: 1.000 đồng
(S) Q = P + 10
Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm A
a. P = 5, Q = 10
b. P = 10, Q = 20
c. P = 15, Q = 30
d. Các câu đều sai
Trạng thái cân bằng : Qs = Qd
16. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) Q = -2P + 40 ĐVT: 1.000 đồng
(S) Q = P + 10
Hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng
a. Ed = -5,5
b. Ed = -3,4
c. Ed = -1
d. Các câu đều sai
Ed = (Qd)’P * P/Qd
17. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) Q = -2P + 40 ĐVT: 1.000 đồng
(S) Q = P + 10
Giá cả và sản lượng cân bằng khi cầu giảm 20% so với trước
a. P = 8,24; Q = 16,1
b. P = 6,55, Q = 10,4
c. P = 9,3, Q = 17,65
d. P = 8,46, Q = 18,6
18. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) Q = -2P + 40 ĐVT: 1.000 đồng
(S) Q = P + 10
Chính phủ đánh thuế t = 2000 đồng/ sản phẩm, người tiêu dùng và nhà sản xuất
chịu khoản thuế là bao nhiêu trên sản phẩm
a. Người tiêu dùng chịu thuế = 0,67; nhà sản xuất chịu thuế = 1,33
b. Người tiêu dùng chịu thuế = 0,55; nhà sản xuất chịu thuế = 1,45
c. Người tiêu dùng chịu thuế = 0,74; nhà sản xuất chịu thuế = 1,26
d. Người tiêu dùng chịu thuế = 0,8; nhà sản xuất chịu thuế = 1,2
19. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) Q = -2P + 40 ĐVT: 1.000 đồng
(S) Q = P + 10
Đường cầu dịch chuyển. Muốn giá cân bằng mới là P = 15, phương trình đường cầu
mới là:
a) QD = -2P + 55
b) QD = -2P + 40
c) QD = -2P + 70
d) QD = -2P + 20
20. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) Q = -2P + 40 ĐVT: 1.000 đồng
(S) Q = P + 10
Nếu chính phủ ấn định giá tối thiểu P = 15, trên thị trường sản lượng thừa hay thiếu
a. Thừa 20
b. Thừa 15
c. Thiếu 30
d. Thiếu 25
21. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) P = -1/2Q + 30 ĐVT: 1.000 đồng
(S) P = Q + 15
Giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm A
a. P = 25, Q = 30
b. P = 15, Q = 20
c. P = 25, Q = 10
d. P = 20, Q = 10
22. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) P = -1/2Q + 30 ĐVT: 1.000 đồng
(S) P = Q + 15
Nếu chính phủ ấn định giá P = 27 và hứa sẽ mua hết lượng sản phẩm thừa, chính
phủ chi bao nhiêu để mua hết lượng sản phẩm thừa này
a. 174
b. 162
c. 270
d. Các câu đều sai
23. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được cho như sau
(D) P = -1/2Q + 30 ĐVT: 1.000 đồng
(S) P = Q + 15
Muốn giá cân bằng P = 20, thì hàm cung mới có dạng:
a. P = QS + 5
b. P = QS - 5
c. P = QS
d. Các câu đều sai
24. Lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu trừ đi:
a. Chi phí tính toán
b. Chi phí kinh tế
c. Chi phí cố định
d. Chi phí chìm
25. Bạn An dành 150 triệu đồng góp vốn kinh doanh, sau 1 năm thu được lợi nhuận
tính toán là 40 triệu đồng. Tỉ lệ lãi suất là 10%/năm. Giả định các yếu tố khác không
đổi thì lợi nhuận kinh tế bạn thu được là:
a. 30 triệu đồng
b. 25 triệu đồng
c. 15 triệu đồng
d. 10 triệu đồng
Để tính lợi nhuận kinh tế (hay còn gọi là lợi nhuận thuần) của bạn An, ta sẽ trừ đi chi phí
lãi vay từ số tiền vay vốn để tính toán lợi nhuận thực tế. Công thức tính lợi nhuận thuần
như sau:

