You are on page 1of 70

CHƯƠNG 2

CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG


QUỐC GIA
Nội dung chính
- Một số vấn đề cơ bản

- Cách tính mức hoạt động của một


nền kinh tế

- Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

- Các vấn đề khác của GDP


Một số vấn đề cơ bản
Hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA - System of National Accounts):

1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross national product)


2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic product)

3. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net national product)


4. Sản phẩm quốc nội ròng (NDP - Net domestic product)
5. Thu nhập quốc dân (NI - national income)
6. Thu nhập cá nhân (PI - Personal Income)
7. Thu nhập khả dụng (DI - disposable income)
Đánh giá sự giàu có của cá nhân!

• Thu nhập cao


• Mức sống cao
• Nhà ở sang trọng
• Chăm sóc sức khỏe tốt
• Xe ô tô sành điệu
• Kỳ nghỉ sang trọng
Đánh giá nền kinh tế của một
quốc gia tốt hay không!
Nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong
nền kinh tế kiếm được

GDP
Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm trong nước)
Tổng quan về hai chỉ tiêu GDP và GNP
• Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Là giá trị tính
bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia,
tính trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm.

• Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Là chỉ tiêu phản


ánh bằng tiền của toàn bộ sản phẩm hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản
xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường tính
là một năm.
Tổng quan về hai chỉ tiêu GDP và GNP
• Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Là giá trị tính bằng tiền của tất
cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong lãnh thổ
một quốc gia, tính trong một khoảng thời gian nhất định, thường
là một năm.
• Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Là chỉ tiêu phản ánh bằng tiền
của toàn bộ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân
một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường tính là
một năm.
Có 2 vấn đề:
1) “Lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”
2) “Sản phẩm cuối cùng”
“Lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”

Tình huống 1:
Giá trị dịch vụ của một ngân hàng Singapore đặt
tại Việt Nam thì:
- Có được tính vào GDP của Việt Nam không?
- Có được tính vào GNP của Singapore không?
“Lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”

Tình huống 2:
Thu nhập tạo ra của công ty của người Việt Nam
đặt tại Nhật Bản thì:
- Có được tính vào GDP của Việt Nam không?
- Có được tính vào GNP của Nhật Bản không?
“Lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”

Tình huống 3:
Một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Pháp
đặt tại Việt Nam thì thu nhập do nó tạo ra:
- Có được tính vào GDP của Việt Nam không?
- Có được tính vào GNP của Pháp không?
“Lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”

Anh Lạc là công dân Việt Nam


sang Campuchia sinh sống bằng
nghề trồng lúa. Trong năm 2020
anh Lạc tạo ra giá trị 500 triệu Riel
Campuchia. Như vậy khoản giá trị
này có được tính vào GDP cho Việt
Nam không? Tại sao?
“Sản phẩm cuối cùng”
 “…cuối cùng…”
Sản phẩm trung gian Sản phẩm cuối cùng
(intermediate goods) (Final goods)
Là những loại sản phẩm được Là những loại sản phẩm
dùng làm đầu vào để sản xuất ra còn lại ngoài sản phẩm
các sản phẩm khác và chỉ sử trung gian.
dụng được một lần trong quá
trình sản xuất.
Ví dụ: Lốp cao su để sản xuất xe Ví dụ: Điện thoại, xe hơi,
hơi, chip dung để chế tạo điện bánh kẹo…
thoại, bột để làm bánh…
“Sản phẩm cuối cùng”
• Sản phẩm trung gian (intermediate goods)
Là những loại sản phẩm được dùng làm đầu vào để sản
xuất ra các sản phẩm khác và chỉ sử dụng được một lần
trong quá trình sản xuất.
Ví dụ: Lốp cao su để sản xuất xe hơi, chip dùng để chế
tạo điện thoại, bột để làm bánh…

MÁY MÓC CÓ PHẢI LÀ SẢN PHẨM


CUỐI CÙNG KHÔNG?
“Sản phẩm cuối cùng”

Công ty VAC sản xuất ra 10 thùng giấy, sau đó Công


ty Phúc An Khang mua 10 thùng giấy về làm thành
1.000 thiệp cưới.

