You are on page 1of 8

Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ


Bài 1. Giả sử nền kinh tế giản đơn chỉ sản xuất lương thực và máy bay có các kết hợp sản xuất như sau:
Máy bay Lương thực
Kết hợp
(chiếc) (10.000 tấn)
A 80 0
B 60 200
C 40 300
D 20 350
E 0 370
a) Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (biểu diễn máy bay trên trục tung và lương thực trên trục hoành).
b) Hãy xác định các kết hợp sản xuất hiệu quả, không hiệu quả và không khả thi.
c) Giả sử nền kinh tế đang sản xuất theo kết hợp C nhưng lại muốn sản xuất thêm 20 chiếc máy bay. Tính chi
phí cơ hội của quyết định lựa chọn sản xuất thêm 20 máy bay này.
d) Giả sử nền kinh tế đang sản xuất theo kết hợp C nhưng lại muốn sản xuất thêm 500 ngàn tấn lương thực.
Tính lượng máy may giảm đi để có thể sản xuất thêm 500 ngàn tấn lương thực này.
Bài 2. Một nền kinh tế giản đơn chỉ sản xuất 2 sản phẩm X và Y. Cho biết kết hợp sản lượng của 2 hàng hóa
X và Y như sau:
Kết hợp X Y
A 1.400 0
B 1.200 500
C 1.000 1.000
D 800 1.500
E 600 2.000
F 400 2.500
G 200 3.000
H 0 3.500
a) Xác định độ dốc của đườgn PPF tại mỗi phương án kết hợp.
b) Viết phương trình đường PPF.
c) Biểu diễn đường PPF trên đồ thị.
d) Giả sử công nghệ sản xuất X được nâng cao trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khiến cho sản lượng
X tăng 25%. Viết phương trình đường PPF mới và biểu diễn trên đồ thị.
e) Giả sử công nghệ sản xuất Y được nâng cao trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khiến cho sản lượng
Y tăng 25%. Viết phương trình đường PPF mới và biểu diễn trên đồ thị.
Bài 3. Dữ liệu về cung và cầu mặt hàng mực in như sau:
Giá Lượng cung (cái) Lượng cầu (cái)
$10 3 10
$12 4 9
$14 5 8
$16 6 7
$18 7 6
$20 8 5
a) Xác định hàm số cung và hàm số cầu. Vẽ đường cung và đường cầu trên đồ thị.
b) Xác định lượng và giá cân bằng.
c) Khi giá máy in tăng cao, cầu của mực in sẽ thay đổi như thế nào? Giả sử cầu của mực in thay đổi 2 đơn
vị tại mỗi mức giá. Xác định lượng và giá cân bằng mới. Biểu diễn bằng đồ thị.
d) Khi có thêm một số nhà sản xuất mực in gia nhập thị trường, cung của máy in như thế nào? Giả sử cung
của mực in thay đổi 4 đơn vị tại mỗi mức giá. Xác định lượng và giá cân tăng mới. Biểu diễn bằng đồ thị.
1/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)
Bài 4. Cho đồ thị cung – cầu của mặt hàng đồ chơi trẻ em như sau:

P (S)

16

(D)
Q
0 12

a) Xác định phương trình của hàm số cầu và hàm số cung.


b) Tính toán giá và lượng cân bằng thị trường. Biểu diễn điểm cân bằng trên đồ thị.
c) Cơ quan quản lý thị trường xác nhận mặt hàng đồ chơi trẻ em hiện nay không đạt tiêu chuẩn an toàn. Thông
tin này sẽ ảnh hưởng đến thị trường đồ chơi trẻ em như thế nào? Giải thích và biểu diễn bằng đồ thị.
Bài 5. Xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) như sau:
Giá Lượng cung Lượng cầu
(triệu cái) (triệu cái)
$60 14 22
$80 16 20
$100 18 18
$120 20 16
a) Xác định hàm số cung, hàm số cầu. Vẽ đồ thị.
b) Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu?
c) Tính độ co giãn của cầu và của cung theo giá khi giá tăng từ $80 lên $100.
Bài 6.
a) Khi thu nhập tăng 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng 5% với các điều kiện khác không đổi. Xác
định hệ số co giãn của cầu sản phẩm X theo thu nhập. Tính chất của sản phẩm X là gì?
b) Giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 15%. Xác định hệ số co giãn chéo giữa 2 mặt
hàng X và Y. Cho biết X và Y là 2 mặt hàng thay thế hay bổ sung? Cho ví dụ.
Bài 7. Thị trường sản phẩm X gồm ba người tiêu dùng A, B, C. Số lượng mua hằng ngày của mỗi người ứng
với mỗi mức giá được cho trong bảng sau:
P 12 10 8 4 2 0
QA 0 5 10 20 25 30
QB 0 12,5 25 50 62,5 75
QC 0 2,5 5 10 12,5 15
a) Tìm phương trình đường cầu thị trường của sản phẩm X.
b) Giả sử ta đang ở mức giá P = $8, để tăng doanh thu thì người bán nên làm gì?
Bài 8. Một doanh nghiệp kinh doanh hai sản phẩm X và Y. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán lên 10% thì hệ số
co giãn của cầu theo giá đối với X là -0,8 và đối với Y là -1,8. Doanh thu của hai sản phẩm trên thay
đổi như thế nào?

