You are on page 1of 10

BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG

Bài tập 1:

Ông A có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau: (Đơn vị tính: USD)
Năm Ông A
1 10.000
2 15.000
3 20.000
4 15.000
5 10.000
Tổng thu nhập 70.000
Giả sử biểu thuế suất lũy tiến từng phần trong luật thuế thu nhập cá nhân:
- Thu nhập chịu thuế đến 10.000$/năm với thuế suất biên là 10%.
- Cứ 1000$ thu nhập chịu thuế tăng thêm trong năm, thuế suất biên tăng
tương ứng 1%.
Yêu cầu:
a. Tính số thuế phải nộp và thuế suất trung bình của ông A trong 5 năm?
b. Nếu biểu thuế đã cho là biểu thuế lũy tiến toàn phần, tổng số thuế phải nộp
của ông A trong 5 năm là bao nhiêu?
Bài tập 2:
Hai người có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Ông A Ông B
1 60 80
2 60 80
3 60 60
4 60 30
5 60 50
Tổng thu nhập 300 300
Giả sử biểu thuế suất lũy tiến từng phần trong luật thuế thu nhập cá nhân:
- Thu nhập chịu thuế đến 36 triệu đồng/năm có thuế suất biên là 0%.
- Nếu thu nhập chịu thuế trên 36 triệu đồng/năm, thuế suất biên tăng thêm 10%
cho mỗi bậc có biên độ là 36 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Tính số thuế trung bình của mỗi người trong 5 năm? Cho nhận xét?
b. Tính tổng số thuế phải nộp của mỗi người trong 5 năm nếu biểu thuế đã cho
là biểu thuế lũy tiến toàn phần?
Bài tập 3:
Giả sử bạn đang có mức thu nhập tính thuế là 300 triệu đồng/năm. MTR là 50%,
ATR là 35%.
a. Hãy tính số thuế phải nộp trong năm?
b. Tính tiền thuế tăng thêm mà bạn phải nộp nếu thu nhập tính thuế hàng năm của bạn
thêm 50 triệu đồng. ATR của bạn là bao nhiêu nếu bạn có thu nhập tính thuế là 350 triệu
đồng?
Bài tập 4:
Một người có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau: (Đơn vị tính: USD)
- Năm thứ 1: 20.000
- Năm thứ 2: 15.000
- Năm thứ 3: 20.000
- Năm thứ 4: 25.000
- Năm thứ 5: 30.000
Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định trong luật thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Thu nhập chịu thuế đến 10.000$/năm thì thuế suất biên là 10%.
- Cứ 5.000$ thu nhập chịu thuế tăng lên trong năm thì thuế suất biên tăng tương
ứng là 1%.
Yêu cầu:
a. Tính tổng số thuế phải nộp và thuế suất trung bình của người này trong 5 năm?
b. Nếu biểu thuế đã cho là biểu thuế lũy tiến toàn phần thì tổng số thuế phải nộp của
người này trong 5 năm là bao nhiêu?
Bài tập 5:
Biểu thuế thu nhập cá nhận hiện tại là thuế lũy tiến từng phần có khởi điểm tính
thuế là 60 triệu đồng/tháng với thuế suất biên 5%, khi thu nhập tăng thêm có mức thuế
suất tương ứng với từng bậc như sau:
Bậc 1 Thu nhập tính thuế/năm Thuế suất

