You are on page 1of 3

CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH TRIẾT HỌC

1. “Trong lịch sử tư tưởng chỉ có CN Mác là duy nhất đúng”: Sai, vì nếu nói như vậy sẽ bỏ
qua các tư tưởng khác, CN Mác là kim chỉ nam của VN nhưng không phải là duy nhất,
các học thuyết, tư tưởng khác sẽ bổ sung thêm cho CN Mác.
2. “CN Mác có 3 bộ phận cấu thành”: Sai, vì đó chỉ là 3 bộ phận cấu thành cơ bản, nếu
xem xét chỉ với 3 bộ phận sẽ không toàn diện.
3. “Triết học là khoa học của mọi khoa học”: Sai, vì thời cận đại đến nay, TH vs KH có mối
quan hệ biện chứng với nhau, TH định hướng cho KH, KH cung cấp dữ liệu, số liệu để TH
khái quát nên nguyên lý;TH nghiên cứu bản chất vận động còn KH nghiên cứu cái cụ thể.
4. “Triết học mang tính vĩnh viễn”: Sai, vì chỉ có TH mang tính thích ứng với thời đại chứ
không có TH vĩnh viễn cho mọi thời đại
5. “Bản chất của Triết học là tính giai cấp”: Sai, vì bản chất của TH hướng tới chân-thiện-
mỹ.
6. “Trong lịch sử TH có 2 phương pháp đối lập nhau là phương pháp biện chứng và
phương pháp siêu hình”: Sai, vì không có 2 phương pháp BC, SH mà chỉ có 2 phương
pháp luận BC và SH.
7. “Triết học chỉ dành cho giới thượng lưu”: Sai, vì TH là hoạt động tinh thần tốn nhiều
tiền bạc, thời gian, trí tuệ nên người giàu có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn vs TH, TH là dành
cho mọi người.
8. “TH đưa ra phương pháp giải quyết mọi vấn đề”: Sai, vì TH chỉ đưa ra hệ thống tri thức
lý luận chung nhất, không nên nói TH là số 1 và chuyện gì TH cũng giải quyết được, nên
tìm hiểu các khoa học khác để hoàn thiện hơn.
9. TH Mác định nghĩa “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất”: Sai, vì TH Mác định
nghĩa Vận động là mọi sự biến đổi nói chung còn phương thức tồn tại của VC là vai trò
của Vận động đối với VC.
10. “Nói quá khứ là hiện tại, hiện tại là tương lai”: Đúng, vì quá khứ - hiện tại – tương lai có
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau
11. “Nói giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm là thời gian”: Sai, vì giờ, phút, giây, ngày, tháng,
năm là đơn vị thời gian chứ không phải thời gian, không đồng nhất chúng với thời gian.
12. “Con người tồn tại nhờ vào Lao động”: Đúng , vì có quá trình lao động mới tạo nên sản
phẩm vật chất nhằm nuôi sống con người
13. “Lao động khác nhau, ý thức khác nhau”:Đúng
14. “Nguồn gốc tự nhiên là nguồn gốc quan trọng nhất trong việc hình thành ý thức con
người”: Sai, vì nguồn gốc xã hội mới quan trọng nhất, quyết định việc hình thành ý thức
con người
15. “Xét cho cùng, trong 2 nguồn gốc nguồn gốc tự nhiên quyết định cho việc hình thành ý
thức con người”: Đúng, vì nếu không có nền tảng vật chất sẽ không sản sinh ra ý thức.
16. “Triết học với triết lý là một”: Sai, vì triết lý là những quan niệm, suy tư của con người,
mang tính rời rạc, tản mạn, không thành hệ thống, không khái quát lên thành hệ thống
như triết học, và triết học với triết lý có MQH biện chứng với nhau, không được đồng
nhất chúng với nhau.
17. “CN Duy vật cổ đại đồng nhất VC với khối lượng của VC”: Sai, vì CN Duy vật siêu hình
mới đồng nhất VC với khối lượng của VC.
18. “Sai lầm của CNDT nói chung là xem bản chất của TG là tinh thần tuyệt đối”: Sai, vì chỉ
có CNDT KHÁCH QUAN mới xem bản chất TG là tinh thần tuyệt đối.
19. “VC dùng để chỉ hiện tại khách quan”: Sai, vì VC dùng để thực tại khách quan,
20. “Trong quá trình Vận Động, VC có thể vận động đi lên, đi xuống, không đi lên, không đi
xuống”: Đúng, vì có thể phân loại VC theo các tính chất khác nhau như tiến hóa, thoái
hóa, đứng im cân bằng.
21. “Lượng đổi thì chất đổi”: Sai, vì lượng đổi chưa chắc chất đổi, phải qua giới hạn độ thì
lượng mới biến đổi thành chất mới.
22. “Lượng không đổi thì chất không đổi”: Đúng
23. “Chất đổi thì lượng sẽ đổi”: Đúng, vì chất mới ra đời sẽ có lượng mới
24. “Chất không đổi, lượng không đổi”: Sai, vì chất đổi hay không thì lượng vẫn đổi
