You are on page 1of 8

BÀI TẬP KTCT

BÀI TẬP 1:

Xét trường hợp 1 công nhân: nhà tư bản bỏ ra chi phí một ngày (10h làm việc) là
200đ, trong đó tư bản bất biến chiếm 1 nửa. Cứ 1 giờ công nhân tạo ra giá trị mới
là 20đ. Tính:
a. Tư bản khả biến
b. Giá trị mới do công nhân tạo ra trong 1 ngày
c. Giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được
d. Tỷ suất giá trị thặng dư
e. Thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư

Bài làm
a. Chi phí 10h làm việc: 200 = 𝑐 + 𝑣
1
- Tư bản bất biến chiếm 1 nửa → c = 2
× 200 = 100 (đ)

→ Tư bản khả biến: 𝑣 = 200 ÷ 2 = 100 (đ)


b. Giá trị mới do công nhân tạo ra trong một ngày:
(𝑣 + 𝑚) = 20 × 10 = 200 (đ)
c. Giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được:
𝑚 = (𝑣 + 𝑚) − 𝑣 = 200 − 100 = 100 (đ)
d. Tỷ suất giá trị thặng dư:
𝑚 100
𝑚' = 𝑣
× 100% = 100
× 100% = 100%

e. Vì m’ = 100% nên t = t’, suy ra


+ Thời gian lao động tất yếu t = 5 (giờ)
+ Thời gian lao động thặng dư t’= 5 (giờ)
BÀI TẬP 2
Doanh nghiệp có 100 công nhân làm thuê sản xuất 1 tháng được 10.000 sản phẩm
với tổng chi phí tư bản bất biến là 200.000 USD. Giá trị sức lao động của mỗi công
nhân trong 1 tháng là 250 USD; tỷ suất giá trị thặng dư là 200%
a. Tính giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được từ mỗi công nhân?
b. Tính giá trị mới do 1 công nhân tạo ra trong thời gian làm thuê?
c. Tính giá trị của 1 sản phẩm và kết cấu giá trị của sản phẩm đó?

Bài làm
a. Giá trị sức lao động của mỗi công nhân trong 1 tháng v = 250 (USD)
𝑚
mà 𝑚' = 𝑣
× 100% = 200%
𝑚'×𝑣 200%×250
→𝑚 = 100%
= 100%
= 500 (USD)
b. Giá trị mới do 1 công nhân tạo ra trong thời gian làm thuê:
(𝑣 + 𝑚) = 250 + 500 = 750 (USD)
c.
- Tổng tiền mua sức lao động của tất cả công nhân :
𝑉 = 𝑣 × 100 = 250 × 100 = 25000 (USD)
- Khối lượng giá trị thặng dư :
𝑀 = 𝑚' × 𝑉 = 200% × 25000 = 50000 (USD)
- Giá trị của 1 sản phẩm
(𝐶+𝑉+𝑀) (200000+25000+50000)
𝑔= 10000
= 10000
= 27. 5 (USD)
- Kết cấu giá trị sản phẩm
𝑔 = (2000000 ÷ 10000)𝑐 + (50000 ÷ 10000)𝑚 + (25000 ÷ 10000)𝑣
= 20𝑐 + 5𝑚 + 2. 5𝑣
BÀI TẬP 3:
100 công nhân làm thuê sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với chi phí
tư bản bất biến là 250.000 USD. Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là
250 USD, m’ = 300% Hãy xác định giá trị của một đơn vị sản phẩm và kết cấu của
nó?

Bài làm
Có:
- Giá trị sức lao động một tháng của mỗi công nhân là: v = 250 (USD)
- Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 300%
𝑚
→ 𝑚' = 𝑣
× 100%
𝑚
⇔ 300% = 250
× 100% ⇒ 𝑚 = 750 (USD)
Vậy giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được từ mỗi công nhân là 750 USD.
- Để mua sức lao động của 100 công nhân, ta cần số tiền là:
𝑉 = 𝑣 × 100 = 250 × 100 = 25000 (USD)
- Khối lượng giá trị thặng dư:
𝑀 = 𝑚' × 𝑉 = 300% × 25000 = 75000 (USD)
- Giá trị một đơn vị sản phẩm:
𝑀+𝐶+𝑉 75000+250000+25000
𝐺= 12500
= 12500
= 28 (USD)
- Kết cấu giá trị sản phẩm:
𝐺 = 𝑐 + (𝑣 + 𝑚)
= (250000 ÷ 12500) + [(25000 ÷ 12500) + (75000 ÷ 12500)]
= 20 + (2 + 6)
Vậy 28 = 20 + (2 + 6)