2/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)
Bài 9. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X là:
(D): Q = -5P + 70 (S): Q = 10P + 10
a) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị.
b) Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng. Doanh nghiệp nên thay đổi giá bán như thế nào để tăng
doanh thu?
c) Chính phủ qui định mức giá P = 3, thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?
d) Nếu chính phủ định mức giá P = 5 và cam kết mua hết phần sản phẩm thừa, thì số tiền chính phủ cần chi
là bao nhiêu?
Bài 10. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X là:
(D): P = 10 – Q (S): P = Q – 4
P: giá tính bằng 1.000đ/sản phẩm, Q là số lượng tính bằng 1.000 đơn vị.
a) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị.
b) Giả sử chính phủ đánh thuế 1.000đ/đơn vị sản phẩm để hạn chế tiêu dùng sản phẩm X và tăng thu nhập của
chính phủ. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng mới.
c) Xác định phần thuế người tiêu dùng, người sản xuất chịu tính trên mỗi đơn vị sản phẩm.
d) Xác định lượng tổn thất vô ích cho thuế gây ra.
Bài 11. Thị trường sản phẩm X đang cân bằng tại mức giá P* = 10 và số lượng Q* = 20. Tại điểm cân bằng này,
hệ số co giãn của cầu và cung lần lượt là: ED= -1 và ES = 0,5. Hàm cầu và cung đều là hàm tuyến tính.
a) Xác định hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X.
b) Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm X làm lượng cung sản phẩm X giảm 15% ở mọi mức giá. Tính độ
lớn của thuế, tổng thu thuế của chính phủ, tổng gánh nặng thuế của người mua và tổng gánh nặng thuế
của người bán.
c) Nếu chính phủ quy định giá P = 14 và mua hết lượng sản phẩm thừa thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền?
Bài 12. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng:
(D): P = -Q + 120 (S): P = Q + 40
a) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Biểu diễn bằng đồ thị. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.
b) Giả sử chính phủ qui định mức giá là 70đ/sản phẩm, thì đây là chính sách gì? Tính lượng dư thừa/thiếu
hụt xảy ra trên thị trường? Tổn thất vô ích do chính sách này gây ra là bao nhiêu?
c) Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 30 sản phẩm. Tính
mức thuế chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm. Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao nhiêu? Tính lượng tổn
thất xã hội do việc tăng thuế gây ra.
Bài 13. Cho dữ liệu về cung – cầu của sản phẩm X như sau:
Hàm cầu: P = 10 – QD Hàm cung: P = 4 + QS
a) Xác định điểm cân bằng thị trường. Biểu diễn bằng đồ thị.
b) Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng thị trường.
c) Giả sử chính phủ áp mức giá P = 8 lên thị trường sản phẩm X và không can thiệp gì thêm.
i. Chính sách trên của chính phủ là chính sách gì? Chính sách nhằm mục đích gì?
ii. Tính lượng sản phẩm X dư thừa/thiếu hụt tại mức giá P = 8.
 Với mức giá P = 8 này, hãy tính thặng dư tiêu dùng mới, thặng dư sản xuất mới, tổn thất vô ích.
Bài 14. Cho dữ liệu về cung – cầu của sản phẩm X như sau:
Hàm cầu: P = 8 – QD Hàm cung: P = 2 + QS
a) Xác định điểm cân bằng thị trường; biểu diễn hàm cung, hàm cầu và điểm cân bằng thị trường này trên cùng
1 đồ thị.
b) Tính giá trị thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng thị trường.
c) Chính phủ đánh thuế trên mỗi sản phẩm X làm cho hàm cung mới có dạng: P = 4 + QS.
i. Xác định điểm cân bằng thị trường mới.
ii. Với chính sách thuế này, hãy tính thặng dư tiêu dùng mới, thặng dư sản xuất mới, tổng thu thuế của
chính phủ, tổn thất vô ích do chính sách thuế gây ra.
3/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)
Bài 15. Hàm số cầu về lúa hàng năm của quốc gia giả sử có dạng: QD = 30 – 0,5P (P tính bằng ngàn đồng/kg
lúa; Q tính bằng triệu tấn).
Thu hoạch lúa năm 2011 là QS1 = 27 triệu tấn.
Thu hoạch lúa năm 2012 là QS2 = 28,5 triệu tấn.
a) Xác định giá lúa và hệ số co giãn của cầu lúa theo giá năm 2012.
b) Giả sử lượng lúa thu hoạch được tiêu thụ hết, xác định thay đổi thu nhập của người sản xuất lúa trong
năm 2012 so với năm 2011.
c) Để ổn định thu nhập cho nông dân, chính phủ đưa ra 2 giải pháp:
i. Áp giá sàn cho năm 2012 ở mức 6.000đ/kg lúa và mua hết phần lúa dư thừa trên thị trường.
ii. Chính phủ không can thiệp vào thị trường, chỉ đảm bảo trợ giá cho người sản xuất là 2.000đ/kg
lúa bán ra trên thị trường.
Xác định thu nhập của nông dân và số tiền chính phủ phải bỏ ra ở hai giải pháp.
Bài 16. Chị A có thu nhập 1 triệu đồng/tháng. Tất cả thu nhập của chị A dùng để mua 2 loại hàng hóa là thịt
(M) và rau (V). Hàm hữu dụng: TU = (M-2)V. Giá thịt là PM = 20.000đ/kg, giá rau là P V = 5.000đ/kg.
a) Viết phương trình đường ngân sách. Minh họa bằng đồ thị.
b) Phối hợp nào giữa thịt và rau mà chị A cần mua để tối đa hóa hữu dụng?
c) Nếu giá rau tăng lên 10.000đ/kg. Tìm phối hợp tiêu dùng tối ưu mới.
Bài 17. Một người dành thu nhập $210 để mua 2 hàng hóa X và Y với Px = 30 đvt/sp; Py= 10 đvt/sp. Hữu
dụng biên của người này như sau:
Số lượng 1 2 3 4 5 6 7
MUx 20 18 16 14 12 10 8
MUy 9 8 7 6 5 4 2
Áp dụng nguyên tắc cân bằng biên tìm phối hợp tiêu dùng tối ưu. Tính TUmax người này đạt được?
Bài 18. Chị B có mức hữu dụng do mua thực phẩm (F) và quần áo (C) như sau: TU = F.C
a) Vẽ đường đẳng ích với mức hữu dụng là 12 và đường đẳng ích với mức hữu dụng là 24.
b) Giá thực phẩm là 10.000đ/đơn vị, giá quần áo là 30.000đ/đơn vị. Thu nhập của chị B là 120.000đ được tiêu
dùng hết cho 2 sản phẩm này. Xác định và vẽ đường ngân sách.
c) Phối hợp giữa thức ăn và quần áo như thế nào để tối đa hóa hữu dụng?
d) Khi hữu dụng tối đa, tính tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho quần áo.
Bài 19. Một người có mức thu nhập I = $300 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng P X = $10, PY
= $20. Sở thích của người này được biểu thị qua hàm số: TU = X(Y-2)
a) Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được.
b) Nếu thu nhập tăng lên I2 = $600 giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu dùng tối ưu mới và tổng
hữu dụng đạt được thay đổi như thế nào?
c) Nếu giá sản phẩm Y tăng PY = $30, các yếu tố khác còn lại không đổi. Xác định số sản phẩm X và Y tối
đa hóa hữu dụng.
Bài 20. Giả sử hàm tổng hữu dụng của một người tiêu dùng khi sử dụng bánh mì (B) và rượu nho (W) là:
TU(B,W) = 40B – 2,5B2 + 30W – 0,5W2
a) Xác định kết hợp (B,W) tối ưu.
b) Tính tổng hữu dụng tối đa của người tiêu dùng.
Bài 21. Điền vào các khoản trống trong bảng bên dưới:
Lao động Sản lượng Năng suất lao động biên Năng suất lao động trung bình
(L) (Q) (MPL) (APL)
0 0
1 150
2 200
3 200
4/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)
4 760
5 150
6 150
Bài 22. Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết người này đã chi 1 khoảng tiền là
TC = 15.000 để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng PK = 600 và PL = 300. Hàm sản xuất: Q = 2K(L-2)
a) Xác định năng suất biên của các yếu tố sản xuất. Xác định MRTS.
b) Tìm phương án sản suất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được.
c) Doanh nghiệp muốn sản xuất 900 đơn vị sản lượng. Tìm phương án sản xuất tối ưu với chi phí sản xuất
tối thiểu.
Bài 23. Một doanh nghiệp đầu tư chi phí C= 96 đvt để mua 2 yếu tố sản xuất K và L với Pk= 8 đvt; PL = 4 đvt.
Năng suất biên (MP) của 2 yếu tố như sau;
K MPK L MPL
4 8 5 5
5 7 6 4
6 6 7 3
7 5 8 2
8 4 9 1
Phối hợp K và L tổng sản lượng cao nhất hay chi phi đơn vị thấp nhất là bao nhiêu?
Bài 24. Một doanh nghiệp cần 2 yếu tố sản xuất K và L để sản xuất sản phẩm X. Doanh nghiệp chi ra khoản
tiền là $300 để mua 2 yếu tố sản xuất với giá PK = 10 và PL = 20. Hàm sản xuất: Q = K(L-2).
a) Xác định hàm năng suất biên của các yếu tố K và L.
b) Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được.
c) Doanh nghiệp muốn sản xuất 120 đơn vị sản phẩm thì phương án sản xuất tối ưu với chi phí sản xuất tối
thiểu là như thế nào?
Bài 25. Các hàm sản xuất sau cho thấy lợi suất tăng dần, không đổi hay giảm dần theo qui mô?
a) Q = 0,5KL
b) Q = 2K + 3L
c) Q = (K.L)0,5
d) Q = 2K2 + 2L2
e) Q = KL2
Bài 26. Điền giá trị vào các ô trống:
Q TFC TVC TC AFC AVC ATC MC
0 $1,080
1 $1,080 $ 400 $1,480 $400
2 $965 $450
3 $1,350 $2,430
4 $1,900 $475
5 $2,500 $216
6 $4,280 $700
7 $4,100
8 $5,400 $135
9 $7,300
10 $10,880 $980

