You are on page 1of 10

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

NGÂN HÀNG ĐỀ THI


MÔN: KINH TẾ VI MÔ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Độ khó: Trung bình
Khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất

Câu 1. Nếu X và Y là 2 hàng hoá thay thế thì co dãn chéo EX,Y sẽ:
a. EX,Y> 0
b. EX,Y< 0
c. EX,Y = 0
d. Không câu nào đúng
Câu 2. Các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra khi cầu giảm?
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
c. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
d. Giá và lượng cân bằng giảm
Câu 3. Các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra khi cung giảm?
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
c. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
d. Giá và lượng cân bằng giảm
Câu 4. Các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra khi cung tăng?
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
c. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
d. Giá và lượng cân bằng giảm
Câu 5. Các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra khi cầu tăng?

1
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
c. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
d. Giá và lượng cân bằng giảm
Câu 6. Nếu X và Y là 2 hàng hoá bổ sung thì co dãn chéo EX,Y sẽ:
a. EX,Y > 0
b. EX,Y < 0
c. EX,Y = 0
d. EX,Y = 1
Câu 7. Khi giá tăng 2% mà tổng doanh thu giảm 5% thì cầu là:
a. Cầu co giãn
b. Cầu không co giãn
c. Cung không co giãn
d. Không kết luận được

Câu 8. Khi giá tăng 2% mà tổng doanh thu tăng 1% thì cầu về hàng hoá
này là:
a. Cầu co giãn
b. Cầu không co giãn
c. Cung không co giãn
d. Không kết luận được

Câu 9. Nếu cả cung và cầu đều tăng, giá thị trường sẽ:
a. Không thay đổi
b. Tăng
c. Giảm
d. Có thể xảy ra một trong ba tình huống a, b, c
Câu 10. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của lượng cân bằng
a. Cả cung và cầu đều tăng.
b. Cả cung và cầu đều giảm.
c. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung.

2
d. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung.
Câu 11. Nếu một hàng hóa có đường cầu nằm ngang thì hàng hóa đó
a. Có độ co giãn của cầu theo thu nhập là bằng 0
b. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 0
c. Có độ co giãn của cầu theo giá là vô cùng
d. Có độ co giãn của cầu theo thu nhập là vô cùng.
Câu 12. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng
a. Cả cung và cầu đều tăng
b. Cả cung và cầu đều giảm
c. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung
d. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung
Câu 13. Giả sử cầu là co giãn hoàn toàn, nếu đường cung dịch chuyển sang phải
sẽ làm cho
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá và lượng cân bằng giảm
c. Giá không đổi nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá tăng nhưng lượng cân bằng không đổi
Câu 14. Hàng hóa thiết yếu sẽ có độ co giãn của cầu theo thu nhập là:
a. Lớn hơn 1
b. Lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1
c. Lớn hơn 0
d. Nhỏ hơn 0
Câu 15. Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, khi tiêu dùng ngày càng nhiều
các đơn vị của cùng 1 loại hàng hóa, tổng lợi ích
a. Giảm và cuối cùng tăng lên
b. Giảm với tốc độ nhanh dần
c. Tăng với tốc độ chậm dần
d. Tăng với tốc độ nhanh dần
Câu 16. Nếu một hàng hóa có đường cầu thẳng đứng thì hàng hóa đó:
a. Có độ co giãn của cầu theo thu nhập là bằng 0.

3
b. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 0.
c. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng vô cùng.
d. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 1.
Câu 17. Nếu một hàng hóa có đường cầu nằm ngang thì hàng hóa đó:
a. Có độ co giãn của cầu theo thu nhập là bằng 0.
b. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 0.
c. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng vô cùng.
d. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 1.

