You are on page 1of 14

NỘI DUNG

1. Báo cáo nghiên cứu


1.1. Giới tính của bạn là?

Tần suất
Giới tính Tần số
phần trăm (%)

Nữ 70 70

Nam 30 30

Tổng 100 100

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam, nữ tham gia khảo sát

Khảo sát được lấy kết quả từ 100 sinh viên hiện đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó sinh viên nữ chiếm 70% tổng thể, 30% còn lại là sinh viên nam.

1.2. Bạn là sinh viên năm mấy?

Lựa chọn ( tuổi ) Tần số Tần suất phần trăm (%)

Năm 1 94 94
Năm 2 5 5
Năm 3 1 1
Năm 4 0 0
Tổng 100 100

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện năm học của người tham gia khảo sát
Từ bảng trên có thể thấy, sinh viên tham gia điền khảo sát phần lớn là sinh viên năm
nhất, chiếm hơn 90% ( cụ thể là 94%), còn lại là sinh viên năm 2 và năm 3; tuy nhiên,
không có sinh viên năm 4 nào tham gia điền khảo sát. Vì đường link của bảng câu hỏi chủ
yếu được gửi đến các bạn sinh viên năm nhất của các trường nói chung và UEH nói riêng
nên mẫu hầu hết là sinh viên năm nhất. Do đó, những kết quả thống kê và suy diễn số liệu
chỉ phản ánh nhóm sinh viên năm nhất.

1.3. Tần suất đọc sách của bạn trong 1 tuần?


1%

29%

61%
9%

Chỉ đọc khi cần thiết Mỗi ngày


3 đến 5 lần Không

Biểu đồ 1: Biểu đồ tròn thể hiện tần suất đọc sách của người tham gia khảo sát trong 1 tuần

Trên thực tế, hầu hết mỗi người đều sẽ có một thời gian biểu cho những việc cần làm
trong 1 ngày, 1 tuần hoặc lâu hơn khác nhau. Hơn nữa, cách mà mỗi người phân bổ thời
gian cho từng việc đó cũng là khác nhau. Chẳng hạn, việc đọc sách đối với sinh viên này là
quan trọng, là một sự thiết yếu trong nhu cầu học tập và tìm hiểu kiến thức thì họ sẵn sàng
dành nhiều thời gian cho việc đọc sách. Trái lại, việc đọc sách đối với sinh viên khác được
xem như là một công cụ giúp họ giải trí, thư giãn sau những chuỗi ngày học tập căng thẳng
thì họ sẽ chỉ dành một lượng thời gian nhất định cho việc đọc sách.

Dựa trên mẫu khảo sát 100 sinh viên với những lựa chọn tần suất đọc sách của họ
trong 1 tuần, có thể rút ra được những sự lựa chọn tiêu biểu cho từng nhóm. Trong đó, sinh
viên “chỉ đọc khi cần thiết” chiếm hơn 60%, trong khi sự lựa chọn “3 đến 5 lần” chiếm gần
30% và 10% còn lại là những sinh viên có tần suất đọc “Mỗi ngày” và “Không đọc”.

Có thể thấy, xu hướng đọc sách của sinh viên hiện nay phần lớn là chỉ đọc sách khi
cần thiết, nghĩa là khi gặp 1 vấn đề trong học tập hay trong quá trình tìm hiểu kiến thức có 1
phần nào đó khúc mắc họ mới có nhu cầu đọc sách. Ngoài ra, cũng có nhóm sinh viên có tần
suất đọc sách ở mức cao với tần suất từ 3 đến 5 lần 1 tuần. Ngược lại, nhóm sinh viên đọc
sách mỗi ngày chỉ chiếm ở một mức tương đối thấp. Đáng chú ý, chỉ có đúng 1% sinh viên
không đọc sách, từ đó dẫn đến một kết luận rằng nhu cầu đọc sách của sinh viên tuy có sự
khác biệt song việc đọc sách vẫn là một nhu cầu cần thiết yếu đối với sinh viên.

