You are on page 1of 8

BÀI TẬP VỀ chi phí cơ hội, cân bằng thị trường, hệ số co giãn, LT lợi ích

Câu 1: Đồ thị sau phản ánh trạng thái cân bằng thị trường của hàng hóa. Xác
định trạng thái cân bằng khi:
a. Thu nhập dân cư.
b. Giá cả hàng hóa liên quan giảm.
c. Số lượng người tiêu dùng tăng.
d. Chính phủ tăng thuế.
đ. Người ta cải tiến 1 khâu trong dây chuyền sản xuất.
e. Dân chúng hy vọng năm tới thu nhập của họ tăng.

Câu 2: Minh, Lan và Hồng dự kiến đi Đà Lạt. Nếu đi tàu hỏa mất 12 giờ, đi máy
bay mất 1 giờ. Vé máy bay là 75$, vé tàu hỏa là 31$. Cả 3 đều nghỉ làm và Minh
làm 3$/1h, Lan làm 4$/1h, Hồng làm 5$/1h. Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi
máy bay và tàu hỏa của mỗi người. Ai sẽ đi phương án nào, giả sử hành vi lựa
chọn là tối ưu.
Câu 3: Quân dự định di học thêm, nếu đi học không đi làm với thu nhập 6000$ và
không nghỉ ngơi. Học phí là 2000$, tiền mua giáo trình là 200$, sinh hoạt phí là
1400$. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc đi học mùa hè này của Quân.
Câu 4: Sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp, quyết định đầu tư 200 tr để mở cửa hàng
café. Cửa hàng tạo ra lợi nhuận là 5 tr/tháng, lãi suất ngân hàng laf1%/tháng. Nếu
sinh viên đi làm cho công ty nước ngoài lương là 4 tr/tháng.
a. Xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng café?
b. Đánh giá quyết định mở cửa hàng café?
Câu 5: Nền kinh tế có các khả năng sản xuất như sau:
Khả năng sản xuất: A B C D
Thức ăn 300 200 100 0
Quần áo 0 50 100 150
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất
b. Xác định chi phí cơ hội của sản xuất thức ăn và quần áo
c. Xác định xu hướng thay đổi của chi phí cơ hội trong bảng trên
Câu 6: Nền kinh tế có các khả năng sản xuất như sau:
Khả năng sản xuất A B C D E
Xe đạp 40 35 30 20 0
Xe máy 0 4 6 8 10
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất
b. Khả năng sản xuất 27 xe đạp và 8 xe máy không?
c. Nhận xét tập hợp G (25 xe đạp và 6 xe máy)
d. Tính chi phí cơ hội của sản xuất xe đạp và xe máy.
Câu 7: Hàm tổng lợi ích (TB) và tổng chi phí (TC) có dạng như sau:
TB = 200Q – Q2 và TC = 200 + 20Q + 0,5Q2
a. Hãy xác định quy mô hoạt động để tối đa hóa lợi ích.
b. Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định quy mô tối đa hóa lợi
ích ròng (NB)
c. Xu hướng điều tiết khi Q = 50 và khi Q = 80
Câu 8: Công ty Trung thành có hàm cầu là P = 100 – Q và hàm tổng chi phí
TC = 200 – 20Q + Q2
a. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận và B = ?
b. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa tổng doanh thu và tính lợi nhuận?
c. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa doanh thu nếu lợi nhuận là B =
1400.
Câu 9: Cho hàm lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào sản lượng B = f(Q1;Q2) 
B = 50Q1 – 2Q1 2 – Q1 .Q2 - 4Q2 2 + 80Q2
a. Xác định sản lượng Q1 và Q2 để tối đa hóa lợi nhuận?
b. Nếu công ty đối mặt với ràng buộc là Q1 + Q2 = 20, hãy tính lợi nhuận và
sản lượng trong trường hợp này.
Câu 10: Một hoạt động có các giá trị tổng lợi ích (TB) và tổng chi phí (TC) như
sau: Q 0 10 20 30 40 50 60 70
TB 0 1000 1900 2700 3400 4000 4500 4900
TC 0 900 1600 2100 2800 3700 4800 6100
a. Xác định các giá trị MB và MC tại mỗi mức Q?
b. Hãy xác định quy mô hoạt động tối ưu Q =?
Câu 11: Cầu về Táo và giá Đào thay đổi như sau:
Pđ 5 6 7 8 9
Qt 20 23 25 28 30
a. Tính độ co giãn chéo của cầu về táo theo giá đào từ P = (5  6) và (6  8)
b. Chỉ ra mối quan hệ giữa táo và đào
Câu 12: Biểu cung, cầu về sản phẩm A như sau:
P 1 2 3 4 5 6
Qd 7 6 5 4 3 2
Qs 0 1 2 3 4 5
a. Viết phương trình hàm cung hàm cầu và xác định Pe =? Qe =?
b. Cầu giảm ½ là 2 triệu tấn, Pe và Qe thay đổi như thế nào?
c. Để khuyến khích sản xuất nhà nước trợ giá 400đ/kg P e và Qe thay đổi như
thế nào?
d. Vẽ đồ thị minh họa
Câu 13: Hàm cầu về Hàng hóa X có dạng: Q = 240 – 60P
a. Tính độ co giãn của cầu tại mức giá P = 1; P = 2; P = 3
b. Tính độ co giãn khoảng P = (2  3)
c. Tính tổng doanh thu (TR)max =? Và P = ?
d. Minh họa đồ thị chỉ ra khoảng co giãn
Câu 14: Bảng sau cho biết thu nhập để chi tiêu 4 loại hàng hóa A, B, C, D giả
định P không đổi.
Thu nhập Năm thứ 1: 100 triệu Năm thứ 2: 200 triệu
A 30 triệu 50 triệu
B 30 triệu 70 triệu
C 25 triệu 20 triệu
D 15 triệu 60 triệu
a. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập ở mối hàng hóa là ?
b. Những hàng hóa nào là thông thường, hàng hóa nào là thứ cấp
c. Hàng hóa nào xa xỉ, hàng hóa nào thiết yếu

