You are on page 1of 3

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 2

Bài tập 1. Có 4 nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hóa. Nhóm I hao phí lao động
cho một đơn vị hàng hóa là 3 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa. Nhóm II hao phí lao
động cho một đơn vị hàng hóa là 5 giờ và làm được 600 đơn vị hàng hóa. Nhóm III hao
phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là 6 giờ và làm được 200 đơn vị hang hóa. Nhóm
IV hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là 7 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa.
1. Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa.
2. Căn cứ vào hao phí lao động của các nhóm, hãy phân tích năng lực cạnh tranh của các
nhóm ấy
Bài tập 2: Trong một ngày lao động (8 giờ) sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là
80 USD. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao
nhiêu nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
b. Cường độ lao động tăng 1,5 lần.
Bài tập 3: Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông là 120 tỷ đồng; Trong đó, tổng giá
cả hàng hóa bán chịu là 10 tỷ đồng, tổng số tiền thanh toán đã đến kỳ hạn là 70 tỷ đồng,
số tiền khấu trừ lẫn cho nhau lá 20 tỷ đồng. Số lần luân chuyển trung bình trong năm của
đơn vị tiền tệ là 20 vòng.Số tiền trong lưu thông là 16000 tỷ đồng.
Có thể xóa bỏ hoàn toàn lạm phát được hay không , nếu nhà nước phát hành tiền giấy
mới và đổi tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1: 1000 ?
Bài làm:

Bài tập 1:

a. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội.

Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa là:
3× 100+5 ×600+6 × 200+7 ×100
= 5,2 giờ
100+600+200+ 100

b. Do hao phi lao động của nhóm I ít nhất vì thế thực lực và vị trí của nhóm 1 đủ điều
kiện thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng vì vậy năng lực cạnh tranh của nhóm
I lớn nhất.

Bài tập 2:

Ban đầu: Trong 8 giờ lao động sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 USD

Nên giá trị của 1 sản phẩm là: 80/16 = 5 USD

a. Tăng năng suất chỉ làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1
khung thời gian nhất định chứ không làm tăng tổng giá trị của sản phẩm.
Vì vậy, lúc này :

- 8 giờ sẽ sản xuất được 32 sản phẩm.

- Tổng sản phẩm vẫn giữ nguyên là 80 USD. (Sở dĩ tổng giá trị không thay đổi
vì theo đà phát triển của tư bản, năng suất lao động tăng lên làm giá trị hàng hóa ,
dịch vụ giảm xuống. Do lượng lao động hao phí làm ra 32 sản phẩm vẫn là 8 giờ, nên
lượng giá trị của chúng vẫn là 80 USD)

- Giá trị của 1 sản phẩm: 80/32 = 2.5 USD.

b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần tức sự hao phí hoạt động trong
khoảng thời gian đó tăng lên 1,5 lần, do đó tạo ra lượng giá trị lớn hơn 1,5
lần = 80 x 1,5 =120 USD.

Lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên 1,5 lần = 16 x 1.5 = 24 sản phẩm.

Giá trị của 1 sản phẩm = 120/24= 5 USD.

Tăng cường độ lao động tức là kéo dài ngày lao động ra:

- Theo logic , ngày lao động càng dài thì tiền lương tăng tức là giá trị 1 sản phảm
cũng phải tăng để bù chi phí.

- Tuy nhiên, nhà tư bản bóc lột bằng cách vẫn giữ nguyên thời gian lao động tất yếu
và chỉ tăng thời gian lao động thặng dư.

Do đó, giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ nguyên.

Vậy khi tăng cường độ lao động lên 1,5 lần thì giá trị của mỗi sản phẩm không đổi (5
USD), tổng giá trị sản phẩm là 120 USD.

Bài tập 3:

Ta gọi:

Tổng giá trị hàng hóa trong lưu thông là H (120 tỷ)

Tổng giá cả hàng hóa bán chịu là A ( 10 tỷ)

Số tiền thanh toán đã đến kỳ hạn là B ( 70 tỷ)

Số tiền khấu trừ lẫn nhau là C (20 tỷ)

Số lần luân chuyển trung bình trong năm của đơn vị tiền tệ là V ( 20 vòng)

Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông là:


H−( A+C ) +B 120−( 10+20 )+70
Mc = V
= 20
= 8 tỷ

Nếu đổi tiền theo tỷ lệ 1:1000 thì số tiền thực tế trong lưu thông là:

Mt = 16000/1000= 16 tỷ

Mt>Mc, tức số lượng tiền giấy thừa ra so với số cần thiết trong lưu thông = 16 tỷ- 8
tỷ= 8 tỷ.

Vậy hiện tượng lạm phát không thể xóa bỏ được vì Mt>Mc.

You might also like