You are on page 1of 7

Bài tập

Bài tập 1. Cầu về sản phẩm A có dạng Q= 60-2P và cung có dạng Q= P- 15 trong
đó P tính bằng USD và Q tính bằng sản phẩm.
- Giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm A trên thị trường là bao nhiêu?
- Hạn hán là cho lượng cung sản phẩm A trên thị trường dịch chuyển đến Q = P-
30 cầu vẫn giữ nguyên giá và lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?
- Giả sử chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2,5USD/Sản phẩm thì có bao nhiêu
sản A được sản xuất ra? người tiêu dùng bây giờ phải mua với mức giá là bao
nhiêu?
- Giả sử chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng sản phẩm A cùng một mức là 2,5
USD/sản phẩm
Bài tập 2: Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X là :
(D) Q = -5P + 70
(S) Q = 10P +10
- Xác định mức giá cả và sản lượng cân bằng
- Tính hệ số co dãn của cầu đối với giá tại mức sản lượng cân bằng? Để tăng doanh
thu cần áp dụng chính sách giá nào?
- Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 3, thì điều gì sẽ xảy ra trê thị trường? Lợi ích
và thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào?
- Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 5 và hứa mua hết số sản phẩm thừa, thì số
tiền mà chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Xác định phần mất không do chính
sách đắt giá của chính phủ?
- Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng mới là bao
nhiêu?
Bài tập 3. Hàm cầu của nhà độc quyền sản xuất sản phẩm A có dạng Q = 100 – P;
hàm chi phí biên MC = 2Q + 3; chi phí cố định của nhà độc quyền trong thời gian
ngắn hạn là 500. Đơn vị của chi phí và giá tính bằng USD; đơn vị của sản lượng
tính bằng cái.
- Mức sản lượng và giá bán là bao nhiêu để hãng tối đa hoá lợi nhuận. Mức lợi
nhuận tối đa là bao nhiêu?
- Xác định mức độ độc quyền trên thị trường của nhà độc quyền.
- Để tối đa hoá doanh thu thì nhà độc quyền này cần phải sản xuất bao nhiêu sản
phẩm, khi đó giá bán sản phẩm trên thị trường là bao nhiêu?
- Phần mất không mà nhà độc quyền này gây ra cho xã hội?
- Nhà độc quyền này cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì hoà vốn.

Bài tập 3. Công ty A là một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo có hàm tổng chi phí :TC = 2Q + 2Q2 + 75 . Trong đó TC tính bằng USD;
Q tính bằng sản phẩm.
a, Nếu giá bán là 38 USD/ sản phẩm thì sản lượng để doanh nghiệp đạt lợi nhuận
tối đa là bao nhiêu? Hãy xác định mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp.
- Xác định giá bán và sản lượng bán ra để doanh nghiệp đạt hoà vốn.
- Nếu hạ giá bán xuống 20 USD/sản phẩm thì doanh nghiệp có nên tiếp tục sản
xuất nữa hay không.
- Với giá bán là 6 USD/ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ bao nhiêu? Với mức lỗ
này doanh nghiệp còn tiếp tục sản xuất nữa hay không ? Tại sao?
- Vẽ đường cung của doanh nghiệp trên trục toạ độ ( Q,P)

Bài tập 4. Một hãng độc quyền có hàm cầu Q = 12- P và hàm chi phí bình quân
ATC = Q. Đơn vị đo của chi phí và giá là USD; của Lượng cầu là chiếc.
- Mức sản lượng và giá bán là bao nhiêu để hãng tối đa hoá lợi nhuận. Mức lợi
nhuận tôi đa là bao nhiêu?
- Sức mạnh độc quyền của hãng bằng bao nhiêu?
- Phần mất không mà hãng độc quyền này gây ra cho xã hội bằng bao nhiêu?
- Giả sử Chính phủ đánh thuế cứ mỗi sản phẩm bán ra của hãng là 3 USD. Khi đó
lợi nhuận mà hãng độc quyền này thu được là bao nhiêu? Sản lượng bán ra tăng
hay giảm? Mức tăng ( giảm) là bao nhiêu?
- Minh hoạ kết quả trên đồ thị