1.4. Bạn có đọc sách điện tử không?

Lựa chọn Tần số Tần suất


phần trăm (%)

Thường xuyên 60 60

Có nhưng không
21 21
thường xuyên

Không 19 19

Tổng 100 100

Bảng 3: Bảng thể hiện số lượng sinh viên với thói quen đọc sách điện tử

Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm sinh viên với thói quen đọc sách điện tử

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể nhận thấy sự chênh lệch đáng kể của hành vi cũng
như thói quen trong việc lựa chọn đọc sách điện tử của sinh viên hiện nay. Đa số các bạn
sinh viên đã và đang dùng qua sách điện tử chiếm đến 81% tổng thể (trong đó 60% sử dụng
thường xuyên; 21% sử dụng không thường xuyên). Với các thiết bị hiện đại hỗ trợ người sử
dụng, việc đọc sách điện tử hiện đang là một trong những xu hướng tất yếu của giới trẻ đặc
biệt là trong nền cách mạng công nghệ 4.0.

1.5. Đối với sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu, bạn có sẵn lòng đọc dưới dạng sách
điện tử không?

Tần suất
Lựa chọn Tần số
phần trăm (%)

Có 74 74

Không 26 26
Tổng 100 100

Bảng 4: Bảng thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc sách giáo trình, giáo khoa dưới
dạng sách điện tử

Đối với thể loại sách học thuật, cung cấp kiến thức, có đến 74 lựa chọn (chiếm 74%) đồng
ý, sẵn lòng với việc sử dụng các thể loại sách học thuật, cung cấp kiến thức dưới dạng sách
điện tử.

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc sách giáo trình,
giáo khoa dưới dạng sách điện tử

1.6. Đối với các thể loại sách khác (ví dụ như sách self-help, tiểu thuyết,....) bạn có sẵn
lòng đọc dưới dạng sách điện tử không?

Tần suất
Lựa chọn Tần số
phần trăm (%)

Có 73 73

Không 27 27

Tổng 100 100

Bảng 5: Bảng thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc thể loại sách khác (self-help, tiểu
thuyết,...) dưới dạng sách điện tử
Tương tự như ở câu trên, với những thể loại sách khác, có đến 73 lựa chọn (chiếm 73%)
đồng ý, sẵn lòng với việc sử dụng các thể loại sách (không phải dùng cho mục đích nghiên
cứu, cung cấp kiến thức) dưới dạng sách điện tử.
Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc thể loại sách
khác (self-help, tiểu thuyết,...) dưới dạng sách điện tử

Tổng quan ở hai câu 5,6: Hiện nay có rất nhiều thể loại sách được phát hành trên thị trường
bao gồm các loại sách học thuật như giáo trình, sách giáo khoa và các thể loại sách giải trí
như tiểu thuyết, truyện tranh,... Dựa trên xu hướng sử dụng, một số người với mong muốn
sưu tầm những cuốn sách có bìa bắt mắt - thường được tìm thấy ở những thể loại như self-
help, tiểu thuyết,... đơn giản để làm đẹp tủ sách và có trải nghiệm thật sự như sách in truyền
thống. Vì vậy, chúng em đã quyết định chia thành 02 câu hỏi để khảo sát về mức độ sẵn
lòng của sinh viên trong việc lựa chọn sách điện tử giữa những thể loại khác nhau.

Qua khảo sát cho thấy, việc lựa chọn đọc sách điện tử giữa các thể loại sách nhìn chung
không có sự khác biệt, các bạn đều sẵn lòng đọc sách điện tử ở mọi loại sách, chỉ có chênh
lệch duy nhất là 1% - rất nhỏ so với tổng thể, do đó ta có thể kết luận rằng hầu hết sinh viên
đều rất sẵn lòng đọc sách điện tử.

1.7. Chi phí trung bình hàng tháng bạn sử dụng cho việc mua sách?

85%
65%
45%
25%
5%
Nam Nữ Tổng
Dưới 100.000 VNĐ 76.6666666666667 62.8571428571429 67

100.000 - 200.000 13.3333333333333 35.7142857142857 29


VNĐ
Trên 200.000 VNĐ 10 1.42857142857143 4
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chi phí trung bình hàng tháng sinh viên sử dụng cho việc
mua sách

Trong một tháng, sinh viên có biết bao thứ chi phí phải chi trả như tiền nhà, tiền điện, nước,
tiền ăn uống, sinh hoạt,… Vậy liệu sinh viên sẽ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu để chi trả cho việc
mua sách của bản thân? Đó là một câu hỏi mà bài khảo sát này cũng cần đề cập đến.

