You are on page 1of 4

Bài tập

Bài 1: Cho cung cầu của thị trường X như sau:


PD = 200 – 2Q ; PS = 20 + Q
Yêu cầu:
Xác định trạng thái cân bằng của thị trường (giá cân bằng và lượng cân bằng). Tại điểm cân
bằng, doanh thu của thị trường đã tối đa chưa? Nếu chưa, doanh nghiệp nên tăng hay giảm giá
để tăng doanh thu? Hãy xác định mức gia tăng của giá.
Do giá xăng dầu tăng nên doanh nghiệp sản xuất được ít hơn 30 sản phẩm tại mỗi mức giá.
Hãy xác định sự thay đổi của TTCB thị trường. Xác định thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu
dùng và tổng thặng dư của thị trường tại TTCB mới.
Do giá thị trường thay đổi (theo ý 2) nên chính phủ quyết định áp mức giá trần là P = 90
trên thị trường X, khi đó giá cả, sản lượng, TTCB, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng thay
đổi như thế nào? Chính sách này có gây ra mất không xã hội không? Nếu có hãy xác định.

Bài 2: Cho cung cầu của thị trường Y như sau:


P 10 40 70 100 130

QD 80 70 60 50 40

QS 0 30 60 90 120

Yêu cầu:
Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Xác định mức doanh thu tối đa mà thị trường
có thể đạt được.
Nếu Chính phủ quyết định đánh thuế mặt hàng này với t = 40 vào người bán, hãy xác định
trạng thái cân bằng mới (giá cân bằng và lượng cân bằng mới) và khoản mất không do thuế
gây ra. Gánh nặng thuế đối với mỗi chủ thể là bao nhiêu? Tổng số thuế mà Chính phủ thu
được?
Giả sử mục đích đặt ra là tối đa hóa tổng số thuế phải thu, Chính phủ sẽ đánh thuế vào
người bán với mức thuế đơn vị bằng bao nhiêu?

Bài 3: Trên thị trường Z có mức sản lượng trao đổi là 20, giá thị trường là 6, co giãn của
cung và cầu tương ứng là 0,3 và 0,075
Yêu cầu:
Nếu chính phủ quy định giá sàn trên thị trường là P = 7 để bảo vệ lợi ích của người sản xuất
thì giá cả, sản lượng, TTCB, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào?
Chính sách này có gây ra mất không xã hội không? Nếu có hãy xác định. Trong trường hợp
chính phủ tiến hành thu mua lượng dư thừa thì mất không xã hội tăng hay giảm? Hãy xác định
khoản mất không trong trường hợp này.
Nếu chính phủ không sử dụng công cụ giá sàn để bảo vệ lợi ích cho người sản xuất mà lại
sử dụng chính sách trợ cấp cho người sản xuất thì chính phủ cần trợ cấp bao nhiêu cho mỗi sản
phẩm bán ra để người sản xuất thực nhận được mức giá P = 7
Với 2 chính sách nêu trên, theo anh (chị), người tiêu dùng ưa thích chính sách nào? Chính
phủ ưa thích chính sách nào? Vì sao?

Bài 4: Cho cung cầu của thị trường X như sau:


PD = 160 – Q ; PS = 10 + 2Q
Yêu cầu:
Xác định trạng thái cân bằng của thị trường (giá cân bằng và lượng cân bằng). Tại điểm cân
bằng, doanh thu của thị trường đã tối đa chưa? Nếu chưa, doanh nghiệp nên tăng hay giảm giá
để tăng doanh thu? Hãy xác định mức thay đổi của giá.
Do chi phí sản xuất giảm nên doanh nghiệp sản xuất được nhiều hơn 15 sản phẩm tại mỗi
mức giá. Hãy xác định sự thay đổi của TTCB thị trường. Xác định thặng dư sản xuất, thặng dư
tiêu dùng và tổng thặng dư của thị trường tại TTCB mới.
Do giá thị trường thay đổi (theo ý 2) nên chính phủ quyết định áp mức giá trần trên thị
trường X. Tự cho số liệu về giá trần và cho biết giá cả, sản lượng, TTCB, thặng dư sản xuất,
thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào? Chính sách này có gây ra mất không xã hội không?
Nếu có hãy xác định.

