You are on page 1of 7

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ

I. Phần lý thuyết.

Câu 1: Kinh Tế học vi mô là môn kinh tế học nghiên cứu: Đáp án:
a. Những vấn đề kinh tế tổng hợp của một quốc gia.
b. Những tổng thể rộng lớn trong đời sống kinh tế của một quốc gia.
c. Những vấn đề kinh tế của các cá nhân, đơn vị, của các ngành (lĩnh vực) riêng
lẻ.
d. Cả hai câu b và c đều đúng.

Câu 2: Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc: Đáp án:
a. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1995 là 12,7%.
b. Tỹ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 1995 là 9,5%.
c. Nên có những hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và người neo đơn.
d. Giá dầu lửa thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.

Câu 3: Những nhận định nào sau đây là thực chứng, nhận định nào là Đáp án:
chuẩn tắc?
a. Giá dầu tăng lên 3 lần giữa những năm 1973 và 1974.( thực chứng )
b. Cuối những năm 1990, các nước nghèo của thế giới nhận được thu nhập ít
hơn trong tổng thu thập thế giới. ( chuẩn tắc )
c. Phân phối thu nhập thế giới rất bất công bằng ( chuẩn tắc), các nước nghèo
chiếm 35% dân số thế giới nhưng chỉ nhận được 2% thu nhập thế giới ( thực
chứng)
d. Từ những năm 1970, lạm phát đã giảm xuống ở hầu hết các nước phương
Tây nhưng ngược lại tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ( thực chứng )
e. Chính phủ Liên hiệp Anh nên đưa ra các chính sách để giảm tỷ lệ thất
nghiệp ( chuẩn tắc ( do không có con số chụ thể, mang tính chủ quan )
f. Hút thuốc lá là hành vi chống lại xã hội và nên được hạn chế ( chuẩn tắc)
g. Ap đặt thuế cao đối với thuốc lá sẽ làm giảm việc hút thuốc ( thực chứng )

Câu 4: Những vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế học vi mô; những vấn đề Đáp án:
nào thuộc kinh tế học vĩ mô?
a. Chính phủ đánh thuế vải nhập khẩu làm cho sản lượng vải nội địa tăng lên
( vĩ mô
b. Số lượng xe gắn máy bán ra giảm đi do Chính phủ tăng thuế xăng dầu ( vi
mô) ( chỉ nói về xăng dầu )
c. Nhờ Chính phủ giảm thuế và tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà tỷ lệ thất
nghiệp giảm ( vĩ mô )
d. Năm 2001 giá lúa đồng bằng Sông Cửu Long giảm mạnh (1.050$/kg). Chính
phủ phải chỉ đạo các công ty lương thực mua lúa của nông dân với giá sàn là
1.300 $/kg (vi mô )
e. Sau sự kiện 11-9-2001 đến tháng 11-2003, Ngân hàng TW Mỹ (Fed) hạ lãi
suất đến 12 lần. ( vĩ mô )
f. Chính phủ các quốc gia thường kiểm soát giá của các công ty độc quyền ( vi
mô )

1
Câu 5: Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô: Đáp án:
a. Chính phủ đánh thuế vải katê làm giá vải katê tăng.
b. Một tỷ lệ lạm phát nhất định sẽ làm kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
c. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
d. Cả hai vấn đề a và c.

Câu 6: Những câu hỏi với hai mệnh đề sau” tỷ trọng chi tiêu về thuốc chữa Đáp án:
bệnh trong thu nhập của những người già, thì lớn hơn của những người
trẻ tuổi. Vì vậy, Chính phủ nên trợ cấp thuốc men cho những người già”
Câu nói trên thuộc về lĩnh vực:
a. Kinh tế học thực chứng.
b. Kinh tế học chuẩn tắc.
c. Cả kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
d. Mệnh đề 1 thuộc kinh tế học thực chứng; mệnh đề 2 thuộc kinh tế học chuẩn
tắc.

Câu 7: Sở dĩ ba vấn đề: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất Đáp án:
cho ai? Là ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là vì:
a. Phần lớn các quốc gia có tài nguyên khan hiếm.
b. Mọi người luôn luôn muốn hoạt động kinh tế phải có hiệu quả cao.
c. Các nguồn tài nguyên của mọi quốc gia là khan hiếm và chúng có thể sử
dụng vào những công việc khác nhau.
d. Các câu trên đều sai.

