You are on page 1of 22

BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

CHƯƠNG 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô


Câu 1: Vào đầu những năm 1980, hầu hết các nước phương Tây đều phải đối mặt với tỷ lệ thất
nghiệp tăng đột biến là nhận định chuẩn tắc. Đúng hay Sai? Giải thích?
( Sai. Vì đây là nhận định thực chứng)
Câu 2: Nhận định “Nên cắt giảm tỷ lệ lạm phát vì nó làm giảm thu nhập của người dân” là một
nhận định mang tính thực chứng. Đúng hay Sai? Giải thích?
(Sai. Vì đây là nhận định chuẩn tắc)
CHƯƠNG 2: Các chỉ số đo lường nền kinh tế vĩ mô
Câu 1: Hãy trình bày khái niệm GDP. GDP tính theo giá thị trường và tính theo chi phí yếu tố khác
nhau ở khoản mục nào? Trong các giao dịch sau đây, giao dịch nào được tính vào GDP theo phương
pháp chi tiêu?
1. Công việc gia sư do một gia đình thuê. ( I tăng -> GDP tăng)
2. Tiền trả cho tài xế taxi.( I tăng -> GDP tăng)
3. Công việc nội trợ do thuê người giúp việc làm. (I tăng -> GDP tăng)
4. Người nông dân tiêu thụ rau quả tự trồng. (k tính vào GDP vì đây là sp tự cung tự cấp vì k
đưa ra buôn bán trên thị trường nên chúng ta k có căn cứ để tính vào GDP.)
5. Tiền trả cho người trông trẻ. (I tăng -> GDP tăng)
6. Thành phố Đà Nẵng xây thêm một cây cầu bắc qua sông Hàn ( G tăng -> GDP tăng)
Câu 2: Tại sao các nhà kinh tế dùng GDP thực tế để đánh giá phúc lợi kinh tế? GDP thực tế có phải
là một tiêu thức hoàn hảo để đo lường phúc lợi kinh tế không? Tại sao?
TL: Vì GDP thực tế đã loại đi sự biến động về giá cả. GDP thực tế phản ánh thực chất lượng hàng
hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế nên GDP thực tế đc dùng để đo lường phúc lợi kinh tế.
GDP thực tế không phải là 1 tiêu thức hoàn hảo để đo lường phúc lợi kinh tế vì:

- GDP thực tế ko tính đến chất lượng môi trường 


- Không tính đến thời gian nhàn rỗi 
- Không tính đến công bằng xã hội 
- Không tính đến sức khỏe và tuổi thọ
- KHông tính đến sự cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ. 
Câu 3: CPI có phải là thước đo hoàn hảo để so sánh chi phí sinh hoạt giữa các thời kỳ không? Vì
sao?
TL:
CPI không tính hết các thay đổi theo thời gian của hoạt động sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa
và dịch vụ ngày nay. 
Lệch do hàng hóa mới: hàng hóa mở luôn xuất hiện thay thế hàng hóa cũ. Hàng hóa mới xuất
hiện, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, nghĩa là 1 đồng tiền trở nên có giá trị hơn. Nhưng
CPI được tính dựa trên 1 giỏ hàng hóa cố định từ năm này đến năm khác, không tính đến sự xuất
hiện của hàng hóa mới được người tiêu dùng mua nên nó không phản ánh được sự thay đổi của sức
mua đồng tiền trong hoàn cảnh đó.
  Lệch do chất lượng hàng hóa thay đổi: chất lượng hàng hóa, dịch vụ thay đổi có thể dẫn đến sự
thay đổi trong chi phí cho giỏ hàng hóa cố định, nhưng sự thay đổi này phản ánh trong sức mạnh
đồng nội tệ đối với chi phí sinh hoạt. 
Lệch do thay thế: do phản ánh với những kích thích từ sự thay đổi trong giá hàng hóa nên người
tiêu dùng có xu hướng tìm những hàng hóa rẻ thay thế cho những hàng hóa đắt hơn. Sự thay thế này
lại không được tính đến trong giỏ hàng hóa CPI. Vì vậy không phản ánh được sự thay đổi về sức
mua trong đó.
Câu 4: Anh (Chị) hãy so sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI.
 Giống nhau: Đều là 2 thước đo lạm phát giá cả phản ánh tình trạng kt của 1 quốc gia cụ thể
 Khác nhau:
CPI D.GDP
-Cho biết giá cả 1 giỏ hàng tiêu biểu. Hàng tiêu -Tính giá hh trong nước(không tính xuất –
dùng là ưu tiêu dùng hàng đầu khi tính CPI, do nhập khẩu)
vậy có tính hàng nhập khẩu nếu là hàng tiêu -Thường xuyên thay đổi trong số
dùng. -Bộ phận giảm phát của GDP đo lường 1 giỏ
-CPI đc sửa đổi thường xuyên hàng thay đổi
-CPI luôn cho biết giá cả 1 giỏ hàng đại diện cố
định GDPn
D.GDP = ×100
n GDP t
∑ q0i . p ti
i=1
CPI = n ×100 cố định q 0i n

∑q .p 0
i
t
i ∑ qti . pti t
i=1 = i=1
× 100
cố định q i
∑ qti . pi0

Câu 6: So sánh các chỉ tiêu GDP, GNP, NNP và NI.


