You are on page 1of 3

Bài 1: Bốn nhóm người cùng sản xuất ra một loại hàng hoá.

- Nhóm I hao phí cho 1 đơn vị hàng hoá là 3h và làm được 100 đơn vị;

- Nhóm II hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa là 5h và làm được 600 đơn vị;

- Nhóm III hao phí cho 1 đơn vị hàng hoá là 6h và làm được 200 đơn vị;

- Nhóm IV hao phí cho 1 đơn vị hàng hóa là 7h và làm được 100 đơn vị.

Tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1 đơn vị hàng hoá.

Giải

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong
điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội

Thời gian lao động xã hội cần thiết được xác định theo công thức sau:

Thời gian lao động xã hội cần thiết = Tổng thời gian lao động cá biệt / Tổng sản phẩm

= ( 3x100 + 5x600 + 6x200 + 7x100 ) / ( 100 + 600 + 200 + 100 ) = 5,2 (giờ)

Bài 2: Trong một ngày lao động (8h), một cơ sở sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 USD.
Hỏi tổng giá trị sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu nếu:

a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần;

b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.

Giải

Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí và tỷ lệ nghịchvới năng suất
lao động, vậy:

a. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên 2 lần
→ 16 sản phẩm x 2 = 32 sản phẩm
Do lượng lao động hao phí làm ra 32 sản phẩm vẫn là 8 giờ, nên lượng giá trị của chúng vẫn
là 80 USD, do đó giá trị của 1 sản phẩm sẽ giảm xuống 2 lần
→ 80 USD / 32= 2,5 USD
b. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên 1,5 lần
→ 16 sản phẩm x 1,5 = 24 sản phẩm
Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần tức sự hao phí hoạt động trong khoảng thời gian đó tăng
lên 1,5 lần, do đó trong thời gian đó tạo ra lượng giá trị lớn hơn 1,5 lần
→ 80 USD x 1,5 = 120 USD
Như vậy giá trị của 1 sản phẩm không đổi =120/24=5 USD.

Bài 3: Để tái sản xuất ra sức lao động, một công nhân tối thiểu phải chi phí các khoản sau:

a. Lương thực, thực phẩm, điện, nước…: 150.000VNĐ/ngày;

b. Mua sắm đồ gia dụng…: 2.000.000VNĐ/năm;

c. Mua sắm tư trang…: 6.800.000VNĐ/năm;

d. Mua sắm đồ dùng lâu bền: 6.000.000VNĐ/10 năm;


e. Phí các dịch vụ văn hoá, giao tiếp…: 500.000VNĐ/ tháng.

Hãy xác định giá trị sức lao động của công nhân đó trong 1 ngày.

Bài 4: Trong quá trình sản xuất, hao mòn thiết bị máy móc là 100.000$, chi phí nguyên, nhiên vật liệu
là 300.000$. Hãy xác định chi phí tư bản khả biến, biết rằng giá trị sản phẩm là 1.000.000$ và tỷ suất
giá trị thặng dư (m’) là 200%.

Bài 5: Có 100 công nhân sản xuất 1 tháng được 12.500 sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là
250.000$. Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250$; tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là
300%. Tính giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và viết cấu tạo giá trị của sản phẩm đó.

Bài 6: Tư bản đầu tư là 900.000$, trong đó: vào tư liệu sản xuất là 780.000$; số công nhân là 400
người. Hãy xác định lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là
200%.

Trả lời: 900 đô-la.

Lời giải: Ta có tư bản đầu tư = c+v=900 000 đô-la; c=780 000 đô-la, do đó v=900 000 – 780 000 =120
000 đô-la.

Do m’=200% -> m=2v, tức m= 120 000 x 2 =240 000 đô-la.

Giá trị mới do 400 công nhân tạo = 120 000+240 000 =360 000 đô-la.

Vậy, giá trị mới do 1 công nhân tạo ra = 360 000/400=900 đô-la.

Đáp số: Khối lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra là 900 đô-la.

Bài 7: Tư bản ứng trước 500.000$, trong đó đầu tư vào nhà xưởng 200.000$, vào máy móc, thiết bị
100.000$. Nguyên nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần tiền thuê lao động. Hãy xác định lượng tư bản
cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến và tư bản khả biến. Căn cứ để phân chia tư bản thành các
loại tư bản trên?

Bài 8: Tư bản ứng trước là 100 nghìn USD; c:v = 4:1; m’=100%; 50% giá trị thặng dư được tư bản hoá.
Hãy xác định khối lượng giá trị thặng dư được tư bản hoá nếu tỷ suất giá trị thặng dư tăng tới 300%.

Bài 9: Có 300 công nhân làm việc trong một nhà máy. Mỗi giờ 1 công nhân tạo ra một giá trị mới là
5$. Giá trị sức lao động 1 ngày của 1 công nhân tạo ra là 10$, m’ = 300%.

a, Xác định độ dài ngày lao động của công nhân

b, Tính khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được 1 ngày trong nhà máy

c, Khi m’ = 400% và tiền lương của công nhân không đổi thì nhà tư bản thu được thêm mỗi ngày 1
khối lượng giá trị thặng dư là bao nhiêu?
Bài 10: Trong các năm 1967 – 1971 ở Mỹ, giá trị mới tạo ra tăng từ 262,2 tỷ lên 314 tỷ USD. Còn tiền
lương của công nhân tham gia vào việc tạo ra giá trị đó sau khi đã trừ đi thuế và các khoản đóng góp
khác tăng từ 63,2 tỷ lên 72 tỷ. Tính sự thay đổi của trình độ công nhân ở Mỹ trong những năm đó.

Trả lời: Từ 315% tăng lên 336%

Lời giải: Theo công thức tính lãi suất giá trị thặng dư, m’ = m/v.

Năm 1967, tiền lương của công nhân (v) = 63,2 tỷ

Do đó giá trị thặng dư (m) = giá trị mới (v + m) - tiền lương của công nhân (v) =262,2 - 63,2 = 199 tỷ
đô-la.

Như vậy trình độ công nhân ở Mỹ năm 1967 là m’ = m/v = 199/63,2 = 315%.
Tương tự, năm 1971, v=72 tỷ; m=314 tỷ -72 tỷ= 242 tỷ.

Do đó trình độ bóc lột công nhân ở Mỹ năm 1971 là m’/m = 336%

Trình bóc lột công nhân ở Mỹ từ năm 1967 đến năm 1971 đã tăng từ 315 lên 336%

You might also like