You are on page 1of 19

TỔNG QUAN THUẾ

Câu 1.Bản chất của thuế là:


a. Kiềm chế lạm phát
b. Huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước
c. Điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội
d. Phục vụ giai cấp thống trị xã hội
Câu 2. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, thuế được phân loại thành:
a. Thuế tiêu dùng và thuế thu nhập
b. Thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản
c.Thuế trực thu và thuế gián thu
d. Không có câu nào đúng
Câu 3. Hiện nay Việt Nam đã ban hành bao nhiêu bộ luật và pháp lệnh thuế hiện hành:
a. 7
b. 8
c. 9
d. 10
Câu 4. Hiện tượng thuế chồng lên thuế là hiện tượng:
a. Đánh nhiều loại thuế lên cùng một đối tượng
b. Đánh thuế trùng lắp trên cùng một đối tượng chịu thuế
c. Nhiều đối tượng cùng chịu một loại thuế
d. Đối tượng phải chịu một mức thuế quá cao
Câu 5. Thuế trực thu là các loại thuế sau:
a. Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân
b. Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhà đất
c. Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
d. Thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế tài nguyên
Câu 6. Dựa vào tiêu thức nào dưới đây để phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián
thu:
a. Theo đối tượng chịu thuế
b. Theo phương thức đánh thuế
c. Theo khả năng nộp thuế
d. Theo phương pháp tính thuế
Câu 7. Thuế gián thu là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho ai:
a. Cho sản phẩm hàng hóa tiêu thụ của bản thân doanh nghiệp
b. Cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
c. Cho người nhận gia công
d. Cho người tiêu dùng
Câu 8.Ba chức năng cơ bản của thuế là:
a. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; điều hòa thu nhập, thực hiện
công bằng xã hội; Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
b. Đảm bảo thu ngân sách Nhà nước; Điều tiết nền kinh tế; Bảo hộ một số ngành
trong nước
c. Nuôi sống bộ máy Nhà nước; Cân bằng thu nhập; Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
d. Nuôi sống bộ máy Nhà nước, Thực hiện phân phối lại thu nhập; Thực hiện
chức năng ngoại thương
Câu 9.Đại lý bán bia phải nộp loại thuế gián thu nào sau đây:
a. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
b. Chỉ nộp thuế giá trị gia tăng
c. Chỉ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
d. Không có thuế gián thu
Câu 10. Thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế:
a. Gián thu
b. Tiêu dùng
c. Tài sản
d. Trực thu
THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Câu 1: Hàng hoá mua bán giữa các DN/KCX theo luật thuế xuất, nhập khẩu quy định hiện hành
là hàng hoá thuộc diện:
a. Chịu thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu
b. Chịu thuế xuất khẩu
c. Chịu thuế nhập khẩu
d. Không thuộc diện chịu thuế xuất, nhập khẩu
Câu 2: Theo hệ thống thuế hiện hành, 1 Cty XNK trong tháng, nhập khẩu rượu và bán số
rượu nhập khẩu đó trên thị trường nội địa có lãi. Các loại thuế đánh vào hàng hoá mà Cty
đó phải nộp là:
a. Thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TNDN
b. Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế TNDN
c. Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN
d. Câu a, b, c đều sai
Câu 3: Cty XNK A nhận uỷ thác xuất khẩu lô hàng của cơ sở sản xuất B, theo quy định
của luật thuế XNK hiện hành, người nộp thuế xuất khẩu của lô hàng này là:
a. Cơ sở B vì đây là đơn vị chủ hàng
b. Cty XNK A
c. Cả hai đơn vị đều phải nộp thuế XNK
d. Cả hai đơn vị đều được miễn thuế XNK vì có giấy phép xuất khẩu
Câu 4: Thời hạn nộp thuế XNK đối với hàng hoá XNK phi mậu dịch và tiểu ngạch biên
giới là:
a. 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế
b. 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế
c. 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế
d. Nộp ngay khi xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập vào VN
Câu 5: Cty TNHH M&N đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, số thuế
GTGT đã nộp của hàng nhập khẩu trong kỳ được Cty N hạch toán vào:
a. Phải trả nhà cung cấp nước ngoài
b. Thuế GTGT được khấu trừ
c. Giá trị hàng nhập khẩu nhập kho
d. a + b + c đều sai
Câu 6: Cty TNHH ABC đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong kỳ,
Cty nhập khẩu tài sản giá trị 350 triệu đồng. Số thuế nhập khẩu phải nộp là 30% và số thuế
GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Giá trị của tài sản nhập khẩu được ghi nhận là bao nhiêu?
a. 350 triệu đồng
b. 455 triệu đồng
c. 500,5 triệu đồng
d. Câu a, b, c, đều sai
Câu 7: Một Cty XNK ngoài chức năng XNK trực tiếp còn có chức năng XNK uỷ thác.
Trường hợp XNK uỷ thác thì ai là người nộp thuế:
a. Chủ hàng là người nộp thuế XNK