1 Đến 60 triệu đồng 5%

2 Trên 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng 10%

3 Trên 120 triệu đồng đến 216 triệu đồng 15%

4 Trên 216 triệu đồng đến 384 triệu đồng 20%

5 Trên 384 triệu đồng đến 624 triệu đồng 25%

6 Trên 624 triệu đồng đến 960 triệu đồng 30%

7 Trên 960 triệu đồng 35%


Giả sử, một người có thu nhập tính thuế trong năm là 480 triệu đồng. Yêu cầu:
a. Tính số thuế phải nộp của người đó theo biểu thuế trên?
b. Thuế suất trung bình và thuế suất biên ứng với mức thu nhập của người này?
Bài tập 6:
Giả sử một ngành sản xuất cạnh tranh có phương trình đường cung và đường cầu
như sau:
(D): Q = 450 – 40P
(S): Q = 200 + 10P
Yếu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng trước khi Chính phủ đánh thuế?
b. Nếu Chính phủ đánh thuế 1$/một đơn vị sản phẩm sản xuất ra đối với nhà sản
xuất thì Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế?
Bài tập 7:
Nhu cầu vé xem ca nhạc: Qd = 360 – 10P, và cung là: Qs = 20P. Hãy tính tổng
giá cả mà người tiêu dùng phải trả sau khi Chính phủ đánh thuế 3 đôla đối với người tiêu
dùng. Tính giá cả sau thuế mà người bán vé nhận được?
Bài tập 8:
Đường cầu hàng năm về rượu tại một thành phố được xác định theo hàm sau: Qd
= 500.000 – 20.000P, với P là giá rượu tính bằng đôla/lít, Qd là lượng cầu về rượu hàng
năm, tính bằng lít. Cung về rượu có phương trình như sau: Qs = 30.000P. Chính phủ đánh
thuế 1 đôla/lít rượu vào nhà sản xuất. Hãy tính:
a. Cân bằng trên thị trường trước và sau khi có thuế.
b. Tổng số thuế mà Chính phủ nhận được, gánh nặng thuế của người sản xuất và
người tiêu dùng? Thuế chủ yếu do đối tượng nào gánh chịu?

