You are on page 1of 15

BÀI TẬP VỀ CUNG CẦU

Câu hỏi:

1.Giả sử có một thông báo rằng ăn chocolate có thể gây ung thư. Giá và sản lượng
cân bằng mới của thị trường chocolate Godiva ra sao? Vẽ đồ thị minh họa cho trả
lời của bạn

2.Gỉa sử giá của chocolate Hershey tăng. Giá và sản lượng cân bằng thị trường của
chocolate Godiva như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa

3 . Giả sử giá đường tăng. Chuyện gì sẽ xãy ra cho giá và sản lượng cân bằng thị
trường chocolate Godiva? Vẽ đồ thị minh họa

4. Giả sử có một công ty tạo ra một máy tốt hơn cho việc trộn các thành phần làm
kẹo chocolate. Giá và sản lượng cân bằng thị trường của chocolate Godiva? Vẽ đồ
thị minh họa

5. Giả sử hàm cầu thị trường là P = 20 – Q, hàm cung thị trường là: P=Q. Tìm giá
và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa cho trả lời của bạn

6. Giả sử hàm cầu thị trường là: P = 40 -2Q, hàm cung thị trường là: P = Q. Tìm
điểm cân bằng thị trường. Vẽ đồ thị minh họa

7.Giả sử hàm cầu thị trường là P = 30 – Q, hàm cung thị trường là P = 2Q. Tìm giá
và sản lượng cân bằng mới. Vẽ đồ thị minh họa

Bài tập

1. Giả sử đường cầu thị trường cho một hàng hóa là Qd = 1000 – 10P và đường
cung thị trường là Qs = -50 + 25P
a. Tìm giá và sản lượng cân bằng thị trường?
b. Tính cầu co giãn theo giá tại điểm cân bằng thị trường
c. Giả sử giá thị trường là 25$. Tính lượng dư cầu?

Đáp án: a. P* = 30đvt/ đvsp; Q* = 700 đvsp; b .EQ,P = -0.429; c. Dư cầu =


175đvsp

1
2. Giả sử cầu của hàng hóa A là QdA = 500 -10PA + 2PB + 0.70I với PA là giá
hàng hóa A, PB là giá hàng hóa B và I là thu nhập. Giả sử rằng PA hiện tại là
10$, PB là 5$ và I là 100$
a. Tính cầu co giãn theo giá của hàng hóa A?
b. Tính độ co giãn chéo của cầu hàng hóa A với giá hàng hóa B
c. Tính cầu co giãn theo thu nhập của hàng hóa A?

Đáp án: a. EQ,P = -0.208; b. EQ,P’ = 0.021; c. EQ,I = 0.146

3. Hàm cầu thị trường Qd = 350 – 7P

a. Tìm hàm cầu dạng nghịch

b. Choke price? ( mức giá mà người tiêu dùng không có nhu cầu bất kỳ lượng
hàng hóa nào)

c. Cầu co giãn theo giá ở mức giá P =50 đvt/đvsp?

Đáp án: a. P = 50 – 1/7Q, b. P =50 ( Qd = 0), c. E Q, P = - ∞

4. Xem mối quan hệ giữa cung và cầu đối với thị trường banh chơi golf: Qd = 90
-2P – 2T và Qs = -9 + 5P – 2.5R, ở đó T là giá của titan, một kim loại sử dụng
để làm gậy chơi golf và R là giá của cao su

a. Nếu R =2 và T =10, tính giá và sản lượng cân bằng thị trường banh golf

b. Tại điểm cân bằng, tính cầu co giãn theo giá và cung co giãn theo giá

c. Tại điểm cân bằng, tính độ co giãn chéo của cầu banh golf với giá của titan.
Banh golf và titan là 2 hàng hóa thay thế hay bổ sung cho nhau?

Đáp án: a. P* = 12 đvt/đvsp, Q* = 46 đvsp; b. EQ,P = -0.52, E S,P = 1.3;


c. -0.43 bổ sung

5. Giả sử thị trường cho du lịch hàng không giữa TPHCM và Hà Nội được thực
hiện bở 2 hãng Vietnam airline và Jestar airline. Một nhà kinh tế học nghiên
cứu thị trường này và ước tính rằng đường cầu cho vé du lịch khứ hồi của mỗi
hãng như sau:

QdV = 10.000 – 100PV + 99PJ ( hàm cầu của Vietnam airline)