Bài 27. Hàm chi phí của một doanh nghiệp có dạng TC = 4.000 + 5Q +10Q2
a) Viết phương của của các hàm chi phí sau: TFC, AFC, TVC, AVC, ATC, MC.
b) Xác định mức sản lượng mà tại đó ATCmin. Chứng minh mối quan hệ giữa ATC và MC.

5/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)
Bài 28. Một cửa hàng nước ép trái cây có phương trình đường cầu là P = – 0,9Q + 72 và phương trình tổng chi
phí là TC = 0,1Q2 – 48Q + 2.700. (Đơn vị tính: P là ngàn đồng/ly; Q là ly/ngày, TR và TC là ngàn
đồng/ngày).
a) Xác định phương trình của tổng doanh thu và phương trình tổng lợi nhuận theo sản phẩm.
b) Để tối đa hóa tổng doanh thu thì cửa hàng nên bán bao nhiêu ly/ngày? Khi đó, tổng doanh thu là bao nhiêu?
c) Trong trường hợp hòa vốn thì cửa hàng bán bao nhiêu ly/ngày? Khi đó, tổng doanh thu là bao nhiêu?
d) Để tối đa hóa tổng lợi nhuận thì cửa hàng nên bán bao nhiêu ly/ngày? Khi đó, tổng doanh thu, tổng chi
phí, tổng lợi nhuận là bao nhiêu?
Bài 29. Một công ty đang đứng trước đường doanh thu trung bình (AR) có dạng P = 100 – 0.01Q. Trong đó Q
là sản lượng trong tuần và P là giá cả tính bằng 1.000đ/đơn vị sản phẩm. Hàm chi phí sản xuất là: TC =
50Q + 30.000.
a) Xác định mức sản lượng và giá cả tối đa hóa lợi nhuận. Tổng lợi nhuận tối đa là bao nhiêu?
b) Xác định mức sản lượng và giá cả tối đa hóa doanh thu. Doanh thu tối đa là bao nhiêu?
c) Chính phủ quyết định đánh thuế 10.000đ/đơn vị sản phẩm. Sản lượng, giá cả và lợi nhuận tối đa là bao
nhiêu?
Bài 30. Bảng dưới đây cho biết đường cầu của 1 doanh nghiệp sản xuất ở mức chi phí biên (MC) không đổi là
$10. Chi phí cố định là $20.
P 27 24 21 18 15 12 9 6 3 0
Q 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
a) Tìm doanh thu biên (MR).
b) Cho biết sản lượng và giá cả tối đa hóa doanh thu. Doanh thu tối đa là bao nhiêu?
c) Cho biết sản lượng và giá cả tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận tối đa là bao nhiêu?
Bài 31. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có số liệu về chi phí sản xuất trong
ngắn hạn như sau:
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900
a) Tính AVC, AFC, AC và MC.
b) Xác định điểm đóng cửa. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất?
c) Xác định ngưỡng sinh lời. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lời?
d) Nếu giá thị trường là P = 180đ/sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất ở xuất lượng nào để tối đa hóa lợi
nhuận? Tổng lợi nhuận đạt được?
e) Nếu giá thị trường là P = 100đ/sản phẩm, doanh nghiệp quyết định sản xuất ở xuất lượng nào? Xác định
phần lỗ nếu có.
f) Nếu giá là P = 80đ/sản phẩm, doanh nghiệp nên quyết định thế nào?
Bài 32. Một công ty sản xuất đồng hồ hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có chi phí sản xuất được
cho bởi TC = 12.000 + Q2, trong đó Q tính bằng chiếc và TC là tổng chi phí tính bằng 1.000đ/chiếc.
a) Nếu giá đồng hồ là 600.000đ, tìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
b) Mức lợi nhuận tối đa là bao nhiêu?
c) Xác định phương trình đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.
Bài 33. Một ngành cạnh tranh hoàn hảo có 100 doanh nghiệp hoạt động. Hàm tổng chi phí của các doanh
nghiệp giống nhau và có dạng TC = (2/3)q3 – 20 q2 +200q +v712.
a) Xác định hàm cung của mỗi doanh nghiệp và hàm cung thị trường.
b) Nếu hàm cầu của thị trường là DD = 3.190 – 10P, xác định giá cân bằng trên thị trường.
c) Xác định sản lượng cân bằng của mỗi doanh nghiệp.