Có thể thấy, mức sẵn lòng trả của đa số sinh viên cho việc mua sách là dưới 100.000 VNĐ
kể cả là sinh viên nam lẫn sinh viên nữ ( nam chiếm trên 76% và nữ chiếm trên 62%).

Trái lại, từ mức 100.000VNĐ – 200.000 VNĐ, có thể thấy có sự chênh lệch khá rõ ràng.
Trong khi chi phí cho việc mua sách hàng tháng của sinh viên nữ ở mức này chiếm hơn
35% thì sinh viên nam lại có tỷ lệ tương đối thấp khi chỉ chiếm 13%.

Tuy nhiên, ở mức giá cao hơn 200.000 VNĐ thì chúng ta lại thấy rằng số sinh viên nam chi
tiền cho việc mua sách ở mức giá này là lớn hơn nhiều so với sinh viên nữ. Với sinh viên nữ
chiếm chỉ hơn 1% song sinh viên nam lại chiếm đến 10%.

Chi phí trung bình hàng


Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ lệ phần
tháng bạn sử dụng cho việc Tần số
phần trăm trăm (Khoảng tin cậy 95%)
mua sách là:

Dưới 100.000 VNĐ 67 67.00 Từ 66.91 đến 67.09

100.000 - 200.000 VNĐ 29 29.00 Từ 28.91 đến 29.09

Trên 200.000 VNĐ 4 4.00 Từ 3.96 đến 4.04

Tổng 100 100.00

Bảng 6: Bảng thể hiện chi phí trung bình hàng tháng sinh viên sử dụng cho việc mua sách
Với khoảng tin cậy 95%, có thể thấy tỷ lệ chi phí hàng tháng của việc đọc sách dưới
100.000 VNĐ khoảng tử 66.91% đến 67.09% và đây cũng là mức chi phí phổ biến nhất của
sinh viên cho việc mua sách.
Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên bỏ ra 100.000 - 200.000 VNĐ cũng có có khoảng tỉ lệ ở mức
tương đối từ 28.91% đến 29.09%
Trái ngược với mức dưới 100.000 VNĐ thì mức trên 200.000 VNĐ lại là mức chi phí
ít phổ biến nhất cho mỗi sinh viên dùng cho việc mua sách khi khoảng tỷ lệ chỉ từ 3.96 đến
4.04.
Nhìn chung, có thể thấy chi phí hàng tháng của sinh viên hiện nay cho việc mua sách
phổ biến nhất từ dưới 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ.
1.8. Theo bạn, mức giá của sách điện tử đang hiện hành trên thị trường có phù hợp với
túi tiền của sinh viên hay không?

Không
20%


80%

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sự chấp nhận mức giá của sách điện tử đang hiện hành
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, mọi thứ diễn ra trong cuộc
sống đều có thể được dữ liệu hóa và việc đọc sách cũng không phải là ngoại lệ.

Trước đây, hầu hết sinh viên đều đến những hiệu sách để tìm đọc và mua cho mình
một cuốn sách nhưng ngày nay với sự ra đời của sách điện tử, mỗi sinh viên đều có thể tìm
kiếm những thể loại sách nào là sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu,… trên khắp các trang
mạng để mua. Trên thực tế, giá của sách in và sách điện tử là không quá chênh lệch nên hiện
nay có một nhóm những sinh viên lựa chọn sách điện tử như là một hình thức đọc sách của
bản thân vì những lợi ích mà nó đem lại. Vậy những mức giá khác nhau đang hiện hành trên
thị trường của sách điện tử có thật sự phù hợp tới sự chi tiêu tiêu dùng và túi tiền của sinh
viên hay không ?.

Có thể thấy, có 80% những sinh viên đồng ý rằng túi tiền của mình có thể đáp ứng
được nhu cầu sử dụng sách điện tử trong khi có 20% những sinh viên khác lại cho rằng với
mức giá đang hiện hàng trên thị trường là không phù hợp với túi tiền của họ.

1.9. Ưu điểm nào của sách điện tử khiến sinh viên chọn mua và sử dụng ?
Thang đo mức độ đồng ý ứng với nội dung từng câu hỏi được đánh giá theo thang
điểm từ 1 ( rất không đồng ý ) đến 5 ( rất đồng ý ).