2
II. BÀI TẬP
1. Tính toán chi phí cơ hội
Bài 1:
Giả sử có thể đi từ Hà Nội tới Sài Gòn bằng hai cách: đi máy bay hoặc đi tàu hỏa. Giá vé
máy bay là 1.500.000 đồng và chuyến bay mất 2 giờ. Giá vé tàu hỏa là 800.000 đồng và đi
mất 30 giờ.
a. Cách đi nào lựa chọn đối với:
- Một nhà kinh doanh mà thời gian tính bằng 1.000.000 đ/giờ ( lấy 1trx2+ 1tr5 rồi so
sánh với nếu đi tàu hỏa=> cái nào ít hơn thì chọn )
- Một sinh viên mà thời gian tính bằng 20.000 đ/giờ
b. Vì sao khái niệm chi phí cơ hội ở đây là quan trọng? ( Vì nó là hỗn hợp giữa cơ hội
được và mất )
2. Cung, cầu và giá thị trường
Bài 2:
Xem xét thị trường cạnh tranh, lượng cầu và cung (mỗi năm) ở các mức giá khác nhau như
sau:
Giá (USD) Lượng cầu (triệu) Lượng cung (triệu)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu.
b. Lượng và giá cân bằng bao nhiêu?
c. Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD.
d. Hãy tính độ co giãn của cung theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD.
Bài 3:
Qua nghiên cứu thống kê, người ta biết rằng đường cung và đường cầu lúa mì năm 1985 ở
Mỹ phỏng chừng như sau:
Qs = 1800 + 240 P
QD = 2580 – 194 P
Trong đó giá được tính bằng đôla mỗi giạ và khối lượng tính bằng đơn vị triệu giạ cho mỗi
năm. Giả sử rằng Liên Xô (cũ) đã mua thêm 200 triệu giạ lúa mì của Mỹ . Giá thị trường tự
do của lúa mì ở Mỹ sẽ như thế nào và nông dân Mỹ sẽ sản xuất và bán với lượng nào?
Bài 4:
Hàm cầu và hàm cung của đồng trước những năm 1980 như sau:
Cầu : QD = 13,5 – 8P
Cung : QS = -4,5 + 16P
a. Giá và lượng cân bằng của đồng trước những năm 1980 là bao nhiêu?
b. Do có sự xuất hiện của nhiều kim loại mới, thay thế đồng, làm giảm cầu của đồng được
20%. Hãy tính tác động của việc giảm này trong giá đồng.
c. Giả sử độ co giãn của cầu theo giá dài hạn đối với đồng là –0,4. Hàm số cầu tuyến tính
mới là gì? (với giá cân bằng và lượng cân bằng như câu a)
d. Sử dụng đường cầu mới ở câu c tính lại tác động của việc giảm cầu 20% trong giá đồng?
Bài 5:
Thị trường sản phẩm X có các hàm số cầu & hàm số cung lần lượt là:
(D) Px = 300 – Qx; (S): Px = 60 + 2 Qx
a. Hãy xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng của SP X

