You are on page 1of 8

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

Bài 1. Các số liệu về năng suất lao động (đầu ra tính bằng giờ lao
động cho một sản phẩm) như sau:
Quốc gia
Sản phẩm
Pháp Nhật
Rượu vang 1 3
Đồng hồ 4 2
a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước.
b. Phân tích lợi ích thương mại (quy đổi thành giờ lao động) của 2
bên và thế giới dựa trên lợi thế tuyệt đối nếu tỷ lệ trao đổi là 1chai vang = 1
chiếc đồng hồ.
Bài làm
a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước.
- Lợi thế tuyệt đối của 2 nước:

- Nước Pháp sản xuất 01 chai rượu vang mất 1h công lao động.

- Nước Nhật sản xuất 01 chai rượu vang mất 3 h công lao động

→ nước Pháp có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất rượu vang

- Nước Pháp sản xuất 01 chiếc đồng hồ mất 4h công lao động.

- Nước Nhật sản xuất 01 chiếc đồng hồ mất 2h công lao động

→ nước Nhật có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất đồng hồ

* Xác định lợi thế so sánh:

- Ở nước Pháp: 1 chai rượu vang = 1/4 chiếc đồng hồ và 01 chiếc


đồng hồ = 4 chai rượu vang.

- Ở nước Nhật: 01 chai rượu vang = 3/2 chiếc đồng hồ và 01 chiếc


đồng hồ = 2/3 chai rượu vang.

→ Giá tương đối của rượu vang tại Pháp thấp hơn tại Nhật vì tại Pháp
01 chai rượu vang = 1/4 chiếc đồng hồ < tại Nhật 1 chai rượu vang = 3/2
chiếc đồng hồ.
Và giá tương đối của đồng hồ tại Nhật thấp hơn tại Pháp vì: tại Nhật
01 chiếc đồng hồ = 3/2 chai rượu vang < tại Pháp 01 chiếc đồng hồ = 4 chai
rượu vang.

Vì vậy, Pháp là nước có lợi thế so sánh về rượu vang do ở Pháp rẻ hơn
ở Nhật. Nước Nhật có lợi thế so sánh về đồng hồ do ở Nhật rẻ hơn ở Pháp.

b. Ban đầu ta có:


Quốc gia
Sản phẩm Thế giới
Pháp Nhật
Rượu vang 1(chai) - 1h 1(chai) - 3h 2(chai) - 4h
Đồng hồ 1(chiếc) - 4h 1(chiếc) - 2h 2 (chiếc) - 6h
Nếu chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi quốc tế sẽ có lợi cho từng
nước và thế giới như sau:
Quốc gia
Sản phẩm Thế giới
Pháp Nhật
Rượu vang 5(chai) - 5h 0 5(chai) - 5h
Đồng hồ 0 2,5(chiếc) - 5h 2,5 (chiếc) - 5h
Khi trao đổi với tỷ lệ 1 đồng hồ = 1 rượu vang thì:
* Tại nước Pháp:
+ Trước khi trao đổi: 5 rượu vang + 0 đồng hồ = 5h
+ Sau khi trao đổi: 1 rượu vang + 1 đồng hồ + 3 rượu vang = 5h
→ nước Pháp sau khi trừ tiêu dùng còn thừa 03 chai rượu vang tương
đương 03 giờ công lao động.
* Tại nước Nhật:
+ Trước khi trao đổi: 0 rượu vang + 2,5 đồng hồ = 5h
+ Sau khi trao đổi: 1 rượu vang + 1 đồng hồ + 0,5 đồng hồ = 5h
→ Nước Nhật sau khi trừ tiêu dùng còn thừa 0,5 đồng hồ tương
đương 01 giờ công lao động.
* Thế giới:
+ Trước khi chuyên môn hóa:
2 rượu vang + 2 đồng hồ <=> 4h (2 vang) + 6h (2 đồng hồ) = 10h
+ Sau khi chuyên môn hóa:
5 rượu vang + 2,5 đồng hồ <=> 5h (5 vang) + 5h (2,5 đồng hồ) = 10h.
=> Sau khi chuyên môn hóa sản lượng của thế giới tăng 3 rượu vang
và 0,5 đồng hồ.

____________________
Bài 2. Các số liệu trong bảng dưới đây cho biết số giờ công lao động
cần thiết đế sản xuất 1m vải và 1kg thép ở Việt Nam và Nhật Bản
Mặt hàng Việt Nam Nhật Bản
Vải 3h 2h
Thép 5h 2,5h
a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước.
b. Xác định tỷ lệ trao đổi quốc tế hợp lý để 2 bên cùng có lợi.
Bài làm
a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước.
* Lợi thế tuyệt đối của hai nước:
- Tại iệt Nam sản xuất 1m vải mất 3h.
- Tại Nhật Bản sản xuất 1m vải mất 2h.
→ Nhật Bản là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải, vì sản
xuất 1m vải chỉ mất 2h so với Việt Nam là 3h.
- Việt Nam sản xuất 1kg thép mất 5h.
- Nhật Bản sản xuất 1kg thép mất 2,5h.
→ Nhật Bản là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép, vì sản
xuất 1kg thép chỉ mất 2,5h so với Việt Nam là 5h.
*Lợi thế so sánh:
Tỷ lệ trao đổi nội địa cùa 2 nước như nhau:
- Tại Việt Nam: 1m vải = 3/5kg thép và 1kg thép = 5/3m vải.
- Tại Nhật Bản: 1m vải = 2/2,5kg thép và 1kg thép = 2,5/2m vải.
→ Việt Nam là nước có lợi thế trong sản xuất vải vì: tại Việt Nam
1m vải = 3/5kg thép < tại Nhật Bản 1m vải = 2/2,5kg thép.
Và Nhật Bản là nước có lợi thế so sánh trong sản xuất thép vì: tại
Nhật 1kg thép = 2,5/2m vải < hơn tại Việt Nam 1kg thép = 5/3m vải.