b. Tổ chức nhận uỷ thác là người nộp thuế XNK
c. Ngân hàng trung gian là người nộp thuế XNK
d. a, b, c đều đúng tuỳ từng trường hợp
Câu 8: Hàng chuyển khẩu theo hình thức hàng hoá được chuyển thẳng từ cảng nước xuất
khẩu đến cảng nước nhập khẩu không đến cảng VN là:
a. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế XNK sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan
b. Hàng hoá không thuộc diện chịu thuế XNK sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan
c. Hàng hoá thuộc diện được giảm thuế XNK
d. Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế XNK và được miễn khai báo thủ tục hải quan
Câu 9: Thời điểm tính thuế nhập khẩu là:
a. Ngày được cấp giấy phép nhập khẩu
b. Ngày hàng về tới cảng đến
c. Ngày hàng được bốc dỡ lên bờ
d. Ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu
Câu 10: Nhận nhập ủy thác lô hàng hóa B cho Công ty X với tổng trị giá mua theo giá
CIF 30.000 USD (trong đó I + F = 2.000 USD), tỷ giá tính thuế là 20.000 đồng/USD.
Thuế nhập khẩu 30%. Xác định thuế nhập khẩu.
a) 180 triệu đồng
b) 192 triệu đồng
c) 168 triệu đồng
d) Câu a, b, c đều sai
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶT BIỆT (TTĐB)
Câu 1: Thuế TTĐB là loại thuế:
a. Thuế tài sản
b. Thuế tiêu dùng
c. Thuế thu nhập
d. Thuế tổng hợp
Câu 2: Đối tượng không nộp thuế TTĐB là:
a. Nhà sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
b. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
c. Đơn vị kinh doanh thương mại hàng hóa chịu thuế TTĐB
d. Tất cả các đối tượng trên đều phải nộp thuế TTĐB
Câu 3: Mục đích của thuế TTĐB là:
a. Cấm sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ đã chỉ định
b. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ đã chỉ định
c. Điều tiết thu nhập từ đó hướng dẫn sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng các hàng hóa
và dịch vụ đã chỉ định
d. Cả B và C đều đúng
Câu 4: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng:
a. Giá tính thuế TTĐB = giá nhập khẩu hàng hoá ghi trên hợp đồng thương mại
b. Giá tính thuế TTĐB = Giá FOB + thuế nhập khẩu
c. Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu
d. Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu
Câu 5: Kinh doanh vũ trường, mát xa và ka rao ke, giá tính thuế TTĐB là doanh thu
chưa có thuế GTGT, nhưng có sở có cả doanh thu phục vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm
(ví dụ như tắm, xông hơi trong cơ sở mát xa). Vậy doanh thu dịch vụ ăn uống và các dịch vụ
khác đi kèm có phải tính thuế TTĐB không?
a. Có b. Không
c. Vừa có, vừa không d. Câu a, b, c đều sai
Câu 6: Doanh nghiệp B nhập khẩu xe ôtô du lịch để làm TSCĐ
- Giá tính thuế nhập khẩu: 20.000 USD
- Thuế suất thuế nhập khẩu: 30%
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: 50%
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng nhập khẩu: 10%
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT nhập khẩu mà doanh nghiệp B phải kê khai với cơ quan
Hải quan?
a. 2.000 USD
b. 2.600 USD
c. 3.900 USD
d. 7.500 USD
Câu 7: Nhà máy bia B trong tháng 02/2010 sản xuất 2 triệu hộp bia:
- Tiêu thụ hết 1.800.000 hộp bia (chưa có thuế GTGT)
- Giá bán một hộp: 7.000 đồng/hộp (chưa có thuế GTGT)
- Thuế suất TTĐB 60%
- Thuế suất GTGT 10%
Yêu cầu: Xác định thuế TTĐB nhà máy bia B kê khai trong tháng?
a. 7,560 tỷ đổng
b. 1,260 tỷ đồng
c. 4,725 tỷ đồng
d. 5,985 tỷ đồng
Câu 8: Nhà hàng D có kinh doanh vũ trường trong tháng có nghiệp vụ phát sinh như sau:
- Giá vé 25.200 đ/vé (chưa có thuế GTGT)
- Số lượng bán bình quân 1 ngày 100 vé
- Thuế suất TTĐB 40%
- Thuế suất GTGT 10%
Yêu cầu: Xác định thuế TTĐB mà nhà hàng D phải kê khai trong tháng (28 ngày)
a. 7,056 triệu đồng
b. 20,160 triệu đồng
c. 7,216 tỷ đồng
d. Câu a, b, c đều sai
Câu 9: Một Cty XNK mua 10.000 hộp bia hộp của nhà máy bia để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà bán số bia đó ở trong nước. Theo quy định của luật thuế hiện hành, Cty
XNK và nhà máy bia phải chịu thuế như sau :
a. Được miễn thuế TTĐB và thuế GTGT vì hàng có giấy phép xuất khẩu
b. Nhà máy bia chỉ khai nộp lại số thuế TTĐB trên số hàng đó
c. Cty XNK phải khai nộp thuế GTGT trên doanh thu bán số lượng bia đó
d. Cty XNK phải khai nộp thuế TTĐB thay cho nhà máy bia và phải khai nộp thuế
GTGT trên doanh thu bán bia.
Câu 10: Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô du lịch, các loại thuế phải nộp ở cơ quan
Hải quan là :
a. Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB
b. Thuế nhập khẩu, thuế GTGT
c. Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT
d. Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Thuế BVMT thuộc loại thuế trực thu hay thuế gián thu?
a. Thuế trực thu
b. Thuế gián thu

