You are on page 1of 13

ÔN TẬP CUỐI KỲ KINH TẾ VI MÔ

1. Thiếu hụt trên thị trường tồn tại khi:


a. Giá cao hơn giá cân bằng
b. Giá thấp hơn giá cân bằng
c. Không đủ người sản xuất
d. Không đủ người tiêu dùng
2. Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng: P = QS + 5; P = -1/2 QD + 20 Nếu chính
phủ ấn định mức giá P = 18 và sẽ mua hết lượng sản phẩm thừa thì chính phủ cần chi
bao nhiêu tiền?
a. 108
b. 162
c. 180
d. Tất cả đều sai.
3. Khi chính phủ đánh thuế trong điều kiện nào sau đây thì người tiêu dùng phải chịu
thuế hoàn toàn:
a. Cung co dãn ít hơn so với cầu.
b. Cầu co dãn ít hơn so với cung.
c. Cầu hoàn toàn co dãn.
d. Cung hoàn toàn co dãn.
4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi chính phủ đánh thuế vào một loại hàng hóa
nào đó thì điều nào sau đây là đúng
a. Không gây ra tổn thất cho xã hội
b. Chỉ người tiêu dùng là chịu thuế
c. Giá hàng hóa giảm
d. Người tiêu dùng mua hàng hóa đó ít hơn
5. Chính sách giá trần gây ra tổn thất cho xã hội vì
a. Người sản xuất sử dụng nguồn lực không hiệu quả
b. Nhiều người tiêu dùng không mua được hàng
c. Người tiêu dùng phải xếp hàng để mua sản phẩm,gây ra chi phí cơ hội
d. Tất cả câu trên đúng
6. Giá thị trường của vải thiều là 40 ngàn đồng/kg, Nếu chính phủ quy định giá trần là
50 ngàn đồng/kg. Điều gì sau đây không đúng
a. Thị trường đạt trạng thái cân bằng
b. Thị trường bị thiếu hụt hàng hóa
c. Không gây ra tổn thất cho xã hội
d. Chính sách giá trần không có ý nghĩa trong trường hợp này

7. Cung của 2 sản phẩm X và Y đều co giãn hoàn toàn, và có cùng mức giá cân bằng và
sản lượng cân bằng. Khi giá cả hai sản phẩm đều tăng 10% thì lượng cầu sản phẩm X
giảm 15%, lượng cầu sản phẩm Y giảm 18%. Chính phủ định đánh thuế theo vào một
trong hai sản phẩm. Để tăng thu ngân sách tối đa, chính phủ nên đánh thuế vào:
A. Sản phẩm Y. B. Sản phẩm nào cũng được.
C. Sản phẩm X D. Không xác định được
8. Cầu mặt hàng Y co giãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế:

1
A. Phần lớn tiền thuế do người tiêu thụ chịu.
B. Phần lớn tiền thuế do nhà sản xuất chịu.
C. Số tiền thuế chia đều cho 2 bên.
D. Nhà sản xuất chịu hoàn toàn tiền thuế.

9. Giá bột giặt là 26.000 đồng/kg. Khi chính phù đánh thuế 1.000 đồng/kg, giá cả trên
thị trường là 27.000 đồng/kg. Vậy tính chất co giãn cầu theo giá của hàng bột giặt là:
A. Co giãn nhiều. B. Co giãn ít.
C. Co giãn hoàn toàn D. Hoàn toàn không co giãn
10. Thặng dư của người sản xuất (PS) trên thị trường là:
a. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
b. Diện tích nằm phía dưới đường cầu và phía trên đường cung.
c. Diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới giá thị trường của hàng hóa.
d. Diện tích nằm phía dưới đường cầu và phía trên giá thị trường của hàng hóa.
11. Thặng dư của người tiêu dùng (CS) trên thị trường là:
a. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
b. Diện tích nằm phía dưới đường cầu và phía trên đường cung.
c. Diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới giá thị trường của hàng hóa.
d. Diện tích nằm phía dưới đường cầu và phía trên giá thị trường của hàng hóa.
12. Tổng thặng dư (TS) trên thị trường là:
a. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
b. Diện tích nằm phía dưới đường cầu và phía trên đường cung.
c. Diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới giá thị trường của hàng hóa.
d. Diện tích nằm phía dưới đường cầu và phía trên giá thị trường của hàng hóa.
13. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng thặng dư của nhà sản xuất:
a. Chi phí sản xuất tăng và giá của hàng hóa không đổi.
b. Chi phí sản xuất tăng và giá hàng hoá giảm.
c. Chi phí sản xuất không đổi và giá hàng hoá giảm.
d. Chi phí sản xuất không đổi và giá hàng hoá tăng.
14. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng thặng dư của người tiêu dùng:
a. Mức giá sẵn lòng trả giảm và giá của hàng hóa không đổi.
b. Mức giá sẵn lòng trả giảm và giá hàng hoá tăng.
c. Mức giá sẵn lòng trả không đổi và giá hàng hoá giảm.
d. Mức giá sẵn lòng chi trả không đổi và giá hàng hoá tăng.

