You are on page 1of 4

Bài 1 : Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng khăn lông như sau:

QD = -4P+540, QS= 2P – 180


(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng, đơn vị tính của lượng triệu sản phẩm)
Xác định tổng thặng dư xã hội
BT 2: Những loại hàng hóa nào sau đây bạn cho là hàng hóa công (thuần túy
hay không thuần túy)? Hàng hóa tư? Giải thích cụ thể
a. Chương trình 4 năm học tại b. ghế ngồi trong rạp chiếu phim
trường TC- Marketing
c. Thức ăn d. cá ở sông hồ
e. Đường phố sạch sẽ f. Căn hộ.
Bài tập 3: Thelma và Louise là hàng xóm của nhau. Trong suốt mùa đông, xe
dọn tuyết don dẹp tuyết trên con đường qua nhà của Thelma và của nhà
Louise. Lợi ích biên của Thelma từ việc dọn dẹp tuyết là 12-Z, với Z là số lần
mà con đường được dọn dẹp. Lợi ích biên của Louise là 8 – 2Z. Chi phí biên
cho việc dọn dẹp tuyết là 16 đôla.
Tìm mức cung cấp hiệu quả dịch vụ dọn tuyết
Bài tập 4: Nhu cầu của ông A về bánh (hàng hóa tư) là Q = 20 – 2P và nhu
cầu của ông B là Q = 10 – P.
a. Hãy viết phương trình lợi ích biên xã hội về tiêu dùng hàng bánh
b. Giả sử bánh là hàng hóa công. Viết phương trình lợi ích biên xã hội về tiêu
dùng hàng hóa bánh.
Bài tập 5: Nhà của An và Bình cùng sử dụng chung một bóng đèn hành lang.
Lợi ích biên cùa An và Bình khi hành lang được chiếu sáng
MB an = 240 – 40h
MB bình = 280 – 20h
Trong đó: h là số giờ bật đèn
MB, MC: tính theo đơn vị đồng
a. Chi phí biên cho một giờ chiếu sáng là 120 đồng. Hãy cho biết số giờ chiếu
sáng tối ưu đối với hai cá nhân là bao nhiêu?
b. Nếu Bình muốn trở thành người ăn không nên chỉ bộc lộ lợi ích của mình
là MB bình = 120 – 20h thì kết quả sẽ có bao nhiêu giờ chiếu sáng? Khi đó,
lợi ích mà B “được miễn phí” là bao nhiêu?
Bài tập 6: Một xã hội có 3 cá nhân, hàm lợi ích của mỗi người về truyền hình
công cộng là: P1 = 90- h; P2 = 160 -2h; P3 = 210 – h. Trong đó h là số giờ
phát sóng; P là giá xem truyền hình (1.000 đ).
a. Xác định đường lợi ích tổng hợp của các cá nhân trên?
b. Số giờ phát sóng tối ưu là bao nhiêu nếu chi phí cho một giờ phát sóng là
160.000 đồng?
c. Tổng thặng dư xã hội của việc tiêu dùng hàng hóa này là bao nhiêu?.
Bài tập 7: Giả sử có 10 người, mỗi người có đường cầu Q = 20 – 4P về đèn
đường và 10 người mỗi người có đường cầu Q = 8-P về đèn đường. Chi phí
biên cung cấp hàng hóa công này ở mức cố định là 6 đô la. Mức sản xuất tối
ưu xã hội là bao nhiêu?
Bài tập 8: Hãy xét một nền kinh tế có ba nhóm người. Mỗi nhóm có sở thích
khác nhau về tượng đài. Các cá nhân thuộc nhóm thứ nhất đánh giá lợi ích
tượng đài với giá trị cố định là 100$. Các cá nhân thuộc nhóm thứ hai và thứ 3
đánh giá lợi ích tượng đài lần lượt là
B2= 200 + 30M – 1.5M2
B3 = 150 + 90M – 4.5M2.Trong đó, M phản ánh số tượng đài trong thành
phố. Giả sử có 50 người trong mỗi nhóm. Chi phí xây dựng một tượng đài là
3.600$. Hỏi có bao nhiêu tượng đài nên được xây dựng?
Bài tập 9: Giả sử rằng lượng cầu đối với rượu tại TP HCM vào dịp tết là Q Dr
= 84000 – 600 Pr trong đó QDr là số chai rượu yêu cầu và Pr là giá mỗi chai
rượu. Lượng cung rượu là QSr = 600Pr (dvt: ngàn đồng), giả sử thị trường
cạnh tranh
a. Tìm giá và số lượng rượu cân bằng,. Tính lợi ích của nhà sản xuất và người
tiêu dùng.
b.Nếu Chính phủ áp loại thuế 20.000đ trên mỗi chai rượu sản xuất ra. Hãy
tính số lượng rượu sau thuế, gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng và nhà
sản xuất là bao nhiêu. Chính phủ huy động được số thuế là bao nhiêu? Mô tả
kết quả tính toán trên đồ thị.
Bài tập 10: Một công ty thương mại nhập khẩu một loại hàng hóa có mức
cung co giãn hoàn toàn và cầu hàng hóa theo quy luật cầu hàng hóa trong
nước Qd = 150 + 242.500/P, trong đó P là mức giá tính bằng $/sp. Công ty
đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên thị trường trong nước tại mức sản lượng cân
bằng Q = 5000sp. Và xác định mức lợi nhuận định mức cho mình là 10$/sp.
Lợi nhuận định mức = (giá bán – vốn). Nếu chính phủ tăng thuế gián thu thêm
10%/giá bán thì