Câu hỏi đặt ra:


• 10 thùng giấy có được tính vào GDP không?
• 1.000 thiệp cưới là hàng hóa trung gian đúng hay
sai?
“Sản phẩm cuối cùng”

Chiếc xe này được sản xuất đầu năm 2019 và được


Công Phượng sử dụng. Đến năm 8/2020, Công
Phượng bán lại cho chị Nhã Kỳ với giá là 1 tỷ đồng.
Như vậy, chiếc xe này có được tính vào GDP của Việt
Nam năm 2020 không? Tại sao?
“Sản phẩm cuối cùng”
Gỉa sử có hai nhà sản xuất. Một người làm ra được
10 kg gạo, bán với giá 2.000 đồng/kg. Người thứ hai
mua 2kg gạo làm ra một lượng bột trị giá 10.000
đồng. Lúc đó:

Tổng xuất lượng =


20.000 (đồng gạo) + 10.000 đồng bột = 30.000 đồng

30.000 đồng là kết quả sản xuất cuối cùng của nền
kinh tế đúng hay không? Tại sao?
Mối liên hệ giữa GDP và GNP
• GNP của VN gồm 2 phần thu nhập:
a) Công dân VN tạo ra trên lãnh thổ VN
b) Công dân VN tạo ra trên lãnh thổ nước khác

Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu

• GDP của VN gồm 2 phần thu nhập:


a) Công dân VN tạo ra trên lãnh thổ VN
b) Công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ VN
Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu
Mối liên hệ giữa GDP và GNP

Thu nhập từ các Thu nhập từ các


GNP = GDP + yếu tố xuất khẩu - yếu tố nhập khẩu

Thu nhập từ các Thu nhập từ các


NIA = yếu tố xuất khẩu - yếu tố nhập khẩu

Như vậy: GNP = GDP + NIA

Ký hiệu là NIA hoặc NFFI


Các phương pháp tính GDP
a. Giá để tính GDP
• Giá hiện hành: là giá thị trường của năm tính toán
(tính cho năm nào thì sử dụng giá của năm đó)
• Giá cố định (giá so sánh): là giá thị trường của một
năm nào đó được chọn làm năm gốc dùng để tính
cho các năm khác

• GDP tính theo giá hiện hành gọi là GDP danh nghĩa
• GDP tính theo giá cố định gọi là GDP thực

19
GDP danh nghĩa và GDP thực

 GDP danh nghĩa: tính theo giá hiện hành


GDPdanhnghĩa =Giá hiện hành * Sản lượng
𝑛
𝑡
𝐺𝐷𝑃𝑛𝑜𝑚𝑖𝑛𝑎𝑙 = ෍ 𝑃𝑖𝑡 . 𝑄𝑖𝑡
𝑖
 GDP thực: tính theo giá của thời kỳ gốc hay giá
cố định.
GDPthực = Giá kỳ gốc * Sản lượng
𝑛
𝑡
𝐺𝐷𝑃𝑟𝑒𝑎𝑙 = ෍ 𝑃𝑖0 . 𝑄𝑖𝑡
𝑖
Ví dụ
Bánh mì kẹp thịt Xúc xích
Năm P Q P Q
2011 $10 400 $2.00 1000
2012 $11 500 $2.50 1100
2013 $12 600 $3.00 1200

GDP danh nghĩa của từng năm như sau:


Mức tăng:
2011: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6,000
37.5%
2012: $11 x 500 + $2.50 x 1100 = $8,250
2013: $12 x 600 + $3 x 1200 = $10,800 30.9%
VÍ DỤ
Bánh mì kẹp thịt Xúc xích
Năm P Q P Q
2011 $10 400 $2.00 1000
2012 $11 500 $2.50 1100
2013 $12 600 $3.00 1200

