You are on page 1of 3

Họ và tên SV: Đặng Thị Kim Ngân

Mã số SV:1921006972
Lớp: 19DLH02

II. BÀI TẬP CỦNG CỐ


Bài 1: Có 5 cơ sở sản xuất một loại sản phẩm, có thời gian lao động để tạo ra sản phẩm như sau:
Công ty A tốn thời gian 1,5h/SP – sản xuất ra 200 SP; Công ty B là 2h/SP – sản xuất ra 260 SP;
Công ty C là 2,5h/SP – sản xuất ra 180 SP; Công ty D là 4h/SP – sản xuất ra 220 SP; Công ty E
là 2,5h/SP – sản xuất ra 140 SP. Hỏi: thời gian lao động xã hội cần thiết là bao nhiêu? Công ty
nào SX có lời?
Bài làm:
Gọi x1, x2, x3, x4, x5 lần lượt là tổng thời gian lao động cá biệt của công ty A, B, C D, E
Gọi y1, y2, y3, y4, y5 lần lượt là số sản phẩm tạo ra của công ty A, B, C, D, E
Ta có: x1 = 1.5*200 = 300 h
x2 = 2*260 = 520 h
x3 = 2.5*180 = 450 h
x4 = 4*220 = 880 h
x5 = 2.5*140 = 350 h
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết của một sản phẩm là:
Thời gian LĐXHCT = (x1+x2+x3+x4+x5)/(y1+y2+y3+y4+y5)= (
300+520+450+880+350)/( 200+260+180+220+140)=2.5h/SP
Vậy TGLĐXHCT= 2.5h/ SP, công ty sản xuất có lời là công ty A và công ty B vì có thời gian
sản xuất một sản phẩm thấp hơn TGLĐXHCT
Bài 2: Trong 10 giờ SX được 20 SP, có tổng giá trị là 100 USD. Hỏi: giá trị SP làm ra trong
ngày là bao nhiêu và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần
b. Năng suất lao động giảm 2 lần
c. Cường độ lao động tăng lên 2 lần
d. Cường độ lao động giảm 2 lần
Bài làm:
 Trong điều kiện bình thường:
Giá trị một sản phẩm = tổng giá trị sản phẩm / tổng số lượng sản phẩm = 100/20 = 5 USD/SP
 Năng suất lao động tăng lên 2 lần ( không ảnh hưởng đến đến sức hao phí lao động nên
tổng giá trị không thay đổi , tổng số sản phẩm tăng 2 lần )
Tổng giá trị sản phẩm = 100 USD
Giá trị một sản phẩm = 100/ (20*2) = 2.5 USD/SP
 Năng suất lao động giảm 2 lần ( không ảnh hưởng đến sức hao phí lao động nên tổng
giá trị sản phẩm không thay đổi, tổng số lượng sản phẩm giảm 2 lần)
Tổng giá trị sản phẩm= 100 USD
Giá trị một sản phẩm = 100/ (20/2)= 10 USD/ SP
 Cường độ lao động tăng lên 2 lần ( ảnh hưởng đến sức hao phí lao động nên tổng giá
trị sản phẩm tăng 2 lần, số lượng sản phẩm tăng 2 lần, không thay đổi giá trị một sản
phẩm)
Tổng giá trị sản phẩm = 100*2=200 USD
Giá trị một sản phẩm = 200/ (20*2) = 5 USD/SP
 Cường độ lao động giảm 2 lần ( ảnh hưởng đến sức hao phí lao động nên tổng giá trị
sản phẩm giảm 2 lần, số lượng sản phẩm giảm 2 lần không thay đổi giá trị một sản
phẩm )
Tổng giá trị sản phẩm = 100/2= 50 USD
Giá trik một sản phẩm= 50/ ( 20/2)= 5 USD/SP
Bài 3. Một doanh nghiệp tư bản có 100 công nhân, trong một ngày sản xuất được 2000 sản phẩm
với chi phí tư bản bất biến là 10.000 USD. Giá trị SLĐ của mỗi công nhân là 20USD/ngày. Khối
lượng giá trị thặng dư do một công nhân tạo ra là 50 USD/ ngày.
a. Xác định lượng giá trị của tổng sản phẩm W
b. Xác định lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó W.
Bài làm:
 Xác định lượng giá trị của tổng sản phẩm
Giá trị của tổng sản phẩm G = c +v +m
Ta có giá trị tư bản khả biến c + v= 10000 USD
Mà v = 100 * 20 =2000 USD => c = 10000 – 2000 = 8000 USD
Mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư M = m'. V=> m'= M/V =50*100/(20*100)=2.5
Lại có m’= (m/v) *100% => m= m'*v= 2.5*2000= 5000 USD
Vậy giá trị tổng sản phẩm G =c +v+m =8000 +2000+5000 =15000 USD
 Xác định lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó
Giá trị một đơn vị sản phẩm = 15000/2000= 7.5 USD với kết cấu c=4 USD, v + m = 3.5 USD
Bài 4. Tổng giá cả trong lưu thông của một quốc gia là 200 tỷ. trong đó tổng số giá cả bán chịu
là 30 tỷ, tổng số tiền thanh toán đã đến kỳ hạn là 120 tỷ, tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 50 tỷ.
Số lần luân chuyển trung bình trong năm của đơn vị tiền tệ là 20 vòng.
a. Tính lượng tiền cần thiết cho lưu thông
b. Nếu chính phủ phát hành tiền mới và đổi tiền theo tỷ lệ 1/1000 thì có xóa bỏ được hiện
tượng lạm phát hay không, biết rằng số tiền có trong lưu thông của quốc gia đó là 12
ngàn tỷ?
Bài làm :
 Tính lượng tiền cần thiết cho lưu thông
Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông M = ( P. Q -( G1+G2)+G3)/V
= ( 200 – (30+50) +120)/20 = 12 tỷ
 Nếu chính phủ phát hành tiền mới và đổi tiền theo tỷ lệ 1/1000 thì có xóa bỏ được
hiện tượng lạm phát hay không, biết rằng số tiền có trong lưu thông của quốc gia đó
là 12 ngàn tỷ?
Theo em trường hợp trên sẽ không xóa bỏ được lạm phát.

You might also like