You are on page 1of 11

Hướng dẫn bài tập KTCT

Bài 1:Tư bản ứng trước là 1.000.000, USD, theo c/v= 4/1. Số công nhân làm
thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản ứng trước tăng 1.800.000 USD, cấu tạo hữu
cơ c/v tư bản tăng lên c/v = 9/1.
Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công của mỗi công
nhân không thay đổi
Tóm tắt:
Giả thiết: Tư bản ứng trước 1.000.000 (USD), c/v = 4/1, số công nhân thuê
2.000 người
Tư bản ứng trước 1.800.000 (USD), c/v = 9/1
Kết luận : Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công
của mỗi công nhân không thay đổi
Bài giải
+ Khi quy mô tư bản ứng trước là 1.000.000 (USD)
Ta có C+V = 1.000.000 (USD)
Và C/V= 4/1
Nên C = 800.000 (USD)
V= 200.000 (USD)
Tiền công 1 công nhân nhân đc là
200.000: 2.000 = 100 (USD)
+ Khi Quy mô tư bản ứng trước là 1.800.000 (USD)
Ta có C + V = 1.800.000(USD)
Và C/V = 9/1 (USD)
Nên C= 1.620.000 (USD)
Và V= 180.000 (USD)
Số công nhân thuê được là
180.000: 100 = 1.800 (người)
Số công nhân thuê giảm
2.000 – 1.800 = 200 (người)
Đáp số: 200 người
Bài 2 Một cỗ máy giá trị là 600.000 đồng, dự tính hao mòn trong 15 năm.
Nhưng qua 4 năm hoạt động giá trị của máy mới tương tự đã giảm đi 25%. Hãy
xác định tổn thất do hao mòn của cỗ máy đó?
Tóm tắt
Giả thiết : Giá trị cỗ máy (600.000 đồng)
Hao mòn trong 15 năm
Hao mòn vô hình sau 4 năm 25%
Kết luận : Tính tổng tổn thất hao mòn
Bài giải
Hao mòn hữu hình một năm là:
600.000 /15 = 40.000 (USD)
Giá trị còn lại của cỗ máy sau 4 năm
600.000 – 40.000 x4= 440.000 (USD)
Hao mòn vô hình 4 năm là
440.000 x 25% = 110.000 (USD)
Tổng hao mòn trong 4 năm là
110.000 + 4 x 40.000 = 270.000 (USD)
Đáp số : 270.000 (USD)

Bài 3: Tư bản đầu tư 900.000 USD, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 600.000
USD. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất 300 người. Hãy xác định giá
trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.

Bài giải

Tóm tắt :

Giả thiết: C + V = 900.000 (USD)

C = 600.000 (USD)

Số công nhân : 300 người


Tỷ suất giá trị thặng dư : 200%

Kết luận: Tìm giá trị mới do 1 công nhân tạo ra (v +m)

Bài giải

Ta có C + V = 900.000 (USD)

Mà C = 600.000 (USD)

Nên V = 300.000 (USD)

Tiền công của 1 công nhân nhận được là

300.000 :300 = 1.000 (USD)

Mà Tỷ suất giá trị thặng dư : 200% nên m = 2 x v

Giá trị thặng dư thu được là

1.000x 2 = 2.000 (USD)

Giá trị mới do một công nhân tạo ra là

2.000 + 1.000 = 3.000 (USD)


Đáp số: 3.000 USD

Bài 4: Ngày làm việc 8h, giá cả sức lao động một giờ là 1,6 USD. Sau đó nạn
thất nghiệp tăng lên nên giá cả sức lao động giảm xuống 1/8. vậy công nhân
buộc phải kéo dài ngày lao động của mình ra bao nhiêu để vẫn nhận được tiền
công như cũ?

Tóm tắt
Giả thiết: Ngày làm việc 8h
Tiền công 1h là 1,6 USD
Tiền công mới giảm xuống 1/8
Tiền công một ngày không thay đổi
Kết luận: Tính thời gian làm việc tăng thêm khi tiền công 1 ngày không
đổi
Bài giải
Tiền công một giờ làm việc giảm là
1,6 x 1/8 = 0,2 (USD)
Tiền công mới một giờ nhận được là
1,6 -0,2 = 1,4 (USD)
Tiền công 1 ngày là:
1,6 x 8 = 12,8 (USD)
Để nhận đc mức tiền công như cũ thì công nhân phải làm số thời gian là
12,8 : 1,4 = 9,14 (giờ)
Thời gian công nhân phải làm thêm để nhận được mức tiền công như cũ