Tính GDP thực mỗi năm,


sử dụng giá của năm gốc 2011 Mức tăng
2011: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6,000
20.0%
2012: $10 x 500 + $2 x 1100 = $7,200
16.7%
2013: $10 x 600 + $2 x 1200 = $8,400
VÍ DỤ

Năm GDPn GDPr


2011 $6000 $6000
2012 $8250 $7200
2013 $10.800 $8400

Ghi chú:
▪ GDP danh nghĩa được tính bằng giá hiện hành.
▪ GDP thực được tính bằng giá cố định của năm gốc
(trong ví dụ này là năm 2011)
VÍ DỤ

Năm GDPn GDPr


2011 $6000 $6000
37,5% 20.0%
2012 $8250 $7200
30,9% 16.7%
2013 $10.800 $8400
▪ Sự thay đổi của GDP danh nghĩa phản ánh sự thay
đổi của cả giá và sản lượng.
▪ Sự thay đổi của GDP thực là mức thay đổi của GDP
khi giá là cố định. (nghĩa là, khi lạm phát = 0).

Do đó, GDP thực có điều chỉnh theo lạm phát.


Các loại chỉ số giá (Price Index)

 Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price


Index) - mức giá trung bình của những hàng
hóa chính mà một gia đình (ở thành thị)
thường tiêu dùng.
 Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) - thể
hiện sự biến động mức giá trung bình của
hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được nền kinh tế
sản xuất ra.
 Chỉ số giá sản xuất PPI (Producer Price Index)
- giá trung bình của một giỏ hàng hoá mà
doanh nghiệp mua so với thời kỳ gốc
Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator)

Công thức:

GDP deflator = (GDP danh nghĩa/ GDP thực) x 100

– GDP danh nghĩa = sản lượng hiện hành x giá hiện


hành

– GDP thực = sản lượng hiện hành x giá năm gốc

σ𝑛 𝑡 𝑡
𝑖=1 𝑖 𝑄𝑖
𝑃
GDP deflator = σ𝑛 0 𝑡 × 100
𝑖=1 𝑃𝑖 𝑄𝑖
Tỷ lệ lạm phát

 Tỷ lệ lạm phát (Iflation rate- If ): được đo bằng


tỉ lệ phần trăm biến động của chỉ số giá.

Chỉ số giá t − Chỉ số giá t−1


Tỷ lệ lạm phát= X 100
Chỉ số giá t−1

 If > 0: lạm phát (inflation)


 If < 0: giảm phát (deinflation)
 Giảm lạm phát (disinflation): có lạm phát,
nhưng lạm phát nhỏ dần.
Đo lường tốc độ tăng trưởng

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: là tỷ lệ phần


trăm gia tăng hàng năm của sản lượng quốc
gia thực (GDP thực).
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (gt)
Real GDP t − Real GDP t−1
g𝑡 = X 100
Real GDP t−1
GDP theo đầu người (GDP per capita)

 Là thước đo bình quân đầu người xét theo


lượng hàng hóa, dịch vụ mà mỗi người dân
có thể mua được.

 Được sử dụng để so sánh mức sống tương


đối giữa các quốc gia.

GDP
Thu nhập bình quân =
Dân số
 Giá cả trong SNA:
- Tính theo giá thị trường – còn gọi là giá tiêu thụ, là
giá mà người mua phải trả, nó bao gồm cả thuế gián
thu. Ví dụ GDP theo giá thị trường, ký hiệu GDPmp
hay GDP; NNP theo giá thị trường, ký hiệu NNPmp
hay NNP.
- Tính theo giá sản xuất hay còn gọi là chi phí của các
yếu tố sản xuất, là giá mà người bán thực nhận.

