You are on page 1of 15

Hướng dẫn bài tập KTCT

Bài 1:Tư bản ứng trước là 1.000.000, USD, theo c/v= 4/1. Số công nhân làm
thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản ứng trước tăng 1.800.000 USD, cấu tạo hữu
cơ c/v tư bản tăng lên c/v = 9/1.

Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công của mỗi công
nhân không thay đổi. Tại sao?

Tóm tắt: (0.25 đ)

Giả thiết: Tư bản ứng trước 1.000.000 (USD), c/v = 4/1, số công nhân thuê
2.000 người

Tư bản ứng trước 1.800.000 (USD), c/v = 9/1

Kết luận : Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công
của mỗi công nhân không thay đổi

Bài giải (1.25đ)

+ Khi quy mô tư bản ứng trước là 1.000.000 (USD)

Ta có C+V = 1.000.000 (USD)

Và C/V= 4/1

Nên C = 800.000 (USD)

V= 200.000 (USD)

Tiền công 1 công nhân nhân đc là

200.000: 2.000 = 100 (USD)

+ Khi Quy mô tư bản ứng trước là 1.800.000 (USD)

Ta có C + V = 1.800.000(USD)

Và C/V = 9/1 (USD)


Nên C= 1.620.000 (USD)

Và V= 180.000 (USD)

Số công nhân thuê được là

180.000: 100 = 1.800 (người)

Số công nhân thuê giảm

2.000 – 1.800 = 200 (người)

Đáp số: 200 người

Tại sao: do quy mô tư bản tăng lên từ 1.000.000 lên 1.800.000 và cấu tạo hữu
cơ tư bản tăng từ 4/1 lên 9/1 vì thế nhà tư bản tăng đầu tư vào máy móc nên
mức thuê lao động bị giảm xuống (0,5đ)

Bài 2 Một cỗ máy giá trị là 600.000 USD, dự tính hao mòn trong 15 năm.
Nhưng qua 4 năm hoạt động giá trị của máy mới tương tự đã giảm đi 25%. Hãy
xác định tổn thất do hao mòn của cỗ máy đó?

Tóm tắt

Giả thiết : Giá trị cỗ máy: 600.000 USD

Hao mòn trong 15 năm

Hao mòn vô hình sau 4 năm 25%

Kết luận : Tính tổng tổn thất hao mòn

Bài giải

Hao mòn hữu hình một năm là:

600.000 /15 = 40.000 (USD)

Giá trị còn lại của cỗ máy sau 4 năm

600.000 – 40.000 x4= 440.000 (USD)


Hao mòn vô hình 4 năm là

440.000 x 25% = 110.000 (USD)

Tổng hao mòn trong 4 năm là

110.000 + 4 x 40.000 = 270.000 (USD)

Đáp số : 270.000 (USD)

Bài 3: Tư bản đầu tư 900.000 USD, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 600.000
USD. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất 300 người. Hãy xác định giá
trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.

Bài giải

Tóm tắt :

Giả thiết: C + V = 900.000 (USD)

C = 600.000 (USD)

Số công nhân : 300 người

Tỷ suất giá trị thặng dư : 200%

Kết luận: Tìm giá trị mới do 1 công nhân tạo ra (v +m)

Bài giải

Ta có C + V = 900.000 (USD)

Mà C = 600.000 (USD)

Nên V = 300.000 (USD)

Tiền công của 1 công nhân nhận được là

300.000 :300 = 1.000 (USD)

Mà Tỷ suất giá trị thặng dư : 200% nên m = 200% x v = 2 x v


Giá trị thặng dư thu được là

1.000x 2 = 2.000 (USD)

Giá trị mới do một công nhân tạo ra là

2.000 + 1.000 = 3.000 (USD)


Đáp số: 3.000 USD

Bài 4: Ngày làm việc 8h, giá cả sức lao động một giờ là 1,6 USD. Sau đó nạn
thất nghiệp tăng lên nên giá cả sức lao động giảm xuống 1/8. vậy công nhân
buộc phải kéo dài ngày lao động của mình ra bao nhiêu để vẫn nhận được tiền
công như cũ?