2
QdJ = 10.000 – 100PJ + 99PV ( hàm cầu của Jestar airline)

Với PV là giá vé của Vietnam airline và PJ là giá vé của Jestar

a. Giả sử cả 2 hãng đều đưa ra mức giá như nhau là 300$ cho mỗi chuyến khứ
hồi giữa TPHCM và Hà Nội. Hãy tính cầu co giãn theo giá của hãng
Vietnam airline?

b. Hãy tính cầu co giãn theo giá cho thị trường du lịch hàng không từ
TPHCM – Hà Nội khi giá vé của 2 hãng đều là 300$ ( tìm hàm tổng cầu:
giả sử thị trường chỉ có 2 hãng hàng không trên)

Đáp án: a. EQ,P = -3.09; b. EQ,P = - 0.0309

6. Thị trường sản phẩm X đang cân bằng ở mức giá P = 10 và Q = 20.Tại điểm
cân bằng này, hệ số co giãn theo giá của cầu và cung lần lượt là EQ,P = -1 và EQ,S
= 0,5. Cho biết hàm số cung và cầu là những hàm số tuyến tính.

a. Tìm hàm số cầu và cung

b. Đánh thuế vào hàng hoá X làm cung giảm 20% ở mỗi mức giá. Tìm điểm
cân bằng?

c. Đánh thuế t = 1,5 đvt/đvsp. Tìm giá và sản lượng cân bằng. Nhận xét điểm
cân bằng mới này với câu a. Tính số thuế người mua người bán trả.

Đáp án: a. Qd = 40 – 2P; Qs = 10 + P;

b.P* = 11,43 đvt/đvsp ; Q* = 17,14 đvsp ( P và Q giá trị gần đúng vì chỉ
lấy 2 số lẻ)

c. Pd = 10,5 đvt/ đvsp; Ps = 9 đvt/đvsp; Q’ = 19 đvsp . So với câu a ( P*


= 10, Q* = 20) thì điểm cân bằng sau thuế này có giá thị trường cao hơn ( Pd >
P*) và sản lượng cân bằng thị trường thấp hơn ( Q’ < Q*). Số thuế người mua
chịu = ( Pd – P*)x Q’ = 9,5 đvt ; Số thuế người bán chịu ( P* - Ps)xQ’ = 19 đvt
( đơn vị tiền)

7. Giả sử có các số liệu sau về cung và cầu của hàng hoá X:


3
Giá (đơn vị Qd (đơn vị Qs (đơn vị /năm)
tiền) /năm)
15 50 35
16 48 38
17 46 41
18 44 44
19 42 47
20 40 50

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng theo biểu bảng trên
b. Xây dựng hàm số cung, cầu. Biết hàm số cung cầu là những hàm tuyến
tính.
c. Tính hệ số cầu co giãn theo giá tại mức giá 16. Cho biết cầu co giãn hay
kém co giãn theo giá ở mức giá 16?. Để tăng doanh thu, doanh nghiệp có hệ
số co giãn này nên tăng hay giảm giá?
d. Giả sử chính phủ đánh thuế 5 đvt/sản phẩm. Tìm điểm cân bằng mới sau
thuế.
e. Mức thuế t = ? để sản lượng cân bằng sau thuế là 32 đvsp?
f. Tìm hàm số cung tuyến tính mới theo dạng Qs = a + 3P nếu điểm cân
bằng thị trường là P* = 20 đvt/đvsp; Q* = 40 đvsp và hàm cầu thị trường
giống câu b
Đáp án
a. P* = 18 đvt/đvsp ; Q* = 44 đvsp
b. Qd = 80 – 2P; Qs = -10 + 3P
c. EQ,P = -2/3 > -1: cầu kém co giãn theo giá. Để tăng doanh thu nên tăng
giá.
d. Pd = 21 đvt/ đvsp; Ps = 16 đvt/đvsp; Q’ = 38 đvsp
e. t = 10 đvt/ đvsp

4
f. Qs = -20 + 3P

Bài 8: Có hàm số cầu và cung thị trường như sau:


QD = -360P + 600
QS = 1080P -120
a/ Tìm điểm cân bằng thị trường
b/Chính phủ ban hành giá mức giá trần Pmax = 0,3 đvt/đvsp. Xác định lượng thiếu
hụt của thị trường
c/Vẽ đồ thị chỉ rõ điểm cân bằng và lượng thiếu hụt
d/ Giả sử lượng cung tăng 20% ở mỗi mức giá.Tìm điểm cân bằng mới
(SV tự làm)

