You are on page 1of 7

BÀI TẬP KINH TẾ HỌC

(Chú ý: Các bài tập này chỉ là những bài tập điển hình để tập trung ôn tập thi hết học phần,
không phải là giới hạn chương trình)
PHẦN I: TRẢ LỜI ĐÚNG HAY SAI HOẶC KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ GIẢI THÍCH
NGẮN GỌN (Đúng: Không có trường hợp sai; Sai: Không có trường hợp đúng; Không
chắc chắn: Có trường hợp đúng, có trường hợp sai)
1. Chi phí cơ hội là chi phí để sản xuất một hàng hoá.
2. Biến số thực tế là biến số kinh tế được đo theo mức giá hiện hành tại thời điểm đo.
3. Nếu cung thị trường hàng hóa X không thay đổi, khi cầu thị trường hàng hóa X giảm sẽ
làm giá và lượng cân bằng đều giảm.
4. Để tăng tổng doanh thu, người bán nên giảm giá bán vì có thể bán được nhiều hàng hoá hơn.
5. Hệ số độ co dãn của cầu hàng hoá dịch vụ xa xỉ đối với thu nhập có trị số dương.
6. Nếu tổng lợi ích tiêu dùng một loại hàng hoá tăng thêm một lượng ngày càng nhỏ khi tăng
lượng tiêu dùng hàng hoá đó thì lợi ích cận biên giảm và là một lượng âm.
7. Để tối đa hoá lợi ích tiêu dùng thì người dùng sẽ chọn mua hàng hoá có giá thấp nhất.
8. Năng suất cận biên của bất kì yếu tố sản xuất nào cũng sẽ tăng lên khi sử dụng ngày càng
nhiều yếu tố sản xuất đó trong quá trình sản xuất đã có.
9. Để tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản xuất và
tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hàng hoá sao cho tổng chi phí bình quân nhỏ nhất.
10. Doanh nghiệp độc quyền thuần tuý chỉ quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá trong miền cầu co dãn đối với giá.
11. Sản phẩm doanh thu cận biên là mức gia tăng doanh thu khi bán thêm một đơn vị sản
phẩm hàng hóa.
12. Nếu cầu hoàn toàn không co dãn đối với giá, thuế đánh vào hàng hoá sẽ do người tiêu
dùng gánh chịu.
13. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng, để kiềm chế lạm phát, Chính
phủ cần sử dụng chính sách tài khoá mở rộng.
14. Để giảm thất nghiệp trong nền kinh tế, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá mở
rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng.
15. Các giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách tất yếu dẫn đến lạm phát.
16. Khi nền kinh tế rơi vào tình trang suy thoái thì Chính phủ cần sử dụng chính sách tài
khoá chặt và chính sách tiền tệ chặt.
17. Để kiềm chế lạm phát Chính phủ cần sử dụng chính sách tiền tệ chặt.
18. Lạm phát và thất nghiệp không có mối liên hệ với nhau.
19. Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.
20. Lượng cung tiền chỉ phụ thuộc vào lượng tiền cơ sở.

1
PHẦN II - BÀI TẬP TỰ LUẬN
I - KINH TẾ HỌC VI MÔ
1. Giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất 2 lọai hàng hoá là lương thực và quần áo. Khả
năng sản xuất cho trong bảng sau:
Phương án Lương thực (triệu tấn) Quần áo (nghìn bộ)
A 0 31
B 10 25
C 18 17
D 23 11
E 27 0
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế.
b. Tính chi phí cơ hội trên của việc sản xuất quần áo.
c. Nền kinh tế có khả năng sản xuất 20 triệu tấn lương thực và 18 nghìn bộ quần áo
không?