TL:
- kn GDP: Tổng giá trị thị trường của tất cả hh/ dịch vụ cuối cùng đc sx ra trong 1 nước trong 1
khoảng thời gian nhất định (các yếu tố khác k thay đổi)
- kn GNP: GNP là tổng thu nhập do công dân 1 nước tạo ra trên toàn TG.
- NNP là sp quốc dân ròng sau khi trừ đi khấu hao (NNP = GNP – Dep)
- NI là thu nhập quốc dân phản ánh tổng thu nhập từ các yếu tố sx (NI = NNP - TeN )
Câu 7: Giá trị gia tăng là gì? Nêu cách tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng?
Trong trường hợp một nông dân bán lúa mỳ cho chủ xay xát với giá 1 nghìn đồng. Chủ xay xát xay
lúa mỳ thành bột và bán bột cho người làm bánh mỳ với giá 3 nghìn đồng. Người làm bánh mỳ sử
dụng bột mỳ để làm bánh mỳ và bán cho một kỹ sư với giá 6 nghìn đồng. Người kỹ sư đó ăn bánh
mỳ. Mỗi cá nhân tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng? Đóng góp của họ vào GDP là bao nhiêu?
TL:
Giá trị bán ra Giá trị mua vào Giá trị gia tăng (VA)
Người nông dân 1 0 1
Chủ xay xát 3 1 2
Người làm bánh mì 6 3 3
GDP = Giá trị chiếc bánh mì ( kỹ sư trả tiền mua) = 6
Câu 8: Các tình huống sau đây có ảnh hưởng gì đến việc tính toán CPI? Hãy giải thích?
1. Phát minh ra máy lọc không khí Plasmacluster.
2. Sự xuất hiện đồng hồ thông minh với nhiều tính năng hữu dụng trong xe hơi.
3. Người tiêu dùng lựa chọn nhiều xe hơi tiết kiệm nhiên liệu hơn do giá xăng tăng.
4. Dung lượng nước ngọt trong mỗi lon tăng lên
TL: Các tình huống, bài ra làm việc tính toán CPI trở lên không chính xác do:
1. Do xuất hiện sp mới
2. Sự thay đổi chất lượng
3. Do lệch thay thế
4. Do lệch sự thay đổi chất lượng
Câu 9: Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các yếu tố cấu thành GDP của
Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, hãy giải thích: GDP = C + I + G + NX
1.Thành phố Hà Nội trải lại thảm nhựa con đường Quán Thánh ( g tăng -> GDP tăng)
2.Bố mẹ bạn mua một chai rượu vang của Pháp gdp k đổi ( C tăng, IM tăng 1 lượng tương ứng
( làm NX giảm) -> GDP không đổi)
3. Công ty Chiến Thắng mua một tòa nhà mới ở thành phố Đà Nẵng làm văn phòng đại diện ( I
tăng -> GDP tăng)
4.Chính phủ tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp ( Đây là khoản chuyển giao thu nhập nên
không ảnh hưởng đến GDP -> GDP không đổi)
Câu 10: Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các yếu tố cấu thành GDP
của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, hãy giải thích:
1.Một gia đình mua một chiếc tủ lạnh mới ( C tăng -> GDP tăng)
2.Hãng liên doanh Honda bán chiếc xe hiệu Toyota từ hàng tồn kho (k ảnh hưởng vì đây là hàng
tồn kho, đã đc tính vào GDP các năm trước )
3.Bạn mua chiếc điện thoại Sam Sung được sản xuất ở Hàn Quốc ( k ảnh hưởng vì đây là hh nhập
khẩu )
4.Thành phố Hà Nội mua tranh cát của bà Ý Lan để làm quà tặng cho khách quốc tế sang làm việc.
(G tăng -> GDP tăng)
5.Gia đình bạn mua một ngôi nhà 5 tầng mới xây ( I gđ tăng -> GDP tăng)
Câu 11: Sự kiện sau đây có tác động như thế nào đến CPI và chỉ số điều chỉnh GDP?
1. Xe máy Vespa LX150 nhập khẩu từ Italia tăng giá
(Vespa LX150 là hàng nhập khẩu nên CPI tăng, không tác động đến D.GDP)
2. Giá dầu thô khai thác trong nước tăng giá 30%
(Dầu thô được khai thác trong nước nhưng không phải là hàng tiêu dùng nên chỉ làm cho D.GDP
tăng, không tác động đến CPI)
3. Hiện dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, làm cho giá gia cầm
trong nước đã tăng 30%
( Thực phẩm là hàng tiêu dùng sx trong nước CPI và D.GDP đều tăng)
4. Vừa qua tiền lương cho nhân viên hành chính sự nghiệp tăng 5,2%
(Đây là chi phí dịch vụ thuộc chi tiêu chính phủ, D.GDP tăng)
Câu 12: Mỗi giao dịch sau đây ảnh hưởng như thế nào đến mỗi thành phần của GDP của Việt nam
theo cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích?
1.Bạn mua một chiếc bánh gato của Hải Hà Kotobuki. ( C tăng -> GDP tăng)
2.Chính phủ trợ cấp cho những người thất nghiệp. ( Trợ cấp là 1 khoản chuyển giao thu nhập k thể
hiện việc mua bán hh dịch vụ nên GDP k đổi)
3.Hãng Honda mở rộng nhà máy ở Vĩnh Phúc ( Đầu tư doanh nghiệp tăng -> GDP tăng)
4.Gia đình bạn mua một chiếc tủ lạnh Deawoo sản xuất trong nước năm báo cáo. ( C tăng -> GDP
tăng)
Câu 13: Dưới đây là những thông tin về một nền kinh tế chỉ sản xuất bút chì và sách. Năm cơ sở
(gốc) là năm 1999.
Năm Giá bút Lượng bút Giá sách Lượng sách
(ngàn đồng) (nghìn cái) (nghìn đồng) (nghìn cái)
1999 3 100 10 50
2000 3 120 12 70
2001 4 120 14 70
a. Hãy tính giá trị của GDP danh nghĩa và GDP thực tế năm 2000?
b. Chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2000?
c. Tốc độ trưởng kinh tế của năm 2001 là bao nhiêu?
Câu 14: Xét một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại sản phẩm là chè và bánh mỳ
Chè Bánh mỳ
Giá Lượng Giá Lượng
(triệu đồng/tấn) (tấn) (triệu đồng/tấn) (tấn)
2011 30 500 20 1000
2012 35 600 24 1400
2013 40 600 28 1400
Lấy năm 2011 làm gốc, hãy tính:
a. Tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế của các năm 2011, 2012 và 2013
b. Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2012 và 2013. Nhận xét sự biến động của mức giá chung qua
các năm 2011, 2012 và 2013
Câu 15: Giả sử quá trình sản xuất 1 chiếc ô tô trải qua các công đoạn sau:
Công đoạn Người bán Người mua Mức giá
1 Nhà sản xuất thép Nhà sản xuất ô tô 10.000
2 Nhà sản xuất ô tô Nhà buôn 18.000
3 Nhà buôn Người tiêu dùng 25.000
1. Tính giá trị gia tăng của mỗi công đoạn sản xuất.
2. Tính giá trị đóng góp của chiếc ô tô này vào GDP theo phương pháp chi tiêu cuối cùng và
phương pháp giá trị gia tăng.
3. Hàng hoá trung gian có được tính vào GDP hay không? Hãy giải thích tại sao?
Câu 17: Bảng dưới đây giả định nền kinh tế chỉ có hai hàng hóa tiêu dùng là sách và bút.
Năm Giá bút Lượng bút Giá sách Lượng sách
(ngàn đồng) (nghìn cái) (nghìn đồng) (nghìn cái)
2000 1 100 2 100
2001 0.9 120 2.5 90
2002 1 130 2,75 105
a. Hãy tính CPI của năm 2001 và 2002 (chọn năm 2000 là năm gốc)
b. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2002 (chọn năm 2000 là năm gốc)
c. Giả sử năm gốc là năm 2002 thì CPI của năm 2001 là bao nhiêu?