BÀI TẬP LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Xem hàm hữu dụng sau U (x,y) = 3x² + 5y với MUx = 6x và MUy = 5
a. Giả thuyết “ nhiều thì tốt hơn” có đúng cho 2 hàng hóa không?
b. Tỷ lệ thay thế biên của x cho y của hàm hữu dụng này? Tỷ lệ này cho
chúng ta biết điều gì?
c. Tỷ lệ thay thế biên của x cho y giảm, không đổi hay tăng khi người tiêu
dùng thay thế x cho y dọc theo một đường bàng quan?
Đáp án:
a. Với hữu dụng biên đã cho đều dương có nghĩa là tăng tiêu dùng cả 2 hàng hóa sẽ
làm tăng hữu dụng. Do đó, giả thuyết “nhiều thì tốt hơn” thõa mãn
b. MRSx,y = MUx/MUy = 6x/5. Tỷ lệ này cho chúng ta biết sự đánh đổi mà người
tiêu dùng sẵn lòng thực hiện với cùng mức hữu dụng.
c. Tỷ lệ thay thế biên tăng khi người tiêu dùng thay thế giảm Y và tăng X.

2. Vẽ 2 đường bàng quan U1, U2 với U2>U1, hàng hóa đầu tiên ở trục hoành,
mỗi câu trình bày 1 đồ thị.
a. Bánh hot dogs và chili ( người tiêu dùng thích cả 2 và có một tỷ lệ thay
thế biên của hot dogs cho chili giảm dần)

5
b. Đường và Sweet’N Low ( người tiêu dùng thích cả 2 và sẽ chấp nhận một
ounce của Sweet’N Low cho 1 ounce của đường với cùng mức hài lòng
c. Bơ đậu phộng và thịt đông ( peanut and jelly) ( người tiêu dùng thích
chính xác 2 ounce của bơ đậu phộng cho mỗi ounce của thịt đông)
d. Các loại hạt, ( người tiêu dùng thích hoặc không) va kem ( người tiêu
dùng thích)
e. Táo ( người tiêu dùng thích) và gan ( người tiêu dùng không thích)

3.Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900 đvt dùng để mua 2 sản phẩm X và Y
với Px = 10 đvt/sp. Py = 40 đvt/ sp. Mức hữu dụng là U = (X -2)Y
6
Yêu cầu

a/ Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau
b/ Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
c/ Tìm phối hợp tối ưu giữa 2 loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt
được
d/ Nếu thu nhập tăng lên 1220, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp tối
ưu mới và tổng hữu dụng đạt được bao nhiêu?
e/ Nếu thu nhập giảm xuống còn 740, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối
hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?

Đáp án

a/ 10X + 40Y = 900


X + 4Y = 90
X = -4Y + 90 hoặc Y = -1/4X + 45/2
b/ MUx = Y ; MUy = X-2
c/ X = 46 ; Y = 11 ; U = 484
d/ X = 62 ; Y = 15; U = 900
e/ X = 38 ; Y = 9; U = 324

BÀI TẬP LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

Bài tập 1

Một công ty sản xuất sản lượng đầu ra Q sử dụng lao động L và nguyên vật liệu M
với hàm sản xuất Q = 50 (ML)½ + M + L. Hàm năng suất lao động biên và năng suất
vốn biên là

7
a/ Hàm sản xuất đã cho có hiệu suất tăng, không đổi hay giảm dần theo qui
mô?

Đáp án: Không đổi theo qui mô

b/ Năng suất lao động biên của hàm sản xuất này giảm dần?Nếu vậy, khi
nào? Hàm này khi nào là số âm?

Với hàm năng suất lao động biên đã cho, khi ta cố định M ( với M > 0), khi đó
tăng L sẽ giảm MPL. Do dó năng suất lao động biên giảm ở bất kỳ mức lao động
nào được cho. Hàm năng suất lao động biên luôn luôn dương vì tất cả các thành
phần của hàm này đều >= 0 . Do đó, MPL > = 1

Bài tập 2 Hàm sản xuất của một công ty ban đầu như sau: Q = 500 (L + 3K). Tuy
nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, hàm sản xuất trở thành Q = 1000 (0.5L + 10K)

a/ Hãy chỉ ra sự tiến bộ khoa học kỹ thuật này?

Đáp án: Chúng ta đơn giản cần chỉ ra với các kết hợp yếu tố đầu vào cố định, sản
lượng sản xuất tăng là do sự cải tiến. Giả sử cố định lao động và vốn đều là 2 đơn
vị.

