You are on page 1of 5

CHƯƠNG 03

SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ LỢI ÍCH

THƯƠNG MẠI

Nguyên lý 05: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi

Hãy xem xét mỗi quốc gia sẽ sản xuất và tiêu dùng bao nhiêu cho cả 2 hàng hoá
● Nếu quốc gia lựa chọn tự cung tự cấp
● Nếu thực hiện thương mại với quốc gia kia

Đầu tiên, xét ví dụ Mỹ và Nhật sản xuất lúa mì/máy tính.

Mỹ có 50.000h lao động/tháng

● Sản xuất 1 máy tính cần 100h lao động


● Sản xuất 1 tấn lúa mì cần 10h lao động

Nhật có 30.000 h lao động/ tháng.

● Sản xuất 1 máy tính cần 125h lao động


● Sản xuất 1 tấn lúa mì cần 25h lao động

TH1: Khi không có thương mại

1
TH2: Khi có thương mại, trao đổi giữa 02 quốc gia

Giả sử Mỹ sản xuất 3400 tấn lúa mì, 160 máy tính và nhập 110 máy tính từ Nhật. Còn
Nhật sản xuất 240 máy tính, 0 tấn lúa mì và nhập 700 tấn lúa mì từ Mỹ.
=> Số lượng hàng tiêu dùng ở Mỹ và Nhật?

MỸ Máy tính Lúa mì

Sản xuất 160 3400

+ nhập khẩu 110 0

– xuất khẩu 0 700

= lượng tiêu dùng 270 2700

2
NHẬT Máy tính Lúa mì

Sản xuất 240 0

+ nhập khẩu 0 700

– xuất khẩu 110 0

= lượng tiêu dùng 130 700

=> Thay vì Mỹ đánh đổi 10 tấn lúa mì để nhận 01 máy tính thì thông qua thương mại,
Mỹ chỉ cần đổi 6.36 tấn lúa mì để đổi lấy 01 máy tính
=> Thay vì Nhật đánh đổi má tính giùm coi, bão hòa rồi nè
=> Rõ ràng nhờ sự trao đổi hàng hóa giữa 02 quốc gia, ta thấy cả Nhật và Mỹ đều có
lợi (xem bảng phía dưới để thấy rõ hơn)

Vậy những lợi ích đó do đâu?

Lợi thế tuyệt đối là khả năng sản xuất 1 loại hàng hoá bằng cách sử dụng ít hơn các
ytsx (đầu vào) so với các nhà sản xuất khác.

3
Ví dụ:

● Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở lúa mì: Sản xuất 1000 tấn lúa mì dùng 10h lao động
ở Mỹ, trong khi ở Nhật là 25h
● Mỹ cũng có lợi thế tuyệt đối ở máy tính: Sản xuất 1 máy tính cần 100h lao
động ở Mỹ, nhưng chỉ lại cần 125h ở Mỹ.

=> Trong ví dụ, thời gian là đầu vào duy nhất, vì vậy ta xác định lợi thế tuyệt đối
bằng cách tính mỗi loại sản xuất cần bao nhiêu thời gian. Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở cả
lúa mì và máy tính vì Mỹ cần ít thời gian hơn so với Nhật để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm.

Lợi thế so sánh là khả năng sản xuất 1 loại hàng hoá với chi phí cơ hội thấp hơn so
với nhà sản xuất khác. Thay vì so sánh đầu vào cần thiết, ta có thể so sánh chi phí cơ
hội.

Ví dụ: Để tăng thời gian sản xuất máy tính ta buộc phải từ bỏ đi thời gian còn lại cho
việc sản xuất lúa mì và ngược lại. Thứ ta đánh đổi gọi là chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội của 1 máy tính:


● 10 tấn lúa mì ở Mỹ, vì sản xuất 1 máy tính cần 10h lao động, có thể sản xuất
10 tấn lúa mì thay thế
● 5 tấn lúa mì ở Nhật, vì sản xuất 1 máy tính cần 125h lao động, có thể sản xuất
5 tấn lúa mì thay thế

=> Nhật có lợi thế so sánh trong sx máy tính

Kết luận: Khi mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào việc sản xuất hàng hóa mà họ có lợi
thế so sánh, tổng sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên. Bởi vì mỗi quốc gia có chi phí
cơ hội khác nhau, cả hai có thể thương lượng để đạt được lợi ích.

4
- THE END -

You might also like