Câu 16: 1. Từ những số liệu dưới đây hãy tính


a. GDP theo hai phương pháp thu nhập và chi tiêu
b. GNP
c. NNP
Tổng đầu tư 150 Nhập khẩu 50
Đầu tư ròng 50 Tiêu dùng hộ gia 200
đình
Tiền lương 230 Chi tiêu của chính 100
phủ
Tiền thuê đất 35 Tiền lãi cho vay 25
Lợi nhuận 60 Thuế gián thu 50
Xuất khẩu 100 Thu nhập yếu tố -50
ròng
2. Nếu GDP thực tế tăng 5% vào năm tới và mức giá chung tăng 3% thì điều gì xảy ra đối với GDP
danh nghĩa?
Câu 18: Một nền kinh tế giản đơn trong một năm sản xuất 4 loại hàng hóa sau, có tài liệu sau:
Áo len Đĩa CD Đường Nước ngọt
Lượng hiện hành 50 150 600 800
Giá hiện hành 50 10 1 0,75
1. Giả sử rằng 1/2 lượng đường được sử dụng để sản xuất nước ngọt. Tính GDP danh nghĩa của
nền kinh tế này.
2. Giả sử so với năm gốc, giá áo len và giá đĩa CD đã tăng gấp đôi trong khi giá các hàng hóa
khác không đổi. Hãy tính GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP.
3. Hàng hóa trung gian có được tính vào GDP hay không? Hãy giải thích tại sao?
Câu 19: Dưới đây là số liệu về GDP của Việt Nam (Nguồn Niên giám Thống kê 2003)
Năm GDP danh nghĩa GDP thực tế
(nghìn tỷ đồng) (nghìn tỷ đồng)
2002 536 313
2003 606 336
(Chọn năm gốc là năm 1994)
a. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2003 so với năm 2002
b. Tính chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2002 và 2003.
c. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2003 so với năm 2002.
Câu 20: Đúng hay Sai? Giải thích?
1. GDP danh nghĩa bao gồm tiền mua bột mỳ của một lò bánh mỳ
( Sai. Vì bột mỳ là hh trung gian k phải hh cuối cùng nên k đc tính vào GDP)
2. Trợ cấp hưu trí được tính vào chi tiêu chính phủ và tính GDP
( Sai. Vì trợ cấp hưu trí 1 khoản chuyển giao thu nhập ( k thể hiện việc mua sắm hh, dịch vụ ) nên k
được tính vào chi tiêu của chính phủ để tính GDP)
3. Giá trị nông sản do người nông dân tiêu thụ rau quả tự trồng được tính vào GDP.
(Sai. Vì nông sản do người nông dân tự trồng và tự tiêu dùng k đc mang ra thị trường nên k xđ được
giá trị thị trường của nông sản này, vì vậy k đc tính vào GDP)
4. Sự gia tăng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp không được tính vào khoản mục đầu tư khi tinh
GDP.
(Sai. Vì hàng tồn kho nằm trong khoản mục của doanh nghiệp khi tính GDP)
5. Thiết bị sấy bánh được gọi là hàng hóa trung gian
( Sai. Vì thiết bị sấy bánh đc gọi là hh cuối cùng và giá trị của thiết bị này đc chuyển dần từng phần
vào giá trị của sp dưới dạng khấu hao)
6. Thu nhập quốc dân bằng GNP tính theo giá thị trường trừ đi khấu hao và thuế gián thu ròng
( Đúng. Vì GNP tính theo giá thị trường trừ đi khấu hao sẽ đc sp quốc dân ròng (NNP). Sp quốc dân
ròng trừ đi thuế gián thu ròng (Te N ) sẽ đc thu nhập quốc dân (NI)
NI = GNP – Dep - Te N
7. Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường chính là thu nhập quốc dân
( Sai. Vì sp quốc dân ròng theo giá thị trường (NNP) sau khi trừ thuế gián ròng mới đc thu nhập
quốc dân NI, tức là: NI = NNP - Te N )
8. Khi giá một chiếc ô tô nhập khẩu ở Nhật tăng lên làm cho chỉ số DGDP tăng lên
( Sai. Vì GDP chỉ tính hh trong nước, k tính sự thay đổi của giá hh nhập khẩu)
9. Những thông tin không an toàn về sữa X do Việt Nam sản xuất ảnh hưởng đến cả CPI và D GDP
trong kỳ
( Đúng. Vì sữa X vừa là hh sx trong nước nên sẽ ảnh hưởng đến D.GDP và đồng thời đây là hh thiết
yếu nên cũng ảnh hưởng đến cả chỉ số CPI)
10. Một gia đình mua một chiếc xe nhập khẩu từ Mỹ với giá 5000 USD, giao dịch này sẽ làm tăng
GDP của Việt Nam một lượng tương ứng.
( Sai. Vì giao dịch này k làm thay đổi GDP của VN mà chỉ ảnh hưởng đến GDP của Mỹ)
11. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
( Sai. Vì GDP là giá trị thị trường của tất cả hh và dịch vụ cuối cùng đc sx ra trong phạm vi lãnh thổ
1 nước trong 1 thời kì nhất định)
12. Chiếc xe Honda được sản xuất tại Việt Nam năm 2015 và được bán vào năm 2016 được tính
vào GDP của năm 2016.
( Sai. Vì chiếc xe máy đã đc tính vào GDP của năm 2015 vì sx năm 2015)
13. Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Mỹ, thì thu nhập của anh ta
là một phần GNP của Mỹ và một phần GDP của Việt Nam.
( Sai. Vì thu nhập của người đó là 1 phần GDP của VN và là 1 GDP của Mỹ)
14. Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được không nằm trong khoản chi tiêu của Chính
phủ (G).
( Đúng. Vì trợ cấp xh là 1 khoản chuyển giao thu nhập (k thể hiện việc mua sắm hh, dịch vụ) nên k
đc tính vào chi tiêu của chính phủ để tính GDP)
15. Khi tính GDP thì không được lấy chi tiêu chính phủ cộng với tiền công, tiền lương.
(Đúng. Vì khoản mục đầu tư trong tài khoản thu nhập quốc dân chỉ bao gồm: các khoản chi tiêu của
doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng, chi tiêu cho nhà ở mới của dân cư, những thay đổi về
hàng tồn kho của doanh nghiệp)
16. Giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản lượng của doanh nghiệp.
(Sai. Giá trị gia tăng là sự chênh lệch giữa giá trị tổng sản lượng hàng hoá bán ra sau khi trừ đi giá
trị trung gian của hàng hoá mua vào)
17. Giả sử giá xe ô tô Ford nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tăng giá thêm 7,8%. Điều này tác động
tới chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam.
(Sai. Vì chiếc xe này được sản xuất ở Mỹ nên khi giá của nó biến động chỉ làm thay đổi D.GDP của
nước Mỹ, không làm ảnh hưởng đến D.GDP của Việt Nam)
18. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính
vào GDP.
(Sai. Vi CPI chỉ tính những hàng hoá thiết yếu thuộc giỏ hàng hoá của người tiêu dùng điển hình,
chứ không phải tất cả hàng hoá, dịch vụ được tính vào GDP )
19. Nếu giá táo tăng khiến cho người tiêu dùng mua ít táo và mua nhiều cam hơn thì việc tính toán
CPI sẽ bị lệch do không tính được sự thay đổi của chất lượng.
(Sai. Vì trường này là lệch do hàng hoá thay thế)
20. Nếu bạn mua một chiếc xe máy Vespa LX150 mới trị giá 90 triệu hoàn toàn được sản xuất ở
Italia, hoạt động này làm tăng GDP của Việt Nam vì theo phương pháp chi tiêu tiêu dùng tăng
90 triệu.
( Sai. Vì chiếc xe máy này sản xuất ở Italia nên GDP của Việt Nam không thay đổi)
21. GDP danh nghĩa là GDP được tính theo giá của năm gốc.
(Sai. Vị GDP danh nghĩa là chỉ số được tính theo giá của năm tính toán (năm t).

22. Khoản mục doanh thu từ việc bán sản phẩm trung gian có được tính vào GDP
(Sai. Vì GDP chỉ tính giá trị của những hàng hoá, dịch vụ cuối cùng, không tính sản phẩm, hàng hoá
trung gian) 

23. GDP không được tính những sản phẩm tự sản tự tiêu.
( Đúng. Vì sản phẩm tự sản tự tiêu không được đem ra thị trường nên không xác định được giá trị
thị trường của sản phẩm, vì vậy không tính được vào GDP. )

24. Giỏ hàng hóa được tính vào CPI là tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong thời kỳ báo cáo.
( Sai. Vì giỏ hàng hoá được tính vào CPI chỉ bao gồm những hàng hoá, dịch vụ mà một người tiêu
dùng điển hình mua. )

25. Người tiêu dùng mua một chai rượu nhập khẩu, giao dịch này làm tăng tiêu dùng của hộ gia
đình C và từ đó tăng GDP.
(Sai. Vì đây là hàng hoá nhập khẩu nên không được tính vào GDP của Việt Nam. Dù C tăng một
khoản nhưng IM cũng tăng một khoản (NX giảm một khoản tương ứng) nên GDP không thay đổi.)

CHƯƠNG 3: Thất nghiệp

Câu 1: Những kết luận sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại và không đi tìm việc nữa được tính vào thất nghiệp
tạm thời.
( Sai. Vi số công nhân này không được tính vào thất nghiệp tạm thời vì họ không còn nằm trong lực
lượng lao động nữa.)

2. Công nhân ngành cơ khí bị sa thải do ngành này bị thu hẹp lại. Những công nhân thất nghiệp
được gọi là thất nghiệp tạm thời.
( Sai. Vì việc ngành thép bị thu hẹp sẽ gây ra thất nghiệp cơ cấu)
Thất nghiệp cơ cấu là do người công nhân phải có thời gian cần thiết để tìm được việc làm thích
hợp với sở thích và kỹ năng của họ.
( Sai. Vì đây là thất nghiệp tạm thời)
3. Một số người bị mất việc do nền kinh tế bước vào suy thoái được xếp vào thất nghiệp cơ cấu.
(Sai. Vì đây là thất nghiệp chu kỳ.)
4. Một người vợ quyết định ở nhà để chăm sóc gia đình, theo các nhà thống kê lao động thì cô ta
sẽ được xếp vào nhóm thất nghiệp.
( Sai. Vì người vợ này không nằm trong lực lượng lao động, không xếp vào nhóm thất nghiệp vì
không có nhu cầu tìm kiếm việc làm.)

5. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời
(Đúng. Vì bảo hiểm thất nghiệp làm giảm đi sức ép phải tìm được việc của người lao động trong
quá trình đi tìm việc làm mới.)

6. Tiền lương tối thiểu tăng dẫn đến thất nghiệp tự nhiên tăng
( Đúng. Vì tiền lương tối thiểu tăng làm tăng thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển, dẫn đến thất nghiệp
tự nhiên tăng.)

7. Thất nghiệp là hiện tượng tồn tại những người lao động không có việc làm.
( Sai. Vì thất nghiệp là hiện tượng tồn tại những người trong độ tuổi trưởng thành, sẵn sàng và có
khả năng lao động nhưng hiện tại không có việc làm.)

8. Thất nghiệp tự nhiên sẽ biến mất trong dài hạn.


(Sai. Vì thất nghiệp tự nhiên là chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải trải qua, nó
không tự biến mất ngay cả trong dài hạn.) 

9. Khi nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra thất nghiệp tự nhiên


(Sai. Vì khi nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra thất nghiệp chu kỳ.)
Câu 2: Một công nhân ngành thép bị mất việc do ngành thép đang bị thu hẹp do đối mặt với sự cạnh
tranh từ nước ngoài. Thất nghiệp này được coi là thất nghiệp tạm thời không? Anh (Chị) hãy giải
thích? Trong trường hợp người công nhân này quyết định thôi việc vì điều kiện lao động trong
ngành thép quá nặng nhọc và nguy hiểm thì thất nghiệp xảy ra trong trường hợp này là thất nghiệp
gì? Tại sao?
TL:
Ngành thép bị thu hẹp vì sự cạnh tranh từ nước ngoài nên cầu về lao động của ngành thép bị thu
hẹp, tạo ra sự k ăn khớp giữa cung và cầu lao động trong ngành thép -> Đây là thất nghiệp cơ cấu, k
phải thất nghiệp tạm thời.
Trong trường hợp người công nhân này quyết định thôi việc và tìm kiếm việc mới thì gọi là thất
nghiệp tạm thời. Vì nguyên nhân của thất nghiệp trong trường hợp này xuất phát từ sự k ăn khớp
giữa người lao động và việc làm, đòi hỏi phải có thời gian để tìm 1 việc phù hợp hơn.
Câu 3: Hãy phân tích ngắn gọn tác động của luật tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động qua
mô hình cung – cầu lao động (phân tích trường hợp: mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương
cân bằng).
TL:
Luật tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà người chủ phải trả cho lao động.
Người lao động quyết định cung ứng lao động, các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lao động. Nếu k
có chính phủ can thiệp, tiền lương sẽ điều chỉnh đến Wo tại đó: LS = L D=LO
Nếu mức lương tối thiểu W min cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường lao động.
Lượng cung lao động tăng lên LS =L1 và lượng cầu lao động giảm xuống L D=L2
->Mức dư cung về lao động là: LS −LD =L1−L2
->Khoản L1 , L2 đc gọi là thất nghiệp
Đồ thị:

CHƯƠNG 6: Tổng cung – tổng cầu


Câu 1: Tổ chức các nước dầu mỏ (OPEC) hạn chế sản lượng khai thác làm tăng giá trên thị trường
dầu mỏ thế giới. Hãy trình bày tác động của vấn đề này đến mô hình tổng cầu – tổng cung của các
nước nhập khẩu dầu mỏ trong ngắn hạn. (Giả sử ban đầu nền kinh tế hoạt động ở mức mức sản
lượng tiềm năng)
Câu 2: Đồng Việt nam giảm giá so với tiền của các đối tác thương mại sẽ tác động như thế nào đến
mô hình tổng cầu – tổng cung của Việt Nam trong ngắn hạn? Anh (chị) hãy giải thích? (Giả sử ban
đầu nền kinh tế hoạt động ở mức mức sản lượng tiềm năng).
Câu 3: Nhận định: “Khi thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu giảm, tổng cầu của nền kinh tế
tăng lên” là đúng hay sai? Anh/ chị hãy sử dụng mô hình AD – AS để giải thích (Giả sử ban đầu
nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng).
Câu 4: Khi CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực,
một số hàng tiêu dùng của các nước sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ hơn hàng trong nước (do thuế
suất giảm xuống), điều này sẽ tác động như thế nào đến mô hình tổng cầu – tổng cung trong ngắn
hạn (Giả sử ban đầu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng).
Câu 5: Nền kinh tế đang đối mặt với suy giảm. Chính phủ quyết định tăng chi tiêu nhằm khôi phục
nền kinh tế, điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến mô hình tổng cung – tổng cầu trong ngắn hạn?
Anh/chị hãy giải thích? Để khôi phục nền kinh tế, chính phủ còn có thể áp dụng những biện pháp
nào?
Câu 6: Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn lực. Hãy sử dụng mô
hình AS – AD để mô tả sự biến động của nền kinh tế trước biến cố “Các nhà đầu tư lạc quan với
triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai” tới sản lượng, mức giá trong ngắn hạn của
nền kinh tế, với giả thiết các nhân tố khác không đổi.
Câu 7: Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn lực. Hãy sử dụng mô
hình AS – AD để mô tả sự biến động của nền kinh tế trước biến cố “Chính phủ giảm thuế đánh vào
các yếu tố đầu vào nhập khẩu” tới sản lượng, mức giá trong ngắn hạn của nền kinh tế, với giả thiết
các nhân tố khác không đổi. Muốn đưa mức sản lượng về sản lượng tiềm năng ban đầu, chính phủ
cần sử dụng biện pháp nào?
Câu 8: Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn lực. Hãy sử dụng mô
hình AS – AD để mô tả sự biến động của nền kinh tế trước biến cố “Các hộ gia đình quyết định tiết
kiệm nhiều hơn do bi quan vào triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai” tới sản lượng, mức
giá trong ngắn hạn của nền kinh tế, với giả thiết các nhân tố khác không đổi.
Câu 9: Giả sử một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng toàn dụng nguồn lực. Với biến cố:
“Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, làm giảm của cải của các hộ gia đình”. Hãy sử dụng mô
hình AS – AD, phân tích tác động của biến cố lên sản lượng và mức giá trong ngắn hạn. Muốn đưa
mức sản lượng về mức sản lượng tiềm năng ban đầu, Chính phủ cần sử dụng biện pháp nào?
Câu 10: Nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm
2004, giá các đầu vào thiết yếu mà Việt Nam phải nhập khẩu như xăng, dầu, thép, phân bón … tăng
mạnh trên thị trường thế giới. Hãy dùng mô hình AD – AS để minh họa và giải thích sự tác động
của sự kiện trên đến nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn trên ba phương diện: mức giá, việc làm
và thu nhập. Khắc phục sự thay đổi về giá, chính phủ cần sử dụng chính sách kinh tế nào?
Câu 11: Giả sử nền kinh tế Việt Nam ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Từ năm
2008 nhiều nước bạn hàng của Việt Nam lâm vào tình trạng suy thoái và mua ít hàng hóa của Việt
Nam hơn. Hãy sử dụng mô hình AD – AS để minh họa và giải thích sự biến động của nền kinh tế
trong ngắn hạn trên 3 phương diện mức giá, sản lượng và việc làm. Để khắc phục tình trạng thay đổi
về sản lượng trên, chính phủ có thể sử dụng chính sách kinh tế như thế nào?
Câu 12: Những kết luận sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1) Sự thay đổi của thuế suất thu nhập không gây ra sự dịch chuyển của tổng cầu.
( Sai. Vì thuế thay đổi thì thu nhập khả dụng của người dân thay đổi, vì vậy họ sẽ thay đổi nhu cầu
mua sắm. Điều này khiến tổng cầu thay đổi, đường tổng cầu dịch chuyển)
2) Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn.
( Sai. Vì sự thay đổi tiền lương danh nghĩa làm thay đổi chi phí sản xuất nên chỉ làm dịch chuyển
đường tổng cung ngắn hạn)

3) Đường tổng cầu dốc xuống bởi vì mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền dân chúng cần nắm
giữ, làm tăng lượng tiền cho vay. Kết quả là lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên.