Bài tập 9:
Đường cầu của mặt hàng bia tại một thị trường được cho bởi phương trình
Qd=30.000-300P, trong đó Qd là lượng cầu của bia (tính bằng chai) và P là giá bia (tính
bằng đồng/chai). Yêu cầu:
a. Nếu cung của bia có độ co giãn hoàn toàn tại mức giá 40 đồng/chai thì sẽ có
bao nhiêu chai bán ra trên thị trường?
b. Sản lượng bia là bao nhiêu nếu chính phủ đánh thuế 5 đồng lên một chai bia
và thu từ nhà sản xuất? Xác định giá người tiêu dùng phải trả và nhà sản xuất nhận được.
Vẽ đồ thị và giải thích?
Bài tập 10:
Giả sử trên thị trường là cạnh tranh, nhu cầu thuốc lá điếu tại một quốc gia Y là:
Qd = 2.000 – 200P. Cung thuốc là điếu là: Qs = 200P. Hãy tính:
a. Giá cả và sản lượng cân bằng trước khi Chính phủ đánh thuế?
b. Sản lượng thuốc lá điếu sau khi có thuế, mức giá mà người tiêu dùng phải trả
và mức giá mà người sản xuất nhận được. Trong một nỗ lực nhằm giảm hút thuốc, Chính
phủ thu thuế đối với người tiêu dùng 2 đôla/gói.
c. Gánh nặng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Tổng số thuế mà
Chính phủ thu được?
Bài tập 11:
Một loại sản phẩm có phương trình đường cung và cầu (D): Q = 220.000 - 20P;
(S): Q = 190.000+10P (trong đó P là giá sản phẩm tính bằng đồng). Giả sử Chính phủ đánh
thuế vào nhà sản xuất T = 300 đồng/một đơn vị sản phẩm. Hãy xác định gánh nặng thuế
đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Minh họa trên đồ thị.
Bài tập 12:
Một loại sản phẩm có mức cầu co giãn hoàn toàn và cung có phương trình là Q s
= 400+4P (P là giá một tấn tính bằng USD). Giả sử thị trường cân bằng ở mức Q o = 10.000
tấn. Nếu Chính phủ tăng thuế 10% tính trên giá bán một tấn sản phẩm. Yêu cầu:
a. Tính giá trước thuế mà người tiêu dùng phải trả?
b. Sau khi Chính phủ đánh thuế, xác định giá và sản lượng cân bằng sau thuế?
Ai sẽ là người chịu gánh nặng về thuế?
Bài tập 13:
Nhu cầu hàng năm của sản phẩm A trên thị trường cạnh tranh được xác định bởi
phương trình: Qd= 120.000-1.500P. Cung về sản phẩm A co giãn hoàn toàn và thị trường
đang cân bằng tại mức giá 50$/1 sản phẩm. Yêu cầu:
a. Tính sản lượng sản phẩm bán ra hàng năm?
b. Nếu chính phủ đánh thuế 10$/1 sản phẩm và thu từ nhà sản xuất. Hãy chỉ ra
những tác động của thuế đến nhà sản xuất và đến người tiêu dùng?
Bài tập 14:
Thị trường hàng hóa X có đường cầu: Q = 300 – 10P và đường cung Q = -10 +
5P. Hãy tính:
a. Tổn thất khi đánh thuế 5 đô la/ đơn vị sản phẩm vào người sản xuất
b. Nếu thuế đánh vào người tiêu dùng thì tổn thất khi đánh thuế sẽ thay đổi như
thế nào?
Bài tập 15:
Thị trường hàng hóa B có đường cầu Q = 2600 – 20P và chính phủ đánh thuế 5
đô la/ đơn vị vào tiêu dùng. Hãy tính tổn thất của thuế khi:
a. Cung hàng hóa: Q = 500
b. Cung hàng hóa: Q = 12P
c. Giải thích sự khác nhau về kết quả của 2 câu (a) và (b)