Ví dụ: GDP theo giá sản xuất, ký hiệu GDPfc, NDP


theo chi phí yếu tố, ký hiệu NDPfc. Chỉ tiêu theo chi
phí các yếu tố sản xuất và chỉ tiêu theo giá thị
trường chỉ lệch nhau phần thuế gián thu (Ti):
GDPfc = GDPmp – Ti (2.1)
 Giá thị trường (Market price): là giá
của hàng hóa được mua bán trên thị trường,
giá này bao gồm cả thuế gián thu.

 Giá chi phí các yếu tố sản xuất (Factor


cost): là giá được cấu thành từ các chi phí
sản xuất, giá này không bao gồm cả thuế
gián thu.
GDPfc = GDPmp – Ti
Ti – Thuế gián thu: Thuế môn bài, thuế giá trị gia
tăng, thuế doanh thu, thuế tước bạ, thuế tài nguyên,
thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
32
 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu theo chi phí yếu tố có thể được tính từ việc
trừ các khoản thuế gián thu (Ti) ra khỏi chỉ tiêu giá thị
trường.
GDPfc = GDP – Ti
GNPfc = GNP – Ti
- Chỉ tiêu thực của một năm nào đó, có thể được tính
bằng cách lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá
của năm đó. Chỉ tiêu thực dụng để tính tốc độ tăng
trưởng kinh tế qua các năm.

Mối quan hệ giữa GDP thực và GDP danh nghĩa được thể hiện qua chỉ số điều chỉnh
lạm phát (hay chỉ số giảm phát) theo GDP (Id) như sau:
𝑡
𝐺𝐷𝑃𝑁
𝐼𝑑𝑡 = × 100 (2.4)
𝐺𝐷𝑃𝑅𝑡
Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường

Khấu hao (De-Depreciation):


Trong cách tính toán trên, các máy móc thiết bị dùng
trong sản xuất ô tô được xem như tồn tại mãi mãi, nhưng
thực tế nó sẽ hao mòn. Vì vậy một phần giá trị sản lượng
của nền kinh tế phải được sử dụng để thay thế phần hao
mòn đó. Phần giá trị này sẽ hình thành nên quỹ khấu hao,
và đầu tư lấy từ quỹ khấu hao nhằm mục đích thay thế các
máy móc đã hư hỏng, được gọi là khấu hao (De).

Do đó theo nguồn vốn đầu tư, đầu tư gồm có 2 loại là:


Đầu tư ròng, ký hiệu IN, là đầu tư mới để mở rộng năng
lực sản xuất.
Khấu hao, ký hiệu De, là đầu tư nhằm duy trì năng lực
sản xuất hiện có:
→ I = De + IN
Có 3 cách tính GDP
• Phương pháp sản xuất
• Phương pháp phân phối
• Phương pháp chi tiêu
a. Phương pháp chi tiêu cuối cùng

Tính số tiền người ta bỏ ra để mua hàng hóa


do nền kinh tế sản xuất trong một năm
Hàng hóa cuối cùng được bốn đối tượng chi
mua:
 Hộ gia đình: chi cho tiêu dùng (C)
 Doanh nghiệp: chi đầu tư (I)
 Chính phủ: chi cho hàng hóa và dịch vụ của
chính phủ (G)
 Nước ngoài: xuất khẩu ròng (NX = X-M)
Tiêu dùng của hộ gia đình (C)

 Tiêu dùng của hộ gia đình để mua hang hóa


và dịch vụ.

 Không bao gồm chi để mua nhà mới. Vì nhà


ở được xem như là một dịch vụ cung cấp
nhà ở, vì vậy nhà ở được xem là một phần
của tổng tài sản cố định. Chi cho nhà ở
được tính vào đầu tư.
Chi đầu tư (I)

 Chi tiêu mua sắm về máy móc, thiết bị để


sản xuất

 Xây dựng nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng,


cơ sở hạ tầng

 Hàng tồn kho của doanh nghiệp

 Chi để mua nhà mới


Chi đầu tư (I)

Tổng đầu tư (I)


I = In + De
In: đầu tư tư bản để mở rộng quy mô sản xuất
De: đầu tư bù đắp TSCĐ (khấu hao TSCĐ)
I = Tiền mua tư bản mới + Chênh lệch tồn kho