BÀI TẬP 4:
Chi phí sản xuất TBCN trong xí nghiệp X là 900 ngàn USD, trong đó đầu tư vào
TLSX là 780 ngàn USD. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người.
Hãy xác định khối lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá
trị thặng dư là 200%
Bài làm
- Giá trị tư bản khả biến là:
𝑉 = 900000 − 780000 = 120000 (USD)
→ Giá trị tư bản khả biến cho 1 công nhân: 𝑣 = 120000 ÷ 400 = 300 (USD)
𝑚
Ta có: 𝑚' = 𝑣
× 100%
→ Giá trị thặng dư của 1 công nhân:
𝑚'×𝑣 200%×300
𝑚= 100%
= 100%
= 600 (USD)
- Khối lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra
𝑣 + 𝑚 = 300 + 600 = 900 (USD)

BÀI TẬP 5:
Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho 1 đơn vị hàng hoá trong 1 ngành là 90
USD, chi phí tư bản khả biến là 10 USD, m’ = 200%. Một nhà tư bản sản xuất
trong 1 năm được 1000 đơn vị hàng hoá. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất
lao động sống trong xí nghiệp của nhà tư bản đó tăng lên 2 lần. Số lượng hàng hoá
sản xuất cũng tăng lên tương ứng. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào
trong xí nghiệp của nhà tư bản đó so với tỷ suất giá trị thặng dư trung bình của
ngành. Nhà tư bản trong năm thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch?

Bài làm
𝑣𝑡𝑏 = 10 (USD), 𝑐 = 90 (USD)

- Tỷ suất giá trị thặng dư trung bình của ngành:


𝑚𝑡𝑏
𝑚'𝑡𝑏 = 𝑣𝑡𝑏
× 100%
𝑚𝑡𝑏
⇔ 200% = 10
× 100%
→ Giá trị thặng dư trung bình của một đơn vị hàng hóa: 𝑚𝑡𝑏 = 20 (USD)

→ Giá trị một đơn vị hàng hóa:


𝐺 = 𝑐 + 𝑣𝑡𝑏 + 𝑚𝑡𝑏 = 90 + 10 + 20 = 120 (USD)

- Năng suất lao động tăng 2 lần → thời gian lao động tất yếu giảm 2 lần → Giá trị
tư bản khả biến giảm 2 lần
1 1
- Giá trị tư bản khả biến lúc sau là: 𝑣 = 𝑣𝑡𝑏 × 2
= 10 × 2
= 5 (USD)

- Vì giá trị một đơn vị hàng hóa G và giá trị tư bản bất biến c không đổi:
𝐺=𝑐+𝑣+𝑚
⇔ 120 = 90 + 5 + 𝑚
→ Giá trị thặng dư của một đơn vị hàng hóa lúc sau: 𝑚 = 25 (USD)
𝑚 25
- Tỷ suất giá trị thặng dư lúc sau: 𝑚' = 𝑣
× 100% = 5
× 100% = 500%
- Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi: 𝑚' − 𝑚'𝑡𝑏 = 500% − 200% = 300%

Vậy tỷ suất giá trị thặng dư tăng 300%.


- Giá trị thặng dư siêu ngạch là:
(𝑚2 − 𝑚) × 𝑠ố đơ𝑛 𝑣ị ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎 𝑙ú𝑐 𝑠𝑎𝑢

= (25 − 20) × 2000 = 10000 (USD)

BÀI TẬP 6:
Một doanh nghiệp có 100 công nhân sản xuất 1 tháng được 1000 sản phẩm, với các
chi phí khấu hao tư bản cố định = 90.500 USD, nguyên nhiên liệu = 199.000 USD,
vật liệu phụ= 10.000 USD, đơn giá tiền công = 10 USD/sản phẩm. m’ =250 %.
a. Tính lượng giá trị: tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định,tư bản lưu
động?
b.Tính tiền lương trung bình của 1 công nhân,
c.Tính tổng giá trịsản phẩm của doanh nghiệp và giá trị 1 đơn vị sản phẩm.

