You are on page 1of 11

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 1: Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Gỉa sử hàm
cầu về gạo của Việt Nam được xác định như sau:

QD = 30 – 3P

Trong đó cầu tiêu dùng trong nước là: QDN = 20 – 2P

Hàm cung trong nước là: Qs = 18 + P (P tính bằng nghìn đồng/kg, Q tính bằng triệu
tấn)

Giả sử cầu xuất khẩu về gạo giảm đi 50%.

Yêu cầu:

1. Điều gì xảy ra với giá gạo trên thị trường tự do. Nông dân có lý do gì để lo
lắng hay không?
2. Giả sử Chính phủ muốn mua 1 lượng gạo hàng năm sao cho giá gạo tăng lên
2.500đ/kg khi cầu xuất khẩu giảm, thì Chính phủ sẽ phải mua bao nhiêu gạo
mỗi năm và Chính phủ phải chi bao nhiêu tiền?

Giải:

QD = QDN + QDX => QDX = QD – QDN = 10 – P

1. QD = QS  30 – 3P = 18+ P => P0 =3 (nghìn đ/kg) => Q0 = 21 (triệu tấn)


 TR = P0Q0 = 63 (nghìn tỷ)

QD’ = QDN + 0,5QDX = 25 – 2,5P

QD’ = QS  25 – 2,5P = 18 + P => P1 = 2 (nghìn đ/kg) => Q1 = 20 (triệu tấn)

 TR’ = 40 (nghìn tỷ) => Lo lắng


2. P = 2,5 nghìnđ => QD = 25 – 2,5.2,5 = 18,75
QS =18 + 2,5 = 20,5
QS – QD = 1,75 (triệu tấn)
 1,75 x 2,5 = ……

Bài 2: Thị trường gas ở Hà Nội được cho bởi :

P = 150 – QD P = 2QS

Trong đó: P là giá tính bằng nghìn đồng/ bình; Q là lượng tính bằng nghìn bình

Yêu cầu:

1. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?


2. Một sự cố kỹ thuật ở nhà máy sản xuất Gas Vũng Tàu đã ảnh hưởng lớn đến
thị trường làm lượng cung giảm đi 30 nghìn bình ở mỗi mức giá. Hãy phân
tích tình hình thị trường.
Qs = P/2
Qs’ = Qs – 30 = P/2 - 30
3. Nhà nước đã can thiệp bằng cách đặt giá 90 nghìn đồng/bình để bình ổn giá.
Điều gì sẽ xảy ra? Ai được lợi và ai chịu thiệt trong trường hợp này?

Bài 3: Gỉa sử cung cầu về thị trường gạo Việt Nam trong năm 2019 được tổng hợp
theo bảng số liệu sau:

Giá (triệu đồng/tấn) Lượng cầu (triệu tấn) Lượng cung (triệu tấn)
1 35 2,85
2 30 8,57
3 25 14,28
4 20 20,00
5 10 31,43
Yêu cầu:

1. Xác định hàm cung, hàm cầu. Tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị
trường, vẽ đồ thị minh họa.
2. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổng thặng dư của thị trường.
3. Nếu Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, cầu về gạo ở nước ngoài tăng thêm
một lượng là 6 triệu tấn ở mỗi mức giá. Xác định giá và lượng cân bằng mới
và vẽ đồ thị minh họa.
1. QD = 40 – 5P
Qs = -2,87 + 5,72P
Qd = Qs => Po = 4, Qo 20
8
2. CS = ..; PS =

0,5

20
3. QD’ = QD + 6 = 46 – 5P
QD’ = QS
P1 = 4,56
Q = 23,2
BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Bài 1: Một loại kem dưỡng da được trao đổi trên thị trường quốc tế với giá thị
trường là 3USD một hộp. Cung và cầu trong nước như sau:

Giá (USD/đơn vị) 7 6 5 4 3 2


Lượng cung 15 13 11 9 7 5
(triệu đv)
Lượng cầu (triệu 6 7 8 9 10 11
đv)
Yêu cầu:

a) Hãy viết phương trình đường cung và phương trình đường cầu
b) Tính độ co giãn của cung cầu theo giá ở mức giá 3USD và mức giá 4USD.
c) Nếu không có hàng rào thương mại thì giá trong nước và lượng nhập khẩu là
bao nhiêu?

