You are on page 1of 16

ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Hình thức thi: tự luận


Thời gian: 90 phút
Kết cấu đề thi: gồm 3 câu.
Câu 1: (3 điểm) Chương 1,2,3,4,5
Nhận định đúng hay sai và giải thích.
Gồm 4 câu nhận định, mỗi câu nhận định 0.75 điểm
Câu 2: (3 điểm): Bài tập chương 3 hoặc chương 4
Câu 3: (4 điểm) Bài tập chương 2 hoặc chương 5
Bài tập chương 2:
Cho biểu cung và biểu cầu (hoặc cho hàm cung và hàm cầu).
a) Viết phương trình đường cung và đường cầu. Xác định giá và sản lượng cân
bằng của thị trường. Vẽ đồ thị minh họa
b) Có thể hỏi một trong các câu sau:
- Khi mức giá là P1 thì thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt như thế nào?
- Khi cầu hoặc cung tăng/giảm 1 lượng bao nhiêu hoặc bao nhiêu % thì giá và
sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
c) Có thể hỏi một trong các câu sau:
- Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng
- Tính độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng hoặc tại một mức giá cụ thể.
d) Chính phủ đánh thuế (hoặc trợ cấp) người sản xuất/người tiêu dùng là X
đồng/sản phẩm thì giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
Bài tập chương 3:
Cho biết thu nhập của người tiêu dùng để mua sắm 2 hàng hóa X và Y.
Cho biết giá của hàng hóa X và hàng hóa Y.
Cho biết hàm lợi ích TU của người tiêu dùng này.
Các dạng hàm lợi ích:
TU = aXY
TU = aX(b+Y)
TU = (aX-b)Y
TU = aX(Y-b)
Yêu cầu:
a) Viết phương trình đường ngân sách, minh họa bằng đồ thị.
b) Tính MUx, MUy, MRSx/y
c) Sự kết hợp giữa 2 hàng hóa mà người tiêu dùng này sẽ mua như thế nào để
tối đa hóa lợi ích? Tính lợi ích tối đa khi đó.
Bài tập chương 4:
Lựa chọn đầu vào tối ưu (Hàm sản xuất với 2 đầu vào biến đổi L và K)
Cho biết chi phí 1 nhà sản xuất cần để mua hai yếu tố sản xuất K và L để sản
xuất sản phẩm X.
Cho biết giá của vốn r, giá của lao động w.
Xét hàm sản xuất là hàm số bậc nhất: Q = f (KL)
Các dạng hàm sản xuất:
Q = aK(bL+c)
Q = aK(L-b)
Q = aKL
Yêu cầu:
a) Viết phương trình đường đồng phí, minh họa bằng đồ thị.
b) Tính MPL, MPK, MRTS
c) Lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, tính Qmax
Bài tập chương 5:
Dạng 1: Cạnh tranh hoàn hảo
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau:
TC = aQ2 + bQ + c
a) Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn của DN: FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC
b) Có thể hỏi một trong các câu sau:
• Nếu mức giá bán của DN là P1 thì mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Tính doanh thu và lợi nhuận khi đó.
 Nếu mức giá bán của DN là P1 thì mức sản lượng tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Tính doanh thu và lợi nhuận khi đó.
c) Có thể hỏi một trong các câu sau:
 Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp. Khi đó doanh thu của doanh nghiệp là bao
nhiêu?
 Xác định mức giá doanh nghiệp đóng cửa? Khi đó doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Doanh
nghiệp bị lỗ bao nhiêu?
 Tại mức giá P2 doanh nghiệp lỗ hay lãi và có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không? Tại sao? Tính phần lỗ
hoặc lãi của doanh nghiệp.
d) Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp, vẽ đồ thị minh họa.
Dạng 2: Độc quyền thuần túy
Cho doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu và hàm chi phí sản xuất như sau:
P = a – bQ
TC = aQ2 + bQ + c
a) Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn của DN: FC, VC, AFC,
AVC, ATC, MC
b) Xác định giá và sản lượng cho hãng độc quyền này. Hãng tạo ra bao
nhiêu lợi nhuận?
c) Hãng đạt doanh thu tối đa tại mức giá và sản lượng bao nhiêu?
d) Tính hệ số Lerner đo sức mạnh độc quyền của Doanh nghiệp?
BÀI TẬP
Bài 2.1. Có biểu cung - cầu về thị trường áo cotton trẻ em

Giá Lượng cầu Lượng cung


(Nghìn đồng/chiếc) (triệu chiếc) (triệu chiếc)