25. “Thêm vào 1 lượng có thể thay đổi về chất”: Đúng
26. “Quy luật lượng chất là hạt nhân của phép BC”: Sai, vì quy luật mâu thuẫn mới là hạt
nhân của phép BC
27. “Các mặt đối lập là nguyên nhân bên trong tạo nên mâu thuẫn”: Đúng
28. “Giai cấp vô sản đánh bại giai cấp tư sản thì giai cấp VS sẽ thay thế vị trí của giai cấp
thống trị”: Sai, vì sẽ chuyển sang SV, HT mới do hai sv tiêu diệt nhau, chứ không có việc
thay thế cái này bằng cái khác.
29. “1 có thể tách ra làm hai, nhưng hai có thể nhập lại làm một”: Sai, vì bao giờ 1 cũng là
một chỉnh thể thống nhất, không tách ra được.
30. “Sự thay đổi về chất chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành của SV”: sai, vì
sự thay đổi về chất không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành, mà còn phụ thuộc
vào sự liên kết các yếu tố với nhau.
31. “Sự thay đổi mất đi một vài thuộc tính sẽ làm thay đổi chất của sự vật”: Sai, chỉ khi
nào thay đổi thuộc tính cơ bản thì chất mới thay đổi
32. “Lượng của SV chỉ có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể”: Sai, vì
lượng còn được biểu hiện qua các trừu tượng, số lượng, quy mô hơn
33. “Các mặt đối lập sẽ có hiện tượng là không có các yếu tố đồng nhất với nhau”: Sai, vì
các mặt đối lập vẫn có trạng thái thống nhất với nhau nên các mặt đối lập vẫn ngang
nhau, vẫn có các yếu tố giống nhau
34. “Xung đột là một dạng của MT”: Sai, vì xung đột chỉ là xích mích, là sự khác nhau về 1
quan điểm còn MT đang xét là MTBC.
35. “Một sự vật chỉ có một mâu thuẫn”: Sai, vì mâu thuẫn được tạo nên từ các mâu thuẫn
mà một sự vật thì lại có vô số mặt đối lập nên là có vô số mâu thuẫn chứ không chỉ có 1
mâu thuẫn.
36. “Mâu thuẫn là cách thức, xu hướng của sự phát triển”: Sai, vì MT là nguồn gốc, động
lực của sự phát triển
37. “Không có hoạt động sản xuất của cải vật chất thì sẽ không có xã hội loài người”: Đúng
38. “Không phải mọi tri thức của con người đều là chân lý”
39. “Ý thức có thể tự thân vận động”: Sai, vì nếu không có yếu tố vật chất sẽ không có ý
thức nên ý thức không thể tự thân vận động
40. “Nguyên nhân, kết quả là 2 mặt đối lập”: Đúng, vì nguyên nhân, kết quả có mối quan hệ
chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau để tồn tại
41. “Nếu không tạo điều kiện, cái mới sẽ không ra đời”: Sai, vì cái mới ra đời là xu hướng
khách quan, không tạo điều kiện thì cái mới vẫn sẽ ra đời nhưng xu hướng chậm hơn
42. “Cái mới là cái vô địch”: Đúng, vì cái mới đã chứa đựng những cái hợp lý của cái cũ, bổ
sung thêm những cái chưa có của cái cũ vì vậy cái mới hoàn thiện hơn.
43. “Nếu không có Nhận thức thông thường thì sẽ không có Nhận thức khoa học”: Đúng,
vì NT thông thường với NT khoa học có MQH Biện chứng với nhau, NT khoa học hình
thành từ NT thông thường, ta không nên dừng lại ở NT thông thường mà phải nâng lên
NT khoa học.
44. “Thế giới vật chất là thực tại khách quan”: Đúng
45. “Ý thức cũng có thể trở thành vật chất”: Đúng, vì khi ý thức thâm nhập vào thực tiễn thì
có khả năng trở thành vật chất, khi đó sức mạnh tinh thần được vật chất hóa.
46. “Không gian, thời gian là phương thức tồn tại của VC”: Sai, vì KG, TG là hình thức tồn
tại của VC
47. “1 cái chén ăn cơm là VC, đập vỡ làm đôi thì nửa cái chén là dạng VC”: Sai, vì 1 cái chén
đã là dạng VC
48. “Hình thức của tờ giấy là màu trắng”: Sai, vì hình thức của tờ giấy ở đây là theo quan
điểm triết học thì hình thức là phương thức liên kết câu từ, thông tin trên tờ giấy.
49. “Khi nhận thức được (phát hiện được) cấu trúc của nguyên tử thì làm cho nguyên tử
mất đi được”: Sai, vì nguyên tử tồn tại khách quan
50. “Tư hữu tồn tại trong xã hội không có giai cấp”: Sai, vì Tư hữu chỉ xuất hiện trong xã hội
có giai cấp
51. “Chế độ công hữu chỉ tồn tại trong XH không có giai cấp”: Sai, vì trong XH có giai cấp
vẫn tồn tại, nhưng vẫn hạn chế

You might also like