Tóm tắt
Giả thiết: Ngày làm việc 8h
Tiền công 1h là 1,6 USD
Tiền công mới giảm xuống 1/8
Tiền công một ngày không thay đổi
Kết luận: Tính thời gian làm việc tăng thêm khi tiền công 1 ngày không
đổi
Bài giải
Tiền công một giờ làm việc giảm là
1,6 x 1/8 = 0,2 (USD)
Tiền công mới một giờ nhận được là
1,6 -0,2 = 1,4 (USD)
Tiền công 1 ngày là:
1,6 x 8 = 12,8 (USD)
Để nhận đc mức tiền công như cũ thì công nhân phải làm số thời gian là
12,8 : 1,4 = 9,14 (giờ)
Thời gian công nhân phải làm thêm để nhận được mức tiền công như cũ

9,14 – 8 = 1,14 (giờ)
Đáp số: 1,14 giờ
Bài 5: Giả định 1 năm, 1 nền kinh tế sản xuất một lượng sản phẩm là
200.000 gói sà phòng, 300.000 tuýt kem đánh răng, 500.000 m vải. Giá cả
của hàng hóa là 2$/gói xà phòng, 2$/tuýt kem đánh răng, 3$/m vải. Hãy
tính số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, nếu tiền tệ thực hiện được 4
vòng quay trong một năm?
Tóm tắt
Giả thiết: Gói xà phòng 200.000 gói; giá là 2 $/sản phẩm
Tuýt kem đánh răng 300.000 sản phẩm; giá là 2 $/sản phẩm
Vải 500.000 m; giá là 3 $/m
Tốc độ quay của đồng tiền: 4 vòng/năm
Kết luận: tính lượng tiền cần thiết cho lưu thông
Bài giải
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông là (M = P x Q /V)
(200.000 x 2 + 300.000 x 2 + 500.000 x 3) : 4 = 625.000 $
Đáp số : 625.000 $
Bài 6: Một doanh nghiệp đầu tư một lượng tư bản ứng trước K = 1 triệu
USD. Cấu tạo hữu cơ là 4/1. Trình độ bóc lột là 100%. Hỏi tổng giá trị
hàng hóa sản xuất ra ở năm thứ 2 là bao nhiêu nếu tích lũy tư bản là 50%?
(tỷ suất Tích lũy tư bản= (Giá trị thặng dư quay trở lại quá trình sản xuất :
Tổng giá trị thặng dư thu được) x 100%
Tóm tắt
Giả thiết : C + V = 1.000.000 USD
C/V = 4/1
m/ = 100%
Tích lũy tư bản 50%
Kết luận : Tính tổng giá trị hàng hóa ở năm thứ 2
Bài giải
+ Ta có C + V = 1.000.000 USD
Mà C/V = 4/1
Nên V = 200.000 USD
Mà m/ = 100% nên M = V = 200.000 USD
Vì tích lũy 50% nên tích lũy của năm thứ nhất là
200.000 x 50% = 100.000 (USD)
+ Quy mô sản xuất của năm thứ 2 là
Ta có C + V = 1.100.000 USD
C/ V= 4/1
Nên V= 220.000 USD
Mà m/ = 100% nên M = V = 220.000 USD
Giá trị hàng hóa của năm thứ 2 là
1.100.000 + 220.000 = 1.320.000 (USD)
Đáp số: 1.320.000 USD
Bài 7: Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 250 triệu
USD, trong điều kiện cấu tạo hữu cơ tư bản là 4/1. Hãy tính tỷ suất tích
lũy, nếu biết rằng mỗi năm 15 triệu USD giá trị thặng dư biến thành tư
bản và trình độ bóc lột là 300%?
Tóm tắt
Giả thiết: C + V = 250 triệu USD
C /V = 4/1
Giá trị thặng dư mỗi năm biến thành tư bản là : 15 triệu USD
m/ = 300%
Kết luận: Tính tỷ suất tích lũy (công thức tỷ suất tích lũy = giá trị thặng
dư quay trở sản xuất : tổng giá trị thặng dư thu được x 100%)
Bài giải

+ Ta có C + V = 250 triệu USD

Mà C /V = 4/1
Nên V = 50 triệu USD

Khối lượng giá trị thặng dư thu được là (M = m/ x V)


50 x 300% = 150 (triệu USD)
Tỷ suất tích lũy là
(15 :150 ) x 100% = 10%
Đáp số : 10%
Bài 8: Có một số tư bản đầu tư là 400.000 USD với cấu tạo hữu cơ là
3/2. Qua một thời gian, tư bản đầu tư tăng lên 600.000 USD và cấu tạo
hữu cơ cũng tăng 9/1.
Tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột công nhân
trong thời kỳ này tăng từ 100% lên 150%. Giải thích vì sao tỷ suất lợi
nhuận bị giảm xuống mặc dù trình độ bóc lột của các nhà tư bản tăng lên?
Tóm tắt
Giả thiết
Khi m1/ = 100% có C + V = 400.000 (USD) và C/V = 3/2
Khi m2/ = 150% có C + V = 600.000 (USD) và C/V = 9/1
Kết luận
Tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột công nhân
trong thời kỳ này tăng từ 100% lên 150%.
Giải thích vì sao tỷ suất lợi nhuận bị giảm xuống mặc dù trình độ bóc lột
của các nhà tư bản tăng lên?
Bài giải

+ Khi m1/ = 100%

Ta có C + V = 400.000 (USD)

và C/V = 3/2

Nên V = 160.000 (USD)