Câu 18. Giả sử cầu là co giãn hoàn toàn, nếu đường cung dịch chuyển sang trái
sẽ làm cho
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá và lượng cân bằng giảm
c. Giá không đổi nhưng lượng cân bằng giảm
d. Giá tăng nhưng lượng cân bằng không đổi
Câu 19. Hoa tiêu dùng 2 hàng hóa A và B và đang ở điểm cân bằng tiêu dùng.
Lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa A cuối cùng là 10 của B là 5. Nếu giá
của A là 0,4$ thì giá của B là:

a. 0.1$
b. 1.0$
c. 0.5$
d. 0.2$
Câu 20. Dư thừa trên thị trường:

a. Tồn tại khi giá cao hơn giá cân bằng


b. Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu
c. Là phần chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng
d. Không điều nào trên đây
Câu 21. Khi giá tăng 2%, tổng doanh thu tăng 4% thì cầu là
a. Co giãn
b. Co giãn đơn vị

4
c. Không co giãn
d. Hoàn toàn không co giãn
Câu 22. Khi giá tăng 3%, tổng doanh thu giảm 3% thì cầu là
a. Co giãn
b. Co giãn đơn vị
c. Không co giãn
d. Hoàn toàn không co giãn

Câu 23. Thiếu hụt trên thị trường tồn tại khi

a. Giá cao hơn giá cân bằng


b. Giá thấp hơn giá cân bằng
c. Là phần chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng
d. Không điều nào trên đây
Câu 24. Hàng hóa X, Y có hệ số co giãn chéo EXY = 1,7. Ta nói đây là hai hàng
a. Bổ sung trong tiêu dùng
b. Thay thế trong tiêu dùng
c. Hàng hóa độc lập
d. Không câu nào đúng
Câu 25. Hàng hóa X, Y có hệ số co giãn chéo EXY = - 1,7. Ta nói đây là hai
hàng
a. Bổ sung trong tiêu dùng
b. Thay thế trong tiêu dùng
c. Hàng hóa độc lập
d. Không câu nào đúng
Câu 26. Hàng hóa X có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập = 2,5. Ta nói đây là
hàng hóa
a. Thứ cấp
b. Thiết yếu
c. Xa xỉ
d. Không câu nào đúng

5
Câu 27. Hàng hóa X có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập = - 1,12. Ta nói đây
là hàng hóa
a. Thứ cấp
b. Thiết yếu
c. Xa xỉ
d. Không câu nào đúng
Câu 28. Hàng hóa X có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập = 0,75. Ta nói đây
là hàng hóa
a. Thứ cấp
b. Thiết yếu
c. Xa xỉ
d. Không câu nào đúng
Câu 29. Hàng hóa xa xỉ sẽ có độ co giãn của cầu theo thu nhập là:

a. Lớn hơn 1
b. Lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1
c. Lớn hơn 0
d. Nhỏ hơn 0

Câu 30. Lợi ích được định nghĩa là :


a. Giá trị của hàng hóa
b. Sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa
c. Sự hài lòng hoặc thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóa.
d. Bằng giá của hàng hóa.
Câu 31. Tổng lợi ích luôn luôn
a. Nhỏ hơn lợi ích cận biên
b. Giảm khi lợi ích cận biên giảm
c. Giảm khi lợi ích cận biên tăng
d. Tăng khi lợi ích cận biên dương
Câu 32. Tổng lợi ích bằng
a. Tổng lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hóa được tiêu dùng.
b. Phần diện tích dưới đường cầu và trên giá thị trường