c. Thuế trung tính


d. Câu a, b đều đúng

Câu 2: Hàng hóa nào phải nộp thuế BVMT?


a. Hàng hóa sản xuất trong nước
b. Hàng hóa nhập khẩu
c. Câu a, b đều đúng
d. Câu a, b đều sai
Câu 3. Dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Bắc Kạn có hệ số bóc trung bình là 0,7 m3/tấn
quặng, tháng 6/2016 khai thác được 10.000 tấn quặng sắt thì số phí phải nộp đối với đất đá bốc
xúc thải ra của tháng này là
a. 1.400.000 đồ ng
b. 4.100.000 đồ ng
c. 1.600.000 đồ ng
d. Không phải nô ̣p thuế BVMT
Câu 4. Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông) để đóng
gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng
gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 100 kg bao bì nêu trên là:
a. Thuô ̣c diê ̣n chiụ thuế BVMT
b. Không thuộc diện chịu thuế BVMT.
c. Vừa thuô ̣c diê ̣n chiụ thuế , vừa không thuô ̣c diê ̣n chiụ thuế BVMT
d. Chỉ tiń h 50% thuế BVMT

Câu 5: Hàng hóa nào sau đây không phải nộp thuế BVMT?
a. Than đá
b. Thuốc khử trùng loại hạn chế sử dụng
c. Thuốc diệt cỏ loại hạn chế sử dụng
d. Thuôc trừ sâu thuộc loại hạn chế sử dụng
Câu 6. Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông), doanh
nghiệp A đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm
giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói),
nếu doanh nghiệp A chỉ sử dụng 20 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 30kg bao
bì để trao đổi, 40kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 10kg bao bì để tặng cho thì doanh nghiệp A phải
kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với:

a. 30 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế.