( Đúng. Vì đây là lý do giải thích tại sao đường tổng cầu dốc xuống theo hiệu ứng lãi suất.)

4) Một trong những lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là do mức giá thấp hơn làm
tăng sức mua của lượng tiền mà họ đang nắm giữ và do đó họ sẽ tăng tiêu dùng.
(Đúng. Vì đây là cách giải thích tại sao đường tổng cầu dốc xuống theo hiệu ứng của cải)
5) Giá dầu mỏ tăng mạnh trên thế giới sẽ tạo nên cú sốc cầu bất lợi đối với các quốc gia nhập
khẩu dầu mỏ.
(Sai. Vì giá dầu mỏ tăng mạnh trên thế giới sẽ tạo nên cú sốc cung bất lợi đối với các quốc gia nhập
khẩu dầu mỏ)

6) Chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu làm dịch chuyển đường tổng
cầu sang phải
( Sai. Vì khi chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu làm dịch chuyển đường
tổng cung ngắn hạn sang phải do chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận tăng khiến các doanh nghiệp
muốn mở rộng quy mô sản xuất)

7) Sự bùng nổ công nghệ vào cuối những năm 1990 đã tạo ra một cú sốc cung có lợi và làm
tăng GDP.
( Đúng. Vì sự bùng nổ công nghệ làm tăng năng suất lao động, dẫn đến sự gia tăng của tổng cung,
tạo ra một cú sốc cung có lợi nền kinh tế có tăng trưởng (GDP tăng) kèm giảm phát.)
8) Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì mức giá thấp hơn làm giảm giá trị
của lượng tiền đang nắm giữ và do đó tiêu dùng giảm xuống.
( Sai. Vì theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì mức giá thấp hơn làm tăng giá trị
của lượng tiền đang nắm giữ và do đó tiêu dùng sẽ tăng lên. 
9) Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu đường tổng cung ngắn hạn
dịch chuyển sang phải.
( Đúng. Vì khi chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu, chi phí sản xuất giảm,
tạo ra một cú sốc cung có lợi, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải)

10)Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì mức giá thấp hơn làm tăng sức mua
của lượng tiền mà mọi người đang nắm giữ và do đó họ sẽ tăng tiêu dùng.
( Sai. Vì đây là cách giải thích lý do đường tổng cầu dốc xuống theo hiệu ứng của cải.)
11)Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu đường tổng cung ngắn hạn dịch
chuyển sang phải.
( Sai. Vì trường hợp này chỉ tác động vào tổng cầu, không làm thay đổi tổng cung)

12)Sự biến động của mức giá không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu và đường tổng
cung.
(Sai. Vì  giá là biển nội sinh duy nhất, không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu và tổng
cung, khi giá thay đổi chỉ gây ra sự vận động dọc theo đường tổng cầu và tổng cung mà thôi)

13)Trong mô hình tổng cầu, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập thực tế và
GDP thực tế.
(Sai. Vì trong mô hình trồng cầu, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa mức giá chung và
GDP thực tế)

14)Khi mức giá chung thay đổi đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển.
(Sai. Vì khi mức giá chung thay đổi chi gây ra sự vận động dọc theo đường tổng cầu, đường tổng
cầu AD đứng yên)
15)Khi chính phủ đánh thuế vào hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu thì sẽ làm cho đường tổng cung
dịch chuyển sang trái.
(Sai. Vì trường hợp này chỉ tác động vào tổng cầu, không làm thay đổi tổng cung)
16)GDP thực tế đạt được mức sản lượng tiềm năng khi tỷ lệ thất nghiệp thực tế lớn hơn với tỷ lệ
tự nhiên.
(Sai. Vì khi GDP thực tế đạt được mức sản lượng tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng với tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên)

17)Các cú sốc cung bất lợi làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kèm theo giảm phát.
( Sai. Vì các cú sốc cung bất lợi làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kém lạm phát)