Vì m1/ = 100% nên M = V = 160.000 (USD)


Tỷ suất lợi nhuận là

(160.000 : 400.000) x 100% = 40%

+ Khi m2/ = 150%

Ta có C + V = 600.000 (USD)

và C/V = 9/1

Nên V = 60.000 (USD)

Vì m2/ = 150% nên M = 150% x V = 90.000 (USD)

Tỷ suất lợi nhuận là

(90.000 : 600.000) x 100% = 15%

Khi tỷ suất giá trị thặng tăng từ 100% lên 150% làm cho tỷ suất lợi nhuận
giảm từ 40% xuống 15% vì cấu tạo hữu cơ tăng từ 3/2 lên 9/1 nên nhà tư
bản tăng đầu tư vào máy móc.

Bài 9: Trong một ngày lao động sản xuất được 30 sản phẩm có tổng giá trị là
120$. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm trong 5 ngày và giá trị của 1 sản phẩm là
bao nhiêu nếu:

a. Năng suất LĐ tăng lên 2 lần?

b. Cường độ LĐ tăng lên 2 lần

c. Cả 2 trường hợp trên cùng xảy ra

Tóm tắt

Giả thiết : Trong 1 ngày số sản phẩm 30; tổng giá trị sản phẩm 120 $

Kết luận: Tính giá trị tổng sản phẩm làm trong 5 ngày và giá trị của 1 sản phẩm

Khi

a. Năng suất LĐ tăng lên 2 lần?


b. Cường độ LĐ tăng lên 2 lần

c. Cả 2 trường hợp trên cùng xảy ra

Bài giải

Tổng số Giá Tổng giá trị Tổng giá trị sản


sản phẩm trị/sản sản phẩm 1 phẩm 5 ngày (USD)
phẩm ngày (USD)
(USD)
Ban đầu 30 120 :30 =4 120 120 x5 = 600
a. Khi NSLĐ tăng 2 30 x2 = 60 4 :2 = 2 60 x 2= 120 120 x5 = 600
lần
b. Khi CĐLĐ tăng 2 30 x2 = 60 4 60 x4 = 240 240 x 5 = 1200
c. Cả hai trường hợp 30 x 2 x 2 = 120 4:2=2 120 x2 =240 240 x 5 = 1200

Bài 10. Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. cường độ lao
động tăng lên 1,5 lần. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào khi giá cả
hàng hoá tất yếu không thay đổi? Dùng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
nào?

Tóm tắt:

Giả thiết: Ngày làm việc: 8h

Thời gian lao động thặng dư: 4h

Cường độ lao động tăng 1,5 lần

Kết luận: Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào giá cả hàng hoá tất yếu
không thay đổi ?Dùng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?

Bài giải

+ Ngày làm việc: 8h


Thời gian lao động thặng dư: 4h

Thời gian lao động tất yếu là:

8- 4 = 4 (h)

Tỷ suất giá trị thặng dư là

4 : 4 x 100% = 100%

+ Khi cường độ lao động tăng 1,5 lần thì ngày lao động được kéo dài

8 x 1,5= 12h

Thời gian lao động thặng dư là

12 -4 = 8 (h)

Tỷ suất giá trị thặng dư là

8 : 4 x 100% = 200%

Đáp số: Tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ 100% lên 200% và đây là phương pháp
sản suất giá trị thặng dư tuyệt đối

Bài 11 :Tư bản ứng trước 900.000 USD, trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000
USD, máy móc thiết bị 300.000 USD. Nhiên liệu, nguyên liệu, vật phụ liệu gấp
3 lần tiền công. Hãy xác định tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến,
tư bản khả biến.

Đáp án:

Giả thiết: Tư bản ứng trước 900.000 USD

Nhà xưởng 200.000 USD

Máy móc thiết bị 300.000 USD.

Nhiên liệu, nguyên liệu, vật phụ liệu gấp 3 lần tiền công
Kết luận: Hãy xác định tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản
khả biến.

Bài giải

TBCĐ = nhà xưởng + máy móc = 500.000USD;

TBLĐ = Tư bản ứng trước – TBCĐ= 900.000- 500.000= 400.000 USD.