b. 40 kg bao bì đã sử dụng để tiêu dùng nô ị bô ̣ và bị xử lý theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế
c. 10 kg bao bì đã sử dụng để tặng cho và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản
lý thuế
d. 80 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho và bị xử lý theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế
Câu 7. Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người sản xuất hoặc người
nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm áo sơ mi (sản phẩm áo sơ mi do doanh
nghiệp B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 200 kg bao
bì nêu trên là:
a. Không thuộc diện chịu thuế BVMT.
b. Thuộc diện chịu thuế BVMT
c. Vừa thuô ̣c diê ̣n chiụ thuế , vừa không thuô ̣c diê ̣n chiụ thuế BVMT
d. Chỉ tiń h 50% thuế BVMT
Câu 8. Khi mua, nhập khẩu hàng hóa có thuế BVMT, nhà sản xuất, kinh doanh sẽ hạch
toán như thế nào?
a. Tính vào giá vốn hàng hóa hoặc giá thành sản phẩm sản xuất.
b. Hoàn thuế BVMT đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.
c. Khấu trừ với thuế BVMT bán ra
d. Câu a, b đều đúng
Câu 9. Các đố i tươ ̣ng nào thuô ̣c diê ̣n chiụ thuế bảo bê ̣ môi trường
a. Xăng, dầ u, mỡ nhờn
b. Than đá
̣ hydro – chloro – fluoro – carbon (HCFC)
c. Dung dich
d. Tấ t cả các đố i tươ ̣ng trên

Câu 10. Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó
trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng
lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%. Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là:
a. 1.800.000 đồng
b. 2.800.000 đồ ng
c. 3.800.000 đồ ng
d. 4.800.000 đồ ng
THUẾ GIÁ TRI ̣ GIA TĂNG (GTGT)
Câu 1. Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, giá tính Thuế giá trị gia tăng
là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế
b. Giá xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có Thuế giá trị gia
tăng
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có Thuế giá trị gia tăng
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn
giao chưa có Thuế giá trị gia tăng.
Câu 2. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, giá tính Thuế giá
trị gia tăng là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế
b. Giá xây dựng lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có Thuế giá trị gia
tăng.
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có Thuế giá trị gia tăng.
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn
giao chưa có Thuế giá trị gia tăng.
Câu 3. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình
hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao, giá tính Thuế giá trị gia tăng là:
a. Giá trị xây dựng lắp đặt thực tế.
b. Giá xây dựng lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có Thuế giá trị gia
tăng.
c. Giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có Thuế giá trị gia tăng.
d. Giá tính thuế hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn
giao chưa có Thuế giá trị gia tăng.
Câu 4. Đối với kinh doanh bất động sản, giá tính Thuế giá trị gia tăng là:
a. Giá chuyển nhượng bất động sản.
b. Giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất.
c. Giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm
chuyển nhượng.
d. Giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất.
Câu 5. Thuế suất 0% không áp dụng đối với:
a. Hàng hoá xuất khẩu
b. Dịch vụ xuất khẩu
c. Vận tải quốc tế
d. Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan
Câu 6. Số Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định
bằng (=)?
a. Số Thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) số Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
b. Tổng số Thuế giá trị gia tăng đầu ra
c. Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất Thuế giá
trị gia tăng của loại hàng hoá, dịch vụ đó.
d. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) số thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Câu 7. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với đối tượng nào sau đây?
a. Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật.
c. Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
d. Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế.
Câu 8. Cơ sở kinh doanh A, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ hóa đơn theo quy
định, có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên thuộc diện tính thuế GTGT theo phương pháp:
a. Trực tiếp kinh doanh vàng, bạc, đá quý
b. Trực tiếp áp dụng Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
c. Khấu trừ
d. Câu a, c đều dúng
Câu 9. Xác định thuế GTGT đối với kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ
Ví dụ: Ngân hàng A trong tháng 7/2012 có số liệu về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như
sau:
+ Tồn đầu kì: 10.000 USD (tỉ giá: 14.500 đ/USD)
+ Mua trong kì: 90.000 USD (tỉ giá: 15.000 đ/USD)
+ Bán ra trong kì: 60.000 USD (tỉ giá: 15.500 đ/USD)
Xác định thuế GTGT mà ngân hàng A phải kê khai, biết rằng Ngân hàng A sử dụng
phương pháp hàng tồn kho là Fifo:
a. 3,3 triệu đồng b. 3 triệu đồng
c. 3,5 triệu đồng d. a, b, c đều sai

10. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì:
a. Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
b. Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.
c. Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
d. Câu a, b, c đều sai.