6/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)

Bài 34. Hãng D là nhà sản xuất độc quyền bán có chi phí là TC = 100 – 5Q + Q2 và hàm cầu là P = 55 - 2Q.
a) Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng sẽ ấn định sản lượng và giá bán như thế nào? Tính lợi nhuận và thặng dư
tiêu dùng.
b) Nếu hãng D hoạt động như hãng cạnh tranh hoàn toàn thì sản lượng sẽ là bao nhiêu? Tính lợi nhuận và
thặng dư tiêu dùng.
c) Do thế lực độc quyền bán ở câu (a), tổn thất vô ích là bao nhiêu?
d) Giả sử chính phủ định giá tối đa là 27đ. Chính sách này ảnh hưởng đến giá, sản lượng, thặng dư tiêu
dùng và lợi nhuận của hãng D như thế nào? Tổn thất vô ích là bao nhiêu?
Bài 35. Một xí nghiệp độc quyền có các hàm chi phí sản xuất:
TVC = 1/2Q2 + 600Q TFC = 5.000.000
Hàm số cầu thị trường đối với sản phầm: P = -1/10Q + 3.000
a) Xác định sản lượng và giá bán tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận tối đa.
b) Tìm mức sản lượng tối đa hóa doanh thu, tại đó tổng doanh thu là bao nhiêu?
c) Nếu chính phủ đánh thuế 90đ/sản phẩm. Mức sản lượng, giá bán và lợi nhuận của xí nghiệp thay đổi
như thế nào?
Bài 36. Giả sử 1 hãng có thể sản xuất bất cứ sản lượng nào với chi phí biên không đổi MC = 15,000 USD và
chi phí cố định là 20 triệu USD. Hãng có 2 thị trường tiêu thụ, hàm cầu trên mỗi thị trường:
QE = 18.000 – 400PE QU = 5.500 – 100PU
a) Sản lượng hãng nên bán trên mỗi thị trường và giá bán trên mỗi thị trường sẽ như thế nào? Tổng lợi
nhuận là bao nhiêu?
b) Nếu hãng buộc phải tính cùng 1 mức giá trên thị trường thì sản lượng nào được bán trên mỗi thị trường,
giá cân bằng và lợi nhuận của hãng?
Bài 37. Một công viên du lịch đứng trước đường cầu (D1) trong những ngày thường, và đường cầu (D2) trong 2
ngày cuối tuần.
(D1):P1= 12 - 0,0001Q1 (D2):P2= 20 - 0,0001Q2
Qi số lược người vào công viên mỗi ngày, chi phí biên của dịch vụ như nhau vào các ngày: MC= 1 +
0,0003Q. Nếu công viên phân biệt giá thì giá thích hợp và số lược người trong ngày thường và thứ bảy
chủ nhật sẽ là bao nhiêu?
Bài 38. Một doanh nghiệp độc quyền có 2 thị trường tiêu thụ.
Hàm số cầu sản phẩm trên 2 thị trường lần lượt là: P1 = -2Q1 + 320 và P2 = -2/5Q2 + 200.
Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là TC = 1/4Q2 + 10Q + 10.000.
a) Xác định hàm doanh thu biên của từng thị trường và hàm doanh thu biên chung của doanh nghiệp.
b) Nếu không phân biệt giá thì doanh nghiệp sẽ định giá bán và sản lượng bán trên cả 2 thị trường là bao