2. Giả sử có hàm cung và hàm cầu thị trường về một hàng hoá như sau:
QD = 130 - 2P
QS = 20 + 2P
a. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường.
b. Xác định mức giá và sản lượng để tổng doanh thu của người bán là lớn nhất, tính tổng
doanh thu tối đa đó.
c. Số lượng người tiêu dùng trên thị trường tăng lên làm cho lượng cầu thị trường tăng
lên 10% ở tất cả các mức giá, cung thị trường không thay đổi:
- Đường cầu thị trường có bị dịch chuyển không? Nếu có thì dịch chuyển về phía nào?
- Xác định hàm cầu mới, giá và lượng cân bằng mới.
d. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt thị trường tại các mức giá P = 10 và P = 20. Tính độ
co giãn của cầu theo giá tại các mức giá này, cho nhận xét về kết quả tính.
e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá
và lượng cân bằng thị trường bằng bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh hoạ.
f. Giả sử Chính phủ trợ cấp s = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng
cân bằng thị trường bằng bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh hoạ.
3. Có biểu cung, cầu của một thị trường CTHH như sau:
Giá (tr.đ/tấn) 3 6 9 12 15 18 21 24
Lượng cầu (tấn) 70 60 50 40 30 20 10 0
Lượng cung (tấn) 0 15 30 45 60 75 90 105
a. Thiết lập hàm cung, hàm cầu thị trường.
b. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường.
c. Nếu Chính phủ đánh thuế tiêu thụ 0,5tr.đ/tấn thì sẽ tác động đến giá và lượng cân bằng
thị trường như thế nào? Xác định giá và lượng cân bằng mới.

2
4. Có số liệu sau về cung cầu hàng hoá X như sau:
Giá (tr.đ/tấn) 7 8 9 10 11 12
Lượng cung (tấn) 11 13 15 17 19 21
Lượng cầu (tấn) 20 19 18 17 16 15
a. Thiết lập hàm cung, hàm cầu thị trường.
b. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường.
c. Nếu Chính phủ áp đặt giá là 11,5tr.đ/tấn thì điều gì sẽ xảy ra?
d. Nếu Chính phủ đánh thuế 1tr.đ/tấn thì giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế
nào ?. Vẽ đồ thị minh hoạ. Tác động của thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng.
5. Một người tiêu dùng có hàm lợi ích đối với 2 hàng hoá X, Y như sau:
U = 20 XY
Người tiêu dùng có ngân sách là 5triệu đồng để chi tiêu cho 2 loại hàng hoá X, Y. Giá của hàng
hoá X là PX = 100.000đ/sp, giá của hàng hoá Y là PY = 20.000đ/sp.
a. Xác định cơ cấu tiêu dùng tối ưu 2 loại hàng hoá X, Y để người tiêu dùng tối đa hoá
tổng lợi ích.
b. Nếu giá của hàng hoá X giảm xuống PX = 50.000/sp, hãy xác định cơ cấu tiêu dùng mới.
6. Một người có ngân sách là 55USD để chi tiêu cho 2 loại hàng hoá X, Y. Lợi ích tiêu dùng
của mỗi loại được cho trong bảng sau:
QX, Y TUX TUY
1 60 20
2 110 38
3 150 53
4 180 64
5 200 70
6 206 75
7 211 79
8 215 82
9 218 84
Giá của hàng hoá X là PX = 10USD/sp, giá của hàng hoá Y là PY = 5 USD/sp.
a. Xác định cơ cấu tiêu dùng tối ưu 2 loại hàng hoá X, Y. Tổng lợi ích tối đa đạt được là
bao nhiêu?
b. Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 80USD, cơ cấu tiêu dùng sẽ thay đổi như
thế nào?
c. Giả sử giá của hàng hoá X giảm xuống PX = 5USD/sp. Hãy xác định cơ cấu tiêu dùng mới.