Chênh lệch tồn kho = TK cuối năm – TK đầu năm


Cần phân biệt rõ đầu tư với tiết kiệm

 Tiết kiệm là phần thu nhập giữ lại không tiêu


dùng
 không phân biệt hình thức giữ lại (gửi tiết
kiệm, mua cổ phiếu…)
 Phần tiền mua cổ phiếu, trái phiếu không tạo
ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế, nên
không tính vào đầu tư.
Chi tiêu chính phủ

Bao gồm:
a) Chi mua hh-dv của chính phủ (G): là khoản
chi có đối ứng
- Chi tiêu dung của chính phủ (Cg): trả lương
công chức, quốc phòng, cảnh sát…
- Chi đầu tư chính phủ (Ig): xây dựng cơ sở
hạ tầng, xây trường học
b) Chi chuyển nhượng (Transfer Payment – Tr):
là khoản chi của chính phủ không cần hh-dv đối
ứng, như lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, bù
lỗ…
Xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng

 Xuất khẩu (Export – X): là lượng hh-dv sản


xuất trong nước và được bán ra nước ngoài.
 Nhập khẩu (Import – M): là lượng hh-dv
sản xuất ở nước ngoài và được tiêu thụ
trong nước.
 Xuất khẩu ròng (Net Export – NX): là
chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, thể
hiện cán cân thương mại.
Ví dụ
a. Doanh nghiệp Honda Việí Nam bán chiếc xe Wave cho
một nữ sinh.
b. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc xe Dream cho
một sinh viên ở Phillipins.
c. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc xe Dream cho
sở Công an Hà Nội.
d. Doanh nghiệp Honda Việt Nam bán chiếc ô tô mới cho
Petro Việt Nam.
e. Doanh nghiệp Honda Việt Nam chuyển chiếc Dream sản
xuất ngày 31/12 vào hàng tổn kho,
f. Vào ngàv 1/1 doanh nghiệp Honda Việt Nam lấy chiếc
Dream sản xuất năm trước ra bán cho người tiêu dùng.
43
a) Tính GDP theo phương pháp chi tiêu cuối cùng

GDP = C + G + I + NX
b) Phương pháp thu nhập (chi phí )
GDP = w + i + r + Pr +Ti + De
Trong đó:
• Tiền lương, tiền công (wages - w): Là lượng thu
nhập nhận được do cung cấp sức lao động
• Tiền thuê (rent - r): Là khoản thu nhập có được
do cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản
khác.
• Tiền lãi (interest - i): Là thu nhập nhận được do
cho vay, tính theo một lãi suất nhất định

45
• Lợi nhuận công ty (Profit - Pr): Là khoản thu
nhập còn lại của xuất lượng sau khấu trừ đi
chi phí sản xuất, bao gồm các khoản:
- Nộp cho chính phủ: thuế thu nhập doanh
nghiệp (thuế lợi tức); nộp phạt; đóng góp
vào quỹ công ích,…
- Lợi nhuận không chia: công ty giữ lại để
mở rộng sản xuất, dự phòng,…
- Lợi tức cổ phần, lợi tức của chủ doanh
nghiệp
46
• Thuế trực thu (Td): là loại thuế đánh vào
thu nhập của các thành phần dân cư, bao
gồm các khoản:
• Thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thuế cá nhân: Thuế di sản (thừa kế), thuế
thu nhập cá nhân
• Thuế cộng đồng (thuế này dùng để chi
cho công trình công cộng)
• Thuế giao dịch vốn, tài chính
• Thuế tem
47
• Thuế gián thu (Ti): là loại thuế đánh qua việc
mua hàng hóa, bao gồm các khoản sau:
• Thuế môn bài
• Thuế GTGT
• Thuế doanh thu
• Thuế trước bạ
• Thuế tài nguyên
• Thuế XNK
• Thuế tiêu thụ đặc biệt