TBKB = 100.000 USD;

TBBB = 800.000 USD

Bài 12. Trong quá trình sản xuất hao mòn thiết bị và máy móc là 200.000 USD.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 800.000 USD. Hãy xác định chi
phí tiền công nếu biết rằng giá trị của sản phẩm là 1,8 triệu USD triệu và tỷ suất
giá trị thặng dư là 400%

Đáp án:

Giải thiết:

mòn thiết bị và máy móc là 200.000 USD.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 800.000 USD

giá trị của sản phẩm là 1,8 triệu USD triệu

tỷ suất giá trị thặng dư là 400%

Kết luận: . Hãy xác định chi phí tiền công

Bài giải

C= 800.000 + 200.000 = 1.000.000 USD

M= 4V

Ta có giá trị hàng hóa G = C + V + M = 1.800.000


Nên 1.000.000 + V + 4V = 1.800.000

Suy ra V = 160.000

Vậy tiền công là 160.000

Đáp số: 160.000 USD

Bài 13: Có 100 công nhân làm thuê trong một doanh nghiệp. Một tháng sản
xuất được 25.000 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000 .USD.
Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250 USD, m’=300%. Hãy
xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và khối lượng giá trị thặng dư của doanh
nghiệp trong tháng đó.

Bài giải

Giả thiết:

Có 100 công nhân làm thuê

Một tháng sản xuất được 25.000 đơn vị sản phẩm

chi phí tư bản bất biến là 250.000 .USD.

Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250 USD, m’=300%.

Kết luận

Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và khối lượng giá trị thặng dư của
doanh nghiệp trong tháng đó.

Bài giải

Tổng chi phí tư bản khả biến: 250 x 100 = 25.000 USD.

Khối lượng giá trị thặng dư trong tháng: 25.000 x 300% = 75.000 USD

Chi phí tư bản bất biến là 250.000

Tổng giá trị hàng hoá = 250.000 + 25.000 +75.000 = 350.000 (USD)
Chi phí tư bản bất biến của 1 sản phẩm: 250.000 :25.000= 10 USD.

Chi phí tư bản khả biến của 1 sản phẩm: 25.000 : 25.000 = 1 USD.

Lượng giá trị thặng dư trong 1 sản phẩm: 75.000 : 25.000 = 3 USD.

Giá trị của 1 đơn vị sản phẩm: 350.000 :25.000= 14 USD.

Đáp số:

Chi phí tư bản bất biến của 1 sản phẩm: 10 USD.

Chi phí tư bản khả biến của 1 sản phẩm: 1 USD.

Lượng giá trị thặng dư trong 1 sản phẩm: 3 USD.

Giá trị của 1 đơn vị sản phẩm: 14 USD.

Khối lượng giá trị thặng dư: 75.000 USD

Bài 14: Tỷ suất giá trị thặng dư là 400% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9/1.
Trong giá trị hàng hóa có 12.000 USD giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất
biến hao mòn hoàn toàn trong một chu kỳ sản. Hãy xác định chi phí sản xuất tư
bản và giá trị của hàng hóa đó.

Tóm tắt

Giả thiết:

Tỷ suất giá trị thặng dư là 400%

và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9/1.

Trong giá trị hàng hóa có 12.000 USD giá trị thặng dư.

Kết luận:

Hãy xác định chi phí sản xuất tư bản và giá trị của hàng hóa đó.

Bài giải
Tư bản khả biến là 12.000 :4 = 3.000 USD

Tư bản bất biến là 9 x 3.000 =27.000 USD

Giá trị hàng hóa: G = C + V + M = 42.000 USD

Chi phí sản xuất: K = C + V = 30.000 USD

Đáp số:

Giá trị hàng hóa: 42.000 USD

Chi phí sản xuất: 30.000 USD

Bài 15: Ngày làm việc 12 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ. Sau đó
năng suất lao động trong các ngành sản suất vật phẩm tiêu dùng tăng lên 2
lần nên hàng hóa ở những ngành này giảm đi 2 lần.

Hỏi tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu độ dài ngày lao động
không thay đổi? Dùng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?

Giả Ngày làm việc 12 giờ


thiết Thời gian lao động thặng dư là 6 giờ.
Sau đó năng suất lao động trong các ngành sản suất vật phẩm tiêu
dùng tăng lên 2 lần nên hàng hóa ở những ngày này giảm đi 2 lần.
Kết Hỏi tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu độ dài ngày lao
luận động không thay đổi? Dùng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
nào?
Bài giải

Ban đầu thời gian lao động tất yếu là

12- 6= 6h

Khi tăng NSLĐ 2 lần thì đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương
đối. làm cho thời gian lao động tất giảm xuống 2 lần
Thời gian lao động tất yếu khi NSLĐ tăng là

6: 2 = 3h

Thời gian lao động thặng dư khi NSLĐ là

12 -3 = 9h

Tỷ suất giá trị thặng dư ban đầu là

6: 6 x100%= 100%

Tỷ suất giá trị khi NSLĐ tăng là

9 : 3 x100% = 300%

Khi NSLĐ tăng 2 lần sẽ làm tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ 100% lên
300%. Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Phương
pháp này thu được bằng cách độ dài ngày lao động không thay đổi, khi NSLĐ
tăng lên thì thời gian lao động tất yếu sẽ giảm, từ đó tăng thời gian lao động
thặng dư.

You might also like