You are on page 1of 5

HW1 (Bài tập Cung Cầu)

Học viên đọc kỹ tài liệu, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi và bài tập sau:

Lựa chọn câu trả lời đúng nhất và giải thích:


1. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá
B về phía bên trái thì:
a) A và B là hai hàng hoá bổ sung.
b) A và B là hai hàng hoá thay thế.
c) A và B là hai hàng hoá không liên quan.
2. Cung hàng hoá thay đổi khi:
a. Cầu hàng hoá thay đổi.
b. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi.
c. Công nghệ sản xuất thay đổi.
d. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới.
e. Không phải điều nào ở trên.
3. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào:
a) Giá của hàng hoá đó.
b) Thị hiếu của người tiêu dùng.
c) Giá cả của hàng hoá thay thế.
d) Thu nhập của người tiêu dùng.
e) Không có điều nào ở trên.
4. Chi phí đầu vào để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho:
a) Đường cầu dịch chuyển lên trên.
b) Đường cung dịch chuyển lên trên.
c) Cả đường cung và đường cầu dịch chuyển lên trên.
d) Đường cung dịch chuyển xuống dưới.
e) Không điều nào ở trên là đúng.
5. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò:
a) Giá hàng hoá thay thế cho thịt bò tăng.
b) Giá thịt bò giảm xuống.
c) Thị hiếu của người tiêu dùng thịt bò thay đổi.
d) Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
e) Các nhà sản xuất thịt bò quảng cáo cho sản phẩm thịt bò của họ.
f) Không điều nào ở trên là đúng.
6. Khi giá hàng hoá tăng 1% mà tổng doanh thu giảm 1% thì cầu về hàng hoá đó là:
a) Co giãn đơn vị.
b) Co giãn.
c) Không co giãn.
d) Không kết luận được.
7. Khi hệ số co giãn của cầu theo giá bằng 2, giá tăng 1% sẽ làm cho tổng doanh thu:
a) Tăng 1%.
b) Giảm 2%.
c) Giảm 1%.
d) Không thay đổi.
8. Nếu cầu của hàng hoá giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì:
a) Hàng hoá đó là hàng hoá thông thường.
b) Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp.
c) Co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn không.
d) Co giãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1.
e) Cả b và c.
9. Nếu giá của hàng hoá giảm và cầu về một hàng hoá khác tăng lên thì hai hàng hoá
này là:
a) Thứ cấp.
b) Bổ sung.
c) Thay thế.
d) Bình thường.
e) Cả b và c.
10. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của
doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là rất co giãn, doanh nghiệp sẽ:
a) Tăng giá.
b) Giảm giá.
c) Tăng lượng bán.
d) Giữ giá như cũ.
11. Khi giá hàng hoá Y: PY= 4 thì lượng cầu hàng hoá X: Qx= 10 và khi giá Py=6 thì
QX=12, với các yếu tố khác không đổi kết luận X và Y là hai sản phẩm:
a) Bổ sung cho nhau.
b) Thay thế cho nhau.
c) Vừa thay thế vừa bổ sung.
d) Không liên quan.
12. Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hoá như sau: hàm cầu PD = -Q +50, hàm
cung PS = Q + 10. Nếu chính phủ quy định giá tối đa P =20, thì lượng hàng hoá
a) Thiếu hụt 30.
b) Thừa 30.
c) Dư thừa 20.
d) Thiếu hụt 20.

BÀI TẬP
13. Cung và cầu về sản phẩm A cho ở bảng dưới đây.
Cầu Cung
Giá Lượng Giá Lượng
(1.000đồng/sp) (1.000sp) (1.000đồng/sp) (1.000sp)
35 17 35 53
30 21 30 37
25 25 25 25
20 30 20 15
15 35 15 0
Ghi chú: sp là viết tắt từ sản phẩm.
Yêu cầu: 1. Hãy xác định điểm cân bằng trên thị trường sản phẩm A.
2. Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá trên đoạn [(17,35), (21,30)].
14. Cung và cầu về sản phẩm A (sp A) trình bày trong bảng dưới đây:
Cầu Cung
Giá Lượng Giá Lượng
(1.000đồng/sp) (1.000sp) (1.000đồng/sp) (1.000sp)
10 0 10 40
8 10 8 30
6 20 6 20
4 30 4 10
2 40 2 0
0 50
Yêu cầu: 1. Hãy vẽ các đường cung cầu, xác định giá và lượng cân bằng.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu lượng cầu sản phẩm A tăng gấp 3 lần.
3. Nếu lúc đầu giá được đặt là 4.000 đồng/sản phẩm thì điều gì sẽ xảy ra.
4. Để giá là 4.000 đồng/sản phẩm là giá thị trường thì Chính phủ cần phải
làm gì?
15. Một thị trường cạnh tranh có các lượng cầu và lượng cung sản phẩm B một năm ở
các mức giá khác nhau như sau:

Giá Lượng cầu Lượng cung


(1.000 đồng/sản phẩm) (triệu sản phẩm) (triệu sản phẩm)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a) Tính độ co giãn của cầu ở mức giá 80 ngàn đồng; ở mức giá 100 ngàn đồng?.
b) Giá cả và sản lượng cân bằng là bao nhiêu?.
c) Giả sử Chính phủ đặt giá trần là 80 ngàn đồng liệu thị trường có xảy ra sự thiếu
hụt hay không, nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu?
16. Cầu về lúa là Q = 60-2P và cung về lúa là Q = P -15 trong đó P tính bằng
USD/100kg và Q tính bằng 100kg.
a) Giá và lượng cân bằng của lúa là bao nhiêu?
b) Hạn hán xảy ra ở nơi trồng lúa làm cho đường cung của lúa dịch chuyển Q = P – 30.
Cầu vẫn giữ nguyên, giá và lượng lúa cân bằng mới là bao nhiêu?
c) Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2,5USD/100kg thì bao nhiêu lúa được
sản xuất ra ? Người tiêu dùng phải trả mức giá là bao nhiêu?
d) Giả sử Chính phủ trợ giá cho người tiêu dùng 2,5USD/100 kg lúa, giá và lượng lúa
cân bằng là bao nhiêu? Người tiêu dùng phải trả giá bao nhiêu cho 100 kg lúa?.
17. Hàm cầu về lúa gạo hàng năm có dạng:
QD = 480 -01P ( Đơn vị tính P: đồng /kg; Q tính bằng tấn)
Thu hoạch lúa gạo năm trước Q0= 270
Thu hoạch lúa gạo năm nay Q1= 280
a) Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức
giá này. Nhận xét gì về thu nhập của nông dân năm nay so với năm trước?.
b) Để tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ đưa ra hai giải pháp
- Giải pháp thứ nhất: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2.100 đồng/kg và
cam kết mua hết số lúa thặng dư.
- Giải pháp thứ hai: Chính phủ trợ giá cho nông dân 100 đồng/kg lúa bán ra.
Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp. Giải pháp nào có lợi nhất?. Giải
thích?.
c) Không sử dụng các chính sách trên mà chính phủ đánh thuế 100 đồng/kg, thì giá thị
trường thay đổi thế nào?. Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu?. Ai là
người chịu thuế?. Hãy giải thích.
Hạn nộp bài: Ngày 13/01/2023.
Tên file: HW1.Mã số Nhóm.CT6.docx
Định file và tên file dạng theo quy định.

You might also like