You are on page 1of 7

Chương 2.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN


1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
1.1 GDP là gì?
GDP - Tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đc sx tại 1
quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định.
* Giá trị thị trường: GTTT của 1 mặt hàng là giá của nó trên thị trường mở.
* Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng: sp cuối cùng của 1 quá trình mà người tiêu
dùng thực sự sử dụng.
* Hàng hóa và dịch vụ trung gian: hh or dịch vụ đc sx trong quá trình tạo ra
sp cuối cùng.
* Tư liệu sx: hh có tuổi thọ cao đc sd trong quá trình sx hh và dịch vụ khác.
Các nhà KT coi chúng như hh cuối cùng.
 HH & DV không bán trên TT không đc tính.

 HH & DV trung gian không đc tính.

 HH & DV đc sx bên ngoài biên giới quốc gia không đc tính.

 HH & DV sx trong năm khác không đc tính vào GDP hiện tại.

- GDP danh nghĩa: GDP đc tính theo giá của năm hiện tại.
- GDP thực tế: GDP đc điều chỉnh theo lạm phát, tức là số lượng sx đc định
giá theo giá của năm cơ sở.
1.2 Các phương pháp tiếp cận để tính GDP.
a) Thông qua luồng hàng hóa.
- Trong một khoảng thời gian nhất định, tất cả người tiêu dùng cuối cùng
trong một nền kinh tế sẽ tiêu thụ rất nhiều hàng hóa và dịch vụ thông qua thị
trường hàng hóa. Những hàng hóa được mua và tiêu thụ có thể là táo, bánh
mì, quần áo…; những loại dịch vụ có thể là khám chữa bệnh, cắt tóc, học
hành,…
- Mỗi loại hàng hóa và dịch vụ có một đơn vị đo lường riêng, cho nên không
thể cộng tất cả hàng hóa và dịch vụ được. Do đó, những hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng này sẽ được qui ra tiền bằng cách sử dụng giá thị trường, tức là giá
được dùng để mua bán trên thị trường.
- Để đơn giản, chúng ta giả sử rằng, ở một quốc gia A nào đó, trong một năm
người tiêu dùng mua 4kg táo và 5 cái áo. Giá thị trường của táo là
50.000đ/kg, giá một cái áo là 150.000đ/cái. Như vậy, GDP của quốc gia này
sẽ là:
GDP = (Qtáo × Ptáo) + (Qáo × Páo)= (4×50.000) + (5×150.000) = 950.000
đồng.
b) Thông qua luồng tiền. (3 pp)
- Thu thập.
- Chi tiêu.
- Sx (pp giá trị gia tăng).
1.3 Các phương pháp tính GDP.
a) Phương pháp sx (pp giá trị tăng).

b) Phương pháp thu nhập.

c) Phương pháp chi tiêu.


GDP (Y) có thể đc tính bằng chi tiêu cho hh & dv cuối cùng:
Y = C + I +G + (X − IM)
Trong đó:
 C (Consumption) - Tiêu dùng: chi tiêu của các hộ gđ cho hh & dv cuối cùng

bao gồm: hàng tiêu dùng lâu bền và không lâu bền, dv.
 I (Investment) - Đầu tư: chi tiêu của các cty cho hh & dv cuối cùng bao

gồm: đầu tư cố định cho KD, đầu tư dân dụng và đầu tư cho hàng tồn kho
(thay đổi trong tồn kho).
 G (Government Spending) - Chi tiêu CP: chi tiêu của nhà nước. Không bao
gồm các khoản thanh toán chuyển giao như lương hưu và trợ cấp thất
nghiệp.
 NX (Net Exports) - Xuất khẩu ròng: xk (Exports) - X trừ đi nk (Imports) -

IM. Hàng xk là hh & dv cuối cùng đc sx trong nước và bán ra nước ngoài.
Hàng nk là hh & dv cuối cùng đc sx ở nước ngoài và mua bởi người mua
trong nước.
1.4 GDP danh nghĩa.
- Còn được gọi là GDP theo giá thực tế hay GDP theo giá hiện hành là GDP
được tính theo giá thị trường của năm đang tính hay còn gọi là năm hiện
hành.
- Nếu gọi năm đang tính là năm t, nền kinh tế có i hàng hóa và dịch vụ, thì
GDP danh nghĩa năm t là: GDPn = SPt.Qt
- Ví dụ: Nếu Tổng Cục Thống Kê đưa ra số liệu GDP theo giá thực tế của
Việt Nam năm 2004 là 713.071 tỷ đồng, có nghĩa là tất cả các hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ Việt Nam trong năm 2004
được qui ra giá trị bằng tiền thông qua giá thị trường của năm 2004. Đó chính
là GDP danh nghĩa năm 2004.
1.5 GDP thực tế.
- Còn gọi là GDP theo giá so sánh là GDP được tính theo giá của một năm
nào đó được gọi là năm gốc. GDPr = SP0.Qt (P0: giá năm gốc).
- Nếu ký hiệu năm gốc là năm 0 thì GDP thực tính theo năm gốc là:

