You are on page 1of 7

CHƯƠNG 6: CUNG, CẦU VÀ CHÍNH

SÁCH CHÍNH PHỦ

KIỂM SOÁT GIÁ

Chương 6, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức kiểm soát giá ảnh hưởng đến kết quả của
thị trường như thế nào. Hãy nhìn vào thị trường kem, ở chương 04 nếu kem được bán
trong một thị trường cạnh tranh mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ chính phủ, giá
kem sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Tại mức giá này, số lượng mà người mua
muốn mua bằng với số lượng người bán muốn bán. Vậy nếu như chính phủ can thiệp áp
đặt mức giá sàn và giá trần lên thị trường kem thì sẽ xảy ra những tác động nào?

I. Giá trần (Giá tối đa được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa)

Hãy xét ví dụ khi chính phủ áp đặt mức giá trần lên thị trường kem?
Nếu kem được bán trong một thị trường cạnh tranh, không có bất kỳ sự can thiệp nào thì
mức giá bán ra sẽ là 3 đô, sản lượng là 100 que kem (giao điểm giữa đường cung và
đường cầu). Bây giờ nếu chính phủ áp đặt 02 mức giá trần sau:

● Giá trần là 04 đô, cao hơn mức giá cân bằng (đồ thị a) => Không có bất kỳ tác
động nào xảy ra, thị trường vẫn tiếp tục đạt trạng thái cân bằng cung - cầu, giá trần
không có hiệu lực hay ảnh hưởng đến giá hoặc số lượng bán ra.
● Giá trần là 02 đô la, thấp hơn mức giá cân bằng (đồ thị b) => Vì giá trần thấp
hơn, nên thị trường khi đang dịch chuyển tới mức giá cân bằng nhưng vì chạm giá
trần, theo luật sẽ không thể tăng thêm. Lúc này giá trần phát huy hiệu lực, giá que
kem giảm còn 02 đô và lượng que kem chỉ còn 75 => Xảy ra tình trạng thiếu hụt
50 que kem.

KẾT LUẬN:

Giá trần không có hiệu lực:

● Khi giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường
● Các lực thị trường giúp dịch chuyển nền kinh tế cân bằng một cách tự nhiên, giá
trần lúc này không ảnh hưởng đến giá hoặc số lượng bán ra.

Giá trần có hiệu lực:

● Khi giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường => Xảy ra tình trạng
thiếu hụt khan hiếm
● Thường áp dụng đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như điện, nước, thuê
nhà,…
=> Để đáp ứng sự thiếu hụt, xảy ra một số cơ chế khiến người bán phải phân phối hàng
hóa khan hiếm cho số lượng người mua tiềm năng, cung người bán hạn chế cầu người
mua

Ví dụ:
● Hình thức xếp hàng chờ dài
● Hình thức định lượng, tem phiếu
● Bán hàng dựa vào sự lựa chọn thiên lệch theo thành kiến cá nhân của người bán
(ưu tiên bán cho bạn bè, người thân,...)

=> Các cơ chế sàng lọc phát triển theo giá trần hiếm khi được mong đợi. Xếp hàng dài
là không hiệu quả bởi vì thời gian của người mua bị lãng phí. Phân biệt đối xử theo
thiên lệch của người bán thì không hiệu quả và có khả năng không công bằng. Ngược
lại, cơ chế phân phối trong một thị trường tự do, cạnh tranh thì đạt hiệu quả và khách
quan.

II. Giá sàn (Giá tối thiểu được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa)

Hãy xét ví dụ khi chính phủ áp đặt mức giá sàn lên thị trường kem?
Nếu kem được bán trong một thị trường cạnh tranh, không có bất kỳ sự can thiệp nào thì
mức giá bán ra sẽ là 3 đô, sản lượng là 100 que kem (giao điểm giữa đường cung và
đường cầu). Bây giờ nếu chính phủ áp đặt 02 mức giá sàn sau:

● Giá sàn là 02 đô, thấp hơn mức giá cân bằng (đồ thị a) => Không có bất kỳ tác
động nào xảy ra, thị trường vẫn tiếp tục đạt trạng thái cân bằng cung - cầu, giá sàn
không có hiệu lực hay ảnh hưởng đến giá hoặc số lượng bán ra.
● Giá sàn là 04 đô la, cao hơn mức giá cân bằng (đồ thị b) => Vì giá sàn cao hơn,
nên thị trường khi đang dịch chuyển tới mức giá cân bằng nhưng vì chạm giá sàn,
theo luật sẽ không thể giảm thêm nữa. Lúc này giá sàn phát huy hiệu lực, giá que
kem tăng lên 04 đô và lượng que kem chỉ còn 80 => Xảy ra tình trạng dư thừa 40
que kem.