3
7. Một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 100 (USD). Doanh nghiệp bán
hàng hóa của mình theo giá cân bằng thị trường P.
a. Xác định các hàm tổng doanh thu TR, doanh thu cận biên MR, chi phí cận biên MC,
chi phí biến đổi bình quân AVC, chi phí cố định bình quân AFC và hàm tổng chi phí bình
quân ATC của doanh nghiệp.
b. Nếu giá cân bằng thị trường là 50 USD/đvsp thì doanh nghiệp cần phảI bán bao nhiêu
sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có thể đạt được.
c. Doanh nghiệp nên quyết định sản xuất như thế nào trong trường hợp giá cân bằng thị
trường giảm xuống đến mức 20 USD/đvsp?
8. Một doanh nghiệp có hàm cầu Q = 3000 - 2,5P và hàm tổng chi phí bình quân
ATC = 0,6Q + 400 + 500/Q (USD)
a. Xác định sản lượng và gía bán khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh
thu. Tính doanh thu tối đa đó.
b. Để tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp chọn mức giá bán và sản lượng nào? Tính lợi
nhuận tối đa đó.
c. Nếu doanh nghiệp phảI nộp thuế tiêu thụ 4USD/đvsp thì doanh nghiệp sẽ quyết định
sản xuất ở mức sản lượng nào và quyết định giá bán sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hoá lợi
nhuận?
d. Cũng hỏi như câu c nhưng doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế khoán là 8.000 USD.
9. Một doanh nghiệp có hàm cầu (P) và hàm tổng chi phí (TC) như sau:
P = 12 - 0,4Q
TC = 0,6Q2 + 4Q + 5
Xác định mức sản lượng Q, giá bán P, tổng lợi nhuận TG, tổng doanh thu TR theo các
trường hợp:
a. Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
b. Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu không có ràng buộc về lợi nhuận.
c. Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu có ràng buộc về lợi nhuận đạt
được là 10
10. Có số liệu sau của một doanh nghiệp CTHH:
Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8
TC 50 55 62 72 96 125 162 203 248
a. Xác định chi phí cận biên MC, chi phí biến đổi VC, chi phí cố định FC, chi phí biến
đổi bình quân AVC, chi phí cố định bình quân AFC và tổng chi phí bình quân ATC ứng với
từng mức sản lượng.
b. Xác định mức giá hoà vốn và mức giá đóng cửa của doanh nghiệp.
c. Nếu giá cân bằng thị trường là 29USD/ đvsp thì doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ bao
nhiêu đơn vị sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận? Xác định tổng lợi nhuận tối đa có thể đạt được.
4
11. Một doanh nghiệp có đường cầu về sản phẩm của mình là P = 40 - Q
Chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.
a. Chi phí cố định của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
b. Xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận.
c. Độ co dãn của cầu theo giá ở mức giá tối đa hoá lợi nhuận bằng bao nhiêu? Giải thích
tại sao ở mức giá đó doanh nghiệp chưa thể tối đa hoá doanh thu?
12. Giả sử một doanh nghiệp biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là P = 100 - 0,01Q
Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp : TC = 50Q + 30.000
a. Xác định mức giá và sản lượng tối đa hoá sản lợi nhuận của doanh nghiệp
b. Nếu doanh nghiệp phải chịu thuế 10USD/đvsp thì gía và sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
13. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là
Q = 0,5*(P-3), chi phí cố định bằng 225.
a. Viết phương trình các hàm chi phí VC, TC, AVC, ATC, AFC và MC
b. Xác định mức giá hoà vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
c. Nếu giá thị trường P = 25 thì lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp bằng bao nhiêu? Trong
trường hợp này doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay không, vì sao?
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế t=2/đvsp bán ra, nếu giá thị trường P=55 thì doanh nghiệp
nên quyết định sản xuất như thế nào?
14. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu Q = 120 - 0,5P và chi phí cận biên MC = 2Q + 8,
chi phí cố định FC = 25.
a. Viết phương trình các hàm chi phí VC, TC, AVC, ATC, AFC và MC
b. Xác định doanh thu tối đa của doanh nghiệp.
c. Xác định mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận tối đa của
doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
d. Nếu Chính phủ đánh thuế t = 6/đvsp thì lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp thay đổi như thế nào?
15. Một doanh nghiệp sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là QD = 186-5P và tổng chi
phí bình quân ATC = 20.
a, Doanh nghiệp đang bán với giá P = 18, doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.
b, Doanh nghiệp đang bán với giá P = 20, doanh nghiệp dự định tăng giá để tăng
doanh thu, dự định đó đúng hay sai, vì sao?
c, Doanh nghiệp đang bán với giá P = 22, doanh nghiệp dự định tăng giá để tăng lợi
nhuận, doanh nghiệp có thể thực hiện được không, vì sao?