Bài 5: Cho cung cầu của thị trường Y như sau:


P 40 60 80 100 120

QD 100 80 60 40 20

QS 0 30 60 90 120

Yêu cầu:
Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Xác định mức doanh thu tối đa mà thị trường
có thể đạt được.
Nếu Chính phủ quyết định đánh thuế mặt hàng này với t = 20 vào người mua, hãy xác định
trạng thái cân bằng mới (giá cân bằng và lượng cân bằng mới) và khoản mất không do thuế
gây ra. Gánh nặng thuế đối với mỗi chủ thể là bao nhiêu? Tổng số thuế mà Chính phủ thu
được?
Giả sử mục đích đặt ra là tối đa hóa tổng số thuế phải thu, Chính phủ sẽ đánh thuế vào
người bán với mức thuế đơn vị bằng bao nhiêu?

Bài 6: Trên thị trường Z có mức sản lượng trao đổi là 200, giá thị trường là 60, co giãn của
cung và cầu tương ứng là 0,2 và 0,5
Yêu cầu:
Nếu chính phủ quy định giá sàn trên thị trường là P = 80 để bảo vệ lợi ích của người sản
xuất thì giá cả, sản lượng, TTCB, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào?
Chính sách này có gây ra mất không xã hội không? Nếu có hãy xác định. Trong trường hợp
chính phủ tiến hành thu mua lượng dư thừa thì mất không xã hội tăng hay giảm? Hãy xác định
khoản mất không trong trường hợp này.
Nếu chính phủ không sử dụng công cụ giá sàn để bảo vệ lợi ích cho người sản xuất mà lại
sử dụng chính sách trợ cấp cho người sản xuất thì chính phủ cần trợ cấp bao nhiêu cho mỗi sản
phẩm bán ra để người sản xuất thực nhận được mức giá P = 80
Với 2 chính sách nêu trên, theo anh (chị), người tiêu dùng ưa thích chính sách nào? Chính
phủ ưa thích chính sách nào? Vì sao?

Bài tập
Bài 1: Cho cung cầu của thị trường X như sau:
PD = 200 – 2Q ; PS = 20 + Q
Yêu cầu:
Xác định trạng thái cân bằng của thị trường (giá cân bằng và lượng cân bằng). Tại điểm cân
bằng, doanh thu của thị trường đã tối đa chưa? Nếu chưa, doanh nghiệp nên tăng hay giảm giá
để tăng doanh thu? Hãy xác định mức gia tăng của giá.
Do giá xăng dầu tăng nên doanh nghiệp sản xuất được ít hơn 30 sản phẩm tại mỗi mức giá.
Hãy xác định sự thay đổi của TTCB thị trường. Xác định thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu
dùng và tổng thặng dư của thị trường tại TTCB mới.
Do giá thị trường thay đổi (theo ý 2) nên chính phủ quyết định áp mức giá trần là P = 90
trên thị trường X, khi đó giá cả, sản lượng, TTCB, thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng thay
đổi như thế nào? Chính sách này có gây ra mất không xã hội không? Nếu có hãy xác định.

Bài 2: Cho cung cầu của thị trường Y như sau:


P 10 40 70 100 130

QD 80 70 60 50 40

QS 0 30 60 90 120

Yêu cầu:
Xác định trạng thái cân bằng của thị trường. Xác định mức doanh thu tối đa mà thị trường
có thể đạt được.
Nếu Chính phủ quyết định đánh thuế mặt hàng này với t = 40 vào người bán, hãy xác định
trạng thái cân bằng mới (giá cân bằng và lượng cân bằng mới) và khoản mất không do thuế
gây ra. Gánh nặng thuế đối với mỗi chủ thể là bao nhiêu? Tổng số thuế mà Chính phủ thu
được?

Bài 3: Trên thị trường Z có mức sản lượng trao đổi là 20, giá thị trường là 6, co giãn của
cung và cầu tương ứng là 0,3 và 0,075
Yêu cầu:
Nếu chính phủ quy định giá sàn trên thị trường là P = 7 để bảo vệ lợi ích của người sản xuất
thì Chính sách này có gây ra mất không xã hội không? Nếu có hãy xác định.
Nếu chính phủ không sử dụng công cụ giá sàn để bảo vệ lợi ích cho người sản xuất mà lại
sử dụng chính sách trợ cấp cho người sản xuất thì chính phủ cần trợ cấp bao nhiêu cho mỗi sản
phẩm bán ra để người sản xuất thực nhận được mức giá P = 7
Bài 4: Giả định hàm tổng lợi ích của 1 người tiêu dùng được cho như sau: TU = 40XY
Giá của 2 hàng hóa X và Y là PX = 8 và PY = 4. Yêu cầu:
Viết phương trình đường ngân sách với mức ngân sách tiêu dùng là I = 20
Hãy xác định ngân sách tiêu dùng tối thiểu để người tiêu dùng đạt mức tổng lợi ích TU = 120
Hãy xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu để tối đa hóa độ thỏa dụng (tối đa hóa tổng lợi ích)

You might also like