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận - Chi phí lãi vay

Trong trường hợp này, bạn An đã góp vốn 150 triệu đồng và sau 1 năm thu được lợi
nhuận tính toán là 40 triệu đồng. Tỷ lệ lãi suất là 10%/năm, vì vậy chi phí lãi vay của bạn
An trong 1 năm là:

Chi phí lãi vay = Số tiền vay vốn x Tỷ lệ lãi suất = 150 triệu x 10% = 15 triệu đồng

Áp dụng vào công thức tính lợi nhuận thuần, ta có:

Lợi nhuận thuần = 40 triệu - 15 triệu = 25 triệu đồng

26. Hàm sản xuất của một hãng có đạng: Q= K + 5L. Đây là hàm có:
a. Hiệu suất tăng theo quy mô
b. Hiệu suất giảm theo quy mô
c. Hiệu suất không đổi theo quy mô
d. Chưa xác định được
ây là hàm sản xuất có dạng Q = K + 5L, trong đó Q là sản lượng, K là vốn cố định và L là
lao động. Để xác định hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô, ta cần xem xét
đạo hàm riêng của hàm sản xuất theo K và L.

Đạo hàm riêng theo K: dQ/dK = 1

Đạo hàm riêng theo L: dQ/dL = 5

Do đạo hàm riêng theo L lớn hơn đạo hàm riêng theo K nên ta có thể kết luận rằng hiệu
suất tăng theo quy mô. Với mỗi đơn vị lao động bổ sung, sản lượng sẽ tăng thêm 5 đơn
vị, cao hơn so với tăng 1 đơn vị nếu tăng thêm một đơn vị vốn cố định.

27. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
a. Chi phí cận biên
b. Chi phí cố định bình quân
c. Tổng chi phí bình quân
d. Chi phí biến đổi bình quân
giải thích : khi sản lượng càng lớn , chi phí cận biên sẽ được phần bổ trên một số lượng
sản phẩm lớn hơn, dẫn đến giảm chi phí cận biên trên mỗi đơn vị sản phẩm
28. Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó :
a. Nhỏ hơn 1 năm
b. Các yếu tố đầu vào đều thay đổi
c. Các yếu tố đầu vào đều cố định
d. Có ít nhất một đầu vào cố định và ít nhất một đầu vào biến đổi
29. Sản phẩm bình quân của lao động là :
a. Sự thay đổi trong tổng sản phẩm do sử dụng thêm 1 đơn vị lao động (lượng vốn là
không đổi).
b. Độ dốc đường tổng sản phẩm
c. Tổng sản phẩm chia cho tổng số lao động với số vốn không đổi
d. Không ý nào đúng
30. Các đường dưới đây đều có dạng chữ U, trừ :
a. Chi phí cận biên
b. Tổng chi phí trung bình
c. Chi phí cố định trung bình
d. Chi phí biến đổi trung bình
31. Nếu tất cả các yếu tố đầu vào đều tăng 5%, sản lượng đầu ra tăng 3%. Đây là
trường hợp:
a. Tổng chi phí giảm
b. Tổng chi phí trung bình tăng
c. Hiệu suất tăng theo quy mô
d. Hiệu suất giảm theo quu mô
giải thích : Khi K,L tăng n lần mà Q tăng ít hơn n lần thì …
32. Khi đường năng suất cận biên của lao động nằm dưới đường năng suất trung
bình của lao động thì:
a. Đường năng suất cận biên dốc lên
b. Đường năng suất trung bình dốc lên
c. Đường năng suất trung bình dốc xuống
d. Cả hai đường dốc lên
giải thích : khi MPL < APL thì APL giảm dần
33. Khoảng cách theo chiều dọc giữa đường TC và VC là:
a. MC
b. AVC
c. ATC
d. FC
giải thích : TC = VC + FC với FC là hằng số cố địnhx
34. Để sản xuất ra 10 đơn vị sản phẩm, tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra là 100$,
chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 là 32$. Như vậy:
a. Chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 10 < 32$
b. Doanh nghiệp nên giảm sản lượng
c. Chi phí bình quân của 11 đơn vị sản phẩm là 12$
d. Chi phí biến đổi của 11 đơn vị sản phẩm là 132$
giải thích : chi phí để sản xuất 11 đơn vị sản phẩm là 132$ ,
=> chi phí cận biện của đơn vị sản phẩm thứ 10 = (132$ - 100$)/10 = 3,2$
35. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) thể hiện:
a. Độ dốc đường đồng lượng
b. Độ dốc đường đồng phí
c. Độ dốc đường ngân sách
d. Độ đốc đường tổng sản phẩm
36. Trong dài hạn, hãng sẽ không còn loại chi phí nào
a. Chi phí cận biên
b. Chi phí biến đổi
c. Chi phí cố định trung bình
d. Chi phí biến đổi trung bình
giải thích : Chi phí dài hạn là chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong thời kỳ đủ dài để tất cả các yếu tố sản xuất đầu vào đều
có thể biến đổi theo sản lượng sản xuất. Trong dài hạn không còn yếu
tố sản xuất cố định nữa và như vậy không còn chi phí cố định
37. Đường đồng lượng biểu thị:
a. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào sản xuất với chi phí khác nhau
b. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào nhưng sản xuất với một tổng chi phí
c. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào nhưng cùng sản xuất ra một mức sản
lượng
d. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào sản xuất ra mức sản lượng khác nhau.
38. Hàm tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm X của một doanh nghiệp được cho
như sau : TC = Q2 + 4Q + 50. Đường chi phí biến đổi :
a. 50
b. 2Q + 4
c. Q + 4 +50/Q
d. Q2 + 4Q
39. Sản phẩm cận biên của lao động là:
a. Tổng sản phẩm chia cho số lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất
b. Doanh thu tăng thêm khi thuê thêm lao động
c. Sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, giả định vốn là không thay
đổi
d. Chí phí cần thiết để thuê thêm 1 đơn vị đầu vào
40. Câu phát biểu nào sau đây là không chính xác
a. Đường MC cắt đường ATC ở điểm cực tiểu của đường ATC
b. MC nằm trên đường ATC tức là ATC đang tăng
c. Khoảng cách giữa đường ATC và AFC là MC
d. Không có phương án nào
giải thích : phụ thuộc vào độ lớn của đầu vào và chi phí cố định. Khi đầu vào càng lớn, khoảng
cách giữa ATC và AFC sẽ càng lớn hơn, do đó đường MC sẽ nằm xa hơn so với khoảng cách
giữa ATC và AFC.
41. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ lựa chọn sản xuất tại:
a. Giao của MC và AVC
b. MR = 0
c. MC = MR
d. Tiếp điểm của đường đồng phí với đường đồng lượng
42. Khi hai yếu tố đầu vào là bổ sung hoàn hảo, đường đồng lượng có dạng:
a. Nằm ngang
b. Thẳng đứng
c. Hình chữ L
d. Tạo với trục hoành 1 góc 450
43. Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của cạnh tranh hoàn hảo:
a. Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang
b. Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đường dốc xuống
c. Có vô số hãng trên thị trường, mỗi hãng có lượng bán rất nhỏ so với sản lượng thị
trường.
d. Sản phẩm của các hãng khác nhau thì khác nhau.
44. Nếu một hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co giãn đối với sản phẩm của
mình thì:
a. Hãng sẽ giảm giá để bán được nhiều hơn.
b. Doanh thu cận biên bằng giá của sản phẩm
c. Hãng tăng giá thì doanh thu của hãng không thay đổi
d. Hãng sẽ tăng giá để tăng tổng doanh thu
45. Một hãng chấp nhận giá đối mặt với:
a. Đường doanh thu cận biên dốc xuống
b. Đường doanh thu cận biên dưới đường cầu
c. Đường cầu của hãng là đường nằm ngang
d. Đường cầu của hãng là đường dốc xuống
46. Trong điều kiện nào dưới đây, hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ kiếm được lợi
nhuận kinh tế:
a. P = ATCmin
b. P >ATCmim
c. AVCmin < P < ATCmin
d. P < AVCmin
47. Trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu cận biên (MR) của hãng bằng:
a. Giá
b. Tổng doanh thu
c. Doanh thu trung bình
d. câu a và câu c đúng
48. Điều nào dưới đây không đúng trong cạnh tranh hoàn hảo:
a. Đường doanh thu cận biên nằm trong đường cầu
b. Đường doanh thu cận biên là đường nằm ngang
c. Giá không đổi khi sản lượng thay đổi
d. Đường doanh thu cận biên chính là đường cầu
giải thích : Trong cạnh tranh hoàn hảo, đường doanh thu cận biên sẽ cắt đường cầu ở điểm tiết
điểm, và không trùng với đường cầu
49. Điều nào dưới đây không xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo:
a. Có nhiều người bán
b. Thông tin được xác định rõ trên thị trường
c. Các hãng trên thị trường không có lợi thế so với những hãng mới ra nhập thị trường.
d. Việc ra nhập thị trường của các hãng mới là rất khó
giải thích : Bởi vì thị trường này có nhiều người bán, các sản phẩm tương đương và thông tin
được xác định rõ trên thị trường. Các hãng trên thị trường cũng không có lợi thế so với những
hãng mới ra nhập thị trường. Tất cả các doanh nghiệp đều phải chấp nhận giá trên thị trường và
sản xuất với mức giá đó để cạnh tranh.
50. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi:
a. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
b. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí cố định bình quân tối thiểu.
c. Chi phí biến đổi bình quân đạt tối thiểu.
d. Tổng chi phí bình quân đạt tối thiểu.
51. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có thể bù đắp được chi phí
biến đổi và một phần chi phí cố định thì nó đang hoạt động tại phần đường chi phí
cận biên mà:
a. Nằm trên điểm hòa vốn
b. Nắm dưới điểm hòa vốn
c. Nằm trên điểm đóng cửa
d. Nằm giữa điểm đóng cửa và điểm hòa vốn
52. Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường:
a. Đường chi phí trung bình từ điểm tối thiểu trở lên
b. Đường chi phí biến đổi trung bình từ điểm tối thiểu trở lên
c. Đường chi phí cận biên kể từ chi phí biến đổi trung bình tối thiểu trở lên
d. Đường doanh thu cận biên của hãng
53.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có hàm
cung P = 10 + 20q. Vậy hàm cung thị trường sẽ là:
a. P = 2.000 + 4.000Q
b. P = Q/10 + 10
c. Q = 100P – 10
d. Tất cả đều sai
54. Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và ngành sẽ ở trong tình trạng cân bằng
dài hạn khi:
a. P = AVC
b. MC = MR = P
c. P = AC
d. P>AC
55. Thị trường độc quyền bán là thị trường:
a. Chỉ có một hãng duy nhất
b. Có nhiều sản phẩm thay thế
c. Có duy nhất một người mua
d. Có một số hãng liên kết với nhau trên thị trường
56. Rào cản nào dưới đây là cản trở tự nhiên đối với các hãng mới xâm nhập thị
trường:
a. Bằng phát minh sáng chế
b. Tính kinh tế của quy mô
c. Đặc quyền kinh doanh từ phía chính phủ
d. Tất cả các câu trên
57. Khi nhà độc quyền nâng lượng bán từ 7 đến 8 sản phẩm thì giá của sản phẩm bị
tụt từ 7 triệu đồng xuống 6 triệu đồng. Doanh thu cận biên của sản phẩm cuối cùng
là bao nhiêu.
a. 48 triệu đồng
b. 6 triệu đồng
c. 1 triệu đồng
d. – 1 triệu đồng
58. Đặc điểm nào dưới đây là của ngành cạnh tranh độc quyền:
a. Ngành gồm số lượng ít các hãng
b. Sản phẩm được sản xuất bởi các hãng trong ngành có sự khác biệt
c. Các hãng tối đa hóa doanh số bán.
d. Các hãng không có sự ra nhập tự do.
59. Đặc điểm nào là đặc điểm của độc quyền tập đoàn
a. Mỗi hãng đối diện với đường cầu nằm ngang
b. Các hãng tối đa hóa doanh số bán
c. Lượng bán của một hãng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến các hãng khác
d. Ngành chỉ gồm một hãng
60. Ngành nào dưới đây là ví dụ điển hình về độc quyền tập đoàn
a. Thị trường gạo
b. Ngành sản xuất ô tô
c. Ngành sản xuất nước giải khát
d. Ngành may mặc

You might also like