You are on page 1of 3

Kinh tế vĩ mô cuối kì

I. Trắc nghiệm
1. A
2. C
3. D
4. D
II. Tự luận
1. Giải thích Đúng sai:
a. Sai, vì Lãi suất liên quan đến chính sách tiền tệ.
b. Sai, vì  Theo “nghịch lý của tiết kiệm” thì Nếu các hộ gia đình muốn tiết kiệm
nhiều hơn thì tổng mức chi tiêu hay tổng cầu của nền kinh tế sẽ giảm dẫn đến sản
lượng và việc làm giảm. 

2. Tính toán:
a. Ta có: Y d = Y-T = Y - 20 - 0.2Y = 0.8Y - 20
AD = C+I+G+X-M
= 115 + 0.75(0.8Y - 20) + 60 + 0.2Y + 200+ 175 - (40 + 0.05Y)
= 495 + 0.75Y
Sản lượng cân bằng: AD=Y  ⟹ 495 + 0.75Y =Y ⟹0.25Y = 495 ⟹ Y=1980
b. Ứng với sản lượng cân bằng ta có:
CCTM = X-M = 175 - 40 - 0.05Y = 175 - 40 -0.05*1980 = 36 > 0
⟹ Cán cân thương mại thặng dư.
c. Để đạt sản lượng tiềm năng:
∆ Y = Y p - Y = 2000 - 1980 = 20
1 1
Ta có: k = 1− AD = =4
m 1−0.75

∆Y 20
∆ Y= k.∆ AD 0 ⟹ ∆ AD 0= = =5
k 4

Vậy Chính phủ cần tăng G lên thêm một lượng bằng 5 nữa để đưa sản lượng cân
bằng về mức sản lượng tiềm năng.

3. Trình bày quan điểm:

Giai đoạn từ 2011-2019, nền kinh tế thế giới đã trải qua khá nhiều biến động, đó là sự
hồi sinh của kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 2008 được thể hiện rõ nét vào năm 2012
và từ năm 2016, thế giới lại bước vào một giai đoạn suy thoái mới bắt nguồn từ chiến
tranh thương mại Mỹ -Trung và khủng hoảng tiền tệ của Trung Quốc.

Trong thời kì toàn cầu hóa, kinh tế tế xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế Việt Nam tiếp
tục cho thấy những dấu hiệu của sự nhỏ bé trước những đợt sóng. Tuy nhiên, những năm
qua, NHNN đã điều hành hiệu quả hoạt động kinh tế để giảm thiểu đến mức thấp nhất
hậu quả từ các cú sốc mà kinh tế thế giới gây ra. Đặc biệt nổi bật trong đó là khả năng
kiểm soát, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, có sự phối hợp hài hòa với chính sách
tài khóa đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội đất nước
Giai đoạn từ 2011-2015, NHNN đã điều hành quyết liệt, chủ động và đồng bộ các công
cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Cụ thể, thị trường
có tính thanh khoản cao, ổn định dần và đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư; lạm phát giảm
mạnh liên tục và được kiểm soát ở mức 0,63% vào cuối giai đoạn này.

Tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong 5 năm này liên tục ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp
pháp của tổ chức và cá nhân được các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Vị thế
và lòng tin vào VND ngày càng được củng cố, tăng cường. Tình trạng đô la hóa giảm
mạnh, ngoại tệ tập trung chủ yếu vào hệ thống ngân hàng và NHNN đã mua được số
lượng ngoại tệ lớn, gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Lạm phát giảm mạnh và được kiểm soát là nhờ công tác điều hành chính sách tiền tệ
được thực hiện chủ động, đồng bộ, nhất quán: tỷ giá hối đoái ổn định cùng với luồng vốn
tín dụng được phân bổ hợp lý, lãi suất huy động và cho vay giảm đã giúp tăng trưởng tín
dụng, từ đó tác động giảm lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô

Đối với thị trường, việc kéo giảm mặt bằng lãi suất là một trong những dấu ấn quan trọng
của nhà điều hành. NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất trên cơ sở bám sát diễn
biến vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, góp phần tiếp tục tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. 

Với các doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất giảm là cơ hội để họ đầu tư, mở rộng vào các dự
án kinh doanh của mình.

