You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3 ĐỘ CO GIÃN

Nhóm B (Mức độ: trung bình)


1. Co dãn của cầu theo giá
a) Thay đổi khi ở các mức giá khác nhau
b) Giá trị tuyệt đối Giảm dần khi dịch chuyển xuống phía dưới đường cầu khi
đường cầu là đường thẳng
c) Có giá trị âm hoặc bằng không
d) Tất cả các câu trên đều đúng
2. Độ co giãn của cầu theo giá chéo
a) Có giá trị âm nếu hai hàng hoá là hàng hoá thay thế
b) Có giá trị âm nếu hai hàng hoá là hàng hoá bổ sung
c) Có giá trị dương nếu hai hàng hoá là hàng hoá độc lập
d) Có giá trị âm hay dương không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai hàng hoá.
3. Khi đường cầu là đường thẳng đứng thì hệ số co dãn của cầu theo giá là:
a) 0
b) ∞
c) -1
d) 1
4. Khi giá hoa hồng tăng từ 10,000 lên 20,000 thì lượng tiêu thụ hoa hồng giảm
từ 5000 xuống 4000 bông. Độ co giãn của cầu hoa hồng trong khoảng giá 10,000
- 20,000 là:
a) -1
b) 1
c) -1/3
d) Không phải giá trị nào ở trên
5. Nếu ta có phương trình đường cầu P = b – aQ thì hệ số co dãn điểm tại điểm
A (Po,Qo) sẽ là (x: biểu thị dấu nhân):
a) a x Po/Qo
b) – a x Po/Qo
c) 1/a x Po/Qo
d) -1/a x Po/Qo
6. Khi giá tăng dẫn đến tổng doanh thu tăng thì hệ số co dãn của cầu theo giá
(trị tuyệt đối):
a) lớn hơn 1
b) lớn hơn không và nhỏ hơn 1
c) bằng không
d) không phải các giá trị trên
7. Nhà sản xuất tối đa hoá doanh thu tại điểm

1
a) Cầu co giãn hoàn toàn
b) Cầu co dãn tương đối
c) Cầu co giãn đơn vị
d) Cầu không co dãn
8. Co dãn của cầu của hàng hoá X đối với thu nhập có giá trị âm. Như vậy X là
hàng hoá:
a) Cao cấp
b) Thông thường
c) Thiết yếu
d) Thứ cấp
9. Giả sử một hãng tăng giá sản phẩm 2% làm cho lượng cầu với sản phẩm đó
giảm 3%. Câu nào là đúng trong những câu dưới đây:
a) Cầu sản phẩm của hãng co dãn tương đối
b) Cầu sản phẩm của hãng không co dãn tương đối
c) Hãng nên tăng giá để tăng tổng doanh thu
d) Không câu nào ở trên là đúng.
10. Một hãng kinh doanh có biểu cầu một hàng hóa như sau:
Giá (nghìn đ/kg) 40 36 32 28 24 20
Lượng cầu (kg) 500 1000 1500 2000 2500 3000
Hệ số co dãn của cầu hàng hóa đó trong khoảng giá
24 -28 là
a) -0,83
b) -1
c) -1,44
d) Không phải giá trị nào ở trên
11. Hệ số co dãn chéo giữa thịt lợn và thịt bò là 0,5. Nếu giá thịt bò tăng 2% thì
lượng cầu thịt lợn tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
a) Giảm 2%
b) Tăng 0,5%
c) Tăng 1%
d) Tăng 2%
12. Nếu tăng giá hàng hoá X làm tăng tổng doanh thu hàng hoá X thì cầu hàng hoá
X:
a) Hoàn toàn không co dãn
b) Không co dãn tương đối
c) Co dãn tương đối
d) Co dãn hoàn toàn
13. Khi thu nhập tăng lên 5%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 10%.
2
Với các điều kiện khác không đổi, ta có thể kết luận sản phẩm X là:
a) Hàng hoá thứ cấp
b) Hàng hoá thiết yếu
c) Hàng hoá xa xỉ
d) Không phải trường hợp nào ở trên
14. Hệ số co dãn của cầu theo giá của máy giặt là - 1.5. Điều đó có nghĩa là:
a) Tăng giá 1% làm lượng cầu tăng 1,5%
b) Tăng giá 1,5% làm lượng cầu tăng 1%
c) Tăng giá 1% làm lượng cầu giảm 1,5%
d) Tăng giá 1,5% làm lượng cầu giảm 1%
15. Nếu hàm cầu của một hàng hoá là Q = 200 – 4P, Độ co dãn của cầu theo giá
tại mức giá P = 20 là:
A. -4;
B. -2/3
C. -1;
D.0;
E. -1/2
MUC C (TREN TRUNG BINH)
16. Một hãng kinh doanh có biểu cầu hàng hóa của hãng như sau:
Giá (nghìn đ/kg) 40 36 32 28 24 20
Lượng cầu (kg) 500 1000 1500 2000 2500 3000
Hệ số co dãn của cầu hàng hóa đó tại mức giá 36
nghìn/kg là
a) -1,2
b) -2;
c, -4,5,
d Ko dap an nao
17. Giả sử giá cân bằng trên thị trường hàng hóa X là 1 USD/ kg và lượng cân bằng là
4000. Nếu đường cầu hàng hóa X là một đường thẳng và độ co giãn của cầu theo
giá tại điểm cân bằng là –1 thì phương trình đường cầu hàng hóa X có thể là:
a) Qd = 8000 –
4000P
b) Qd = 4001 –
1P7
c) Qd = 5000 –
1000P
d) Qd = 12000
– 8000P

3
18. Đường cầu và đường cung hàng hóa Y có phương trình như sau Qd=5000-120P và
Qs= 1000 + 80P. Độ co dãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng sẽ là:
a) –0,92
b) – 1,08
c) –20
d) -120
19. Khi thu nhập tăng lên, lượng tiêu thụ một số hàng hóa lại giảm đi. Các hàng hóa đó
được gọi là:
a. Hàng hóa có độ co giãn theo giá thấp.
b. Hàng hóa cấp thấp.
c. Hàng hóa cấp cao.
d. Tất cả những điều trên đều đúng
20. Điều nào sau đây đúng với khái niệm độ co giãn?
a. Khái niệm độ co giãn dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người
bán đối với sự thay đổi về yếu tố xác định chính lượng cung và lượng cầu.
b. Khái niệm độ co giãn dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người
bán đối với sự thay đổi về yếu tố xác định chính, đặc biệt là giá.
c. Khái niệm độ co giãn dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người
bán đối với sự thay đổi các chính sách tác động đến lượng cung và lượng cầu.
d. Khái niệm độ co giãn không dùng để đo mức độ phản ứng của người mua
hoặc người bán đối với sự thay đổi về yếu tố xác định chính lượng cung và
lượng cầu.
21. Nếu giá giảm đi -10% (từ $1.00 xuống $0,90), lượng sữa bán được tăng 50% (từ 24
lên 36), độ co giãn là:
a. -10
b. -5
c. +10
d. +5

You might also like