15. Hàm số cầu và số cung của một hàng hóa như sau:
(D): P = -Q + 50 ; (S): P = Q + 10
Nếu chính phủ định giá tối đa là P = 20, thì lượng hàng hóa:
a. Thiếu hụt 30.
b. Thừa 30.
c. Dư thừa 20.
d. Thiếu hụt 20.
16. Chính phủ đánh thuế mặt hàng bia chai là 500đ/ chai đã làm cho giá tăng từ 2500đ /
chai lên 2700 đ/ chai. Vậy mặt hàng trên có cầu co giãn:

2
a. Nhiều.
b. ÍT
c. Co giãn hoàn toàn.
d. Hoàn toàn không co giãn.
17. Thị trường sản phẩm A có hàm cung và cầu như sau: PS = 10 + QS và Pd = 100 – Qd.
Nếu Nhà nước đánh thuế t = 10đ/sản phẩm, xác định điểm cân bằng mới:
a. Pc = 60 và Qc = 40
b. Pc = 65 và Qc = 40
c. Pc = 60 và Qc = 45
d. Pc = 65 và Qc = 45
18. Giá của hàng hóa có xu hướng giảm khi:
a. Dư thừa hàng hóa tại mức giá hiện tại
b. Giá hiện tại cao hơn giá cân bằng
c. Lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá hiện tại
d. Tất cả các câu trên đều đúng
19. Có 4 người tiêu dùng A, B, C, D sẵn lòng trả cho 1 vé xem hài kịch ở nhà hát kịch
TPHCM lần lượt là 300.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng. Giá
cho 1 vé xem hài kịch ở nhà hát kịch TPHCM là 100.000 đồng. Vậy thặng dư của 4
người tiêu dùng trên là:
a. 400.000 đồng
b. 300.000 đồng
c. 250.000 đồng
d. 100.000 đồng
20. Trên thị trường có 3 người tiêu dùng Mai, Tùng, Trúc có mức giá sẵn lòng trả của 3
người tiêu dùng trên cho buổi xem hòa nhạc tại nhà hát thành phố lần lượt là: 2 triệu;
1,5 triệu, 500 ngàn đồng, biết buổi hòa nhạc có giá là 800 ngàn đồng/ vé. Vậy
a. Trúc sẽ không đi xem hòa nhạc
b. Mai sẽ đi xem hòa nhạc và có thặng dư là 1,2 triệu
c. Thặng dư của thị trường sẽ là 1,9 triệu
d. Tất cả câu trên đúng
21. Thặng dư sản xuất của một loại hàng hóa là
a. Phần diện tích nằm trên đường giá nằm dưới đường cung
b. Là tổng chênh lệch giữa mức giá người sản xuất nhận với mức giá sẵn lòng bán
c. Là lợi nhuận của nhà sản xuất
d. Tất cả câu trên sai

22. Hàm sản xuất của doanh nghiệp đề cập đến:


a. Chi phí tối thiểu để sản xuất các mức sản lượng khác nhau
b. Doanh thu tối đa có được từ các mức sản lượng khác nhau
c. Mức sản lượng của doanh nghiệp tương ứng với những phối hợp yếu tố sản xuất
khác nhau
d. Lợi nhuận tối đa có được từ các mức sản lượng khác nhau
23. Năng suất biên của lao động bằng 50 nghĩa là
a. Khi tăng thêm 1 lao động số lượng sản phẩm tăng thêm 50
b. Khi tăng thêm 1 sản phẩm chi phí tăng thêm 50
c. Khi tăng thêm 1 lao động tiền lương phải trả tăng thêm 50
d. Khi tăng thêm 1 sản phẩm doanh thu tăng thêm 50