9,14 – 8 = 1,14 (giờ)
Đáp số: 1,14 giờ
Bài 5: Giả định 1 năm, 1 nền kinh tế sản xuất một lượng sản phẩm là
200.000 gói sà phòng, 300.000 tuýt kem đánh răng, 500.000 m vải. Giá cả
của hàng hóa là 2$/gói xà phòng, 2$/tuýt kem đánh răng, 3$/m vải. Hãy
tính số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, nếu tiền tệ thực hiện được 4
vòng quay trong một năm?
Tóm tắt
Giả thiết: Gói xà phòng 200.000 gói; giá là 2 $/sản phẩm
Tuýt kem đánh răng 300.000 sản phẩm; giá là 2 $/sản phẩm
Vải 500.000 m; giá là 3 $/m
Tốc độ quay của đồng tiền: 4 vòng/năm
Kết luận: tính lượng tiền cần thiết cho lưu thông
Bài giải
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông là (M = P x Q /V)
(200.000 x 2 + 300.000 x 2 + 500.000 x 3) : 4 = 625.000 $
Đáp số : 625.000 $
Bài 6: Một doanh nghiệp đầu tư một lượng tư bản ứng trước K = 1 triệu
USD. Cấu tạo hữu cơ là 4/1. Trình độ bóc lột là 100%. Hỏi tổng giá trị
hàng hóa sản xuất ra ở năm thứ 2 là bao nhiêu nếu tích lũy tư bản là 50%?
Tóm tắt
Giả thiết : C + V = 1.000.000 USD
C/V = 4/1
m/ = 100%
Tích lũy tư bản 50%
Kết luận : Tính tổng giá trị hàng hóa ở năm thứ 2
Bài giải
+ Ta có C + V = 1.000.000 USD
Mà C/V = 4/1
Nên V = 200.000 USD
Mà m/ = 100% nên m = v = 200.000 USD
Giá trị hàng hóa của năm thứ nhất là (G = C + V + M)
1.000.000 + 200.000 = 1.200.000 (USD)
Vì tích lũy 50% nên tích lũy của năm thứ nhất là
200.000 x 50% = 100.000 (USD)
Quy mô sản xuất của năm thứ 2 là
1.000.000 + 100.000 = 1.100.000 (USD)
+ Quy mô sản xuất của năm thứ 2 là
Ta có C + V = 1.100.000 USD
C/ V= 4/1
Nên V= 220.000 USD
Mà m/ = 100% nên m = v = 220.000 USD
Giá trị hàng hóa của năm thứ 2 là
1.100.000 + 220.000 = 1.320.000 (USD)
Đáp số: 1.320.000 USD
Bài 7: Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 250 triệu
USD, trong điều kiện cấu tạo hữu cơ tư bản là 4/1. Hãy tính tỷ suất tích
lũy, nếu biết rằng mỗi năm 15 triệu USD giá trị thặng dư biến thành tư
bản và trình độ bóc lột là 300%?
Tóm tắt
Giả thiết: C + V = 250 triệu USD
C /V = 4/1
Giá trị thặng dư mỗi năm là : 15 triệu USD
m/ = 300%
Kết luận: Tính tỷ suất tích lũy (công thức tỷ suất tích lũy = giá trị thặng
dư quay trở sản xuất : tổng giá trị thặng dư thu được x 100%)
Bài giải

+ Ta có C + V = 250 triệu USD

Mà C /V = 4/1

Nên V = 50 triệu USD

Khối lượng giá trị thặng dư thu được là (M = m/ x V)


50 x 300% = 150 (triệu USD)
Tỷ suất tích lũy là
(15 :150 ) x 100% = 10%
Đáp số : 10%
Bài 8: Có một số tư bản đầu tư là 400.000 USD với cấu tạo hữu cơ là
3/2. Qua một thời gian, tư bản đầu tư tăng lên 600.000 USD và cấu tạo
hữu cơ cũng tăng 9/1.
Tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột công nhân
trong thời kỳ này tăng từ 100% lên 150%. Giải thích vì sao tỷ suất lợi
nhuận bị giảm xuống mặc dù trình độ bóc lột của các nhà tư bản tăng lên?
Tóm tắt
Giả thiết
Khi m1/ = 100% có C + V = 400.000 (USD) và C/V = 3/2
Khi m2/ = 150% có C + V = 600.000 (USD) và C/V = 9/1
Kết luận Tính P1/ va P2/ ( P/ = m : (c + v) x 100%)
Bài giải

+ Khi m1/ = 100%

Ta có C + V = 400.000 (USD)

và C/V = 3/2

Nên V = 160.000 (USD)

Vì m1/ = 100% nên m = v = 160.000 (USD)

Tỷ suất lợi nhuận là

(160.000 : 400.000) x 100% = 40%

+ Khi m2/ = 150%

Ta có C + V = 600.000 (USD)

và C/V = 9/1

Nên V = 60.000 (USD)

Vì m2/ = 150% nên m = 1,5 v = 90.000 (USD)

Tỷ suất lợi nhuận là

(90.000 : 600.000) x 100% = 15%

Khi tỷ suất giá trị thặng tăng từ 100% lên 150% làm cho tỷ suất lợi nhuận
giảm từ 40% xuống 15% vì cấu tạo hữu cơ tăng từ 3/2 lên 9/1.
Bài 9: Trong một ngày lao động sản xuất được 30 sản phẩm có tổng giá trị là
120$. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm trong 5 ngày và giá trị của 1 sản phẩm là
bao nhiêu nếu:

a. Năng suất LĐ tăng lên 2 lần?