3
b. Bây giờ Chính phủ đánh thuế sản phẩm X, mức thuế 15 USD/đvsp. Hãy xác định giá cân
bằng mới và sản lượng cân bằng mới của SP X.
c. Nếu chính phủ không đánh thuế mà trợ cấp cho các doanh nghiệp 15 USD/đvsp. Giá cân
bằng và sản lượng cân bằng trường hợp này là bao nhiêu?
d. Với chính sách thuế 15USD/đvsp như câu b. Theo bạn những nhà sản xuất hay những
người tiêu thụ gánh chịu thuế nhiều hơn?
Bài 6: Thị trường một loại nông sản A có hàm số cầu là P D = 1800 - 2Q, và hàm số cung là
PS = 600 + Q/2 ( P là giá đơn vị SP; Q là lượng cầu và lượng cung)
a. Xác định giá cân bằng và số lượng cần bằng sp A trên thị trường.
b. Chính phủ thấy rằng chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm A là 860$. Do đó Chính phủ bảo
hộ bằng cách định giá tối thiểu là 900$ và mua hết lượng sản phẩm thừa theo giá cao. Hãy
tính số lượng sản phẩm Chính phủ mua và số tiền Chính phủ bỏ ra thực hiện chính sách này.
Bài 7:
Hàm số cầu sản phẩm gạo Việt Nam cả trong và ngoài nước được xác định là Qt = 3550 –
266P. Trong đo cầu nội địa là Qd = 1000 - 46P. Hàm số cung sản phẩm gạo VN là Qs =
1800 + 240P (Đơn vị tính của Q là 10 tấn và của P là 1000$/kg).
a. Tính giá cân bằng & sản lượng cân bằng của gạo.
b. Bây giờ giả sử cầu xuất khẩu gạo giảm 40%. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá gạo trên thị
trường? Các nông dân có nguyên nhân để lo lắng không?
c. Giả sử chính phủ bảo đảm mua lượng gạo thừa hàng năm đủ để tăng giá lên 3000$/kg.
Không có nhu cầu xuất khẩu, thì hàng năm chính phủ phải mua bao nhiêu gạo? Chính phủ
phải chi bao nhiêu tiền để thực hiện chính sách này?
d. Trở về thông tin ban đầu, nếu chính phủ đánh thuế 0.5 ngàn $/kg; thì giá cả và sản lượng
sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 8:
Thị trường sản phẩm Y có hàm số cầu & hàm số cung được xác định là:
Cầu: P= 10 – Q. Cung: P = Q+2 { Đơn vị tính: P (nghìn $); Q (nghìn sp)}
a. Hãy xác định giá bán & sản lượng bán ra trên thị trường.
b. Bây giờ Chính phủ đánh thuế 1 nghìn $/sp để giảm bớt số lượng bán ra trên thị
trường. số lượng bán ra bây giờ là bao nhiêu? Giá đơn vị người mua phải trả? Giá đơn vị
người bán nhận được sau khi đã nộp thuế cho Chính phủ?
c. Bây giờ chính phủ bỏ thuế và trợ cấp 1 nghìn $/sp cho những người sản xuất để tăng
lượng bán ra trên thị trường. số lượng bán ra bây giờ là bao nhiêu? Giá đơn vị người mua
phải trả? Giá đơn vị người bán nhận được sau khi có trợ cấp của Chính phủ?
Bài 9:
Thị trường nội địa của vải Katê được thể hiện bởi hàm số cầu & hàm số cung như sau:
Cầu: P = 240 -1/6Q. Cung : P = 30 +Q [p: mức giá (đ); Q: sản lượng (tấn)]
a. Hãy xác định giá cân bằng & lượng cân bằng của vải Katê.
b. Các công ty xuất nhập khẩu, nhập loại vải tương tự về bán với giá là Pm = 150.
(bao gồm cả chi phí nhập khẩu và lợi nhuận bình thường). Hãy xác định mức giá thị trường.
khối lượng vải nhập và khôi lượng sản xuất trong nước.
c. Bây giờ chính phủ đánh thuế quan (Tariff) vải nhập khẩu với mức thuế là 30$/sp. Khối
lượng vải nhập khẩu và khối lượng sản xuất trong nước sẽ thay đổi như thế nào?
4
3. Lý thuyết lựa chọn người tiêu dùng
Bài 10:
Giả sử cá nhân B có thu nhập là 14 đồng, chi mua 2 sản phẩm X và Y với đơn giá các sản
phẩm là Px = 2 đồng/kg và Py = 1 đồng/l. Sở thích của B đối với hai sản phẩm được thể
hiện qua biểu hữu dụng biên (theo bảng). Vấn đề đặt ra là B nên mua bao nhiêu đơn vị sản
phẩm X, bao nhiêu đơn vị sản phẩm Y để đạt TUXY=>max. Bảng số liệu:
X (kg) MUx (đvhd) Y (lít) MUy (đvhd)
1 20 1 12
2 18 2 11
3 16 3 10
4 14 4 9
5 12 5 8
6 8 6 7
7 3 7 4
8 0 8 1

Bài 11:
Bà cẩm có thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng, để mua 2 hàng hóa: thịt và khoai tây.
a. Giả sử giá thịt là 20 ngàn đồng/kg, giá khoai tây là 5 ngàn đồng/kg. Thiết lập phương
trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ thị.
b. Hàm hữu dụng được cho:
TU = (M - 2) x P ( M: thịt; P: khoai)
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà bà cẩm cần mua để tối đa hóa hữu dụng?
c. Nếu giá khoai tây tăng lên 10 ngàn đồng/kg. Đường ngân sách thay đổi thế nào? Phối hợp
nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hóa hữu dụng.
Y

