You are on page 1of 4

BÀI TơP

Cõu 1. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ đồng)


C = 100 + 0,75(Y - T) I = 200 - 20r G = 350 T = 0,2Y MS = 200
NX = 150 - 0,1Y MD = 250 - 10r Y* = Y N = 1800
1. Hãy xác định lãi suất và sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
2. Chính phủ cần thực hiện chính sách tào khóa như thế nào để đạt được sản lượng
tiềm năng? Chi tiêu Chính phủ phải thay đổi một lượng là bao nhiêu?
3. Giả sử chi tiêu Chính phủ ở mức như ban đầu (câu 1), NHTW mua trái phiếu Chính
phủ trị giá 10 tỷ đồng thì lãi suất và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Biết số
nhân tiền bằng 3.

Câu 3. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ đồng)


C = 1000 + 0,75(Y - T) I = 1000 - 80r G = 500 T = 400 MS = 650
NX = -300 MD = 900 - 50r Y* = Y N = 5000
1. Hãy xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế và minh họa trạng thái nền kinh
tế trên mô hình tổng cung - tổng cầu?
2. Với số nhân tiền là 5, hãy xác định lượng trái phiếu chính phủ mà NHTW sẽ
mua/bán để điều chỉnh lãi suất cân bằng về mức 8%? Mô tả tác động của sự kiện
trên đến mức sản lượng trong ngắn hạn.
3. Sử dụng dữ liệu tại câu 1, để đạt mức sản lượng tiềm năng thì Chính phủ cần thay
đổi chi tiêu một lượng là bao nhiêu?

Câu 4. Một nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ đồng)
C = 200 + 0,75(Y - T) I = 650 - 30r G = 500 T = 400 MS = 400
MD = 450 - 10r Y* = Y N = 3000
1. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng và minh họa trạng thái của nền kinh tế trên
mô hình tổng cung - tổng cầu.
2. Giả sử I giảm còn 350 thì mức sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Nhận xét
trạng thái nền kinh tế và minh họa trên cùng mô hình tại câu 1.
3. Dùng dữ liệu tại câu 1. NHTW thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách mua/bán
lượng trái phiếu chính phủ là bao nhiêu để sản lượng đạt mức tiềm năng của nền
kinh tế? Biết số nhân tiền là 5.
Câu 5. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ đồng)
C = 150 + 0,8(Y - T) I = 450 - 50r r = 5% T = 0,2Y EX= 300
IM = 50 + 0,14Y Y* = Y N = 1500
1. Hãy xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế biết rằng cán cân ngân sách cân
bằng? Hãy nhận xét về cán cân thương mại.
2. Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa như thế nào để đạt được sản lượng
tiềm năng? Chi tiêu Chính phủ phải thay đổi một lượng là bao nhiêu?
3. Với dữ liệu tại câu 1, NHTW nên điều chỉnh lãi suất như thế nào để đạt mức sản
lượng tiềm năng đồng thời cân bằng cán cân ngân sách

Câu 6. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)


C = 300 + 0,8(Y - T) I = 360 - 2r G = 354 T = 0,2Y MS = 500
IM = 0,25Y EX = 216 MD = 1000 - 100r
1. Hãy tính sản lượng cân bằng, tiết kiệm khu vực tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết
kiệm quốc gia?
2. Giả sử hộ gia đình tăng chi tiêu mua nhà ở lên một lượng là 61 tỷ USD thì sản
lượng nền kinh tế thay đổi như thế nào? Cán cân ngân sách có được cải thiện so
với trước hay không?
3. Dựa vào kết quả tại câu 1, nếu Chính phủ muốn đưa sản lượng về mức tự nhiên là
1990 tỷ USD thì cần điều chỉnh cung tiền thay đổi một lượng là bao nhiêu.

Câu 7. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)


C = 200 + 0,5(Y - T) I = 300 - 10r G = 150 T = 0,2Y MS = 500
IM = 0,3Y EX = 431 MD = 1000 - 50r
1. Tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy xác định tình trạng cán cân
ngân sách và cán cân thương mại?
2. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu công lên một lượng là 9 tỷ USD thì cán cân thương
mại có bị thâm hụt so với trước không? Tại sao?
3. Dựa vào kết quả tại câu 1, để đưa sản lượng của nền kinh tế về mức sản lượng
tiềm năng (Y* = YN = 1200) Chính phủ nền sử dụng chính sách tài khóa như thế
nào? Nếu Chính phủ sử dụng công cụ thuế, hãy xác định lượng thuế cần thay
đổi?.

Câu 9. Một nền kinh tế có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)


C = 140 + 0,75(Y - T) I = 1000 - 50r G = 360 T = 0,2Y
MS = 50 MD = 100 - 5r EX = 350 IM = 0,5Y
1. Xác định mức sản lượng thực tế? Xác định trạng thái của cán cân ngân sách và
cán cân thương mại.
2. Để tăng sản lượng thêm một lượng là 500 tỷ USD thì cán cân thương mại phải thay
đổi một lượng là bao nhiêu?
3. Để lãi suất cân bằng giảm xuống còn 5% thì NHTW cần mua/bán trái phiếu chính
phủ? Xác định lượng trái phiếu cần mua/bán và sản lượng thực tế mới? Biết số
nhân tiền là 2.