QS = 1+ 2P; QD = 13 – P

Ed = -1.P/Qd; Es = 2.P/Qs =

d) Qs= 7; Qd = 10
Qd – Qs = 3

Bài 2: Cho các thông tin về thi trường thuốc lá Vinataba: giá thị trường tự do là
P = 6, sản lượng trao đổi là 20.
Đơn vị tính của giá là nghìn đồng/bao. Đơn vị tính của sản lượng là nghìn bao.

Co giãn của cầu theo giá ở mức hiện hành là /ED/ = 0,075

Co giãn của cung theo giá ở mức hiện hành là ES = 0,3.

a) Hãy xác định đường cung, đường cầu biết rằng chúng là một đường tuyến
tính.
/Ed/ = a1.P/Q = 0,075 => a1 = 0,25 => a0 = 21,5
 QD = 21,5 – 0,25P

ES = 0,3 ……=> QS = 14 + P

b) Nhà nước đánh thuế vào người sản xuất t/đvsp làm đường cung thay đổi.
Xác định giá và lượng cân bằng mới? Biết co giãn của cầu theo giá tại điểm
cân bằng mới là /E/ = 1/7.
ED = 1/7 = -0,25.P/(21,5 – 0,25.P)
 P = 10,75, Q = 18,8125
c) Với những dữ kiện như câu b, hãy xác định mức thuế t/đvsp mà nhà nước đã
áp dụng.
QS’ = 14 + (P – t)  18,8125 = 14 + 10,75 – t => t = 5,9375
d) Nếu nhà nước đánh thuế vào người tiêu dùng 2 nghìn đồng/đvsp thì có hạn
chế được việc tiêu dùng thuốc lá không? Lượng tiêu dùng giảm đi bao
nhiêu?
Qd’ = 21,5 – 0,25(P + 2) = 21 – 0,25P
Qd’ = Qs  21 – 0,25P =14 + P => Ps = 5,6 => Q1 = 19,6

Bài 3: Một hàng hóa A trong thị trường cạnh tranh, lượng cung và lượng cầu
trong một năm được tổng hợp trong bảng sau:

Giá (USD) QD (triệu đơn vị) QS (triêu đơn vị)


60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
Yêu cầu:

a) Xác định phương trình đường cung và đường cầu của thị trường hàng hóa
này.
b) Xác định mức giá và lượng cân bằng.
c) Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá 80 và 100.
d) Tính hệ số co giãn của cung tại mức giá 80 và 100.
e) Nếu Chính phủ ấn định giá trần là 80. Xác định số thiếu hụt hoặc thặng dư.

Bài 4: Cung và cầu của nhôm trên thị trường được cho ở bảng sau:

P 5 10 15 20 25
QD 60 50 40 30 20
QS 20 30 40 50 60
Trong đó: P tính bằng nghìn đồng/kg; Q tính bằng nghìn tấn.

Yêu cầu:

a) Hãy viết phương trình đường cung, đường cầu của nhôm, xác định giá và
lượng cân bằng của nhôm trên thị trường.
b) Nếu chính phủ đánh thuế 1000đ/kg vào người sản xuất, thì giá mà người tiêu
dùng phải trả bây giờ là bao nhiêu? Giá mà người sản xuất thực nhận là bao
nhiêu? Xác định sản lượng cân bằng trên thị trường, tổng số thuế mà CP thu
được, DWL?
c) Nếu CP đánh thuế vào người mua thì nên đặt mức thuế t/đvsp là bao nhiêu
để thu được tổng số thuế là lớn nhất?
P S’

15,5

14,5

Giải: T = t.Q = t(40 – t) = 40t – t2

Tmax  T’(t) = 0  40 -2t = 0 => t = 20

Q’D = 70 – 2(P+t)

Q’D = QS  70 – 2(P+t) = 10 + 2P => Ps = 15 – t/2 => Q’ = 40 – t

BÀI TẬP CHƯƠNG 4


Bài 1: Gỉa sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60USD dùng để
mua hai hàng hóa là X và Y với giá tương ứng là PX = 3USD và PY = 2USD.
Hàm tổng lợi ích được xác định: TU = X.Y
Yêu cầu:
a) Viết phương trình đường ngân sách (BL).
b) Tính MUX, MUY và MRSX/Y.
c) Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa
tổng lợi ích (TUmax).