I/
Py

C N

0 I/PX2 I/PX X

4. Lý thuyết về chi phí sản xuất


Bài 12:
Trong ngắn hạn, giả sử một nhà sản xuất ghế, có các thiết bị là cố định, biết rằng khi số
người lao động được dùng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 lên 7, số ghế sản xuất được
thay đổi như sau: 10, 17, 22, 25, 26, 25, 23.
Tính năng suất biên và năng suất trung bình của lao động cho hàm sản xuất này.
5
5. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Bài 13:
Giả sử bạn là người quản lý của một hãng đồng hồ họat động trong thị trường cạnh tranh.
Chi phí sản xuất được cho TC = 10.000 + Q 2, trong đó Q là mức sản lượng và TC là tổng
chi phí ngàn đồng.
a. Nếu giá của đồng hồ là 600 ngàn đồng, để tối đa hóa lợi nhuận, bạn nên sản xuất bao
nhiêu đồng hồ?
b. Mức lợi nhuận sẽ bao nhiêu?

Bài 14: Một hợp kim đặc biệt được bán trên thị trường thế giới cạnh tranh gay gắt và giá thế
giới là 9 đôla mỗi ounce (bằng 28,35 gram). Một sản lượng không giới hạn sẵn có để nhập
khẩu vào Mỹ ở mức giá này. Hàm cung của hợp kim này từ các mỏ và nhà máy trong nước
Mỹ có thể biểu thị bằng phương trình Qs = 2/3 P, trong đó Qs là sản lượng đầu ra ở Mỹ
được tính bằng triệu ounce và P là giá thị trường trong nước. Cầu của hợp kim này ở Mỹ là
QD = 40 – 2P, trong đó QD là cầu trong nước tính bằng triệu ounce.
Trong những năm gần đây, nền công nghiệp Mỹ bảo vệ bằng cách đặt một mức thuế nhập
khẩu là 9 đôla/ounce. Dưới áp lực của các chính phủ nước ngoài. Mỹ có kế hoạch miễn thuế
nhập khẩu này. Đe dọa bỡi sự thay đổi này, công nghiệp Mỹ đang tìm một Hợp đồng giới
hạn tự nguyện nhằm giới hạn nhập khẩu vào Mỹ ở mức 8 triệu ounce/năm.
a. Với mức thuế nhập khẩu 9 đôla, giá của hợp kim này trong nước Mỹ là bao nhiêu?
b. Nếu Mỹ bỏ thuế quan và Hợp đồng giới hạn tự nguyện được chấp thuận. Giá của hợp
kim này trong nước Mỹ sẽ là bao nhiêu?.

Bài 15: Trong thị trường sản phẩm X, giả định có 2 người tiêu thụ A và B, hàm số cầu cá
nhân mỗi người có dạng:
P = - 1/10qa + 1200
P = -1/20qb + 1300
Có 10 người sản xuất sản sản phẩm X, điều kiện sản xuất như nhau. Hàm chi phí sản xuất
của mỗi xí nghiệp được cho bỡi TC = 1/10 q2 +200 q + 200.000
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung thị trường.
b. Xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng. Tính sản lượng sản xuất và lợi
nhuận của mỗi xí nghiệp.
c. Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước thì giá cả và sản lượng cân bằng thay đổi
thế nào?
d. Nếu chính phủ ấn định giá P = 800 thì xảy ra hiện tượng gì trên thị trường? Để giá
qui định có hiệu lực, Chính phủ cần can thiệp bằng biện pháp nào? Số tiền chính phủ
chi ra?.

Bài 16:
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có số liệu về chi phí sản
xuất ngắn hạn như sau:
Q (sf) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 1190 13.900
(đ) 0
a. Tính AVC, AFC, AC và MC.
b. Xác định điểm đóng cửa. Ở mức giá nào doanh nghiệp tiếp tục sản xuất?
c. Xác định ngưỡng sinh lời. Ở mức giá nào thì doanh nghiệp có lời?
6
d. Nếu giá thị trường P = 180 đ/SP, doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào để tối đa
hóa lợi nhuận? Tổng lợi nhuận đạt được?.
e. Nếu giá thị trường P = 100 đ/SP, doanh nghiệp quyết định sản xuất sản lượng nào?
Xác định phần lỗ nếu có.

You might also like