Câu 15: Phân loại các chi phí (chi phí tài nguyên, chi phí kế toán, chi phí kinh tế
và chi phí cơ hội)
* Đi từ A đến B có hai khả năng lựa chọn. Đi máy bay 100$. Thời gian bay 1h:
Nếu đi ô tô 50$, thời gian = 6h. Vận dụng chi phí cơ hội tính đi phương tiện gì có
hiệu quả nhất đối với:
a/ 1 nhà doanh nghiệp 1 h tạo ra 40$
b/ 1 sinh viên 1h tạo ra 15$
Từ ví dụ trên rút ra ý nghĩa của chi phí cơ hội.
Câu 16: Cho hàm cầu có dạng Q = k/P n trong đó: Q là mức cầu về hàng hóa, P là
giá cả k > 0 và n > 0 là các tham số.
a. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá
b. Nếu n = 1 thì đường cầu có dạng thế nào và độ co giãn của cầu là bao
nhiêu?
Câu 17: Cho hàm cầu Q = 60 – 2P 0.5 trong đó P0.5 > 0 và Q < 60. Tính hệ số co
giãn của cầu theo giá khi lượng Q = 8. Giải thích ý nghĩa vừa tìm được.
Câu 18:
a. Thế nào là một đường ngân sách, ý nghĩa của đường ngân sách.
b. Vẽ 1 đường ngân sách của 1 sinh viên A có 200.000đ/tháng, tiêu dùng
2 hàng hóa: ăn uống và xem phim. Nếu giá một bữa ăn là 5.000đ và một lần xem
phim là 10.000đ.
Câu 19:
a. Hai yếu tố ràng buộc về ngân sách đối với người tiêu dùng là gì?
b. Vẽ đường ngân sách mới (so với bài tập câu 10) khi:
+ Giá cả của hàng thay đổi
+ Thu nhập thây đổi
Câu 20.
Một thị trường cạnh tranh có các lượng cầu và các lượng cung (1 năm) ở
các mức giá khác nhau như sau:

Giá 1.000đ/kg Lượng cầu tr/đv Lượng cung tr/đv


60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a. Viết phương trình đường cung, đường cầu cho hàng hóa trên.
b. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
c. Tính độ co giãn của cầu theo giá ở mức giá 80 và 100.
d. Tính độ co giãn của cung theo giá ở mức giá 80 và 100.
e. Giả sử chính phủ đặt giá trần là 80 ngàn đồng liệu có thiếu hụt không? Nếu
có thì thiếu hụt bao nhiêu?
Câu 21.
Cầu về bơ là Q = 60 – 2p và cung là Q = p – 15 trong đó p là giá cả tính
bằng $/100kg.
a. Giá và lượng bơ cân bằng là bao nhiêu?
b. Hạn hán khủng khiếp ở quê hương của loại bơ này làm đường cung dịch
chuyển đến Q = p – 30. Cầu vẫn giữ nguyên, giá và lượng bơ cân bằng
mới là bao nhiêu?
c. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2.5 $/100 kg thì bao nhiêu quả
bơ được sản xuất ra. Người tiêu dùng bây trả giá cân bằng là bao nhiêu?
d. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người tiêu dung chứ không phải người sản
xuất, giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
Câu 22.
Thị trường gạo có hàm cung và hàm cầu như sau:
Qs = 1800 + 240P Q = kg
QD = 3550 – 266P P = USD/ kg (điều kiện cân bằng TT)
a. Do lũ lụt cung về gạo giảm 20 %, cầu không đổi, giá cả và sản lượng thay
đổi như thế nào?
b. Để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất nhà nước muốn tăng giá gạo
lên bằng 3,7 $/kg. Nhà nước phải làm cách nào chi phí của nhà nước để
thực hiện chính sách.
Câu 23.
Một cửa hang kinh doanh có một hàm cầu như sau:
Qb = 180 – 30P
a. Nếu hãng bán một hàng hóa là 3$ thì hãng bán được bao nhiêu đơn vị trong
một ngày? Khi đó tổng doanh thu là bao nhiêu?
b. Ở mức giá nào tổng doanh thu sẽ là cực đại khi đó hệ số co giãn của cầu
theo giá trị sẽ là bao nhiêu? Giải thích sự co giãn vừa tìm thấy.
c. Giả sử hiện nay hãng đang bán với giá 2$/1 đơn vị sản phẩm, hãng phải đề
ra chiến lược như thế nào?
d. Cũng hỏi như câu c nhưng với giả thiết hiện nay hãng đang bán với giá
4$/1 đơn vị sản phẩm.
Câu 24.
Cầu về lúa mỳ ở Mỹ gồm cầu trong nước và cầu xuất khẩu. Tổng cầu về
lúa mỳ ở Mỹ những năm 1980 là Q = 3550 – 266P, cầu trong nước là Q D = 1000 –
46P. Cung trong nước là Qs = 1800 + 240P.

a. Giả sử xuất khẩu về lúa mỳ giảm đi 40%, điều gì sẽ xảy ra với giá thị
trường tự do của lúa mỳ ở Mỹ. Doanh thu của người nông dân Mỹ thay đổi
như thê nào?
b. Giả sử chính phủ Mỹ muốn mua một lượng lúa mỳ hàng năm sao cho giá
tăng lên đến 3$/kg. Nếu không có cầu xuất khẩu thì chính phủ sẽ phải mua
bao nhiêu lúa mỳ mỗi năm và như thế chính phủ phải chi mất bao nhiêu?