24. Năng suất trung bình (AP) của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là:

3
a. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếủ tố sản xuất biến đổi.
b. So lượng sản phẩm tăng thêm khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí sản xuất biến đổi.
c. Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi 1 đơn vị yếu tố đó.
d. Không có câu nào đúng.
25. Năng suất biên (MP) của một YTSX biến đổi là:
a. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị YTSX biến đổi.
b. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các YTSX.
c. Sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đồng chi phí của các YTSX biến đổi.
d. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX biến đổi,
các YTSX còn lại giữ nguyên.
26. Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ:
a. Bằng năng suất trung bình. b.Tăng dần.
c. Vượt quá năng suất trung bình. d.Nhỏ hơn năng suất trung bình.
27. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = 0,5KL. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào cùng tỷ
lệ thì:
a. Năng suất tăng theo quy mô. b. Năng suất giảm theo quy mô.
c. Năng suất không đổi theo quy mô. d. Cả 3 đều sai.
28. Giả sử năng suất trung bình của 6 công nhân là 15. Nếu sản phẩm biên (năng
suất biên) của người công nhân thứ 7 là 20, thế hiện:
a. Năng suất biên đang giảm. b.Năng suất biên đang tăng.
c. Năng suất trung bình đang tăng. d.Năng suất trung bình đang giảm.

29. Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm 1 đơn vị cua một yếu tố
đầu vào (các yếu tố đầu vào khác được sử dụng với số lượng không đổi) gọi là:
a. Năng suất biên. b. Chi phí biên
c.Hữu dụng biên d. Doanh thu biên

30. Giả sử năng suất biên của công nhân thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần lượt là 10,
9 và 8. Tổng số sản phẩm khi thuê 3 công nhân bằng:
a. Năng suất trung bình của 3 công nhân = (10 + 9 + 8)/3 = 9
b. Năng suất biên của công nhân thứ ba nhân cho số lượng công nhân = 8 X 3 = 24
c. Tổng sản phẩm của 3 công nhân nhân cho số lượng công nhân=(10+ 9+8)x3=81
d. Tổng sản phẩm của 3 công nhân = 10 + 9 + 8 = 27
31. Chi phí biên MC là:
a. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX.
b. Chi phí tăng thêm khi sử dụng 1 sản phẩm.
c. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
d. Là độ dốc của đường tổng doanh thu.
32. Đường chi phí trung bình có dạng chữ U do:
a. Năng suất tăng dần theo quy mô, sau đó giảm theo quy mô
b. Năng suất trung bình tăng dần
c. Năng suất trung bình giảm dần
d. Lợi thế kinh tế của sản xuất quy mô lớn

4
33. Chi phí cố định là:
a. Chi phí tăng dần khi mức sản lượng thay đổi
b. Chi phí không đổi khi mức sản lượng thay đổi
c. Chi phí giảm dần khi mức sản lượng thay đổi
d. Không câu nào ở trên
34. Chi phí hàng tháng mà doanh nghiệp sản xuất phải trả cho nguyên liệu sản xuất được
tính là
a. Chi phí cố định
b. Chi phí biến đổi
c. Chi phí cơ hội
d. Chi phí biên
35. Chi phí biên là
a. Phần thay đổi của tổng chi phí biến đổi khi sản xuất thêm 1 sản phẩm
b. Phần thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 sản phẩm
c. Là chi phí để sản xuất sản phẩm cuối cùng
d. Tất cả câu trên đều đúng
36. Khi Q = 0 thì tổng chi phí của doanh nghiệp là 200, khi Q = 100 thì tổng chi phí của
doanh nghiệp là 500. Chi phí cố định trung bình tại mức sản lượng 100 là
a. 7
b. 5
c. 2
d. Không thể xác định với số liệu đã cho
37. Khi Q = 0 thì tổng chi phí của doanh nghiệp là 300, khi Q = 200 thì tổng chi phí của
doanh nghiệp là 900. Chi phí biến đổi trung bình tại mức sản lượng 200 là
a. 4,5
b. 3
c. 1,5
d. Các câu trên đều sai
38. Một nhà đầu tư phải bỏ ra số vốn là 10 tỷ để quyết định mở một doanh nghiệp sản
xuất quần áo. Trong 1 tháng ước tính chi phí hoạt động của doanh nghiệp là 80 tỷ,
doanh thu là 100 tỷ. Nhà đầu tư đã phải bỏ qua cơ hội mở doanh nghiệp sản xuất
nước ngọt đóng chai, ước tính sẽ mang lại lợi nhuận là 16 tỷ trong 1 năm. Lợi nhuận
kinh tế của nhà đầu tư trong 1 năm là
a. 24 tỷ
b. 4 tỷ
c. 18 tỷ
d. 8 tỷ