6
c. Độ dốc của đường chi phí cận biên
d. Lợi ích cận biên của đơn vị tiêu dùng cuối cùng
Câu 33. Khi lợi ích cận biên dương thì tổng lợi ích :
a. Tăng lên
b. Giảm xuống
c. Không đổi
d. Không điều nào ở trên
Câu 34. Lợi ích tăng thêm từ tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng gọi là :
a. Tổng lợi ích
b. Lợi ích cận biên
c. Lợi ích trung bình
d. Một đơn vị lợi ích
Câu 35. Khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng tăng lên
a. Lợi ích cận biêntăng lên
b. Lợi ích cận biên giảm xuống
c. Lợi ích cận biên không đổi
d. Tổng lợi ích giảm dần
Câu 36. Lợi ích cận biên bằng
a. Tổng lợi ích chia cho giá
b. Tổng lợi ích chia cho số lượng hàng hóa tiêu dùng
c. Độ dốc của đường tổng lợi ích
d. Nghịch đảo của tổng lợi ích
Câu 37. Đường ngân sách phụ thuộc vào:
a. Thu nhập
b. Giá của các hàng hóa
c. Giá của hàng hóa khác
d. a và b
Câu 38. Tỷ số giá giữa 2 hàng hóa X và Y là 2 :1. Nếu Nga đang tiêu dùng số
lượng hàng hóa X và Y ở mức MUX/ MUY= 1:2. Vậy để tối đa hóa tổng lợi ích,
Nga sẽ tiêu dùng theo hướng:
a. Tăng X và giảm Y

7
b. Không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại
c. Tăng Y và giảm X
d. Tăng giá của X
Câu 39. Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, khi tiêu dùng ngày càng nhiều
các đơn vị của cùng 1 loại hàng hóa, tổng lợi ích

a. Giảm và cuối cùng tăng lên


b. Giảm với tốc đọ nhanh dần
c. Tăng với tốc độ chậm dần
d. Tăng với tốc độ nhanh dần

Câu 40. Tại điểm cân bằng của người tiêu dùng, sự lựa chọn sản phẩm X1 và
X2 xác định tại:

a. MU1 =MU2
b. MU1/ X1 =MU2/ X2
c. MU1/ P1 =MU2/ P2
d. Không câu nào đúng

Câu 41. Khi thu nhập dân chúng giảm mà lượng cầu hàng hóa A giảm thì

a. A là hàng hóa cấp thấp


b. A là hàng hóa bình thường
c. A là hàng hóa thứ cấp
d. Không câu nào đúng

Câu 42. Khi thu nhập dân chúng tăng mà lượng cầu hàng hóa A giảm thì

a. A là hàng hóa xa xỉ
b. A là hàng hóa bình thường
c. A là hàng hóa thiết yếu
d. A là hàng hóa cấp thấp

Câu 43. Đường ngân sách phụ thuộc vào

8
a. Thu nhập
b. Giá của hàng hóa
c. Thu nhập và giá của hàng hóa
d. Sở thích và giá của hàng hóa

Câu 44. Cung của một hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì :

a. Thặng dư tiêu dùng tăng lên


b. Thặng dư tiêu dùng giảm xuống
c. Thặng dư tiêu dùng không đổi
d. Có ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng nhưng không xác định
được

Câu 45. Cầu của một hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì :

a. Thặng dư sản xuất tăng lên


b. Thặng dư sản xuất giảm xuống
c. Thặng dư sản xuất không đổi
d. Có ảnh hưởng đến thặng dư sản xuất nhưng không xác định được

Câu 46. Khi giá hàng hóa biểu diễn ở trục tung tăng lên còn các yếu tố khác
không đổi, đường ngân sách :

a. Không thay đổi


b. Xoay xuống dưới
c. Xoay lên trên
d. Tất cả đều sai

Câu 47. Khi giá hàng hóa biểu diễn ở trục hoành tăng lên còn các yếu tố khác
không đổi, độ dốc đường ngân sách :

a. Không thay đổi


b. Tăng lên
c. Giảm xuống
d. Tất cả đều sai

9
Câu 48. Khi thu nhập thay đổi còn giá hàng hóa giữ nguyên thì

a. Độ dốc đường ngân sách tăng lên


b. Độ dốc đường ngân sách giảm đi
c. Độ dốc đường ngân sách không đổi
d. Đường ngân sách xoay quanh trục Y

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2020


TRƯỞNG KHOA

TS. Lê Huy Đoàn

10

You might also like