Bài tập 5. Hãng độc quyền có đường cầu Q = 300 –20 P và hàm chi phí bình quân
ATC = 1+ 0,02 Q. Trong đó chi phí tính bằng USD; sản lượng tính bằng sản phẩm.
- Xác định P và Q để hãng tối đa hoá doanh thu.
- Xác định P và Q để hãng tối đa hoá lợi nhuận? Mức lợi nhuận tối đa đó bằng bao
nhiêu?
- Phần mất không mà hãng gây ra cho xã hội bằng bao nhiêu?
- Nếu Nhà nước đánh thuế 1USD/ sản phẩm thì khi đó giá bán, sản lượng bán ra và
lợi nhuận thu được của hãng là bao nhiêu? Kết quả có khác biệt gì so với câu b
- Minh kết quả bằng đồ thị.

Bài tập 6. Một hàng thiết bị điện tử đối mặt với hàm cầu về sản phẩm của mình là:
P = 100 –0,01Q trong đó P là giá tính bằng $.
Chi phí trung bình của hãng là: $ ATC = 50 + 30.000/Q .
- Với dữ liệu ở trên hãy chứng tỏ rằng chiến lược tối đa hoá doanh thu khác với
chiến lược tối đa hoá lợi nhuận.
- Giả sử Nhà nước quyết định thu một khoản thuế là 10$ trên một đơn vị sản phẩm.
Khi đó giá cả, sản lượng và tổng lợi nhuận của hãng thay đổi thế nào?
- Khi nhà nước đánh thuế thì người tiêu dùng và hãng sản xuất lợi ích bị giảm đi
bao nhiêu?
- Minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị.

Bài tập 7. Một hãng cạnh tranh có đường cầu P = 15 – 0,05Q và đường tổng chi
phí ngắn hạn là TC = Q+ 0,02Q2 trong đó Q là sản phẩm, P là giá, TC tổng chi phí
tính bằng $.
- Xác định mức giá và sản lượng để hãng tối đa hoá doanh thu nếu hãng là người
duy nhất trong ngành.
- Lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng do hãng này tạo ra là bao nhiêu?
- Nếu nhà nước đánh thuế 1$/ một sản phẩm bán ra làm cho sản lượng và giá bán
của hang thay đổi như thế nào?
- Nếu hãng có đường cầu nằm ngang P = 5$ thì thuế trên làm giảm sản lượng của
hãng đi bao nhiêu? ai là người chịu thuế?
- Minh hoạ kết quả bằng đồ thị

Bài tập 8. Cầu thị trường về sản phẩm A là P = 100 – Q . Thị trường này do một
hãng độc quyền khống chế. Chi phí của hãng độc quyền này là: TC = 500 + 3Q +
Q2. Trong Q tính bằng triệu sản phẩm.
- Chi phí cố định của hãng độc quyền này là bao nhiêu.
- Hãy xác định giá và sản lượng để nhà độc quyền này đạt lợi nhuận lớn nhất? Mức
lợi nhuận lớn nhất bằng bao nhiêu?
- Xác định sức mạnh độc quyền của nhà độc quyền này.
- Phần mất không mà nhà độc quyền này gây ra cho xã hội là bao nhiêu?
- Minh hoạ kết quả bằng đồ thị.