5
II - KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
16. Có số liệu trên lãnh thổ một quốc gia A năm 2015 như sau: Đơn vị tính: tỉ USD
Đầu tư 6000
Khấu hao 4800
Lợi nhuận 5400
Tiền lương 12000
Tiền trả lãi 1800
Tiêu dùng hộ gia đình 18000
Thuế gián thu 1200
Tiền thuê 3300
Chính phủ chi mua hàng hoá và dịch vụ 3450
Thu nhập của công dân nước A ở nước ngoài 2000
Thu nhập của công dân nước ngoài ở nước A 1500
Xuất khẩu 3000
Nhập khẩu 1950
Chỉ số giá năm 2015 là 1,08
a. Tính GDP danh nghĩa bằng phương pháp luồng sản phẩm và luồng thu nhập.
b. Tính GNP danh nghĩa và GNP thực tế.
c. Tính thu nhập quốc dân Y.
17. Xét một nền kinh tế đóng giản đơn không có sự tham gia của Chính phủ và thương mại quốc
tế. Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập là 300 tỷ đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu
tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 100 tỷ đồng.
a. Xác định hàm tiêu dùng và phương trình biểu diễn đường tổng cầu.
b. Xác định số nhân chi tiêu và mức sản lượng cân bằng.
c. Giả sử các doanh nghiệp rất lạc quan vào triển vọng thị trường trong tương lai và đầu tư thêm
thêm 100 tỷ thì sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
18. Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập
là 300 tỷ đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng
200 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ đồng và thu thuế bằng 25% thu nhập quốc dân.
a. Xác định hàm tiêu dùng và phương trình biểu diễn đường tổng cầu.
b. Xác định số nhân chi tiêu và mức sản lượng cân bằng.
c. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 200 tỷ thì sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
19. Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14.
Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập là 10 tỷ đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8.
Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 20 tỷ đồng và thu
thuế bằng 20% thu nhập quốc dân.
6
a. Xác định hàm tổng cầu.
b. Xác định số nhân chi tiêu và mức sản lượng cân bằng.
c. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 20 tỷ hãy xác định mức sản lượng cân bằng mới và tính
toán sự thay đổi của tiêu dùng, nhập khẩu và đầu tư.
20. Giả sử có số liệu về một nền kinh tế mở như sau: MPC = 0,65; t = 0,24; MPM = 0,18
a. Tính số nhân của nền kinh tế mở đã cho.
b. Nếu đầu tư tăng thêm 90 thì sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng thay đổi như thế nào?
c. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 90, các chỉ tiêu khác không đổi thì sản lượng cân bằng và xuất
khẩu ròng thay đổi như thế nào?
21. Giả sử có số liệu của một thị trường tiền tệ như sau:
Hàm cầu tiền thực tế là LP= k.Y - h.i (Trong đó: k = 0,2; Y = 2500tỷ USD; h = 10)
Mức cung tiền thực tế MS là 440 tỷ USD.
a. Xác định mức lãi suất cân bằng.
b. Giả sử thu nhập giảm đi 50 tỷ USD, xác định mức lãi suất cân bằng mới.
c. Nếu NHTW muốn lãi suất cân bằng là 4,5% thì mức cung tiền thực tế là bao nhiêu?
22. Giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hoá là gạo và thịt, số liệu giả định cho trong
bảng sau:
Gạo Thịt
Năm Giá Khối lượng (tấn) Giá (trđ/đvt) Khối lượng (tấn)
(trđ/đvt)
2006 10 250 40 20
2009 13 400 55 38
2010 14 420 60 40
a. Xác định GNP danh nghĩa và GNP thực tế của năm 2009 và 2010 (với năm 2006 là năm
cơ sở).
b. Xác định tỷ lệ lạm phát tính theo GNP năm 2010 so với năm 2009.
c. Tốc độ tăng GNP danh nghĩa lớn hơn hay nhỏ hơn so với tốc độ tăng GNP thực tế?Giải thích.
23. Theo nguồn số liệu của IMF và ADB, vào thời điểm 1/7/2002, dân số Việt nam là 80 triệu
người. Số người trưởng thành có việc làm là 41 triệu người. Số người thất nghiệp là 1 triệu người.
Có 4 triệu người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao động. Hỏi:
- Lực lượng lao động bằng bao nhiêu?
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bao nhiêu?
- Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?

You might also like