60 22 19

80 20 20

100 18 21

120 16 22
1.Hãy viết phương trình đường cung và đường cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị
trường. Vẽ đồ thị minh họa.
2.Tại mức giá là 90 nghìn đồng/chiếc, thị trường sẽ xảy ra dư thừa hay thiếu hụt như thế nào?
3.Tại mức giá là 60 nghìn đồng/chiếc, thị trường sẽ xảy ra dư thừa hay thiếu hụt như thế nào?
4.Giả sử lượng cầu giảm 1,5 triệu chiếc ở mỗi mức giá thì giá và lượng cân bằng mới là bao
nhiêu?
5.Giả sử lượng cung tăng 3 triệu chiếc ở mỗi mức giá thì giá và lượng cân bằng mới là bao
nhiêu?
6. Giả sử Chính phủ đánh thuế người tiêu dùng 7500 đồng/chiếc thì giá và sản lượng cân bằng sẽ
thay đổi như thế nào?
7. Chính phủ trợ cấp cho người bán 15000 đồng/chiếc thì giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi
như thế nào?
8. Tính PS, CS tại điểm cân bằng của thị trường.
9. Giả sử chính phủ quy định mức giá sàn là 120 nghìn đồng/chiếc, điều gì xảy ra?
Bài 2.2: Cho thị trường Café ở Việt Nam như sau:
P = 100 – QD P = 10 + 0,8QS
P (nghìn đồng/kg) Q (nghìn tấn)
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường. Minh họa bằng đồ thị.
b. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng tại trạng thái cân bằng của
thị trường.
c. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 18000đ/kg thì giá và sản
lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 2.3: Có biểu cung, cầu về một loại sản phẩm.
a. Xác định phương trình cung - cầu. Tính giá và sản lượng cân bằng. Minh
họa bằng đồ thị.
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức cân bằng của thị trường.
c. Giả sử do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái lượng cung giảm 20% ở mọi
mức giá thì giá và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

Giá Lượng cầu Lượng cung


(Nghìn đồng/kg) (tấn) (tấn)

100 1000 300


120 800 400
140 600 500
160 400 600
180 200 700
Bài 2.4: Hàm cung và hàm cầu sản phẩm X trên thị trường được cho bởi:
QS = 1/8P – 5 QD = 45 - 1/2P
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường. Minh họa bằng đồ thị.
b. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng tại trạng thái cân bằng của
thị trường.
c. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá P = 70.
d. Giả sử thu nhập tăng thêm làm lượng cầu tăng 35% ở mọi mức giá thì giá
và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Bài 3.1: Hàng tháng một người tiêu dùng dành 1 triệu đồng để
mua thịt (X) và khoai tây (Y) với giá tương ứng P X = 20.000

đ/kg, PY = 5.000đ/kg. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là
TU = (X – 2)Y
a. Viết phương trình đường ngân sách và minh hoạ bằng đồ
thị
b. Tính MUX, MUY, MRSX/Y
c. Để tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng này sẽ lựa chọn mua
bao nhiêu hàng hóa X và Y? Tính tổng lợi ích tối đa đó.

13
Bài 4.1: Nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm
X. Biết người này chi ra một số tiền TC = 150.000$ để mua 2 yếu
tố này với giá tương ứng là w = 200$, r = 500$.
Hàm sản xuất Q = 10KL
a. Viết phương trình đường đồng phí. Minh họa bằng đồ thị.
b. Hãy xác định MPL, MPK, MRTSL/K
c. Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được?

14
Bài 5.1: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau:
TC = Q2 + 2Q + 121 (ĐVT: $)
Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: chi phí cố định, chi phí biến đổi,
chi phí biến đổi trung bình, chi phí cố định trung bình, chi phí trung bình và chi phí
cận biên của hãng.
b. Nếu giá bán sản phẩm là 38$ thì mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp là bao nhiêu? Tính doanh thu và lợi nhuận khi đó.
c. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp? Khi đó doanh thu của
doanh nghiệp là bao nhiêu?
d. Viết phương trình biểu diễn đường cung của DN. Vẽ đồ thị minh họa.
e. Xác định mức giá mà doanh nghiệp phải đóng cửa? Khi đó doanh thu của DN là
bao nhiêu? Doanh nghiệp bị lỗ bao nhiêu?
f. Tại mức giá 22$ doanh nghiệp lỗ hay lãi và có nên tiếp tục sản xuất nữa hay
không? Tại sao? Tính phần lãi hoặc lỗ của DN?

15
Bài 5.2: Có cầu về sản phẩm B là: P = 40 - 2Q. Trong đó P là giá bán
tính bằng đôla ($); Q là sản lượng tính bằng nghìn đơn vị. Thị trường
này do một hãng độc quyền khống chế. Hãng độc quyền này có tổng
chi phí là: TC = Q2 + 4Q + 30
Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: FC, VC, ATC,
AFC, AVC, MC.
b. Hãng đạt tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá và sản lượng bao nhiêu?
Mức lợi nhuận là bao nhiêu?
c. Xác định giá và sản lượng cho hãng độc quyền tối đa hóa doanh
thu. Tính doanh thu tối đa đó.
d. Tính hệ số Lerner đo sức mạnh độc quyền của DN.
16

You might also like