Ưu điểm Trung bình Độ lệch chuẩn mẫu

Thuận tiện cho việc mang theo, đọc ở mọi nơi 4.25 0.892
Thân thiện với môi trường 4.11 0.920
Giá thành hợp lý 3.69 0.918
Dễ dàng tìm kiếm thông tin trong sách bằng phím tắt 4 0.964
Lưu trữ và bảo quản được trong thời gian dài 4.05 0.914
Có khả năng phóng to và thu nhỏ giúp việc đọc dễ dàng 3.93 0.987

Bảng 7: Thang đo mức độ đồng ý

Có khả năng phóng to và thu nhỏ giúp việc đọc dễ


dàng
Lưu trữ và bảo quản được trong thời gian dài
Dễ dàng tìm kiếm thông tin trong sách bằng phím tắt
Giá thành hợp lý
Thân thiện với môi trường
Thuận tiện cho việc mang theo, đọc ở mọi nơi

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 00%
1

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường


Đồng ý Rất đồng ý

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ đồng ý


Để đánh giá mức độ đồng ý của sinh viên với các nhận định về ưu điểm của sách
điện tử : “Thuận tiện cho việc mang theo, đọc ở mọi nơi”, “Thân thiện với môi trường”,
“Giá thành hợp lý”, “Dễ dàng tìm kiếm thông tin trong sách bằng phím tắt”, “Lưu trữ và bảo
quản được trong thời gian dài” và “Có khả năng phóng to và thu nhỏ giúp việc đọc dễ dàng”
bằng cách đưa ra các thang đánh giá mức độ tăng dần từ 1 đến 5, tương ứng với mức từ rất
không đồng ý đến rất đồng ý. Để đưa ra sự đánh giá tổng quát, nếu mức độ đánh gía trung
bình tổng thể từ 4 trở lên thì sinh viên được xem là đồng ý với các nhận định đã nêu. Từ
những dữ liệu khảo sát được và được tính toán bằng phần mềm Excel, liệu sinh viên có thật
sự đồng ý với những nhận định về ưu điểm của sách điện tử không?
Xác định giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hành kiểm định một phía ( bên
phải ):
𝐻0: 𝜇 ≤ 4
𝐻a: 𝜇 > 4
Chọn mức ý nghĩa 𝛼 = 0,05 để kiểm định.
Sử dụng phần mềm Excel và các dữ liệu thu thập được, tính được:

Mẫu Trung Độ lệch Giá trị


Bậc tự Giá trị 𝑝
STT bình mẫu chuẩn thống kê
n do (Phía phải)
𝑥 ̅ mẫu 𝑠 𝑡
Thuận tiện cho việc
1 mang theo, đọc ở 100 4.25 0.892 2.8027 99 0.9974
mọi nơi
Thân thiện với môi
2 100 4.11 0.920 1.1957 99 0.8849
trường

3 Giá thành hợp lý 100 3.69 0.918 -3.3769 99 0.99

Dễ dàng tìm kiếm


4 thông tin trong sách 100 4 0.964 0 99 0.5
bằng phím tắt
Lưu trữ và bảo
5 quản được trong 100 4.05 0.914 0.547 99 0.7088
thời gian dài
Có khả năng phóng
6 to và thu nhỏ giúp 100 3.93 0.987 -0.7092 99 0.7611
việc đọc dễ dàng

Qua bảng phân tích trên, ta thấy với cả 6 ưu điểm đã nêu, giá trị 𝑝 đều lớn hơn 𝛼.
Cho nên ta không thể bác bỏ 𝐻0.

Kết quả là cả 3 ưu điểm (1),(2) và (5) đều lớn hơn thang điểm 4 trên 5, vậy có nghĩa
là sinh viên thực sự cho rằng sách điện tử đem lại sự thuận tiện cho việc mang theo, đọc ở
mọi nơi; thân thiện với môi trường và có khả năng lưu trữ và bảo quản được trong thời gian
dài.
Đối với những ưu điểm như (3) và (6), nhận thấy rằng cả 2 đều chưa đạt được thang
điểm 4 trên 5, điều đó cho thấy giả cả của sách điện tử đang hiện hành trên thị trường thực
sự chưa hợp lí đối với người tiêu dùng là sinh viên và khả năng phóng to, thu nhỏ giúp cho
việc đọc trở nên dễ dàng không được xem như là một ưu điểm của sách điện tử.