Câu 25.
Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dung để mua
hàng hóa x và y với giá tương đương Px = 3$, Py = 1$.
Cho biết hàm lợi ích là U = x.y
a. Viết phương trình đường ngân sách.
b. Tính MUx, MUy, và tỷ lệ thay thế cận biên giữa hàng hóa X và Y (MRS).
c. Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi
ích.
d. Giả sử giá bán của hai hàng hóa không thay đổi, thu nhập tăng lên 90 USD.
Hãy xác định điểm tiêu dùng tối ưu mới.
e. Cũng hỏi như câu d, nhưng với điều kiện thu nhập, giá của hàng hóa X
không thay đổi còn giá của hàng hóa Y thi tăng lên Py = 3$.
Câu 26.
Một người tiêu dùng có một đường ngân sách và 3 đường bàng quan sau
đây:
a. Nếu giá của Y là 15 $ thì ngân sách của người tiêu dùng này là bao nhiêu?
b. Đã biết câu trả lời của a, giá của X sẽ là bao nhiêu?
c. Tính MRS ở điểm tối ưu.
d. Nếu những người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích ở một thành phố khác trả I
cho hàng hóa Y và gấp đôi cho hàng hóa X thì MRS của họ là bao nhiêu?

Bài 27 : Một người tiêu dùng có một hàm lợi ích U = X 1 .X 2 . Người tiêu dùng
mua hai hàng hóa. Giá của hàng hóa X 1 là P1 = 0,25 , P2 = 1.Tìm số lượng hàng hóa
X1,X2 mà người tiêu dung mua để tối thiểu hóa chi phí; nếu người tiêu dùng muốn đạt
được mức lợi ích U = 2.

Bài 28 : Một người tiêu dùng có một hàm lợi ích U = f.(x,y) = X2 + Y2
Tính số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi
ích. Nếu giá của hàng hóa X là Px = 5 và giá của hàng hoa Y là Py = 4. Biết rằng
người tiêu dùng có 20$ thu nhập.
Bài 29: Hãng sản xuất se máy độc quyền USB có hàm cầu về sản phẩm
48
của mình là P = 2750 - 5
Q Trong đó :
P : là giá , Q: là số lượng
Tổng chi phí sản xuất của hãng là : TC = Q3/30 – 15 Q2 + 2500Q.
a. Để bán được 200 xe máy giá bán phải là bao nhiêu?
b. Tính hệ số co giãn của cầu về xe máy tại mức giá và sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận.
c. Hãng USB nên đặt mức giá nào để bán được nhiều sản phẩm
nhất mà không bỏ lỡ?
d. Để tối đa hóa doanh thu, hãng phải bán bao nhiêu xe máy và
bán với giá nào?
Bài 30: Cho hàm lợi ích tiêu đối với hàng hóa X và Y như sau:
U = 52X – 2X2 + 116Y – 5Y2
a. Chứng minh QL MU giảm dẫn trong hàm trên
b. Nếu I = 35.000 P x = 500 và Py = 200. Hay viết phương trình đường
ngân sách
Bài 31: Một người tiêu dùng có thu nhập là 30$ chi tiêu cho 2 hàng hóa X
và Y. Lợi ích tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hóa được cho trong bảng sau:
Q= 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ;
TUx = 50 98 134 153 188 209 227 242 254
TUy = 75 117 153 181 206 230 248 265 281
a. Px = 6$ và Py = 5$ . Xác định tập hợp TD tối ưu  Umax =?
b. Nếu thu nhập của người TD tăng và = 39$, tập hợp tiêu dùng thay đổi
như thế nào?
c. Với thu nhập = 30$, Px giảm và = 3$, xác định tập hợp tiêu dùng mới.