48
Ví dụ
Trong năm 2016 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ
như sau:
Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của chính phủ 100
Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25
Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50
Lợi nhuận 60 Thu nhập yếu tố ròng -50
Xuất khẩu 100
Nhập khẩu 50

Yêu cầu:
a. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng
phương pháp chi tiêu và phương pháp thu
nhập
b. Tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất
c) Phương pháp giá trị gia tăng
GDP = (GTGT ở các công đoạn, các ngành sx)

 VA
Tổng quát:
i
i 1
Trong đó:
Giá trị gia tăng = tổng giá trị sản lượng – chi phí đầu
vào được dùng hết cho việc sản xuất ra sản lượng đó.

50
Ví dụ 1
Một người nông dân trồng lúa và bán 1 kg
thóc cho người xay xát với giá 3 ngàn đồng.
Người xay xát xay thóc thành gạo và bán gạo
cho người làm bánh đa với giá 4 ngàn đồng.
Người làm bánh đa xay gạo thành bột và
tráng bánh đa, sau đó bán cho một kỹ sư lấy
6 ngàn đồng. Người kỹ sư đó ăn bánh đa. Mỗi
người trong chuỗi các giá trị này tạo ra bao
nhiêu giá trị gia tăng? GDP trong trường hợp
này bằng bao nhiêu?
51
Ví dụ 2
Giả sử một nam giám đốc trẻ lấy người phục vụ
trong gia đình của mình. Sau khi cưới, vợ anh ta
vẫn tiếp tục phục vụ anh ta như trước và anh ta
tiếp tục nuôi cô ấy với số tiền như trước (nhưng
với tư cách là vợ, chứ không phải người làm
công ăn lương). Theo bạn, cuộc hôn nhân này
có tác động đến GDP không? Nếu có, nó tác
động đến GDP như thế nào?
52
Ví dụ 3
Ví dụ 4
Dựa vào số liệu bên dưới để tính chỉ tiêu sau:
Đầu tư ròng 50 Tiêu dùng của hộ gia đình 500
Trong hệ Tiền lương 650 Chi tiêu của chính phủ 300
thống hạch Tiền thuê đất 50 Tiền lãi cho vay 50
Lợi nhuận 150 Chi chuyển nhượng 50
toán quốc Nhập khẩu 300 Thuế thu nhập của doanh nghiệp 40
gia có các Xuất khẩu 400 Lợi nhuận doanh nghiệp giữ lại 60
tài khoản Thuế gián thu 50 Thuế thu nhập cá nhân 30
Thu nhập yếu tố từ nước 100 Thanh toán cho nước ngoài về ytsx và tài 50
như sau: ngoài sản

Trên lãnh thổ Khu vực


Chi phí M A S
có 3 khu vực:
công nghiệp Chi phí trung gian 100 140 60
(M), nông Khấu hao 70 30 50
nghiệp (A) và Chi phí khác 400 360 190
dịch vụ (S): Giá trị sản lượng 570 530 300