39. Trong kinh tế học, dài hạn là khoảng thời gian:


a. Đủ để người tiêu dùng thay đổi thói quen, sở thích và quyết định tiêu dùng của mình
b. Trên 10 năm
c. Đủ để doanh nghiệp có thể thay đổi số lượng của mọi yếu tố đầu vào
d. a và c đúng
40. Trong các loại chi phí sau, loại nào có thể gọi là chi phí biến đổi trong ngắn hạn:
a. Tiền mua sắm thiết bị mới
b. Tiền mua nguyên vật liệu
c. Tiền lương trả cho lao động trực tiếp
d. b và c đúng
41. Khi năng suất biên lao động đạt giá trị tối đa, năng suất trung bình lao động sẽ
………
5
a. Bằng với năng suất biên của lao động
b. Cao hơn năng suất biên
c. Cũng đạt giá trị tối đa
d. Thấp hơn năng suất biên
42. Hàm sản xuất Q = KL0,3 cho biết:
a. Năng suất giảm dần theo quy mô
b. Năng suất không đổi theo quy mô
c. Năng suất tăng dần theo quy mô
d. Chưa thể kết luận được
43. Đẳng thức nào dưới đây cho biết tại đó biến phí trung bình AVC đạt giá trị cực tiểu?
a. MC = AVC
b. AVC = FC
c. MC = AC
d. P = AVC
44. Đẳng thức nào dưới đây cho biết tại đó năng suất trung bình AP đạt cực đại?
a. MP = AP
b. AC = AFC
c. MC = AVC
d. P = AVC
45. Khi lợi nhuận kinh tế bằng 0, lợi nhuận kế toán sẽ:
a. Lớn hơn lợi nhuận kinh tế
b. Là một số dương
c. Bằng với chi phí ẩn
d. a, b và c đều đúng
46. Một doanh nghiệp có đường chi phí biên SMC = 10 + 2Q và chi phí cố định là 200.
Đường tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ là:
a. Q2 + 10Q + 200
b. 2Q + 210
c. Q2 + 10Q
d. 2Q2 + 10Q + 200
47. Hàm tổng chi phí TC=3Q3+4Q2+20Q+200, các hàm chi phí khác có liên
quan:
a MC=9Q2+8Q+20+200/Q
b AC=3Q2+4Q+200
c AVC=3Q3+4Q2+20
d MC=9Q2+8Q+20

48. Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng TC = 100 + 2q + q2. Phát biểu nào dưới
đây không đúng:
a. Tổng chi phí biến đổi (TVC) = 2q + q2
b. Tổng chi phí cố định (TFC) = 100
c. Chi phí trung bình (AC) = 2 + q
d. Chi phí biên (MC) = 2 + 2q
49. Với cùng số vốn đầu tư nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3 phương án A,B, C
lần lượt là 10 tỉ, 8 tỉ, 7 tỉ. nếu phương án A được chọn thì lợi nhuận kinh tế đạt được

a. 3 tỷ
b. 1 tỷ
c. 2 tỷ.
d. Không câu nào đúng
6
50. Giả sử tăng thêm 1 đơn vị lao động, từ 2 lên 3 công nhân, sản lượng tăng từ 10 đến
18 cái áo len. Năng suất (sản phẩm) cận biên của người công nhân thứ 3 là:
a. 1 c. 4
b. 3 d. 8
51. Nếu đường MC nằm phía trên đường AVC thì khi sản lượng tăng lên điều nào dưới
đây là đúng:
a. AC không đổi
b. AFC tăng lên
c. AVC giảm xuống
d. AVC tăng lên
52. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
a. Chi phí biên.
b. Chi phí biến đổi trung bình.
c. Chi phí trung bình.
d. Chi phí cố định trung bình.
53. Nếu AC đang giảm, khi đó MC phải:
a. Đang giảm
b. Bằng AC
c. Phía trên AC
d. Phía dưới AC
54. Chi phí cận biên MC cắt:
a. AC, AVC và AFC tại điểm cực tiểu của chúng
b. AC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng
c. AVC và AFC tại điểm cực tiểu của chúng
d. AC và AVC tại điểm cực tiểu của chúng
55. Tuyên bố nào dưới đây là sai:
a. Tổng chi phí trung bình là tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm
b. Chi phí cố định trung bình cộng chi phí biến đổi trung bình bằng tổng chi phí trung
bình
c. Chi phí cận biên là sự gia tăng của tổng chi phí do sản xuất thêm 1 đơn vị sản
phẩm
d. Tổng chi phí bằng chi phí cố định cộng chi phí trung bình
56. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì:
a. Hãng là người chấp nhận giá
b. Hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co dãn
c. Doanh thu cận biên bằng giá sản phẩm
d. Tất cả các câu trên đều đúng

57. Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp cạnh tranh sẽ sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó
a. AC min b. AVC min
c. TR max d. MC = MR = P
58. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn đang sản xuất ở mức sản
lượng có P > MC, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên
a. tăng sản lượng
b. giảm sản lượng
c. không thay đổi sản lượng
d. không thể kết luận
59. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ở mức sản lượng có MC
= 10, giá thị trường là P = 8. để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên
a. tăng sản lượng
7
b. giảm sản lượng
c. không thay đổi sản lượng
d. không thể kết luận
60. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ở mức sản lượng có chi
phí biên bằng giá thị trường. để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên
a. tăng sản lượng
b. giảm sản lượng
c. không thay đổi sản lượng
d. không thể kết luận

61. Doanh thu hiên (MR) là:


a. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả san phẩm thay đổi.
b. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi hán thêm 1 sản phẩm.
c. Là độ dốc của đường tổng phí.
d. Là độ dốc của đường tông cầu sản phẩm.

62. Khi P < AVCmin, doanh nghiệp nên quyết định:


a. Sản xuất tại Q có MC = MR. b. Sản xuất tại Q có AVCmin.
c. Ngưng sản xuất. d. Sản xuất tại Q có P= MC

63. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn:


a. Người bán quyết định giá. c. Không có ai quyết định giá.
b. Người mua quyết định giá. d. Doanh nghiệp lớn nhất ấn định giá.

64. Khi hãng đạt được lợi nhuận tối đa thì:


a. Độ dốc của đường tổng doanh thu bằng dộ dốc của đường tổng chi phí.
b. Sự chênh lệch giữa TR và TC là cực đại.
c. Doanh thu biên hằng chi phí biên.
d. (a), (b), (c) đều đúng.
65. Chọn câu sai trong các câu dưới đây: Trong ngắn hạn doanh nghiệp đóng cửa
khi:
a. Phần lỗ lớn hơn chi phí cố định.
b. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu lớn hơn giá bán.
c. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí.
d. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi.

66. Đối với một hãng cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên sẽ:
a. Nhỏ hơn giá bán và doanh thu trung bình
b. Bằng giá bán nhưng lớn hơn doanh thu trung hình.
c. Bằng giá bán và bằng doanh thu trung bình.
d. Bằng doanh thu trung bình nhưng nhỏ hơn giá bán.

67. Biểu thức nào dưới đây thể hiện nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp, bất kể doanh nghiệp hoạt động ở thị trường nào :

8
a. MC = MR b. MC = P c. MC = MR = AR d. MC = MR =
AC
68. Đường cầu nằm ngang của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có nghĩa là :
a. Doanh nghiệp có thể bán một lượng khá lớn sản phẩm của mình với giá không đổi.
b. Doanh nghiệp có thể bán hết sản lượng cúa mình theo giá thị trường.
c. Doanh nghiệp có thể tăng sản lượng bán ra bằng cách hạ giá bán.
d. Doanh nghiệp có thế định giá bán sản phẩm của mình một mức không đổi.

69. Khi có thuế đánh vào lượng hàng hoá bán ra, mỗi doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn toàn sẽ:
a. Bán hàng hoá với mức giá cao hơn giá trên thị trường cạnh tranh.
b. Giảm bớt lượng hàng hoá bán ra.
c. Bán ra một lượng hàng hoá nhiều hơn trước.
d. Không thay đổi lượng hàng hoá bán ra.

70. Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn tòan có
xu hướng giảm dần vì:
a. Lợi nhuận kinh tế tạo động cơ cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
b. Hiệu suất giảm theo quy mô
a. Chính phủ điều tiết chặt chè hơn
b. Cầu giảm do người tiêu dùng thay thế bàng hàng hóa khác.
71. Một cửa hàng bán hoa tươi thuộc thị trường cạnh tranh hoàn tòan. Hiện thời,
trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được 200 bó hoa cỏ chi phí biên nhở hơn giá
bán (MC < P). Cửa hàng có thể tăng lợi nhuận nếu mỗi ngày cửa hàng bán:
a. Duy trì lượng bán như cũ c. Tăng lượng hoa bán ra
b. Giảm lượng hoa bán ra d. Tăng gấp đôi lượng hoa bán ra

72. Câu nào SAI trong những câu sau đây:


a. Chi phí cố định ngày càng giảm khi tăng sản lượng.
b. Chi phí cố định trung bình ngày càng giảm khi tăng sản lượng.
c. Khi thêm yếu tố đầu vào, sản lượng biên tăng thì sản lượng trung bình cũng đang tăng.
d. Khi tăng sản lượng, chi phí trung bình tăng là do chi phí biên đang tăng.

9
73. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có nên chi tiền quảng cáo
không?
a. Cần thiết bởi quảng cáo sẽ làm tăng sản lượng và doanh thu
b. Tuỳ từng trường hợp
c. Không cần bởi trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn thông tin là hoàn hảo
d. Không cần bởi sản phẩm của mỗi công ty không có sự khác biệt
74. Đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là:
a. Phần đường MC nằm phía trên đường AVC
b. Phần đường AC nằm phía trên đường AVC
c. Phần đường AVC tính từ điểm cực tiểu trở lên
d. a, b, c đều sai
75. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá thị trường của sản phẩm A là 25 ngàn
đồng. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu để sản xuất sản phẩm A của doanh
nghiệp là 30 ngàn đồng. Vậy doanh nghiệp này nên:
a. Sản xuất mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng cân bằng để tối thiểu hóa lỗ
b. Tạm thời đóng cửa để tối thiểu hóa lỗ
c. Sản xuất mức sản lượng cân bằng để tối thiểu hóa lỗ
d. Sản xuất mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng cân bằng để tối thiểu hóa lỗ
76. Giá thị trường của sản phẩm X là 30 ngàn đồng trong khi chi phí trung bình tối
thiểu của doanh nghiệp là 15 ngàn đồng. Nếu doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng
cân bằng (MR = MC) thì doanh nghiệp sẽ:
a. Đạt được lợi nhuận kinh tế tối đa
b. Tối thiểu được lỗ kinh tế
c. Không lời mà cũng không lỗ
d. Chỉ có được lợi nhuận thông thường về đầu tư
77. Một hãng chấp nhận giá đối mặt với một:
a. Đường doanh thu trung bình dốc xuống
b. Đường doanh thu cận biên dốc xuống
c. Đường doanh thu cận biên nằm ngang
d. Đường cầu dốc xuống
78. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa nếu:
a. P < ACmin c. P < AVCmin
b. AVCmin < P < ACmin d. P < MCmin
79. Đối với một doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quyết định nào sau
đây ngoài khả năng của doanh nghiệp:
a. Tăng giá bán
b. Chủ động phối hợp các yếu tố sản xuất để đạt mức chi phí thấp nhất
c. Điều chỉnh lượng bán để đạt lợi nhuận tối đa
d. Tăng lượng lao động để đáp ứng yêu cầu một hợp đồng mới trong ngắn hạn
80. Trong điều kiện nào dưới đây, một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ kiếm được lợi
nhuận kinh tế:
a. MR > AVC
b. MR > AC
c. AC > MC
d. AC > AR
10
81. Một hãng sẽ đóng cửa tạm thời nếu tổng doanh thu không đủ bù đắp:
a. Chi phí sản xuất
b. Chi phí biến đổi
c. Chi phí cố định
d. Chi phí cố định công chi phí biến đổi
82. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất một mức sản lượng tại đó giá
bằng chi phí trung bình, thì hãng:
a. Nên đóng cửa
b. Đang hòa vốn
c. Vẫn thu được lợi nhuận kinh tế dương
d. Đang bị thua lỗ

83. Điểm đóng cửa của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là điểm
a. Cực tiểu của AC c. Cực tiểu của MC
b. Cực tiểu của AVC d. Không xác định được
84. DN cạnh tranh hoàn hảo hòa vốn tại Q mà
a.MC=MR; c. P=AC;
b.P=AC min; d.P<AC;