Giai đoạn 2016-2019, NHNN đã chủ động cung ứng tiền chủ yếu qua kênh mua ngoại tệ,
tăng dự trữ ngoại hối khi cung cầu ngoại tệ diễn biến thuận lợi; linh hoạt chào mua giấy
tờ có giá trên thị trường mở để cung cấp thanh khoản dồi dào nhằm giảm lãi suất liên
ngân hàng. NHNN đã nỗ lực ổn định lãi suất thị trường, chỉ đạo các TCTD cân đối vốn
để duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiê ̣u quả kinh doanh để
có điều kiê ̣n giảm lãi suất cho vay; điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung
dài hạn giảm dần theo lộ trình đã góp phần giảm sức ép lên lãi suất đối với các TCTD.
NHNN bỏ trần lãi suất huy động với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên nhưng mặt bằng lãi suất
vẫn ổn định, đường cong lãi suất hình thành rõ nét, tạo điều kiện cho các TCTD cải thiện
cân đối vốn…

Nhờ các yếu tố vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, môi trường kinh doanh
được cải thiện mà Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế uy tín nâng xếp hạng tín nhiệm
quốc gia, cải thiện hình ảnh trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Có thể thấy được tính hiệu quả của chính sách tiền tệ mà Chính phủ điều hành trong giai
đoạn này một cách rõ nét. Nhưng làm sao để phát huy được tính hiệu quả này trong thời
gian tới để có thể đối phó với những diễn biến khôn lường của kinh tế thế giới thì cần
phải có một hệ thống giải pháp rõ ràng, khả thi.

Thứ nhất, chủ động điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ
theo phương châm nâng cao vị thế đồng Việt Nam; thực hiện các giải pháp quản lý thị
trường ngoại tệ, thị trường vàng để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền
kinh tế.
Thứ hai, thực hiện các giải pháp về tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp
với chỉ tiêu định hướng, tiếp tục theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn,
hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tiếp tục tập
trung nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu
tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Thứ ba, phối hợp hài hòa chính sách tiền tệ với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là
chính sách tài khóa để tạo ra sự linh hoạt trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung.
Thứ tư, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế xã hội
thế giới để có những quyết sách kịp thời đảm bảo tình hình kinh tế vĩ mô.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tài chính, tiền tệ và thực trạng
hoạt động ngân hàng đến người dân để người dân cập nhật kiến thức và cả cộng đồng
cùng chung tay loại bỏ các hành động làm lũng đoạn thị trường như hành vi đầu cơ,..
Tóm lại, những biến động khôn lường của đời sống đều có thể ảnh hưởng tới kinh tế thế
giới. Và thực tế những tháng đầu năm 2020, thế giới trải qua đại dịch Covid-19, do virus
SAR-CoV-2 gây ra, kinh tế Việt Nam và thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng, đó chính là
bài toán thách thức đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cần phải triển khai thực hiện
tốt các giải pháp để phát huy tính hiệu quả của chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2019,
đồng thời có những điều chỉnh kịp thời để ứng phó với những biến động khôn lường hiện
tại của thị trường thế giới nhằm giảm đến mức thấp nhất hậu quả mà đại dịch này gây ra
cho kinh tế Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2011-2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội từng năm từ
năm 2011-2019 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020
2. Nguyễn Thị Hồng (2016), Thành công trong điều hành chính sách tiền tệ
năm 2015, triển vọng và định hướng giải pháp năm 2016,
http://tapchinganhang.gov.vn/thanh-cong-trong-dieu-hanh-chinh-sach-
tiente-nam-2015-trien-vong-va-dinh-huong-giai-phap-nam-2016.htm;
3. Trần Thọ Đạt (2012), Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
để điều hành kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, đề tài
ĐTNH 04-2012, Ngân hàng Nhà nước;
4. Tạp chí tài chính: https://enternews.vn/chinh-sach-tien-te-giai-doan-2011-
2015-hieu-qua-va-niem-tin-95328.html
5. Báo diễn đàn doanh nghiệp: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phoi-
hop-chinh-sach-tai-khoa-va-tien-te-thuc-hien-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-
tu-nam-2015-den-nay-318183.html

You might also like