b. Cường độ LĐ tăng lên 2 lần

c. Cả 2 trường hợp trên cùng xảy ra

Tóm tắt

Giả thiết : Trong 1 ngày số sản phẩm 30; tổng giá trị sản phẩm 120 $

Kết luận: Tính giá trị tổng sản phẩm làm trong 5 ngày và giá trị của 1 sản phẩm

Khi

a. Năng suất LĐ tăng lên 2 lần?

b. Cường độ LĐ tăng lên 2 lần

c. Cả 2 trường hợp trên cùng xảy ra

Bài giải

Tổng số Giá Tổng giá trị Tổng giá trị sản


sản phẩm trị/sản sản phẩm 1 phẩm 5 ngày (USD)
phẩm ngày (USD)
(USD)
Ban đầu 30 120 :30 =4 120 120 x5 = 600
a. Khi NSLĐ tăng 2 30 x2 = 60 4 :2 = 2 60 x 2= 120 120 x5 = 600
lần
b. Khi CĐLĐ tăng 2 30 x2 = 60 4 60 x4 = 240 240 x 5 = 1200
c. Cả hai trường hợp 30 x 2 x 2 = 120 4:2=2 120 x2 =240 240 x 5 = 1200

Bài 10. Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó năng suất
lao động trong các ngành sản suất vật phẩm tiêu dùng tăng lên 2 lần nên hàng hóa ở
những ngày này giảm đi 2 lần. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu độ
dài ngày lao động không thay đổi? Dùng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?

Tóm tắt:

Giả thiết: Ngày làm việc: 8h

Thời gian lao động thặng dư: 4h

Năng suất lao động tăng 2 lần

Hàng hóa giảm đi 2 lần

Kết luận: Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu độ dài ngày lao động
không thay đổi? Dùng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?

Bài giải

+ Ngày làm việc: 8h

Thời gian lao động thặng dư: 4h

Thời gian lao động tất yếu là:

8- 4 = 4 (h)

Tỷ suất giá trị thặng dư là

4 : 4 x 100% = 100%

+Khi năng suất lao động tăng 2 lần thì thời gian lao động tất yếu bị giảm xuống
2 lần

Thời gian lao động tất yếu là

4 : 2 = 2 (h)

Thời gian lao động thặng dư là:

8 – 2 = 6 (h)

Tỷ suất giá trị thặng dư là


6 : 2 x 100% = 300%

Đáp số: Tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ 100% lên 300% và đây là phương pháp
sản suất giá trị thặng dư tương đối (vì ngày lao động không thay đổi, thời gian
lao động tất yếu giảm, thời gian lao động thặng dư tăng)

Kiến thức cần lưu ý:

Bài 2,3

- Doanh nghiệp muốn xây dựng được thương hiệu chỉ cần quan tâm đến sx hàng
hóa gtsd tốt, giá thành phải phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của xã hội

- Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn

-Năng suất lao động có sức sản xuất vô hạn, cường độ lao động có sức sản xuất
hữu hạn

-Trong nền sản xuất hiện đại giá trị hàng hóa có xu giảm

-Các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trườngcó vai trò và trách nhiệm khác
nhau(4 chủ thể)

- Người tiêu dùng thông minh để tự bảo vệ mình là sai vì Các chủ thể trên thị trường
có mối quan hệ tác động lẫn nhau, mối chủ thể có vai trò, trách nhiệm khác nhau trong
nền kinh tế thị trường, khi một chủ thể bị tác động đều ảnh hưởng đến chủ thể khác

- Quy luật giá trị: khái niệm, nội dung, tác động, ý nghĩa:

Quy luật giá trị có tác động 2 mặt (tích cực và tiêu cực)

Bài 4

-Sức lao động là hàng hóa đặc biệt


- Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, (sản xuất giá trị thặng dư siêu
ngạch là một trường hợp đặc biệt của tương đối là hình thức biến tướng của gttd
tương đối, cần phân biệt giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối)

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc áp
dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, quản lý. NSLĐ có xu hướng tăng.
Kéo dài thời gian lao động, tăng CĐLĐ. Nên hiện nay vẫn sử dụng 2 phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư.

- So sánh tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận (về chất, lượng)

Bài 6:

-Trong giai đoạn hiện nay xuất khẩu tư bản có những biểu hiện mới so với trước

- Việc mở rộng đầu tư này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển của Việt
Nam

- Xuất khẩu tư bản chỉ đơn thuần là các nước giàu (nhiều tiền) sẽ cho các nước
nghèo vay tiền để tự đầu tư phát triển kinh tế, còn nước cho vay chỉ việc thu tiễn
lãi: quan điểm là sai

+ Xuất khẩu tư bản, những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản.

You might also like