Bài tập 16:
Đường cầu thị trường về sản phẩm A được cho bởi phương trình Qd = 50.000 -
500P. Trong đó Qd là lượng cầu về sản phẩm A tính bằng sản phẩm, P là giá đơn vị sản
phẩm A tính bằng $/1 sản phẩm. Yêu cầu:
a. Nếu cung về sản phẩm A hoàn toàn không co giãn tại mức sản lượng 40.000
sản phẩm. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng?
b. Nếu Chính phủ đánh thuế 5$/sản phẩm A vào người tiêu dùng. Xác định mức
giá mà người tiêu dùng phải trả, nhà sản xuất nhận được và sản lượng cân bằng sau thuế?
c. Tổng số thuế mà Chính phủ nhận được?
Bài tập 17:
Đường cầu và đường cung của sản phẩm A được cho bởi phương trình sau: Q d=
250.000-10.000P; Qs= 15.000P. Trong đó P là mức giá/sản phẩm (tính bằng USD), Q d là
lượng cầu về sản phẩm A trong năm, Qs là khả năng cung ứng sản phẩm A trong năm.
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường trước khi Chính phủ
đánh thuế?
b. Chính phủ đánh thuế 1$/sản phẩm B và thu từ nhà sản xuất. Xác định giá và
sản lượng cân bằng thị trường sau khi đánh thuế?
c. Xác định gánh nặng thuế lên người sản xuất và người tiêu dùng? Tổng số thuế
mà Chính phủ thu được?
d. Tính DWL khi Chính phủ đánh thuế?
Bài tập 18:
Trên thị trường cạnh tranh, phương trình đường cung và đường cầu của một loại
sản phẩm được cho bởi: Pd=1000-40Qd; Ps=160+30Qs trong đó Q là sản lượng (tính bằng
tấn), P là giá đơn vị sản phẩm (tính bằng $/tấn). Yêu cầu:
a. Tìm mức giá và sản lượng cân bằng trên thị trường trước khi Chính phủ đánh
thuế?
b. Chính phủ đánh thuế 70$/tấn sản phẩm và thu từ nhà sản xuất? Tìm sản lượng
cân bằng mới và giá mà người tiêu dùng phải trả, giá nhà sản nhận được sau thuế?
c. Tổng tiền thuế mà chính phủ thu được là bao nhiêu?
d. Tính DWL khi Chính phủ đánh thuế?
Bài tập 19
Phương trình đường cung và đường cầu của thị trường bia: Ps=20+1/2Q; P d =
60-3/2Q. Trong đó, Q là sản lượng cầu về bia (tính bằng lít), P là giá đơn vị sản phẩm (tính
bằng $/lít). Yêu cầu:
a. Xác định cân bằng thị trường trước khi Chính phủ đánh thuế?
b. Chính phủ đánh thuế 6$/lít và thu từ nhà sản xuất. Xác định giá cân bằng thị
trường sau khi Chính phủ đánh thuế, gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng và người sản
xuất? Tổng số thuế mà chính phủ thu được
c, Tính DWL khi Chính phủ đánh thuế?
Bài tập 20:
Một hãng độc quyền có phương trình đường cầu (D): Q=4000-20P. Phương trình
chi phí biên MC: Q= 1000+10P (giá một đơn vị sản phẩm tính bằng đồng). Giả sử Chính
phủ đánh thuế vào hãng độc quyền T=30 đồng/sản phẩm. Yêu cầu:
a. Tính khối lượng sản phẩm và giá bán của nhà độc quyền trước thuế?
b. Xác định gánh nặng thuế mà người sản xuất và người tiêu dùng gánh chịu?
c.Trường hợp nào thì nhà độc quyền chịu hoàn toàn gánh nặng thuế?
Bài tập 21:

Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu mở thêm một tuyến xe buýt nhanh với chi
phí ban đầu 20 tỷ đồng, chi phí vận hành mỗi năm ước tính 5 tỷ đồng, chi phí khắc phục ô
nhiễm mỗi năm dự tính 600 triệu đồng và chi phí phân luồng xe mỗi năm ước tính 100 triệu
đồng. Nếu đưa vào sử dụng tuyết xe buýt nhanh dự tính làm tăng ngân sách thành phố mỗi
năm 7 tỷ đồng. Theo anh (chị) có nên đầu tư dự án này không? Với vòng đời củadự án là
15 năm, lãi suất vay là 4%/năm.
Bài tập 22:
Thành phố đang nghiên cứu một chương trình cung cấp nước sạch cho khu đô
thị với 2 dự án:
Dự án 1: Vốn đầu tư tại thời điểm đi vào hoạt động là 14 tỷ đồng. Dự tính doanh
thu từ bán nước sạch hai năm đầu mỗi năm là 1 tỷ đồng, từ các năm sau là 1,5 tỷ đồng/
năm. Lợi ích do dự án đem lại cho sức khỏe cộng đồng là 200 triệu đồng/ năm. Tổng chi
phí các loại hàng năm của dự án là 950 triệu đồng. Vòng đời của dự án là 20 năm, vay với
lãi suất 4%/năm.
Dự án 2: Vốn đầu tư tại thời điểm đi vào hoạt động là 8 tỷ đồng. Dự tính doanh
thu từ bán nước sạch mỗi năm là 1 tỷ đồng, Lợi ích do dự án đem lại cho sức khỏe cộng
đồng là 400 triệu đồng/năm. Dự án có chi phí vận hành và tu bổ mỗi năm là 300 triệu đồng.
Chi phí thất thoát nước ước tính 20 triệu đồng/năm Vòng đời của dự án là 20 năm, vay với
lãi suất 5%/năm.
Chính quyền thành phố nên lựa chọn dự án nào? Tại sao?
Bài tập 23:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh A năm N như sau:
1. Thuế xuất khẩu: 75 triệu đồng
2. Thuế nhập khẩu: 200 triệu đồng
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:162 triệu đồng; Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập
khẩu: 48 triệu đồng
4. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu: 286 triệu đồng.
5. Thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của tỉnh thu bằng 250% thuế GTGT hàng
nhập khẩu.
6. Thuế TNDN ước tính bằng 40% thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế thu.
7. Thuế TNCN: 270 triệu đồng.
8. Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp: 120 triệu đồng
9. Các nguồn thu khác là 100 triệu đồng, nguồn này địa phương giữ lại 100%
Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu mà ngân sách tỉnh thu được?
b. Hãy xác định nguồn thu 100% của NSTW và 100% NSĐP, nguồn phân chia
giữa NSTW và NSĐP?
Bài tập 24:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh Y năm N như sau:
1. Tổng thu ngân sách tỉnh thực hiện: 2.450 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn thu do cơ quan hải quan tỉnh thực hiện chiếm 60%
- Nguồn thu tỉnh được giữ lại 100%: 550 tỷ đồng
- Còn lại là nguồn phân chia với ngân sách địa phương
2. Tổng chi ngân sách tỉnh theo dự toán trong năm: 680 tỷ đồng. Yêu cầu:
a. Hãy xác định tỷ lệ điều tiết của ngân sách tỉnh Y năm N? Tổng thu ngân sách
tỉnh Y được hưởng trong năm N?
b. Hãy xác định tỷ lệ điều tiết của ngân sách tỉnh Y năm N+1? Tổng thu ngân
sách tỉnh Y được hưởng trong năm N+1? Nếu dự tính năm N+1 với tốc độ tăng trưởng kinh
tế của tỉnh đạt 10%, các khoản thu trên đại bàn tỉnh cùng tăng với tốc độ tăng trưởngkinh
tế của tỉnh, với tổng chi ngân sách tỉnh là 1.220 tỷ đồng. Xác định mức trợ cấp (nếu có) của
NSTW cho ngân sách tỉnh?
Bài tập 25:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh X năm N như sau:
1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 900 tỷ đồng
2. Thuế GTGT: 1.650 tỷ đồng, trong đó 70% là thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế
thu, còn lại do cơ quan hải quan thu và thuộc nguồn thu NSTW
3. Thuế TNDN: 1.100 tỷ đồng, trong đó 30% thuộc nguồn thu NSTW.
4. Thuế TTĐB: 420 tỷ đồng, trong đó 85% là thuế TTĐB hàng nhập khẩu
5. Thuế khác và lệ phí là 600 tỷ đồng, trong đó 90% là nguồn thu NSĐP giữ 100%,
phần còn lại chia với NSTW.
6. Các nguồn thu khác là 440 tỷ đồng, nguồn này địa phương giữ lại 100%
Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu NSTW hưởng 100% NSTW, ngân sách tỉnh hưởng
100% và nguồn thu theo tỷ lệ phân chia giữa NSTW và ngân sách tỉnh?
b. Hãy xác định tổng số chi tối thiểu sẽ cho phép tỉnh được giữ lại 100% nguồn
thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm.
c. Hãy xác định tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và ngân sách tỉnh, mức trợ cấp (nếu
có) của NSTW cho ngân sách tỉnh? Giả sử tổng chi ngân sách tỉnh là 3.100 tỷ đồng.