Đặc biệt, với ưu điểm (4), kết quả là đạt được đúng ở mức 4 trên 5, do vậy mang tính
tương đối, nghĩa là việc dễ dàng tìm kiếm thông tin trong sách điện tử bằng phím tắt vừa có
thể được xem là ưu điểm hoặc không được xem là ưu điểm.

1.10. Nhược điểm của sách điện tử?


Câu khảo sát mức độ tán thành của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về những
nhược điểm của sách điện tử theo thang điểm từ 1 đến 5 như sau:

1 - Rất không đồng ý

2 - Không đồng ý

3 - Bình thường

4 - Đồng ý

5 - Rất đồng ý

Chúng em đã liệt kê ra những nhược điểm cơ bản nhất khi nhắc đến sách điện tử nhằm lấy ý
kiến của sinh viên, sau đây là 5 nhược điểm mà chúng em đã đề cập trong đơn khảo sát:

● Gây hại cho mắt


● Phụ thuộc vào các thiết bị điện tử
● Chưa phổ biến, đa dạng nguồn
● Dễ bị phân tâm khi đọc
● Không mang lại trải nghiệm thực sự cho người yêu sách
Biểu đồ 8: Biểu đồ mức độ tán thành về những nhược điểm của sách điện tử

➢ Sử dụng kiểm định giả thuyết phía phải cho vấn đề “Nhược điểm của sách điện
tử”
Thang đo tán thành với mức độ chạy từ 1 đến 5 (rất không đồng ý - rất đồng ý). Nếu
mức độ trung bình tổng thể trên 4, ta xem như sinh viên trên địa bàn thành phố đồng
ý với các ý kiến mà nhóm đã đề ra. Chúng em sẽ thực hiện điểm định giả thiết phía

phải với mức ý nghĩa α = 0,05 và giá trị giả định của trung bình tổng thể μ₀ = 4 để
kiểm tra mức độ đồng ý của sinh viên.

Đặt giả thuyết không và giả thuyết đối như sau:

H₀: μ ≤ 4

Hₐ: μ>4

Bằng cách sử dụng Excel và phần mềm SPSS, dưới đây là các số liệu đã thu thập
được (bao gồm trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, giá trị thống kê t, bậc tự do)
nhằm mục đích cho việc kiểm định giả thuyết:

Trung bình Độ lệch Giá trị Giá trị p


Lựa chọn Bậc tự do
mẫu chuẩn mẫu thống kê t (phía phải)

Gây hại cho mắt 4,28 0,899832 3 0,001216

Phụ thuộc vào các thiết bị


99 4,05 0,946818 0,528085 0,299311
điện tử

Chưa phổ biến, đa dạng


3,64 0,904757 -3,97897 0,999934
nguồn

Dễ bị phân tâm khi đọc 3,86 0,99514 -1,40684 0,918696

Không mang lại trải


nghiệm thực sự cho người 3,87 0,981187 -1,32493 0,905877
yêu sách

Với bảng thống kê số liệu của 5 mục tiêu mà ta kiểm định, ta thấy rằng chỉ có một mục duy

nhất “Gây hại cho mắt” có giá trị p nhỏ hơn α, do đó H₀ bị bác bỏ. Đối với những mục
tiêu còn lại bao gồm “Phụ thuộc vào các thiết bị điện tử”, “Chưa phổ biến, đa dạng
nguồn”, “Dễ bị phân tâm khi đọc”, “Không mang lại trải nghiệm thực sự cho người yêu

sách” đều có giá trị p lớn hơn α, vì vậy không thể bác bỏ H₀.

Tóm lại, trong số những nhược điểm được đề cập, ngoại trừ việc sách điện tử gây hại cho
mắt, đa phần sinh viên đều không đồng ý với những ý kiến còn lại, có thể nói sách điện tử
tuy có nhiều nhược điểm nhưng chúng đều không có tác động quá rõ ràng đến việc sử dụng
của sinh viên. Qua đây, ta có thể kết luận rằng sách điện tử sẽ là một công cụ vô cùng hữu
ích phục vụ cho nhu cầu của sinh viên hiện nay.