CHƯƠNG 5: Tổng cầu và chính sách tài khóa


Câu 1: Giả định nền kinh tế đóng, có hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75(Y – T), đầu tư dự kiến bằng
100; chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100 (đơn vị tính là nghìn USD).
a. Viết phương trình đường chi tiêu dự kiến?
b. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là bao nhiêu?
c. Nếu chi tiêu của chính phủ tăng lên thành 125 thì sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế là bao
nhiêu?
d. Chi tiêu của chính phủ phải bằng bao nhiêu để đạt được thu nhập 1.600?
Câu 2: Giả định mô hình của một nền kinh tế đóng như sau: tiêu dùng tự định là 125 triệu USD, xu
hướng tiêu dùng cận biên là 0,8, đầu tư là 300 triệu USD, chi tiêu của chính phủ là 250 triệu, thuế
độc lập với thu nhập và bằng 100 triệu USD.
a. Tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
b. Giả sử chi tiêu của chính phủ tăng thêm một lượng là 50 triệu USD, hãy xác định mức sản lượng
cân bằng mới được xác lập.
c. Giả sử cả chi tiêu của chính phủ và thuế cùng tăng thêm một lượng là 50 triệu USD, xác định sự
thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
Câu 3: Trong mô hình của một nền kinh tế đóng với thuế suất độc lập với thu nhập và xu hướng
tiêu dùng cận biên bằng 0,9. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 1000 tỷ USD. Hiện tại sản lượng
cân bằng của nền kinh tế là 900 tỷ USD. Muốn đạt được sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện
khác không đổi) thì:
a. Chi tiêu của chính phủ cần phải thay đổi bao nhiêu?
b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu?
c. Thuế và chi tiêu của chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách không
bị ảnh hưởng?
Câu 4: Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu cận biên là
0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỷ đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của
khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ đồng và thu thuế 20% thu nhập quốc dân.
a. Hãy xác định mức chi tiêu tự định và hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế.
b. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
c. Chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa thêm 20 tỷ hãy xác định sản lượng cân bằng mới.
Câu 5: Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ. Tiêu dùng tự định là 300 triệu đồng
và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 200 triệu đồng.
Chính phủ chi tiêu 300 triệu và thu thuế bằng 25% thu nhập quốc dân.
a. Xác định hàm tiêu dùng và hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế.
b. Tính số nhân chi tiêu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 200 khi đó sản lượng cân bằng tăng hay giảm? mức độ thay
đổi là bao nhiêu?
Câu 6: Một nền kinh tế đóng có tiêu dùng tự định là 100 tỷ USD. Đầu tư trong nước bằng 150 tỷ
USD. Chi tiêu của Chính phủ bằng 200 tỷ USD. Tổng thu về thuế của chính phủ bằng 20% thu nhập
quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,75.
Yêu cầu:
1. Xác định hàm thuế ròng, hàm tiêu dùng và hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế.
2. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
3. Tính tổng mức chi tiêu (AE) tại mức thu nhập(Y) bằng 1200 tỷ USD. Tại mức Y = 1200 tỷ USD
nhà sản xuất sẽ phản ứng như thế nào?
Câu 7: Một nền kinh tế đóng thuế độc lập với thu nhập T= 200
C = 150+ 0,8YD
I = 200; G = 250; Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế là 2500
1. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế; Và trạng thái của nền kinh tế tại mức sản lượng cân
bằng.
2. Nếu chính phủ đặt ra mục tiêu đạt mức sản lượng tiềm năng:
2.1. Chính phủ cần thay đổi thuế một lượng là bao nhiêu?
2.2. Chính phủ cần thay đổi chi tiêu chính phủ một lượng là bao nhiêu?
2.3. Chính phủ cần thay đổi thuế và chi tiêu chính phủ bao nhiêu để đạt được sản lượng tiềm năng
và không làm thay đổi cán cân ngân sách của Chính phủ?
Câu 8: Một nền kinh tế đóng thuế độc lập với thu nhập T= 300 tỷ USD.
Hàm tiêu dùng: C = 250+ 0,75YD.
I = 250 tỷ USD; G = 300 tỷ USD
Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế là 2600 tỷ USD
1. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế; Và trạng thái của nền kinh tế tại mức sản lượng cân
bằng.
2. Nếu chính phủ đặt ra mục tiêu đạt mức sản lượng tiềm năng:
a. Chính phủ cần thay đổi thuế một lượng là bao nhiêu?
b. Chính phủ cần thay đổi chi tiêu chính phủ một lượng là bao nhiêu?
c. Chính phủ cần thay đổi thuế và chi tiêu chính phủ bao nhiêu để đạt được sản lượng tiềm năng
và không làm thay đổi cán cân ngân sách của Chính phủ?
Câu 9: Có số liệu về một nền kinh tế đóng có chính phủ như sau:
Tiêu dùng tự định là 200 triệu, chi cho đầu tư là 500 triệu, xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0.8.
Chi tiêu chính phủ là 300 và tỉ suất thuế là 15% thu nhập quốc dân.
a. Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
b. Tại mức sản lượng cân bằng, cán cân ngân sách thặng dư hay thâm hụt?
c. Nếu chi tiêu của chính phủ tăng lên và bằng 500 thì cán cân ngân sách thay đổi như thế nào? Tại
sao?
Câu 10: Trong một nền kinh tế mở, giá trị xuất khẩu bằng 60 tỷ đồng, xu hướng nhập khẩu biên
bằng 0.12. Tiêu dùng tự định là 120 tỷ. Xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0.9 Thuế suất bằng 20%
thu nhập quốc dân. Đầu tư trong nước bằng 60 tỷ đồng và chi tiêu của Chính phủ là 200 tỷ đồng.
a. Xây dựng hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế. Biểu diễn trên đồ thị.
b. Xác định mức sản lượng cân bằng
c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng thêm 40 tỷ đồng. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng mới
của nền kinh tế. Biểu diễn trên đồ thị?
Câu 11:
Yd 0 250 500 750 1000 1250 1500
C 250 450 650 850 1050 1250 1450
Bảng trên biểu diễn hàm tiêu dùng của một hộ gia đình.
a. Tính mức tiết kiệm tại mỗi mức thu nhập khả dụng.
b. Tính MPC và MPS
c. Xây dựng hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm. Vẽ đường tiêu dùng và đường tiết kiệm trên cùng một
đồ thị.
Câu 12: Những kết luận sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1) Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng thường dốc hơn đường tổng chi tiêu trong
nền kinh tế mở.
( Đúng. Vì đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng có độ dốc là MPC. (1 – t), thoải hơn đường
tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở có độ dốc là [MPC. (1 - t) – MPM] )
2) Khi thực hiện chính sách tài chính có sự ràng buộc bởi cân bằng ngân sách thì khi chi
tiêu chính phủ tăng một đồng sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng 2 đồng.
( Sai. Vì khi thực hiện chính sách tài chính có sự ràng buộc bởi cân bằng ngân sách thì khi chi tiêu
chính phủ tăng 1 đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng 1 đồng )
3) Giá trị của số nhân chi tiêu chỉ phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng cận biên MPC
( Sai. Vì giá trị của số nhân chi tiêu còn phụ thuộc vào thuế và xu hướng nhập khẩu cận biên)
4) Sự dịch chuyển lên trên của đường chi tiêu là do các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính
phủ quyết định chi tiêu ít hơn tại mỗi mức thu nhập.
( Sai. Vì sự dịch chuyển lên trên của đường chi tiêu là do các yếu tố chi tiêu tự định tăng )
5) Nếu thu nhập khả dụng bằng 0 tiêu dùng của nền kinh tế cũng bằng 0
( Sai. Vì nếu thu nhập khả dụng bằng 0 thì tiêu dùng của hộ gia đình sẽ bằng mức tiêu dùng tự định
C 0 lớn hơn 0)
6) Đường tổng chi tiêu AE phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và mức giá chung tại
mỗi mức thu nhập cho trước.
( Sai. Vì đường tổng chi tiêu AE phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và mức thu nhập của nền
kinh tế tại mỗi mức giá cho trước)
7) Khi nền kinh tế suy thoái nếu ngân sách thâm hụt, chính phủ áp dụng các biện pháp để
giữ ngân sách thăng bằng thì nền kinh tế sẽ suy thoái sâu hơn.
( Đúng. Vì khi thâm hụt ngân sách, chính phủ muốn giữ ngân sách cân bằng sẽ phải áp dụng các
biện pháp để giảm chi tiêu (G) và tăng thuế (T), tức là phải tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt.
Điều này làm giảm tổng chi tiêu (AE) -> Tổng cầu (AD) giảm -> Y giảm, nền kinh tế suy thoái sâu
hơn)
8) Thuế thu nhập cá nhân là một yếu tố tự ổn định tự động, có tác dụng hạn chế bớt những
dao động của chu kỳ kinh doanh.
( Đúng. Vì khi thu nhập tăng thì thuế thu nhập cá nhân tăng và ngược lại ( dù chính phủ chưa điều
chỉnh thuế suất hay mức thu))
9) Điểm vừa đủ trên hàm tiêu dùng là điểm mà tại đó tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiết
kiệm của họ.
( Sai. Vì điểm vừa đủ trên hầm tiêu dùng là điểm mà tại đó tiêu dùng của các hộ gia đình bằng đúng
thu nhập của họ)
10) Giả sử thuế độc lập với thu nhập. Nếu Chính phủ quyết định tăng thuế và chi tiêu chính
phủ cùng một lượng. Khi đó, cả cán cân ngân sách và thu nhập quốc dân sẽ không thay
đổi
( Sai. Vì khi đó, cán cân ngân sách không thay đổi nhưng thu nhập quốc dân sẽ thay đổi 1 lượng
đúng bằng chi tiêu của chính phủ ( ΔY = ΔG = ΔT ))
11) Theo mô hình số nhân của Keynes, sự gia tăng thu nhập do đầu tư tăng thêm gây ra sẽ
càng lớn khi xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) càng nhỏ.
( Đúng. Vì theo mô hình số nhân của Keynes, MPS = (1 – MPC) càng nhỏ thì số nhân chi tiêu m
càng lớn, khi đó ( ΔY = m*ΔI) sẽ càng lớn)
12) Đường tổng chi tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu của nền kinh tế và thu nhập
quốc dân khi giá cả thay đổi.
( Sai. Vì đường tổng chi tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu của nền kinh tế và thu nhập
quốc dân tại 1 mức giá cho trước )
13) Mức giá chung thay đổi sẽ tạo ra sự di chuyển dọc đường tổng chi tiêu.
( Sai. Vì mức giá chung thay đổi sẽ tạo ra sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu)
14) Trong mô hình kinh tế mở, số nhân chi tiêu chỉ phụ thuộc vào thuế suất thu nhập.
( Sai. Vì trong mô hình kinh tế mở, số nhân chi tiêu chi phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng cận biên
và xu hướng nhập khẩu cận biên)
15) Trong nền kinh tế mở, khi thu nhâp tăng lên là 1 đợn vị, chi tiêu cho tiêu dùng hàng nội
địa sẽ tăng lên một lượng lớn hơn MPC(1-t)
( Sai. Vì chi tiêu hàng nội địa trong nền kinh tế mở tăng lên 1 lượng là [MPC. (1 – t) - MPM], nhỏ
hơn MPC. (1 – t) )
16) Hiệu quả của chính sách tài khóa phụ thuộc vào xu hướng tiết kiệm cận biên.
( Đúng. Vì MPS = 1 – MPC nên MPS có ảnh hưởng đến số nhân chi tiêu. Mà hiểu quả của chính
sách tài khóa phụ thuộc 1 phần vào số nhân chi tiêu, ta gọi đó là độ mở của sản lượng cân bằng khi
thay đổi chi tiêu, chính phủ và thuế)
17) Các hộ gia đình quyết định tiết kiệm một tỉ lệ ít hơn trong thu nhập sẽ dẫn đến sự gia
tăng mức giá và mức sản lượng cân bằng trong ngắn hạn.
( Đúng. Vì khi hộ gia đình quyết định tiết kiệm 1 tỉ lệ ít hơn tức là sẽ chi tiêu nhiều hơn -> C tăng ->
AD tăng -> nền kinh tế có tăng trưởng kém lạm phát, tức là giá và sản lượng cân bằng sẽ tăng trong
ngắn hạn)
18) Xu hướng tiết kiệm cận biên được tính bằng sự thay đổi của chi tiêu chia cho sự thay đổi
của thu nhập khả dụng.
( Sai. Vì xu hướng tiết kiệm cận biên được tính bằng sự thay đổi của tiết kiệm chia cho sự thay đổi
của thu nhập khả dụng)
Câu 13: Nhận định sau đúng hay sai: “Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng có chính phủ
với thuế đánh tỷ lệ với thu nhập quốc dân sẽ dốc hơn trong nền kinh tế giản đơn vì có độ rò rỉ
cao hơn”. Anh/chị hãy giải thích.
Trong nền kt giản đơn, độ dốc của đường tổng chi tiêu là: α = MPC
Trong nền kt đóng có thuế đánh tỷ lệ với thu nhập, độ dốc của AE là: α = MPC.(1 – t )