Bài tập 9. Bảng dưới đây cho biết đường cầu của nhà độc quyền, sản xuất ở mức
chi phí biên MC =10 USD( không đổi)

P(USD) 27 24 21 18 15 12 9 6 3 0
Q(SP) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
- Xác định doanh thu biên của nhà độc quyền.
- Xác định sản lượng và giá cả để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận? Mức lợi
nhuận tối đa bằng bao nhiêu?
- Giá cả và sản lượng cân bằng sẽ như thế nào nếu doanh nghiệp này kinh doanh
trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo?
- Giá trị xã hội có được sẽ là bao nhiêu nếu nhà độc quyền buộc phải kinh doanh
trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo

Bài tập 10. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có
số liệu về chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau:
Q (sản phẩm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC ( đồng) 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900
- Tính AVC, AFC, ATC, và MC.
- Xác định điểm đóng cửa của doanh nghiệp.
- Xác định điểm hoà vốn. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lợi nhuận.
- Nếu giá thị trường P=180đồng/sản phẩm, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản
lượng bằng bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận. Mức lợi nhuận tối đa đạt được là
bao nhiêu.

Bài tập 11. Hàm cầu về lúa gạo hàng năm có dạng
QD = 480 -01P ( Đơn vị tính P: đồng /kg; Q tính bằng tấn)
Thu hoạch lúa gạo năm trước Q0= 270
Thu hoạch lua gạo năm nay Q1= 280
- Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại
mức giá này. bạn có nhân xét gì về thu nhập của nông dân năm nay so với năm
trước.
- Để tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ đưa ra hai giải pháp
+ Giải pháp thứ nhất: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2100
đồng/kg và cam kết mua hết số lúa thặng dư.
+ Giải pháp thứ hai: Chính phủ trợ giá cho nông dân 100đồng/kg lúa bán ra.
- Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp. Theo anh ( chị) giải pháp
nào có lợi nhất tại sao?
- Không sử dụng các chính sách trên mà chính phủ đánh thuế 100đồng/kg, thì giá
thị trường thay đổi thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao
nhiêu? Ai là người chịu thuế? Hãy giải thích.
- Minh hoạ kết quả trên đồ thị

Bài tập 12. Một hãng có đường cầu về sản phẩm của mình là: P = 40-Q. Hãng có
chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.
- Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu
- Tính mức giá và sản lượng để hãng tôi đa hoá lợi nhuận
- Độ co giãn của cầu theo giá tại điểm hãng đạt lợi nhuận lớn nhất. Hãy giải thích
tại sao khi đó vẫn chưa đạt được doanh thu lớn nhất.
- Nếu hãng là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường thì giá và sản lượng là bao
nhiêu thì hoà vốn.
- Minh hoạ kết quả trên đồ thị.

Bài tập 13. Biết được hàm cầu và hàm tổng chi phí của doanh nghiệp như sau:
P = 12 - 0,4Q
TC = 0,6Q2 + 4Q + 5
Hãy xác định sản lượng tối ưu, giá, tổng lợi nhuận và tổng doanh thu, lợi ích và
thặng dư của người tiêu dùng.
- Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
- Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu
- Khi hãng theo đuổi mục tiêu đạt doanh thu càng nhiều càng tốt có điều kiện ràng
buộc về lợi nhuận phải đạt là 10.

Bài tập 14. Công ty ABB xác định hàm chi phí trung bình của mình là :
ATC = 2 + 2Q + 75/Q
Trong đó: Q tính là sản lượng, chi phí tính bằng $. Công ty này hoạt động trong thị
trường cạnh tranh.
- Xác định hàm cung sản phẩm của doanh nghiệp trong ngắn hạn
- Nếu giá thị trường là 38$/sản phẩm, Mức sản lượng tôi ưu của công ty là bao
nhiêu? Mức lợi nhuận tối đa bằng bao nhiêu?
- Nếu nhà nước ấn định mức giá trần là 30$/ sản phẩm bán gia. Khi đó doanh
nghiệp sẽ sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm, thăng dư sản xuất và thăng dư
tiêu dùng, lợi nhuận là bao nhiêu.
- Nếu giá hạ xuống tới mức 10$, công ty có lãi hay bị lỗ vốn? và có nên tiếp tục
sản xuất nữa hay không? Tại sao.
- Minh hoạ kết quả bằng đồ thị

You might also like