KẾT LUẬN:

Giá sàn không có hiệu lực:


● Khi giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường
● Các lực thị trường giúp dịch chuyển nền kinh tế cân bằng một cách tự nhiên, giá
sàn lúc này không ảnh hưởng đến giá hoặc số lượng bán ra.

Giá sàn có hiệu lực:

● Khi giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường => Xảy ra tình trạng dư
thừa
● Thường áp dụng đối với các mặt hàng như: lúa, gạo, tiền lương,...

=> Cầu người mua hạn chế cung người bán

Ví dụ: Quy định mức lương tối thiểu có tác động lớn nhất trên thị trường lao động thanh
thiếu niên. Mức lương cân bằng của lao động thanh thiếu niên là thấp vì thanh thiếu niên
thuộc nhóm lao động có kỹ năng và kinh nghiệm thấp nhất của lực lượng => Mức lương
tối thiểu thường ràng buộc hơn đối với lao động thanh thiếu niên so với các thành
viên khác của lực lượng lao động.

THUẾ

I. Thuế đánh vào người bán:

Giả sử chính quyền địa phương yêu cầu người bán kem nộp 0.5 đô la thuế cho mỗi cây
kem họ bán. Điều này ảnh hưởng ntn với người bán? Hãy xác định bằng 03 bước trong
Chương 04:

B1: Xác định luật thuế ảnh hưởng đến cung hay cầu? => Cung

B2: Xác định chiều hướng thay đổi của các đường này? => Đường cung dịch chuyển
sang trái (lên trên) vì nó làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận
B3: Xem xét sự thay đổi ảnh hưởng đến
giá và sản lượng cân bằng? => Quan sát
đồ thị bên đây minh họa mức giá cân
bằng của kem tăng từ 3 đến 3.3 đô,
lượng cân bằng giảm từ 100 xuống 90
que kem.

=> Giá người mua trả tăng từ 3 lên 3,3 đô la. Giá người bán nhận được giảm từ 3
xuống 2,8 đô. Mặc dù thuế được áp dụng đối với người bán nhưng người mua/bán sẽ
cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế.

KẾT LUẬN:

● Thuế đánh vào người bán không làm thay đổi cầu của sản phẩm nên đường cầu
không thay đổi
● Thuế này làm lợi nhuận của nhà sản xuất giảm làm giảm lượng cung ở mọi mức
giá, đường cung dịch chuyển sang trái.
● Giá cả cân bằng tăng và số lượng cân bằng giảm.
● Số tiền thuế cho mỗi sản phẩm sẽ chia cho người mua và người bán gánh chịu.
● Thuế hạn chế hoạt động thị trường. Khi một hàng hóa bị đánh thuế, lượng hàng
hóa bán ra là nhỏ hơn ở trạng thái cân bằng mới.
● Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Tại trạng thái cân bằng
mới, người mua phải trả thêm tiền cho hàng hóa, và người bán nhận được ít hơn.
II. Thuế đánh vào người mua: (Tương tự như khi thuế đánh vào người bán)
● Thuế đánh vào người mua làm giảm nhu cầu về sản phẩm ở mọi mức giá =>
Đường cầu dịch chuyển sang trái.
● Giá cả và số lượng cân bằng sẽ giảm. Số tiền người bán nhận được sẽ thấp hơn và
số tiền người mua trả sẽ cao hơn.
● Số tiền thuế sẽ chia cho người mua và người bán gánh chịu
III. Độ co giãn và gánh nặng thuế:
● Nếu cầu co giãn nhiều hơn cung thì phần lớn số tiền thuế do người sản xuất gánh
chịu
● Nếu cung co giãn nhiều hơn cầu thì phần lớn số tiền thuế do người tiêu dùng
gánh chịu.

=>> KẾT LUẬN CHUNG

● Thuế đánh vào một hàng hóa tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua phải trả và
giá người bán nhận được.
● Thuế đánh vào người mua và người bán là tương đương nhau,
● sự chênh lệch giá của người mua và người bán là như nhau.
● Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế
● Phạm vi ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu => Gánh
nặng thuế rơi vào bên tham gia thị trường có độ co giãn kém hơn (vì bên tham
gia thị trường đó không dễ dàng phản ứng với thuế bằng cách thay đổi lượng mua
hay bán)

- THE END -

You might also like