- Hàm sản xuất trước cải tiến: Q = 500 ( 2 + 3(6)) = 4000


- Hàm sản xuất sau cải tiến: Q = 1000(1 + 20) = 21000
- Vậy sản lượng đầu ra nhiều hơn với cùng kết hợp yếu tố đầu vào => có sự
cải tiến kỹ thuật

Bài tập 3
8
Trong một thị trường xác định ở dài hạn, mỗi công ty và những nhà nhập ngành
tiềm năng có đường chi phí trung bình AC = 10Q² - 5Q + 20 và đường chi phí biên
dài hạn MC = 30Q² - 10Q + 20 với Q là ngàn sản phẩm/ năm (Giả sử các DN có
hàm chi phí biên và chi phí bình quân như nhau). Cầu thị trường là Qd = 39,000 –
2,000P

a. Trong cân bằng dài hạn, mỗi công ty sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
Đáp án: P = AC = MC => Q = 0.25 đvsp

b. Giá cân bằng thị trường? Đáp án: P = MC = 19.375


c. Số công ty ở điểm cân bằng dài hạn? Đáp án: N = 1000

Bài tập 4

Giả sử hàm cầu thị trường D(P) = 25 – 0.25P và cung thị trường S(P) = 0.2P -2

a. Tìm giá và lượng cân bằng thị trường? P* =60; Q* = 10


b. Thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng? PS = 250

Bài tập 5

Giả sử hàm sản xuất Q = LK½. Vẽ các đường đẳng lượng với Q = 10, Q =20, Q = 50.
Các đường đẳng lượng này có tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần?

Đáp án

9
Các đường đẳng lượng này có tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần vì lồi về góc
tọa độ

Bài tập 6

Giả sử hàm sản xuất là Q = aL + bK. Tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao
động cho vốn (MRTS L,K)?

Bài tập 7

Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố là K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng người
này chi ra 1 khoản tiền TC = 15.000 đvt để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng

PK = 600 và PL = 300 và hàm sản xuất được cho Q = 2K(L-2)

a/ Xác định hàm năng suất biên (MP) của các yếu tố K và L. Xác định MRTS?

b/ Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được

c/ Nếu DN muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm, tìm phương án sản xuất tối ưu và
chi phí tối thiểu?

(SV tự giải)
10
BÀI TẬP CÁC DẠNG THỊ TRƯỜNG

Bài 1. Một nhà độc quyền sản xuất dược phẩm có MC = AC = 10 bán hàng cho thị trường
châu Mỹ và châu Âu. Đường cầu cho mỗi thị trường là:

P1 = 70 –Q1 ( thị trường châu Mỹ)

P2 = 110 – Q2 ( Thị trường châu Âu)

a. Với chính sách phân biệt giá cấp 3 bán hàng trên 2 thị trường riêng biệt. Hãy tìm
mức giá và sản lượng, lợi nhuận tối đa trên từng thị trường? Tổng lợi nhuận của
cả 2 thị trường?
b. Nếu nhà độc quyền sử dụng chính sách một giá để bán hàng cho cả 2 thị trường
( 2 thị trường hợp nhất). Hãy tìm mức giá chung này?, sản lượng trên từng thị
trường là bao nhiêu?, tổng lợi nhuận tối đa?
c. So sánh tổng thặng dư tiêu dùng, tổng thặng dư sản xuất và tổng thặng dư kinh
tế của cả 2 trường hợp a và b.

Đáp án

a/ Q1 = 30, P1 =40, LN1 = 900; Q2 = 50, P2 = 60, LN2 = 2500. Tổng LN = 3400

b/ P = 50, Q1 = 20, Q2 = 60, LN = 3200

c/ - Khi phân biệt giá: CS1 + CS2 = 1700, PS = LN = 3400 => Tổng thặng dư = 5100

- Khi không phân biệt giá: CS1 + CS2 = 2000, PS = LN = 3200 => tổng thặng dư =
5200

Bài 2

Một doanh nghiệp A bán sản phẩm duy nhất trên thị trường có TC = -2,5Q + Q²/2.
Đường cầu thị trường là P = 60 – 2Q

a/ Tìm Pm và Qm để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tính lợi nhuận tối đa

b/ Thặng dư tiêu dùng tương ứng?

11
c/ Tính DWL?, tính chỉ số Lerner?

d/ Nếu chính phủ đánh thuế t = 5 đvt/ sp của doanh nghiệp. Tìm giá và sản lượng mới
mà doanh nghiệp đưa ra thị trường?

e/ Nếu chính phủ đánh thuế cố định = 100 đvt. Tìm giá và sản lượng mà doanh nghiệp
đưa ra?, tính lợi nhuận tối đa?