Yêu cầu:
a. Tính chỉ tiêu GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3
phương pháp
b. Tính chỉ tiêu GNP theo giá thị trường và giá sản xuất
Ví dụ 5: Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
Ví dụ: Trong nền kinh tế đơn giản có 2 tác nhân là các DN và các hộ gia
đình. Trong khu vực DN có 4 đơn vị tạm thời gọi là DN I, II, III và IV. Giả
sử khấu hao bằng không.
- Doanh nghiệp I sản xuất một số lượng thép trị giá 4.000USD, nó bán
cho DN II sản xuất máy móc 1.000USD và DN IV sản xuất ô tô 3.000
USD. Tiền bán hàng dung cho việc trả lương 2.500 USD, trả tiền thuê
300 USD, trả lãi 700 USD và lợi nhuận là 500 USD.
- Doanh nghiệp II sản xuất một số tư liệu lao động (máy móc) dùng
trong công nghiệp ô tô trị giá 2.000 và bán toàn bộ cho DN IV sản xuất
ô tô. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 1.000 USD, trả lương 500
USD, trả tiền thuê 100 USD, trả lãi 200 USD và lợi nhuận là 80 USD.
- Doanh nghiệp III sản xuất một số lốp ô tô trị giá 500 USD và bán toàn
bộ cho DN IV sản xuất ô tô. Tiền bán hàng dung cho việc trả lương 300
USD, trả tiền thuê đất 40 USD, trả lãi 80 USD và lợi nhuận 80 USD
- Doanh nghiệp IV SX một số lượng ô tô trị giá 5.000 USD bán cho các
hộ gia đình. Tiền bán hàng dung cho việc mua thép 3.000 USD, mua
lốp ô tô 500 USD, trả lương 800 USD, trả tiền thuê 130 USD, trả lãi 270
USD và lợi nhuận là 300 USD.
Các hộ gia đình bao gồm hoặc là người hưởng lương hoặc là cổ đông của
DN hoặc là chủ DN và giả sử họ chỉ mua sản phẩm duy nhất là ô tô.
Một số khó khăn trong tính GDP
• Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp, do
muốn đóng thuế ít nên khai báo thấp kết quả
sản xuất
• Ở Việt Nam có quá nhiều cơ sở sản xuất nhỏ
không có hệ thống sổ sách theo dõi
• Việc ước tính phần sản phẩm tự cung tự cấp
• Năng lực thống kê còn thấp: phương tiện,
phương pháp, cán bộ,…

56
Ưu nhược điểm của GDP

 GDP – “là chỉ tiêu đo lường phúc lợi kinh tế của


toàn bộ xã hội”
– Giá trị hàng hóa sản xuất ra.
– Tổng thu nhập của nền kinh tế.
– Tổng chi tiêu của nền kinh tế.
– Nếu GDP lớn hơn
• Cuộc sống tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt
hơn.
• Hệ thống giáo dục tốt hơn
Ưu nhược điểm của GDP
Ưu nhược điểm của GDP

 GDP – cũng chưa phải là 1 chỉ tiêu hoàn hảo để


đo lường phúc lợi kinh tế, bởi vì:
– GDP không đo lường
• Giá trị thời gian nghỉ ngơi
• Mức độ hạnh phúc của con người
• Giá trị của những hoạt động không diễn ra
trong nền kinh tế (hàng hóa sản xuất & tiêu dùng ở
nhà).
• Chất lượng môi trường, an ninh, bất ổn
• Hoạt động kinh tế ngầm
• Hàng hóa tốt xấu (rượu, bia, thuốc lá,…)
3. Các chỉ tiêu khác
• Sản phẩm quốc nội ròng (NDP): phản ánh
lượng giá trị mới sáng tạo, được sản xuất ra
trên phạm vi lãnh thổ một nước (không bao
gồm sản phẩm trung gian và khấu hao)
NDP = GDP - De
• Sản phẩm quốc dân ròng (NNP): là phần
giá trị mới sáng tạo, do công dân một nước
sản xuất ra (không bao gồm sản phẩm trung
gian và khấu hao)
NNPmp = GNPmp - De
60
• Thu nhập quốc dân (NI): phản ánh mức thu
nhập mà công dân một nước tạo ra, không kể
phần tham gia của chính phủ dưới dạng thuế
gián thu
NI = NNPmp - Ti; (NI=NNPfc)
• Thu nhập cá nhân (PI): phản ánh phần thu
nhập thực sự được phân phối cho các cá nhân
trong xã hội
PI = NI - Prnộp, kc + Tr (Pr nộp, kc ký hiệu Pr*)