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


Câu 1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
được trích tối đa bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp?
a. 10%
b. 15%.

c. 20%.
d. 22%

Câu 2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ không được sử dụng hết bao nhiêu % thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần
thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hết và phần lãi phát sinh
từ số thuế TNDN đó?

a. 50%.
b. 60%

c. 70%
d. 80%
Câu 3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi đối với phần
Quỹ phát triển khoa học công nghệ không được sử dụng.
a. Thuế suất 20%
b. Thuế suất 25%.

c. Thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.
d. Thuế suấ t 22%

Câu 4. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế đối với khoản chi nào dưới đây:
a. Khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức quy định.

b. Khoản chi tài trợ cho giáo dục theo đúng quy định.
c. Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản
cố định;

d. Không có khoản chi nào nêu trên.


Câu 5. Doanh nghiệp được tính vào chi phí khoản chi nào dưới đây khi có đầy đủ hoá
đơn chứng từ.

a. Phần trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín
dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm vay.

b. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn
điều lệ đã đăng ký còn thiếu.
c. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của tổ chức tín dụng khi đã góp đủ vốn
điều lệ.

d. Không có khoản chi nào cả.


Câu 6. Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối
với khoản chi nào dưới đây:

a. Chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho
người nghèo theo đúng quy định.
b. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài doanh nghiệp.

c. Chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.
d. Không có khoản chi nào nêu trên.
Câu 7: Người nộp thuế TNDN bao gồm:

a. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
b. Hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập
chịu thuế.

c. Cả 2 đối tượng nêu trên.


d. Tất cả đều sai.

Câu 8: Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế
TNDN ở ngoài Việt Nam thì khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp được tính
trừ:

a. Số thuế TNDN đã nộp tại nước ngoài.


b. Số thuế TNDN đã nộp tại nước ngoài nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp
theo quy định của Luật thuế TNDN tại Việt Nam.

c. Không có trường hợp nào nêu trên.


d. Cả a, b đều đúng
Câu 9. Phần trích khấu hao TSCĐ nào dưới đây không được tính vào chi phí được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế:
a. Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang được sử dụng.
b. Khấu hao đối với TSCĐ có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính).
c. Khấu hao đối với TSCĐ được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của
doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành.

d. Khấ u hao đố i với TSCĐ thu về do trao đổ i.


Câu 10. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế đối với khoản chi trả cho người lao động nào dưới đây:

a. Tiền lương, tiền công trả cho người lao động có hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật.
b. Tiền thưởng cho người lao động không ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp
đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

c. Tiề n lương nghỉ phép trić h trước trong năm.


d. Cả 3 khoản chi nêu trên

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


Câu 1: Thuế thu nhập cá nhân là:
a. Thuế gián thu.
b. Thuế tiêu dùng.
c. Thuế tài sản.
d. Thuế trực thu.
Câu 2: Thu nhập nào sau đây là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
b. Thu nhập từ sản xuất kinh doanh.
c. Thu nhập từ cho vay vốn.
d. a, b v à c đều đúng.
Câu 3: Cá nhân được xác định cư trú tại Việt Nam phải thoả mãn điều kiện:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 182 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
b. Có mặt tại Việt Nam từ 181 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
c. Có mặt tại Việt Nam từ 184 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
d. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
Câu 4: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công của cá nhân cư trú:
a. Tỷ lệ % và luỹ tiến toàn phần.
b. Tỷ lệ % và không luỹ tiến.
c. Thu theo một số tiền cố định.
d. Tỷ lệ % và luỹ tiến từng phần.
Câu 5: Các khoản được giảm trừ gia cảnh của cá nhân cư trú khi xác định thu nhập tính
thuế Thu nhập cá nhân được áp dụng đối với:
a. Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế.
b. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
c. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
d. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Câu 6: Doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT, trong năm có phát
sinh thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp này nộp các loại thuế:
a. Thuế GTGT và thuế TNDN.
b. Thuế Môn bài, thuế GTGT và thuế TNDN.
c. Thuế Môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.
d. Thuế Môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.
Câu 7: Ông A là cá nhân cư trú tại Việt Nam, có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong
01 tháng là 22 trđ (thu nhập đã trừ BHXH, BHYT, BHTN), ông A có 2 người phụ thuộc, thuế
TNCN của ông A nộp là :
a. 110.000 đồng.
b. 410.000 đồng.
c. 190.000 đồng.
d. a, b và c đều sai.
Câu 8: Cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng với giá trị trên 10 trđ phải nộp thuế thu nhập
cá nhân :
a. Trên toàn bộ số tiền trúng thưởng nếu trúng thưởng bằng tiền.
b. Phần vượt trên 10 trđ nếu trúng thưởng bằng tiền.
c. Phần vượt trên 10 trđ.
d. Không nộp thuế nếu trúng thưởng bằng hiện vật.
Câu 9: Ông A là cá nhân cư trú ở Việt Nam có thu nhập tháng 10/20x0 gồm : tiền trúng
thưởng khuyến mại bằng hiện vật trị giá 30 trđ và tiền lương 12 trđ ; ông A không có người phụ
thuộc. Tiền thuế TNCN của ông A:
a. 20 trđ *10% + (12 trđ – 11 trđ) * 5%.
b. (30 trđ + 12 trđ) * 10%.
c. (12 trđ – 11 trđ) * 5%.
d. (30 trđ + 12 trđ – 11 trđ) * 10%
Câu 10: Ông A là cá nhân cư trú tại Việt Nam, trong tháng 10/20x0 có: trúng thưởng xổ
số khuyến mại bằng hiện vật trị giá 18 trđ và trúng thưởng xổ số kiến thiết bằng tiền mặt 30 trđ.
Thuế TNCN của ông A:
a. 20 trđ x 10%
b. 28 trđ x 10%
c. 38 trđ x 10%
d. 30 trđ x 10%