Đường tổng chi tiêu trong nền kt đóng đó sẽ


Vì t < 1 nên MPC > MPC.(1- t ) ❑

( Lưu ý:

{ thoải hơn trong nền kt giản đơn .
Độ rò rỉ trong nền kt đóng
có T =t . Y cao hơn trong nền kt giản đơn .

Khi thu nhập đc tạo ra trong 1 vòng sản xuất k đc đem đi mua hh trong nước, các nhà kt gọi là có
sự rò rỉ.
Trong nền kt đóng có 2 khoản rò rỉ là: tiết kiệm và thuế
Trong nền kt mở có 3 khoản rò rỉ là: tiết kiệm, thuế và nhập khẩu )
Câu 14: Nhận định sau Đúng hay Sai. Anh (chị) hãy giải thích: “Theo cách tiếp cận thu nhập –
chi tiêu, nếu GDP thực tế nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng”.

Câu 15: Anh (chị) hãy phân tích việc xác lập lại mức sản lượng cân bằng trên mô hình thu nhập chi
tiêu như thế nào khi có sự xuất hiện của “hàng tồn kho ngoài kế hoạch”.
Câu 16: Nhận định sau đúng hay sai: “Trong một nền kinh tế đóng có chính phủ. Giả sử thuế độc
lập với thu nhập quốc dân. Nếu Chính phủ quyết định tăng thuế và chi tiêu cùng một lượng. Khi
đó, cả cán cân ngân sách và thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi”. Anh/chị hãy giải thích?
Trong nền kinh tế đóng, làm chi tiêu có dạng: AE = C 0+ I 0 +G0− MPC .T 0 + MPC . Y
Khi chính phủ tăng thuế và chi tiêu cùng 1 lượng

{
m= ❑ Δ Y 1=m∗ΔG
1−MPC ↔
tức là ΔG=ΔT khi đó 1
→ → mT = ❑ Δ Y 2=m∗ΔT (Với m+ mt=1)
1−MPC ↔
và BB=T −G(không đổi )
Thu nhập sẽ thay đổi là: ΔY = ΔY 1+ ΔY 2=( m+ mT )∗ΔG= ΔG= ΔT
Vậy nhận định trên là sai.
CHƯƠNG 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Câu 1: Giả sử bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại A nhận được một khoản tiền gửi 2,5
tỷ USD. Ngân hàng quyết định dự trữ 150 triệu USD, phần còn lại tiến hành cho vay.
1. Nếu ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, thì dự trữ dôi ra của
NHTM A là bao nhiêu?
2. Giả sử tất cả các ngân hàng khác có dự trữ đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và ngân hàng
A cũng dự trữ đúng với quy định của NHTW thì cung tiền có thể tăng bao nhiêu? (Nếu
không có rò rỉ tiền mặt)
3. Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỷ lệ dự trữ thực tế bằng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc. Nếu NHTW muốn giảm cung tiền 4,8 tỷ USD thông qua nghiệp vụ thị trường mở
thì phải mua hay bán trái phiếu Chính phủ với giá trị là bao nhiêu?
Câu 2: Giả sử trong một nền kinh tế, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của dân chúng là 20%, tiền tệ cơ sở là
200, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại là 12%, cung tiền của nền kinh tế là
600.
1. Tính số nhân tiền tệ và tỷ lệ dự trữ dôi ra của các ngân hàng thương mại.
2. Nếu hàm cầu tiền có dạng Md = 900 – 100i thì lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ
bằng bao nhiêu?
3. Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng thương mại với trị giá là 50 thì
lãi suất trên thị trường tiền tệ thay đổi như thế nào?
Câu 3: Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại (Đơn vị:
Tỷ đồng).
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ: 1.000 Tiền gửi: 6.000
Trái phiếu: 5.000
Tổng: 6.000
Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
1. Số nhân tiền
2. Cơ sở tiền, cung ứng tiền tệ
3.1. Sau đó, giả sử NHTW mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại với giá trị
5.000 tỷ đồng và hệ thống ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi
ra. Hãy tính: 3.1 Cơ sở tiền 3.2Cung ứng tiền tệ
Câu 4: Giả sử tổng dự trữ của các ngân hàng thương mại bằng 300 tỷ đồng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc là
5% và không có dự trữ dôi ra, tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng là 20%
1. Tính số nhân tiền và cung ứng tiền tệ
2. Nếu tỉ lệ dự trữ dôi ra bằng 5% thì dự trữ và cung ứng tiền sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 5: Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 10%, các ngân hàng không có
dự trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng
1. Ngân hàng trung ương bán cho các ngân hàng 1 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, thì điều
này ảnh hưởng như thế nào đến cơ sở tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?
2. Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 5%, nhưng các ngân
hàng lại quyết định giữ thêm 5% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao ngân hàng
lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền tệ và cung ứng tiền tệ
của nền kinh tế?
3. Giả sử ngân hàng thương mại quyết định dự trữ bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc số nhân
tiền thay đổi như thế nào?
Câu 6: Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 100 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và
ngân hàng không có dự trữ dôi ra, dân chúng không nắm giữ tiền mặt.
1. Hãy tính số nhân tiền tệ và cung ứng tiền tệ
2. Nếu ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20% thì dự trữ và cung ứng tiền
tệ thay đổi như thế nào? Giải thích?
3. Với dữ kiện như câu b, điều này tác động như nào tới lãi suất trên thị trường tiền tệ?
Minh họa trên đồ thị?
Câu 7: Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ: 500 Tiền gửi: 3000
Trái phiếu: 2500
Tổng: 3000
Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
1. Số nhân tiền
2. Cơ sở tiền
3. Mức cung tiền
Câu 8: Những kết luận sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Ngân hàng trung ương là cơ quan vừa điều hành thị trường tiền tệ vừa kinh doanh tiền tệ.
(Sai. Vì NHTW có chức năng điều hành thị trường tiền tệ, không có chức năng kinh doanh tiền tệ.) 

