You are on page 1of 7

BÀI 3: PHÁP LUẬT DÂN SỰ

3.1.1. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật Dân sự ?
a. Xây dựng nhà trái phép.
b. Cướp giật tài sản.
c. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
d. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả.
3.1.2. Quyền nào sau đây không phải là quyền nhân thân quy định trong Bộ luật
Dân sự 2015?
a. Quyền được thông tin
b. Quyền xác định lại giới tính
c. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
d. Quyền được khai sinh.
3.1.3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phát sinh và chấm dứt khi nào?
a. Có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết ;
b. Có khi người đó đủ 6 tuổi và chấm dứt khi người đó chết;
c. Có khi người đó đủ 16 tuổi và chấm dứt khi người đó chết;
d. Có khi người đó đủ 18 tuổi và chấm dứt khi người đó chết;
3.1.4. Chủ thể nào sau đây bị mất năng lực hành vi dân sự?
a. Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình;
b. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của
gia đình;
c. Người bị toà án kết án về hành vi vi phạm pháp luật;
d. Người bị thiểu năng trí tuệ;
3.1.5. Người nào sau đây bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
a. Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình;
b. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của
gia đình;
c. Người bị toà án kết án về hành vi vi phạm pháp luật;
d. Người bị thiểu năng trí tuệ;
3.1.6. Quyền nào sau đây không phải là quyền nhân thân theo quy định của Bộ
Luật Dân sự 2015 ?
a. Quyền xác định dân tộc
b. Quyền xác định lại giới tính
c. Quyền sử dụng đất
d. Quyền bí mật đời tư.
3.1.7. Quyền quyết định đối với sản như mua, bán, cho tặng, để lại thừa kế, phá
hủy, vứt bỏ… gọi là quyền:
a. Chuyển nhượng
b. Thừa kế
c. Định đoạt
d. Nắm giữ, quản lý.
3.1.8. Hãy chọn đáp án đúng phù hợp với nội dung sau: ................... công nhận
quyền sở hữu hợp pháp của công dân
a. Quyền sở hữu tài sản;
b. Quyền quyết định tài sản;
c. Công dân có quyền sở hữu;
d. Nhà nước có trách nhiệm.
3.1.9. Quyền_________là quyền khai thác công dụng của tài sản đó, cũng như được
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó.
a. Sở hữu
b. Chiếm hữu
c. Sử dụng
d. Định đoạt
3.1.10.Trong các hành vi sau đây, hành vi nào là vi phạm dân sự.
a. Cướp tài sản
b. Nghỉ làm 6 ngày không xin phép
c. Vay tiền không trả lãi và gốc đúng hợp đồng
d. Buôn bán trái phép chất ma túy
3.1.11. Hãy chọn đáp án đúng phù hợp với nội dung sau: ................... không được
xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, của tập thể và của nhà nước
a. Quyền sở hữu tài sản
b. Quyền quyết định tài sản
c. Công dân có nghĩa vụ
d. Nhà nước có trách nhiệm.
3.1.12. Theo Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm những quyền nào sau đây
a. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo
quy định của luật
b. Quyền hưởng dụng
c. Quyền đối với bất động sản liền kề
d. Quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
3.1.13.Theo Bộ luật dân sự 2015, quyền tài sản được quy định như thế nào?
a. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác
b. Quyền tài sản là các quyền về bất động sản
c. Quyền tài sản là các quyền về động sản
d. Quyền tài sản là các quyền sử dụng đất và các tài sản khác.
3.1.14. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 thì trường hợp nào sau đây là chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật?
a. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
b. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
c. Người nhặt được tài sản bỏ quên chiếm hữu tài sản nhưng không thực hiện thông
báo theo quy định.
d. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với ý chí của chủ sở hữu.
3.2.1. Chủ sở hữu tài sản có các quyền năng nào sau đây?
a. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản
b. Quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản
c. Quyền nắm giữ, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản
d. Khai thác công dụng, sử dụng, định đoạt tài sản.
3.2.2. Khi phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên, người phát hiện phải
làm gì?
a. Nếu biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả
lại tài sản cho người đó. Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên
thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã
nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
b. Tiêu hủy, vứt bỏ… tài sản đó ngay vì không phải là của mình và cũng không biết
là tài sản của ai.