a. Giá trước khi tăng thuế mà người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu và cân
bằng sau khi tăng thuế ntn.
b. Tổng số thuế mà nhà nước thu được là bao nhiêu. Lợi nhuận định mức trên
1 đơn vị sản phẩm nhập khẩu và tổng lợi nhuận công ty thay đổi ntn sau khi
tăng thuế. Nguyên nhân đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả công ty.
Bài tập 11: Một loại thực phẩm có mức cung cố định Qs = 4000(tấn), cầu về
loại thực phẩm này được xác định bởi Qd = 10.000 – 2P, trong đó P là giá
hàng hóa thực phẩm tính bằng $/tấn, Qd là lượng cầu thị trường tính bằng tấn.
Chính phủ đánh thuế 1000$/tấn và thu từ người sản xuất.
a. Giá trước và sau khi chính phủ đánh thuế mà người tiêu dùng phải trả và
người sản xuất nhận được là bao nhiêu. Cân bằng thị trường sau khi chính phủ
đánh thuế sẽ như thế nào?
b. Lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng thay đổi như thế nào ?(lợi ích
đơn vị và tổng lợi ích)? Mức thay đổi tính bằng $ là bao nhiêu?
Bài tập 12: Trên thị trường cạnh tranh phương trình đường cung và đường
cầu được cho bởi Pd = 1.000 – 40Qd, Ps = 160 + 30 Qs
Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm tính bằng tấn, P là giá một đơn vị sản
phẩm tính bằng $/tấn
a. Nếu chính phủ đánh thuế 70$/tấn sản phẩm và thu vào nhà sản xuất, xác
định gánh nặng thuế của nhà sản xuất và người tiêu dùng phải chịu
b. Tính tổng tiền thuế chính phủ thu được,
c. Tổn thất xã hội do việc đánh thuế gây ra là bao nhiêu?
Bài tập 13: BT: Một loại sản phẩm có cầu co giãn hoàn toàn, đường cung
theo giá Qs = 400 + 4P, trong đó P là giá 1 tấn tính bằng $/tấn, tại mức giá P
này người sản xuất có lợi nhuận định mức là 400$/tấn, hiện tại thị trường
đang cân bằng ở mức sản lượng Q = 10.000 tấn, giả sử chính phủ tăng thuế
10%/giá bán 1 tấn sản phẩm
a. Giá trước thuế mà người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu, cân bằng sau thuế
ntn.
b. Lợi nhuận của người sản xuất sau khi tăng thuế thay đổi như thế nào. Mức
thay đổi cụ thể là bao nhiêu. Hay chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lợi
nhuận dn.
Bài tập 14: Một hãng chỉ sản xuất có một sản phẩm có đường cung hoàn toàn
không co giãn. Doanh thu của hãng là 500trđ
a. Xác định phương trình đường cung của hãng nếu biết rằng giá thành sản
phẩm là 1trđ/sp.
b. Nếu nhà nước đánh thuế 100.000đ/sp và thu vào nhà sản xuất, tính số thuế
phải nộp và doanh thu mới của nhà sản xuất.
Bài tập 15: Phương trình đường cầu của một hang bia tại một thị trường được
cho bởi phương trình Qd = 30.000 – 300P, trong đó Qd là lượng cầu bia tính
bằng chai và P là giá của bia tính bằng đồng/chai. Nếu cung của bia có độ co
giãn hoàn toàn ở mức 40 đồng/ chai. Có bao nhiêu chai bia sẽ được bán trên
thị trường. Sản lượng bia sẽ là bao nhiêu nếu chính phủ đánh thuế 5đồng/chai
và thu vào nhà sản xuất.
Xác định gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và người sản xuất,. Vẽ đồ thị để
giải thích
Bài tập 16: Đường cầu và đường cung của một sản phẩm A được cho bởi
phương trình sau: Qd= 250.000 – 10.000P, và Qs = 15.000P, trong đó P là
mức giá/1 sản phẩm tính bằng USD, Qd là lượng cầu của sản phẩm A trong
năm, Qs là khả năng cung ứng sản phẩm A trong năm
Xác định cân bằng thị trường trước khi nhà nước đánh thuế
Nếu nhà nước đánh thuế 1$/sản phẩm và thu vào người tiêu dùng, xác định
cân bằng thị trường sau khi đánh thuế
Xác định gánh nặng thuế lên nhà sản xuất và nhà tiêu dùng
Tính khoản phúc lợi ròng của xã hội bị giảm do tác động thuế, phân phối sự
giảm phúc lợi ròng giữa người tiêu dùng và người sản xuất như thế nào?
Bài tập 17: Nhu cầu hàng năm của sản phẩm A trên thị trường cạnh tranh
được xác định bởi phương trình Qd = 120.000 – 1.500P, cung sản phẩm A co
giãn hoàn toàn và thị trường đang cân bằng ở mức 50$/sản phẩm
a. Tính lượng sản phẩm bán ra hàng năm
b. Nếu chính phủ đánh thuế 10$/sản phẩm và thu từ nhà sản xuất. Hãy chỉ ra
những tác động của thuế đến nhà sản xuất và đến người tiêu dùng
c. Phúc lợi ròng bị ảnh hưởng bởi thuế như thế nào? Mức ảnh hưởng là bao
nhiêu?

You might also like