b. Tỷ lệ trao đổi hợp lý là tỷ lệ nằm trong khoảng 2 tỷ lệ trao đổi nội


địa, nghĩa là nằm trong khoảng: 2/2,5 kg thép > 1m vải > 3/5 kg thép. Chỉ
trao đổi theo tỷ lệ này thì thương mại mới xảy ra vì đem lại lợi ích cho cả 2
nước, ngoài tỷ lệ này, lợi ích chỉ thuộc 01 bên, bên còn lại sẻ từ chối trao đổi.

_______________
Bài 3. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá
USD/VND sẽ thay đổi thế nào trong các trường hợp sau:
a. Tốc độ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam cao hơn của Mỹ
b. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ
c. Mức lãi suất của VND cao hơn của USD tại Việt Nam
d. Mỹ tăng nguồn FDI vào Việt Nam
Bài làm
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá USD/VND sẽ
thay đổi như sau:
a. Tốc độ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam cao hơn của Mỹ thì
tỷ giá USD/ VND sẽ giảm do sức mua của VND tăng nhanh hơn USD
b. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ thì tỷ giá USD/ VND tăng do
sức mua của VND giảm nhanh hơn USD.
c. Mức lãi suất của VND cao hơn của USD tại Việt Nam, cầu về USD
sẽ giảm do đó giá USD giảm, tỷ giá USD/VND giảm
d. Mỹ tăng nguồn FDI vào Việt Nam, làm tăng nguồn cung USD, kéo
theo xu hướng giảm tỷ giá USD/ VND.
Bài 4. Tại ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam, tỷ giá giữa
đồng tiền của Canada (CAD) và đồng USD, giữa USD và VND được
niêm yết như sau:
CAD/ USD = 0,936/ 46 và USD/ VND = 21000 / 500. Hãy xác
định tỷ giá CAD/VND ( cho Mk và Bk)?
Bài làm

Theo bài ra ta có:

CAD/USD= 0,936/46 , suy ra:

CAD/USD = 0,936 (Mn) / 0,946 (Bn)

Và USD/CAD = (1/0,946) (Mn)/ (1/0,936) (Bn)

Tức là:

- Có 1 CAD thì ngân hàng mua vào 0,936 USD và bán ra 0,946 USD.

- Có 1USD thì ngân hàng mua vào 1/0,946 CAD và bán ra 1/0,936
CAD.

USD/VND = 21000/500, → USD/VND = 21000 (Mn) / 21.500 (Bn)

Và VND/USD = (1/21500) (Mn) / (1/21000) (Bn)

Tức là:

- Có 1USD thì ngân hàng mua vào 21000 VND và bán ra 21500 VND.

- Có 1VND thì ngân hàng mua vào 1/21500USD và bán ra 1/21000


USD.

* Hành vi của khách có VND cần mua CAD (mua khách): Theo tỷ
giá trên, ta có:

- Khách dùng VND để mua USD: Bn (USD/VND), vậy:

Để mua 1USD khách mất 21.500 VND: 1USD = 21.500VND

- Sau đó khách đổi USD sang CAD: Mn(USD/CAD)


Để mua 1CAD khách mất 1/0,946 USD: 1USD= 1/0,946 CAD =
1,05708 CAD

Vậy Mk (CAD/VND) = Bn (USD/VND) / Mn (USD/CAD) =


21500/1,05708 = 20.339

→ 1CAD = 20.339 VND

* Hành vi khách có CAD cần mua VND (bán khách)

- Khách đổi từ CAD sang USD: Bn (USD/CAD)

Để mua 1USD khách mất 1/0,936 CAD: 1USD = 1/0,936 CAD =


1,06837 CAD

Sau đó khách đổi USD sang VND: Mn (USD/VND)

1USD = 21000 VND

Vậy Bk (CAD/VND) = Mn(USD/VND)/ Bn(USD/CAD) =


21000/1,06837 = 19.656

→ 1CAD = 19656 VND.

__________________________
5. Một hàng hóa có giá tại Mỹ là 5USD, tại VN có giá 110000
VND, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ là 15%, tại VN là 10%
a. Tính Er ( USD/VND)?
b. Từ kết quả của phần trên, hãy chỉ ra tác động của tình hình tài chính
của một quốc gia đến sức mua của đồng tiền nước đó.
Bài làm

Theo bài toán ra ta có:

Er (USD/VND) = 110000/5 = 22000

→ 1USD = 22000 VND

Vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10%: CPId = 110% = 1,1

Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ là 15%: CPIf = 115% = 1,15

Vậy tỷ giá hối đoái thực tế là:

Er (USD/VND) = En (USD/VND) x (CPId/CPIf) = 22000 x (1,1/ 1,15)


= 21.043

Vậy 1USD = 21.043 VND

b. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10% thấp hơn so với ở Mỹ là 15%

Và Er (USD/VND) = 21.043 < hơn En (USD/VND) = 22.000

Từ kết quả trên ta thấy, nếu một nước có tình hình tài chính tốt hơn, tỷ
lệ lạm phát thấp hơn thì sức mua của đồng tiền nước đó sẽ tăng tương đối so
với nước kia. Trong trường hợp trên sức mua của VND là tăng lên.

_________________

You might also like