Bài 2: Một người tiêu dùng có thu nhập I = 4.000USD, để mua hai hàng hóa
X và Y với giá tương ứng là PX = 400 và PY = 200.

Hàm lợi ích của người tiêu dùng này đối với các hàng hóa được biểu diễn
qua các thông số sau:

TUX = 26QX – Q2X => MUX =TU’(Qx) = 26 – 2Qx

TUY = 58QY – 5Q2Y/2 => MUY = 58 – 5.QY

(1) MUX/PX = MUY/PY


(2) I = QX.PX + QY.PY
 X =…, Y = …

Yêu cầu: Xác định phương án lựa chọn tiêu dùng tối ưu và tính tổng lợi ích
tối đa có thể đạt được.

Bài 3: Một người tiêu dùng sử dụng mức thu nhập: I = 400.000 đồng đê mua
hai hàng hóa X và Y. Giá của hàng hóa X là 5.000 đồng và giá hàng hóa Y là
10.000 đồng.
Yêu cầu:

a) Vẽ đường ngân sách của người này.


b) Nếu hàm tổng lợi ích được xác định bởi thông số: TU = X.Y + 2X. Hãy
chọn kết hợp tiêu dùng của X và Y để người này tối đa hóa được lợi ích.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Bài 1: Các hàm sản xuất sau đây là hàm có lợi tức tăng, giảm hay không đổi
theo quy mô?

a) Q = 5.K.L
b) Q = 5K + 3L

Bài 2:

Một doanh nghiệ cần hai yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng
doanh nghiệp đã chi ra một khoản tiền là TC = 15.000USD để mua hoặc thuê
hai yếu tố này với giá tương ứng là R = 600USD và W= 300USD.

Hàm sản xuất được cho bởi: Q = 2K(L-2)

Yêu cầu:

a) Xác định hàm năng suất biên (MP) của các yếu tố K và L và tỷ lệ thay thế kỹ
thuật cận biên giữa K và L.
b) Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được.
c) Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm, tìm phương án sản
xuất tối ưu với chi phí sản xuất tối thiểu.

Bài 3: Gỉa sử chi phí cận biên của một doanh nghiệp sản xuất máy tính không
đổi và luôn ở mức 10 triệu đồng một máy. Tổng thi phía sản xuất cố định là 100
triệu đồng.
Yêu cầu:

a) Xác định các hàm AVC, ATC của doanh nghiệp.


b) Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất bình quân, doanh nghiệp sẽ chọn mức sản
lượng lớn hay nhỏ? Tại sao?

Bài 4: giả sử một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm của mình là:

P = 100 – 0,01Q

Trong đó: Q là sản lượng và P tính theo USD.

Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là TC = 50Q.

Yêu cầu:

a) Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí biên.
b) Xác định mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bài 5: Một hãng biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là: P = 100 – 0,01Q

(Trong đó: Q là sản lượng tính bằng đơn vị sản lượng, P tính theo USD)

Hàm tổng chi phí của hãng là TC = 50Q + 30.000

a) Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí biên.
b) Xác định giá và sản lượng tối ưu.

Bài 6: Gỉa sử hàm cầu ngược và hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp được
xác định bởi những thông số sau:

P = 80 – Q

TC = Q2 + 20Q + 350
Trong đó: P là giá sản phẩm, Q tính bằng đơn vị sản lượng.

Yêu cầu:

a) Hãy xem xét sự khác nhau giữa chiến lược tối đa hóa doanh thu và chiến
lược tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
b) Xác định Q và P của doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu doanh thu càng
lớn càng tốt, trong điều kiện ấn định mức tổng lợi nhuận là 50.
 TP = TR – TC = 50
 (80 – Q)Q – (Q2 + 20Q + 350) = 50
 Q1 = 20 ; Q2 = 10

You might also like