c. Bán, tặng, cho tài sản đó theo ý muốn mà không cần quan tâm chủ tài sản là ai và
có đến nhận lại hay không
d. Bỏ mặc, không quan tâm.
3.2.3. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, hai nguyên tắc ký kết hợp đồng: -
Tự do………….....hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã
hội;
- Tự nguyện, bình đẳng……………., trung thực và ngay thẳng.
a. Giao kết và hợp tác.
b. Giao kết và thiện chí.
c. Xác lập và hợp tác.
d. Ký kết và thiện chí.
3.2.4. Bà A vay của bà B 2 triệu đồng đến hạn mà chưa trả. Hành vi của bà A đã vi
phạm pháp luật gì?
a. Hình sự
b. Dân sự
c. Hành chính
d. Lao động
3.2.6. ………….là quyền con người về dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
a. Quyền nhân thân
b. Quyền tài sản
c. Quyền sở hữu
d. Quyền thừa kế
3.2.7. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm
quyền gì ?
a. Quyền nhân thân không gắn liền với tài sản
b. Quyền nhân thân gắn liền với tài sản
c. Quyền tài sản.
d. Quyền tự do
3.2.8. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật Dân sự là phương pháp nào?
a. Bình đẳng, tự định đoạt, thỏa thuận.
b. Quyền uy, mệnh lệnh.
c. Định hướng.
d. Chỉ đạo.
3.2.9. Định nghĩa về giao kết hợp đồng được quy định tại Điều của mấy Bộ Luật Dân
sự 2015
a. Điều 382
b. Điều 384
c. Điều 385
d. Điều 386
3.2.10. Xét về độ tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự, khi:
a. Đủ 16 tuổi trở lên
b. Từ đủ 18 tuổi trở lên
c. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
d. Dưới 06 tuổi
3.2.11 . Năng lực của chủ thể bao gồm :
a. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
b. Năng lực pháp luật và năng lực công dân.
c. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức.
d. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.
3.2.12. Luật Dân sự điều chỉnh những quan hệ nào ?
a. Quan hệ nhân thân và quan hệ kinh tế
b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
c. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình
d. Tất cả các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản
3.2.13. Chế định “Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản” thuộc ngành luật nào:
a. Ngành luật kinh tế
b. Ngành luật hôn nhân và gia đình
c. Ngành luật lao động
d. Ngành luật dân sự 
3.2.14. Quyền đối với tác phẩm của tác giả thuộc nhóm quyền gì?
a. Quyền tài sản
b. Quyền sở hữu
c. Quyền nhân thân gắn liền với tài sản
d. Quyền nhân thân không gắn liền với tài sản
3.3.1. Nhận định nào sau đây là đúng
a. Người say rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi
b. Người tâm thần là người bị mất năng lực hành vi
c. Người dưới 6 tuổi là người bị mất năng lực hành vi
d. Người tâm thần là người không có năng lực hành vi.
3.3.2. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Đối với tổ chức thì năng lực hành vi và năng lực pháp luật có cùng thời điểm
b. Đối với tổ chức thi năng lực pháp luật có trước năng lực hành vi có sau
c. Đối với cá nhân thi năng lực hành vi có trước năng lực pháp luật có sau
d. Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật có sau và năng lực hành vi có có trước.
3.3.3. Tặng cho, tiêu dùng, tiêu huỷ, mua, bán, trao đổi là quyền năng của chủ sở
hữu thuộc nhóm quyền:
a. Quyền chiếm hữu
b. Quyền sử dụng
c. Quyền định đoạt
d. Quyền cho tặng
3.3.4. A kiện B đã tự ý đột nhập vào email của A để đọc thư và xem hình ảnh cá
nhân của A. Hành vi của B đã xâm phạm đến quyền gì của A ?
a. Tài sản.
b. Quyền nhân thân.
c. Quyền nhân thân liên quan đến tài sản.
d. Quyền về tài sản
3.3.5. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật Dân sự
a. Xây dựng nhà trái phép.
b. Cướp giật tài sản.
c. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
d. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả
3.3.6. Khi nghiên cứu về quyền định đoạt quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 thì
khẳng định nào là sai?
a. Người là chủ sở hữu thì có quyền định đoạt tài sản của mình
b. Người không phải là chủ sở hữu thì không có quyền định đoạt tài sản theo ủy
quyền của chủ sở hữu
c. Người là chủ sở hữu được ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình
d. Chủ sở hữu giao cho người thân định đoạt tài sản thay mình
3.3.7. Quyền bí mật đời tư thuộc loại quyền nào sau đây?
a. Quyền nhân thân
b. Quyền tài sản
c. Quyền đối nhân
d. Quyền chính trị
3.3.8. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân
sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự?
a. Bệnh viện tâm thần.
b. Tòa án.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

You might also like