nhiêu? Tính tổng lợi nhuận tương ứng.
c) Nếu phân biệt giá (cấp ba), doanh nghiệp sẽ ấn định mức giá và sản lượng bán trên mỗi thị trường như
thế nào? Xác định tổng lợi nhuận đạt được. So sánh kết quả với câu (b).
Bài 39. Xét thị trường chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất cùng 1 sản phẩm X, có chi phí trung bình bằng nhau và
bằng 10. Phương trình đường cầu của thị trường là P = 106 – Q trong đó Q = q1 + q2.
a) Xác định trạng thái cân bằng Cournot về sản lượng và giá cho mỗi doanh nghiệp.
b) Giả định doanh nghiệp thứ 1 là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thì sản lượng và lợi nhuận tối đa của
doanh nghiệp 1 là bao nhiêu?
c) Giả sử hai doanh nghiệp hợp tác thành 1 liên minh độc quyền, xác định sản lượng và lợi nhuận của mỗi
doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận của Cartel.
d) Từ kết quả câu (c), giả định doanh nghiệp thứ 1 tuân theo thỏa thuận nhưng doanh nghiệp 2 tăng sản
lượng. Lợi nhuận của doanh nghiệp thứ 2 sẽ như thế nào?

7/8
Bài tập Kinh tế vi mô (tổng hợp)
Bài 40. Xét thị trường giả sử có hai doanh nghiệp sản xuất với chi phí bằng 0. Hàm cầu thị trường Q = q1 + q2
= 120 – P.
a) Xác định cân bằng Cournot về sản lượng và giá cho hai doanh nghiệp.
b) Giả sử DN 1 quyết định trước về sản lượng, xác định cân bằng Stackelberg về sản lượng và giá.
c) Giả sử trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều có chi phí bằng 0. Xác định cân
bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo về sản lượng và giá.
d) Giả sử trên thị trường hình thành một cartel. Xác định sản lượng và giá cân bằng cartel.
e) So sánh kết quả của 4 câu trên.
Bài 41. Cho hàm sản xuất của một doanh nghiệp là Q = 10L – L2 với L là số lao động được thuê (0 ≤ L ≤ 5).
a) Xác định đường cầu lao động của doanh nghiệp nếu sản phẩm của doanh nghiệp bán trên thị trường
cạnh tranh hoàn hảo với mức giá P = $10/sản phẩm.
b) Số lao động mà doanh nghiệp sẽ thuê nếu tiền lương trên trên thị trường là $20 và $40.
Bài 42. Cầu lao động của thị trường lao động phổ thông là LD = 900 – 10W, trong đó: LD là số lao động và W
là tiền lương tháng/người. Cung lao động là LS = 20W, trong đó: LS là nghìn người.
a) Xác định trạng thái cân bằng thị trường lao động.
b) Chính phủ ấn định mức lương tối thiểu là $40/tháng. Xác định trạng thái cân bằng mới trên thị trường
lao động.
c) Tính tổn thất vô ích của chính sách.

8/8

You might also like