Đáp án:

a/ Pm = 35, Qm = 12,5, LN = 390,625

b/ CS = 156,25

c/ DWL = 104,125 ; L = 0,7

d/ MC’ = MC + t => Pm = 37; Qm = 11,5

e/ Pm = 35; Qm = 12,5 ( không đổi so với câu a, vì sao?), LN = 290,625 ( so sánh với LN
câu a giảm đúng bằng thuế cố định, vì sao?)

Bài 3

Một thị trường có 100 nhà sản xuất sản phẩm X đồng nhất. Trong ngắn hạn, đường chi
phí biên của mỗi nhà sản xuất giống nhau SMC = - 4 + 2Q.

Đường cầu thị trường: Pd = 50 – 0.1Q

a. Tìm điểm cân bằng thị trường. Tính thặng dư tiêu dùng ở điểm cân bằng.
b. Vẽ đồ thị thể hiện đường cầu và cung trước mỗi người bán, chỉ rõ giá và lượng
cung của mỗi người bán.
Đáp án:

a/ P* = 5 ; Q* = 450. CS = 10125

b/ Đường cầu nằm ngang tại P = 5, đường cung là MC , giá là 5, lượng cung là 4,5

12
Bài 4: Trong ngắn hạn. Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 40 người bán có hàm chi
phí biến đổi như nhau là VC = 2q² + q. Hàm cầu của thị trường là P = 61 – 0,4Q.

a/ Xác định giá và sản lượng cân bằng thị trường

b/ Tìm mức sản lượng tối đa hóa LN của DN cạnh tranh?

c/ PS của 1 DN cạnh tranh?

d/ PS của thị trường?

Đáp án:

a/ P* =3; Q* =120

b/ Q = 3

c/ 18 đvt

d/ 720 đvt

Bài 5: Một hãng sản xuất sản phẩm X sẽ hòa vốn ở mức giá 85 nghìn đồng. Chi phí biến
đổi của hãng là: VC = 2q² + 5q

( nghìn đồng)

a/ Tìm chi phí cố định của hãng

b/ Đường cung của hãng là gì?

Đáp án :

a/ FC = 800. Tìm q tại đó có SACmin (SAC= SMC). Kết quả q= 20

13
b/Đường cung của hãng là q = (P -5)/4 với P>=5 . Tìm SAVCmin = 5

Bài 6:

Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp X là người chấp nhận giá trên thị trường có MC = 10
+ 2Q

Trong thị trường có 100 DN có hàm chi phí biên giống X

Hàm cầu thị trường: Qd = 400 – 10P

a/ Tìm điểm cân bằng thị trường

b/ Tính thặng dư sản xuất của ngành

Đáp án:

a/ MC cũng là đường cung của X nên ta có MC = P = 10 + 2Q

=> Hàm cung của X: Qs = -5 + 0,5P

Hàm cung thị trường: QS = 100 x Qs

QS = 100 (-5 + 0,5P) = -500 + 50P

Điểm cân bằng thị trường QS = QD

 -500 + 50P = 400 – 10P


 P = 15 đvt/ đvsp
 Q = 250 đvsp
b/ PS = 625 đvt

Bài 7:

14
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có dạng: P
= -Q/20 + 1000. Một xí nghiệp sản xuất sản phẩm X có hàm chi phí sản xuất dài hạn là:
LTC = Q³ - 20Q² + 300Q

a/ Xác định sản lượng cân bằng dài hạn của xí nghiệp

b/Xác định mức giá cân bằng dài hạn của ngành

c/Xác định sản lượng cân bằng dài hạn

d/Giả định các xí nghiệp trong ngành đều có hàm chi phí sản xuất dài hạn như nhau
thì có bao nhiêu xí nghiệp sản xuất trong ngành

Đáp án:

a/ Điều kiện cân bằng dài hạn: P = LACmin

dLAC/dq = 0 => q

Hoặc LMC = LAC => q =10

b/ Thay q vào hàm LAC => LACmin => P=200

c/ Thay P vào hàm cầu thị trường => Q = 16000

d/ Số lượng xí nghiệp trong ngành n = Q/q= 160

Bài 8: Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu P = -Q + 20.

Hàm tổng chi phí là TC = Q2 + 4Q +4

a/ Tìm mức giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của DN

b/ Tính thặng dư tiêu dùng ở giá cân bằng

c/ Tính tổn thất vô ích do sức mạnh độc quyền

d/ Nếu chính phủ điều tiết giá đối với nhà độc quyền Pmax = 14 đvt/ đvsp thì nhà độc
quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận. (SV tự làm)
15

You might also like