Bài làm
a.
- Giá trị tư bản bất biến:
𝐶 = 𝑐1 + 𝑐2 = 90500 + 199000 + 10000 = 299500 (USD)
- Giá trị tư bản khả biến:
𝑉 = 𝑣 × 1000 = 10 × 1000 = 10000 (USD)
- Giá trị tư bản cố định: 𝑐1 = 90500(USD)

- Giá trị tư bản lưu động:


𝑐2 + 𝑉 = (199000 + 10000) + 10000 = 219000 (USD)

b.
Tiền lương trung bình của một công nhân:
𝑉 10000
𝑣= 100
= 100
= 100 (USD)
c.
- Khối lượng giá trị thặng dư:
𝑚'×𝑉 250%×10000
𝑀= 100%
= 100%
= 25000 (USD)
- Tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
𝐺𝑡ổ𝑛𝑔 = 𝐶 + 𝑉 + 𝑀 = 299500 + 10000 + 25000 = 334500 (USD)

- Giá trị một đơn vị sản phẩm:


𝐺𝑡ổ𝑛𝑔 334500
𝐺= 1000
= 1000
= 334, 5 (USD)

BÀI TẬP 7:
Một cơ sở chế biến LTTP có các khoản chi phí tư bản như sau: tư bản ứng trước
500.000 USD, trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000 USD, máy móc thiết bị 100.000
USD. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần sức lao động.
Hãy xác định tổng số tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả
biến?

Bài làm
- Tư bản cố định: 𝑐 = 𝑐1 + 𝑐2 = 200000 + 100000 = 300000 (USD)

- Ta có:
Tư bản ứng trước 𝑘 = 500000 (USD), tiền nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ
𝑐2 = 3𝑣

→𝑘 = 𝑐 + 𝑣
⇔ 𝑘 = 𝑐1 + (𝑐2 + 𝑣)

⇔ 500000 = 300000 + (3𝑣 + 𝑣)


⇒ 4𝑣 = 200000 ⇒ 𝑣 = 50000 (USD)
⇒ 𝑐2 = 3𝑣 = 3 × 50000 = 150000 (USD)

Vậy tư bản khả biến bằng 50000 USD, tư bản lưu động bằng 200000 USD
- Tư bản bất biến:
𝑐 = 𝑐1 + 𝑐2 = 300000 + 150000 = 450000 (USD)

BÀI TẬP 8:
Tổng số tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 1.800 đơn vị, với tỷ suất
lợi nhuận bình quân là 15%. Lợi nhuận công nghiệp là 243 đơn vị. Các nhà tư bản
thương nghiệp cần phải mua và bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để họ và các nhà
tư bản công nghiệp thu được lợi nhuận bình quân?

Bài làm
- Lợi nhuận bình quân của tư bản chủ nghĩa:
𝑝𝑡𝑏𝑐𝑛 = 𝑝' × 𝑘𝑡𝑏𝑐𝑛

⇔ 243 = 15% × 𝑘𝑡𝑏𝑐𝑛


243
→ Chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa: 𝑘𝑡𝑏𝑐𝑛 = 15%
= 1620 (đơn vị)

Có: 𝑘𝑡𝑏𝑐𝑛 + 𝑘𝑡𝑏𝑡𝑛 = 1800 (đơn vị)

→ Chi phí sản xuất của tư bản thương nghiệp:


𝑘𝑡𝑏𝑡𝑛 = 1800 − 1620 = 180 (đơn vị)

→ Lợi nhuận mà tư bản thương nghiệp thu được:


𝑝𝑡𝑏𝑡𝑛 = 𝑝' × 𝑘𝑡𝑏𝑡𝑛
⇔ 𝑝𝑡𝑏𝑡𝑛 = 15% × 180

⇒ 𝑝𝑡𝑏𝑡𝑛 = 27 (đơn vị)

Vậy:
- Nhà tư bản thương nghiệp phải mua hàng hóa với giá:
𝑘𝑡𝑏𝑐𝑛 + 𝑝𝑡𝑏𝑐𝑛 = 1620 + 243 = 1863 (đơn vị)

- Nhà tư bản thương nghiệp phải bán hàng hóa với giá:
𝐺𝑖á 𝑚𝑢𝑎 + 𝑝𝑡𝑏𝑡𝑛 = 1863 + 27 = 1890 (đơn vị)

You might also like