Câu 12: Giả sử sách Thống kê có 2 loại: sách in với giá khoảng 230.000 vnđ và sách
điện tử với giá khoảng 200.000 vnđ (có cùng các chức năng như nhau). Mức độ bạn sẽ
muốn mua sách điện tử là?

Hiện nay, hầu hết sinh viên các trường đại học đều học qua môn Thống kê. Vì vậy, chúng
em quyết định đưa câu hỏi này vào đơn khảo sát, lấy ví dụ thực tế và tham khảo thêm thông
giá cả từ trường đại học Kinh Tế TP.HCM nhằm đưa ra những số liệu một cách tốt nhất.
Trong đơn khảo sát, chúng em cũng nêu rõ những chức năng cũng như sự khác biệt giữa 02
loại sách in và sách điện tử để sinh viên có thể cân nhắc, hoàn thành khảo sát chính xác hơn.

Dưới đây là biểu đồ phân phối mức độ muốn mua sách điện tử Thống kê, đánh giá theo
thang đo từ mức 01 đến 10. Sinh viên sẽ chọn mức độ mà bản thân cảm thấy sẽ phù hợp
nhất trong việc lựa chọn sách điện tử.
Biểu đồ 9: Mức độ mong muốn của sinh viên

Mức độ được sinh viên lựa chọn nhiều nhất nằm ở mức 06, 07 với lần lượt là 19, 15 lượt
chọn. Số liệu trung bình chúng em tính toán được là μ = 5,57. Qua đó có thể nhận thấy
sách Thống kê điện tử vẫn là một loại sách khá được yêu thích nhưng vẫn chưa phải là một
lựa chọn tốt nhất vì mong muốn của các bạn chỉ nằm ở mức 06, 07 và chỉ trên mức trung
bình lượng rất nhỏ.

Tương tự như ở 02 câu ưu nhược điểm, chúng em tiếp tục tiến hành kiểm định giả thuyết

phía phải với mức độ giá trị giả định trung bình tổng thể μ₀ = 6 với mức ý nghĩa α = 0,05.
Đặt giả thuyết không và giả thuyết đối như sau:

H₀: μ ≤ 6

Hₐ: μ>6

Sau đây là bảng số liệu cho mục đích kiểm định giả thuyết đã được tính toán bằng
Excel:

Bậc tự do Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị thống kê Giá trị p
mẫu mẫu t (phía phải)

99 5,57 2,275273 -1,88988 0,96915

Số liệu cho thấy giá trị p lớn hơn mức ý nghĩa α, do đó không thể bác bỏ giả thuyết không.
Điều này chứng tỏ sinh viên vẫn chưa thực sự mong muốn đối với việc lựa chọn sách thống
kê điện tử thay cho loại sách in truyền thống. Với mức giá 200.000đ (sách điện tử) và
230.000đ (sách in) cùng những chức năng tương tự nhau, hầu hết sinh viên vẫn có sự ưa
thích và nhu cầu sử dụng sách in nhiều hơn.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam, nữ tham gia khảo sát

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện năm học của người tham gia khảo sát

Bảng 3: Bảng thể hiện số lượng sinh viên với thói quen đọc sách điện tử

Bảng 4: Bảng thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc sách giáo trình, giáo khoa dưới dạng
sách điện tử

Bảng 5: Bảng thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc thể loại sách khác (self-help, tiểu
thuyết,...) dưới dạng sách điện tử

Bảng 6: Bảng thể hiện chi phí trung bình hàng tháng sinh viên sử dụng cho việc mua sách

Bảng 7: Thang đo mức độ đồng ý

Biểu đồ 1: Biểu đồ tròn thể hiện tần suất đọc sách của người tham gia khảo sát trong 1 tuần

Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm sinh viên với thói quen đọc sách điện tử

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc sách giáo trình,
giáo khoa dưới dạng sách điện tử

Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thể hiện số lượng sinh viên sẵn lòng đọc thể loại sách
khác (self-help, tiểu thuyết,...) dưới dạng sách điện tử

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chi phí trung bình hàng tháng sinh viên sử dụng cho việc
mua sách

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sự chấp nhận mức giá của sách điện tử đang hiện hành

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ đồng ý

Biểu đồ 8: Biểu đồ mức độ tán thành về những nhược điểm của sách điện tử

Biểu đồ 9: Mức độ mong muốn của sinh viên

You might also like