Câu 10. Một nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)
C = 105 + 0,75(Y - T) I = 200 - 5r G = 120 T = 100
MS = 50 MD = 100 - 5r Y* = Y N = 1700
1. Hãy xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
2. Để đạt được sản lượng tiềm năng, Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa
như thế nào? Xác định lượng thay đổi trong chi tiêu/thuế của Chính phủ?
3. Để giữ cán cân ngân sách không đổi, thuế và chi tiêu chính phủ cần thay đổi một
lượng là bao nhiêu để sản lượng nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.

Câu 13. Một nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)
C = 100 + 0,8(Y - T) I = 150 - 5r G = 120 T = 110
MS = 360 MD = 390 - 10r Y* = Y N = 1200
1. Tính lãi suất và sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
2. Nếu chi tiêu đầu tư giảm đi 15 tỷ USD thì sản lượng cân bằng thay đổi như thế
nào?
3. Dựa vào kết quả tại câu 1, để nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng thì
Chính phủ cần thay đổi chi tiêu một lượng là bao nhiêu? Mô tả tác động của chính
sách trên mô hình thích hợp.
Câu 14. Một nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)
C = 100 + 0,75(Y - T) I = 130 - 25r G = 220 T = 0,2Y
MS = 30 MD = 40 - 5r
1. Tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Xác định tiết kiệm quốc gia, tiết
kiệm tư nhân và tình trạng cán cân ngân sách?
2. Nếu chi tiêu cho đầu tư giảm đi 20 tỷ USD thì sản lượng cân bằng thay đổi như thế
nào?
3. Dựa vào kết quả tại câu 1, để nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng là 900 tỷ
USD thì Chính phủ phải thay đổi chi tiêu một lượng là bao nhiêu? Minh họa tác
động của chính sách trên.

Câu 15. Một nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau: (ĐVT: tỷ USD)
C = 120 + 0,8(Y - T) I = 170 - 10r G = 200 T = 230
MS = 520 MD = 560 - 20r Y* = Y N = 1250
1. Tính lãi suất và sản lượng cân bằng nền kinh tế?
2. Chi tiêu đầu tư giảm đi 36 tỷ USD thì sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
3. Dựa vào kết quả tại câu 1, NHTW bán trái phiếu Chính phủ trị giá 18 tỷ USD (số
nhân tiền là 4). Tính lãi suất và sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế?

Câu 16. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng trong dài
hạn. Giá các nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu trên thị trường thế giới tăng
mạnh trong năm vừa qua.
1. Bằng (các) mô hình thích hợp hãy phân tích tác động của sự kiện này
đến mức giá, sản lượng và việc làm của nền kinh tế Việt Nam trong
ngắn hạn.
2. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để kiềm chế
lạm phát thì cần sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào? Giải thích và
mô tả trên (các) mô hình thích hợp.
Câu 19. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng trong dài
hạn. Sau khi tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Apec, thị trường xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam được mở rộng.
1. Bằng (các) mô hình thích hợp hãy phân tích tác động của sự kiện này
đến mức giá, sản lượng và việc làm của nền kinh tế Việt Nam trong
ngắn hạn.
2. Với mục tiêu ổn định giá cả, NHTW phải thực hiện chính sách tiền tệ
như thế nào? Phân tích và mô tả trên (các) mô hình thích hợp.
Câu 22. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng trong dài
hạn. Bất ổn chính trị tại Trung Đông tác động đẩy giá dầu trên thị trường
thế giới tăng mạnh.
1. Bằng (các) mô hình thích hợp hãy phân tích tác động của sự kiện này
đến mức giá và sản lượng nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn.
2. Nếu Chính phủ muốn duy trì mức sản lượng như ban đầu thì có thể
sử dụng chính sách tài khóa như thế nào. Phân tích tác động của
chính sách này đối với nền kinh tế.

Câu 25. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng trong dài
hạn. Chính phủ phê duyệt đề án Đầu tư, xây dựng hầm đường bộ ở các
khu đô thị lớn.
1. Bằng (các) mô hình thích hợp hãy phân tích tác động của sự kiện này
đến lãi suất, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.
2. Để ổn định tỷ giá hối đoái thực, Chính phủ nên thực hiện chính sách
khuyến khích đầu tư trong nước hay không? Mô tả trên (các) mô hình
thích hợp.

Câu 26. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng trong dài
hạn. Chính phủ tăng thuế suất đánh vào mặt hàng ô tô nhập khẩu.
1. Bằng (các) mô hình thích hợp hãy phân tích tác động của sự kiện này
đến lãi suất, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.
2. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ như thế nào để ổn định được
tỷ giá hối đoái thực như ban đầu. Mô tả trên (các) mô hình thích hợp.

Câu 27. Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng trong dài hạn, Costa Rica
muốn tăng lợi thế trong xuất khẩu đối với các mặt hàng cà phê bằng cách
trợ cấp cho mặt hàng này.
1. Bằng (các) mô hình thích hợp hãy phân tích tác động của sự kiện này
đến lãi suất, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Costa
Rica.
2. Muốn duy trì tỷ giá hối như ban đầu, Costa Rica cần thực hiện chính
sách tài khóa như thế nào? Mô tả trên (các) mô hình thích hợp.

You might also like