61
Pr* bao gồm các khoản sau đây:
• Phần lợi nhuận không chia
• Phần nộp cho chính phủ:
–Thuế thu nhập doanh nghiệp
–Các quỹ an sinh xã hội
• Quỹ cứu trợ xã hội
• Quỹ dự phòng
• Quỹ phục vụ dịch vụ xã hội
• Quỹ ưu đãi xã hội
62
Thu nhập khả dụng (Yd)
• Là thu nhập cuối cùng mà hộ gia đình có khả năng
sử dụng. Lượng thu nhập này dùng vào hai việc :
tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S)
• Yd = PI - Thuế cá nhân
Thuế cá nhân bao gồm các khoản:
– Thuế di sản (thừa kế)
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế cộng đồng
– Lệ phí khác mà người lao động phải nộp
63
Tóm lại:
• GNP = GDP + NIA
• NNP = GNP - De
• NI = NNPmp - Ti
• PI = NI - Pr* + Tr
• Yd = PI - Thuế cá nhân
• GDPfc = GDPmp - Ti
• GDPthực = GDPdanh nghĩa/chỉ số giá
• Yd =GDPmp + NIA - De - Ti - Pr* - Thuế cá nhân + Tr

64
4. ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ

• Đồng nhất thức là một đẳng thức thể hiện


sự đồng nhất giữa vế trái và vế phải (đẳng
thức luôn luôn đúng). Nghiên cứu đồng
nhất thức kinh tế vĩ mô nhằm:
– Tìm ra những mối quan hệ cơ bản giữa các đại
lượng kinh tế trong SNA.
– Phân biệt: các đồng nhất thức với các phương
trình xác định sản lượng cân bằng
65
•Một số giả định:
Với Yd =GDPmp + NIA - De - Ti - Pr* - Thuế cá nhân + Tr
– Nền kinh tế không có khấu hao, không có lợi nhuận
giữ lại tại doanh nghiệp
– Nguồn thu của Chính phủ chủ yếu từ thuế (Tx bao
gồm: Ti, Pr*, thuế cá nhân)
– Thu nhập ròng từ nước ngoài bằng 0 (NIA =0) hay
GDP = GNP
Nếu gọi Yd là thu nhập khả dụng và Y là GDP
Yd = Y - Tx + Tr = Y - (Tx - Tr), Đặt T = Tx - Tr
T: Thuế ròng. Vậy: Yd = Y - T (i)

66
Đồng nhất thức thứ nhất
Vì thu nhập khả dụng được dùng vào hai việc
là tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S), nên:
Yd = C + S (ii)
Từ (i) và (ii) suy ra: Y = Yd + T = C + S + T (iii)
Mà GDP = Y = C + I + G + X - M (iv)
Suy ra: C + S + T = C + I + G + X - M
Hay: S+T+M=I+G+X (1)

67
Xuất khẩu: X

Chi tiêu: G

Đầu tư: I

Hàng hóa và dịch vụ

Doanh nghiệp Hộ gia đình

Ngân hàng
Thu nhập và chi phí
Chính phủ

Tiết kiệm: S
Nước ngoài
Thuế: T

Nhập khẩu: M

68
Đồng nhất thức thứ hai
Từ (1): S + T + M = I + G + X
Suy ra: (S - I) + (T - G) + (M - X) = 0 (2)
S - I: lượng tiết kiệm thặng dư hay thiếu hụt với
đầu tư tư nhân
T - G: lượng thặng dư hay thâm hụt ngân sách
Chính phủ
M - X: lượng thặng dư hay thâm hụt của nước
ngoài trong việc mua bán trong nước

69
Đồng nhất thức thứ ba
Gọi Cg là phần tiêu dùng của Chính phủ
Gọi Sg là phần tiết kiệm của Chính phủ
Suy ra: Cg + Sg = T (iv)
Chính phủ dùng tiền tiết kiệm để mua hàng đầu tư
(Ig), do đó: Cg + Ig = G (v)
Từ (iv)&(v) suy ra: T - G = Sg - Ig (vi)
Thay (vi) vào (2): (S - I) + (T - G) + (M - X) = 0
<=> (S - I) + (Sg - Ig) + (M - X) = 0
<=> (S + Sg) + (M - X) = I + Ig (3)
70

You might also like