2. Hoạt động thị trường mở liên quan đến ngân hàng trung ương mua và bán trái phiếu công ty.
( Sai. Vì hoạt động thị trường mở chỉ liên quan đến hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ. )

3. Sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định sẽ không tác động tới
mức cung tiền của nền kinh tế.
( Sai. Vì khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm dự trữ thực tế tại các NHTM giảm, từ đó làm
tăng số nhân tiền, dẫn đến cung tiền tăng )

4. Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn thuộc tiền giao dịch M1.
(Sai. Vi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn thuộc khối tiền rộng M 2)
5. Ngân hàng Trung ương có thể làm cho các ngân hàng thương mại tự nguyện giữ thêm dự trữ
tiền mặt bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao đến mức nhất định.
(Đúng. Vì khi NHTW quy định tỷ lệ lãi suất chiết khấu cao thì các NHTM sẽ tự nguyện quyết định
tăng tỷ lệ tiền mặt dự trữ nhiều hơn để đảm bảo để tỷ lệ lãi suất bắt buộc, tránh việc phải đi vay từ
NHTW.)
6. NHTW có thể buộc các NHTM phải tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt bằng cách tăng lãi suất chiết
khấu đến một mức nào đó.
( Đúng. Vì khi NHTW quy định tỷ lệ lãi suất chiết khấu cao thì các NHTM sẽ tự nguyện quyết định
tăng tỷ lệ tiền mặt dự trữ nhiều hơn để đảm bảo đi tỷ lệ lãi suất bắt buộc, tránh việc phải đi vay từ
NHTW. )

7. Nếu những yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi lãi suất cao hơn.
(Sai. Vì lài suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Tại mức lãi suất cao thì chi phí cơ hội của việc
giữ tiền lớn, do vậy lượng cầu về tiện giam.)

8. Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại sẽ làm
dịch chuyển đường cung tiền sang trái.
(Đúng. Vì khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thi tỷ lệ dự từ thực tế tại các NHTM tăng, khi đó số
nhân tiền (m M ) giảm, dẫn đến cung tiền MS giản, đường cung tiền dịch chuyển sang trái )

9. Số nhân tiền tệ chỉ liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại?
(Sai. Vì số nhân tiền còn liên quan đến hoạt động của NHTW nữa.)
10. Công chúng càng giữ nhiều tiền mặt, mức cung ứng tiền càng cao
(Sai. Vi khi công chúng càng nắm giữ nhiều tiền mặt thì tỷ lệ tiên mặt trên tiền gửi (cr) càng lớn,
dẫn đến số nhân viên càng nhỏ nên cung tien MS nhỏ. )

11. Hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ của NHTW với công chúng có thể làm thay đổi dự
trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại và cung tiền của nền kinh tế
( Sai. Vì hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ chi tác động đến lượng tiên cơ sở trong nền kinh
tế, không tác động đến dự trữ tại các NHTM.)

12. Hoạt động thị trường mở là sự thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương với các
khoản cho vay đối với các ngân hàng
(Sal. Vì hoạt động thị trung mở liên quan đến hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ. )

13. Nhu cầu chi tiêu mua sắm trong dịp lễ tết khiến người dân giữ tiền mặt nhiều hơn, điều này
dẫn đến sự di chuyển dọc đường cầu tiền.
(Sai. Vi khi nhu cầu mua sắm  trong dịp tết tăng  sẽ khiến  người dân có nhu cầu nắm giữ tiền mặt
nhiều hơn, vì vậy cầu tiền tăng, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải.)

Câu 9: Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, hãy giải thích những hoạt động sau đây có ảnh hưởng
như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị MS -
MD:
1. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
2. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất chiết khấu khi cho các ngân hàng thương mại vay
tiền.
Câu 10: Thông qua nghiệp vụ: “Thị trường mở”, NHTW đã tác động đến cung tiền của nền kinh tế
như thế nào? Nghiệp vụ này có ảnh hưởng đến số nhân tiền không? Vì sao?
Câu 11: Thông qua việc “quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc”, NHTW đã tác động đến cung tiền của nền
kinh tế như thế nào? Nghiệp vụ này có ảnh hưởng đến tiền tệ cơ sở” không? Vì sao?
Câu 12: Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở:
a. Hoạt động này có ảnh hưởng như nào tới cung tiền, cầu tiền và lãi suất?
b. Phân tích sự ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế
Câu 13: Các hộ gia đình quyết định nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để chi tiêu trong dịp tết.
a. Hoạt động này tác động như thế nào tới cung tiền, cầu tiền và lãi suất?
b. Phân tích ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế
Câu 14: Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
a. Điều này tác động như thế nào tới cung tiền, cầu tiền và lãi suất.
b. Phân tích sự ảnh hưởng tới sản lượng của nền kinh tế

CHƯƠNG 7: Lạm phát


Câu 1: Đúng hay Sai? Giải thích?
1. Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa dựa
trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế, lạm phát lại thấp hơn mức mà họ dự kiến
ban đầu thì người cho vay được hưởng lợi và người đi vay bị thiệt.
( Đúng. Vì lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát -> Lãi suất thực tế tăng nên người
cho vay được hưởng lợi và người đi vay bị thiệt)
2. Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo, cả tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp đều có xu
hướng tăng.
( Sai. Vì trong trường hợp lạm phát do cầu kéo, tỉ lệ lạm phát tăng nhưng nền kinh tế có tăng trưởng
nên tỉ lệ thất nghiệp giảm)
3. Tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu là một nguyên nhân gây ra lạm phát do
cầu kéo.
( Đúng. Vì thuế tăng làm giá hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng -> làm cầu về hàng nhập khẩu giảm
(IM giảm) -> NX tăng -> AD tăng -> giá tăng, sản lượng tăng -> đây là lạm phát do cầu kéo )
4. Lạm phát xảy ra do Chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ còn được gọi là lạm
phát chi phí đẩy.
( Sai. Vì khi Chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (G tăng) -> AD tăng -> giá tăng, sản
lượng tăng -> đây là lạm phát do cầu kéo.
5. Lạm phát là sự tăng mức giá của một mặt hàng nào đó.
( Sai. Vì lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian)
6. Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá của hàng hóa lương thực thực phẩm.
(Sai. Vì lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian)
7. Giá dầu trên thế giới tăng mạnh gây ra lạm phát của nền kinh tế lạm phát này là do cầu
kéo
( Sai. Vì khi giá dầu trên thế giới tăng mạnh làm chi phí sx tăng -> tổng cung ngắn hạn AS giảm ->
giá tăng, sản lượng giảm -> đây là lạm phát do chi phí đẩy.)
8. Vào dịp tết lạm phát thường tăng do người dân mua sắm nhiều hàng hóa. Lạm phát này
là lạm phát do chi phí đẩy.
( Sai. Vì khi người dân mua sắm nhiều hàng hóa thì C tăng -> AD tăng -> giá tăng, sản lượng tăng
-> đây là lạm phát do cầu kéo)

Câu 3:
Giả sử rằng một người đi vay và một người cho vay nhất trí với nhau về mức lãi suất danh nghĩa
phải trả đối với khoản tiền vay. Sau một thời gian lạm phát bất ngờ tăng cao hơn mức mà cả hai
người ban đầu dự kiến.
a. Mức lãi suất thực tế của khoản tiền vay này là cao hơn hay thấp hơn so với dự kiến? Giải thích?
b. Người đi vay hay người cho vay được hưởng lợi? Giải thích?
TL:
a, Lãi suất dự kiến = lãi suất danh nghĩa – lạm phát dự kiến
Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – lạm phát thực tế
Khi lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự kiến thì lãi suất thực tế sẽ nhỏ hơn lãi suất dự kiến.
b, Lãi suất thực tế nhỏ hơn dự kiến ban đầu sẽ làm người cho vay bị thiệt.
Người đi vay đc hưởng lợi. vì lãi suất thực tế thấp hơn kỳ vọng của người đi vay và cho vay.
Câu 2:
Những nguyên nhân dưới đây sẽ dẫn đến dạng lạm phát nào? Hãy giải thích
a. Tăng chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng việc phát hành tiền?
b. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh?
TL:

You might also like