85. Một thị trường độc quyền bán:


a. Không có rào cản đối với sự gia nhập của các hãng đối thủ
b. Chỉ có một hãng duy nhất
c. Có nhiều sản phẩm thay thế
d. Chỉ có duy nhất một người mua
86. Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
a. Bằng phát minh sáng chế
b. Đặc quyền kinh doanh của chính phủ
c. Tính kinh tế của quy mô
d. Cả a, b, c
87. Doanh nghiệp độc quyền hoàn hảo là
a. Luôn bán hàng hóa với giá nhỏ hơn doanh thu biên
b. Doanh nghiệp phải bán hàng hóa theo giá thị trường
c. Sản phẩm của doanh nghiệp là độc nhất
d. Doanh nghiệp bán càng nhiều hàng hóa lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao
88. Sức mạnh thị trường đề cập tới:
a. Việc sản xuất một sản phẩm chất lượng cao mà rất ít người mua có thể cưỡng lại
được
b. Khả năng đặt giá
c. Khả năng đạt được chỉ tiêu sản xuất
d. Khả năng kiểm soát thị trường
89. Nếu một hãng độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần:
a. Tối đa hóa doanh thu
b. Tối đa hóa lợi nhuận đơn vị
c. Lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí trung bình là nhỏ nhất
d. Không câu nào ở trên
11
90. Nhà độc quyền đối diện với đường cầu dốc xuống, doanh thu biên không bao giờ
a. Bằng giá sản phẩm
b. Lớn hơn giá sản phẩm
c. Lớn hơn chi phí biên
d. Nhỏ hơn giá sản phẩm
91. Nhà độc quyền thường thu lợi nhuận kinh tế dương vì:
a. Họ nhận được trợ cấp của chính phủ
b. Khả năng định giá đảm bảo lợi nhuận kinh tế dương
c. Các rào cản gia nhập ngăn chặn sự giảm giá
d. Việc nắm giữ rủi ro độc quyền đảm bảo lợi nhuận kinh tế
92. Một hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận sẽ không bao giờ sản xuất ở mức sản
lượng:
a. Mà hãng sẽ bị thua lỗ
b. Mà doanh thu biên nhỏ hơn giá
c. Mà chi phí trung bình lớn hơn chi phí biên
d. Trong miền đường cầu kém co dãn
93. Các doanh nghiệp độc quyền bán định giá bán sản phẩm ………
a. Bằng chi phí khả biến (biến đổi) trung bình
b. Bằng chi phí biên
c. Bằng chi phí trung bình
d. Cao hơn chi phí biên
94. Tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền đạt đến mức tối đa khi:
a. Doanh thu biên (MR) cực đại
b. Giá (P) bằng chi phí biên (MC)
c. Doanh thu biên (MR) bằng 0
d. Không câu nào đúng

95. Câu phát biểu nào dưới đây KHÔNG đúng với doanh nghiệp độc quyền:
a. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì giá bằng chi phí biên.
b. Đường cầu của nhà độc quyền chính là đường cầu thị trường.
c. Mức sản lượng để đạt lợi nhuận tối đa có chi phí biên bằng doanh thu biên.
d. Doanh thu trung bình bằng với giá bán.
96. Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên
lớn hơn chi phí biên (MR>MC) và đang có lợi nhuận. Vậy mức sản lượng này :
a. Lớn hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
b. Chính là mức sản lượng tối da hóa lợi nhuận.
c. Cần phải có thêm thông tin mới xác định được.
d. Nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
97. Tại mức sản lượng hiện tại, chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền lớn hơn doanh
thu biên (MC > MR). Để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp nên:

12
a. Tăng giá và tăng sản lượng
b. Giảm giá và giảm sản lượng.
c. Giảm sản lượng và tăng giá.
d. Không thay đổi giá và sản lượng hiện tại.
e. Giảm giá và tăng sản lượng.
98. Nguyên nhân của độc quyền là :
a. Bằng phát minh sáng chế do chính phủ cấp.
b. Doanh nghiệp sở một nguồn tài nguyên khan hiếm.
c. Độc quyền tự nhiên, nghĩa là một doanh nghiệp có khả năng cung ứng hàng hoá với chi phí
trung bình thấp hơn các doanh nghiệp khác hoặc thấp hơn là 2 doanh nghiệp cùng cung ứng.
c. Tất cả đều đúng

13

You might also like