d. Hãy xác định tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và ngân sách tỉnh, mức trợ cấp (nếu
có) của NSTW cho ngân sách tỉnh? Giả sử tổng chi ngân sách tỉnh là 2.900 tỷ đồng.
Bài tập 26:
Số liệu về tình hình dự toán ngân sách rút gọn tỉnh B năm N như sau:
1. Thu ngân sách:
- Tổng các nguồn thu mà tỉnh được hưởng 100% theo luật ngân sách là 6.000 tỷ đồng.
- Tổng các khoản thu được phân chia theo qui định giữa NSTW và ngân sách tỉnh là
2.000 tỷ đồng.
2. Chi ngân sách:
- Tổng chi thường xuyên của ngân sách tỉnh là 7.000 ỷ đồng.
- Tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh là 3.000 tỷ đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định tỷ lệ điều tiết của NSTW đối với tỉnh B?
b. Nếu khoản phân chia giữa NSTW và ngân sách tỉnh lần lượt là 4.000 tỷ đồng
và 6.000 tỷ đồng thì tỷ lệ điều tiết của NSTW đối với tỉnh B là bao nhiêu?
Bài tập 27:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh A năm N như sau:
1. Tổng thu ngân sách tỉnh thực hiện: 3.450 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn thu thuộc ngân sách trung ương chiếm 50%.
- Nguồn thu tỉnh được giữ lại 100%: 900 tỷ đồng
- Còn lại là nguồn phân chia với ngân sách trung ương
2. Tổng chi ngân sách tỉnh theo dự toán trong năm: 1.065 tỷ đồng
Xác định:
a. Tỷ lệ điều tiết của ngân sách tỉnh A năm N?
b. Tổng thu ngân sách tỉnh A được hưởng trong năm N?
Bài tập 28:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh B năm N như sau:
1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1.500 tỷ đồng
2. Thuế giá trị gia tăng: 1850 tỷ đồng, trong đó 60% là thuế giá trị gia tăng là thu nội địa,
còn lại là từ hoạt động nhập khẩu.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.530 tỷ đồng, trong đó 30% thuộc nguồn thu ngân sách
trung ương.
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt: 720 tỷ đồng, trong đó 70% là thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng
nhập khẩu.
5. Thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 730 tỷ đồng.
6. Thuế thu nhập cá nhân: 240 tỷ đồng, trong đó 60% thuộc ngân sách trung ương.
7. Các nguồn thu khác là 440 tỷ đồng, nguồn này trung ương cho phép địa phương giữ lại
100%.
Yêu cầu:
a. Nguồn thu 100% ngân sách trung ương, 100% ngân sách địa phương và
nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh?
b. Tổng số chi tối thiểu sẽ cho phép tỉnh được giữ lại 100% nguồn thu phân chia
theo tỷ lệ phần trăm?
c. Tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, mức trợ cấp (nếu
có) của ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh để đảm bảo cân đối ngân sách tỉnh? Giả
sử tổng chi ngân sách tỉnh là 3.000 tỷ đồng hoặc 4.000 tỷ đồng.
Bài tập 29: Số liệu về nguồn thu ngân sách rút gọn tỉnh A năm N như sau:
1. Thuế xuất khẩu: 45 tỷ đồng.
2. Thuế nhập khẩu: 150 tỷ đồng.
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu: 45 tỷ đồng. Thuế tiêu thụ đặc biệt do cục
thuế và chi cục thuế của tỉnh thu bằng 250% thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu.
4. Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu: 85 tỷ đồng. Thuế giá trị gia tăng do cục thuế
và chi cục thuế của tỉnh thu bằng 150% thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu.
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp ước tính bằng 40% thuế giá trị gia tăng do cục thuế và chi
cục thuế thu (trong đó 95% thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc nguồn thu ngân sách trung
ương).
6. Thuế thu nhập cá nhân: 360 tỷ đồng (trong đó 70% thuế thu nhập cá nhân thuộc nguồn
thu ngân sách trung ương).
7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp: 200 tỷ đồng
8. Các nguồn thu khác là 50 tỷ đồng, nguồn này trung ương cho phép địa phương giữ lại
100%.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu mà ngân sách tỉnh thu được?
b. Hãy xác định nguồn thu 100% của ngân sách trung ương và nguồn thu 100%
thuộc ngân sách tỉnh, nguồn thu ngân sách tỉnh được phân chia với ngân sách trung ương?
c. Hãy xác định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, mức
trợ cấp (nếu có) của ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh để đảm bảo cân đối ngân sách
tỉnh? Giả sử tổng chi ngân sách tỉnh là 500 tỷ đồng hoặc 700 tỷ đồng.

You might also like