Bài 32: Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U = (4X – 8).Y người TD có
thu nhập = 30 triệu chi cho 2 hàng hóa X và Y. Giá của hàng hóa X là P x = 3
tr, Py = 6 tr
a. Xác định kết hợp X và Y mà người TD muốn mua để tối đa hóa lợi
ích
b. Nếu Px = 6 tr, xác định tập hợp tiêu dùng mới
c. Viết phương trình đường cầu đối với X biết rằng nó là đường tuyến
tính.

Bài 33: Hàm lợi ích có dạng U = X0.5 Y0.5 . Hãy xác định hàm cầu về 2 hàng
hóa bằng phương pháp nhân tử Lagrange

Bài 34: Một người tiêu dùng sử dụng hết I = 40$ mua 2 hàng hóa X và Y
biết rằng Px = 5$ và Py = 10$. TU của 2 hàng hóa như sau:

X 1 2 3 4 5 6 7
TUx 50 95 135 170 200 225 245
Y 1 2 3 4 5 6 7
TUy 80 150 210 260 300 330 350
a. Người TD phân bổ thu nhập cho 2 hàng hóa như thế nào để
tối đa hóa lợi ích? Tính Umax =?
b. Nếu thu nhập I = 70$ tìm kết hợp tiêu dùng mới, TU = ?

Bài 35: Một người TD có I = 100 tr mua 2 hàng hóa X và Y với P x


= 10 tr và Py = 5 tr , hàm TU = X2.Y2
a. Viết phương tring trình đường NS
b. Tính MUx , MUy , MRSx/y
c. Xác định tập hợp X và Y người TD muốn mua để tối đa hóa
lợi ích
d. I, Py không đổi, Px giảm = 5 tr , Viết phương trình đường
cầu.

Mẫu đề thi hàng năm


I. Trả lời Đúng hay Sai, và giải thích ngắn gọn các mệnh đề sau:
(2 điểm – 4 câu/nếu không giải thích mất ½ số điểm)
a, Việc tăng thuế đối với sản phẩm sản xuất ra sẽ làm cung về hàng hóa tăng
cao.
b, Cầu của hàng hóa thiết yếu có độ co giãn cao hơn so với độ co giãn của
cầu về các hàng hóa thông thường.
c, Đường cong Bàng quan biểu diễn phương án tiêu dùng các loại hàng hóa
được người tiêu dùng ưa thích.
d, Khi thu nhập tăng lên, đường cầu về hàng hóa thông thường sẽ có hiện
tượng trượt dốc xảy ra.
II. Lựa chọn phương án đúng: (4 điểm – 20 câu)
Câu 1:
Thiếu hụt trên thị trường xảy ra khi nào:
a. Giá cả hàng hoá cao hơn giá cân bằng. b. Giá cả hàng hoá thấp hơn
giá cân bằng.
c. Khi có dư cung về hàng hoá. d. Khi cầu giảm so với trước.
Câu 2:
Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về xe máy:
a, Giá xe đạp rẻ đi
b, Giá xe máy giảm xuống
c, Người tiêu dùng thích đi xe máy
d, Thu nhập của người tiêu dung tăng lên.
e, Các nhà môi trường quảng bá cho xe đạp
Câu 10:
Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U = X 2.Y2 . Tìm số lượng mỗi hàng hoá người
tiêu dùng muốn mua biết rằng giá của hàng hoá X (P x = 4) và giá của hàng hoá Y
(Py = 5) và người tiêu dùng có thu nhập là 20$.
a. X=2.5; Y=2 ; b. X=4; Y=2.5;
c. X=3; Y=5; d. X=3.5; Y= 4;
III. Bài tập tự luận: (4 điểm)
Câu 1: Một doanh nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo có mức giá bán là
7$. Hàm chi phí của doanh nghiệp là TC = 2 + 15Q - 7Q2 + Q3
a. Viết hàm cung của doanh nghiệp.
b. Xác định số lượng sản xuất mà tại đó doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại.
c. Với mức giá thị trường bằng bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất.

You might also like