THUẾ TÀI NGUYÊN


Câu 1. Thuế tài nguyên thuộc nhóm nào sau đây:
A. Thuế tiêu dùng
B. Thuế tài sản
C. Thuế thu nhập
D. Thuế trực thu
Câu 2. Thuế tài nguyên là loại thuế:
A. Thuế tài sản
B. Đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên
C. Có khác biệt tùy thuộc vào mức độ quý hiếm của tài nguyên
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Căn cứ tính thuế tài nguyên dựa trên:
A. Giá tính thuế và Thuế suất
B. Giá tính thuế, Sản lượng tài nguyên tính thuế và Thuế suất
C. Sản lượng tài nguyên tính thuế và Thuế suất
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Người nộp thuế tài nguyên là:
A. Tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện khai thác tài nguyên
B. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tài nguyên
C. Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thương mại các loại tài nguyên chịu thuế
D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Đối tượng nào sau đây là đối tượng chịu thuế tài nguyên:
A. Khoáng sản kim loại và phi kim loại
B. Sản phẩm của rừng tự nhiên
C. Yến sào thiên nhiên
D. Tất cả đều đúng
Câu 6. Đối tượng nào sau đây là đối tượng chịu thuế tài nguyên:
A. Nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp
B. Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất
phục vụ sinh hoạt
C. Nước thiên nhiên, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất
D. Tất cả đều đúng
Câu 7. Thuế suất thuế tài nguyên đối với Dầu thô là:
A. Thuế suất tương đối theo tỷ lệ phần trăm
B. Thuế suất tuyệt đối
C. Biểu thuế lũy tiến toàn phần
D. Biểu thuế lũy tiến từng phần
Câu 8. Thuế suất thuế tài nguyên đối với các loại Khoáng sản kim loại và phi kim loại là:
A. Thuế suất tương đối theo tỷ lệ phần trăm
B. Thuế suất tuyệt đối
C. Biểu thuế lũy tiến toàn phần
D. Biểu thuế lũy tiến từng phần
Câu 9. Giá tính thuế tài nguyên là:
A. Giá bán đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng
B. Giá bán chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng
C. Giá bán đã bao gồm thuế tài nguyên
D. Doanh thu (bao gồm thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản
lượng tài nguyên bán ra trong kỳ
Câu 10. Sản lượng tài nguyên tính thuế là:
A. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, không phụ thuộc vào mục
đích khai thác tài nguyên
B. Số lượng hoặc trọng lượng tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ phụ thuộc vào mục
đích khai thác tài nguyên
C. Sản lượng tài nguyên tương ứng với số lượng tài nguyên bán ra trong kỳ
D. Sản lượng tài nguyên đưa vào quá trình sản xuất theo định mức của tổ chức khai
thác

You might also like