- Ví dụ: Nếu Tổng cục Thống kê đưa ra số liệu GDP theo giá so sánh năm
1994 của Việt Nam so với năm 2004 là 362.092 tỷ đồng, có nghĩa là tất cả
các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ Việt Nam
trong năm 2004 được qui ra giá trị bằng tiền thông qua giá thị trường của các
loại hàng hóa đó vào năm 1994. Trong trường hợp này, năm 1994 được chọn
làm năm gốc. Đó chính là GDP thực tế của Việt Nam năm 2004 theo giá năm
1994.
- Khi sử dụng giá của năm gốc, hay cụ thể là năm 1994 như trong ví dụ trên
thì giá trị của GDP thực đã được loại trừ yếu tố lạm phát. Yếu tố lạm phát này
được biểu diễn thông qua các chỉ số giá; Do đó, GDP thực còn có một cách
tính khác như sau:
1.6 Tốc độ tăng trưởng KT.
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính
bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ
trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
2. Tính GDP bằng phương pháp chi tiêu.
3. Tổng sản phẩm (thu nhập) quốc gia - GNP (GNI).
3.1 GNP (GNI) là gì?
- GNP là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc dân; và GDP là chỉ số tổng sản
phẩm quốc nội. Chỉ số GNP thể hiện toàn bộ giá trị được công dân mang
quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian 1 năm. Công dân quốc gia đó có
thể tạo ra các giá trị ở cả trong; và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.
- Trong khi đó, chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt
động trong lãnh thổ của quốc gia đó tạo ra; tính trong khoảng thời gian một
năm. Các thành phần kinh tế đóng góp vào chỉ số GDP bao gồm cả các thành
phần kinh tế trong nước; và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. Vì thế, để
đánh giá sức mạnh nền kinh tế một quốc gia, người ta thường dựa vào chỉ số
GDP.
- Ví dụ: Một nhà đầu tư Đức xây dựng một nhà máy sản xuất đồ may mặc tại
Việt Nam để tiêu thụ nội địa. Khi đó, tất cả các thu nhập của nhà máy sau khi
đã bán sản phẩm được tính vào chỉ số GDP của Việt Nam. Nhưng lợi nhuận
nhà máy này thu được sau khi đã trừ đi thuế; quỹ phúc lợi và lương người lao
động Đức làm việc cho nhà máy được tính vào GNP của Đức.
- Thu nhập quốc dân (Gross national income - GNI) là chỉ số kinh tế xác định
tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm. Đây
là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia. Thu nhập quốc dân tương tự như Tổng
sản lượng quốc gia - GNP, chỉ khác biệt ở chỗ GNP không trừ đi thuế gián
thu và khấu hao. Ví dụ, lợi nhuận của một công ty Mỹ hoạt động tại Anh sẽ
được tính vào GNI của Mỹ và GDP của Anh, không tính vào GNI của Anh
hay GDP của Mỹ.
3.2 Cách tính GNP (GNI).
a) Cách tính GNP.
- Cách 1: Tính GNP theo tổng sản phẩm quốc nội - GDP.
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài
Trong đó: 
Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập
từ các yếu tố nhập khẩu
Theo công thức này GNP được tính bằng cách dựa trên sự chênh lệch về các
khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài và chuyển vào trong nước.
Ví dụ: Một nền kinh tế đơn giản có GDP là 110 tỷ USD, thu nhập ròng từ
nước ngoài là 50 tỷ USD. Lúc này GNP của nền kinh tế này sẽ được tính như
sau: GNP = 110 + 50 = 160 tỷ USD.
- Cách 2: Chỉ số tổng sản phẩm quốc gia GNP của một quốc gia trong 1 năm
được tính như sau:
GNP = (X − M) + NR + C + I + G
Trong đó:
 X: Chỉ số về sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng dịch vụ và
hàng hóa.
 M: Chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng dịch vụ và hàng
hóa.
 NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng). 
 C: Chỉ số chi phí tiêu dùng cá nhân. 
 I: Tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.
 G: là chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.
Ví dụ: Một chiếc xe máy đem bán cho người tiêu dùng thì xe máy đó được
xem là sản phẩm cuối cùng; còn những bộ phận trên xe máy như: yên xe,
bánh xe, bình điện…  mà nhà sản xuất bán cho nhà máy lắp ráp xe máy được
xem là sản phẩm trung gian. Nếu bánh xe đó được bán trực tiếp cho người
tiêu dùng thì bánh xe được xem là sản phẩm cuối cùng và được tính vào chỉ
số GNP. 
b) Cách tính GNI.
- Cách 1: Tính GNI theo giá hiện hành.
GNI = GDP (Tổng sản phẩm trong nước) + Chênh lệch giữa thu nhập của
người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước
ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ
nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.
- Cách 2: Tính GNI theo giá so sánh.
Thu nhập quốc gia (GNI) theo giá so sánh =
Thu nhập quốc gia(GNI )theo giá hiện hành nămbáo cáo
Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh
4. Các chỉ số giá.
Chỉ số giá: Giá tb của 1 hh or dv so với giá của cùng loại hh or dv đó
trong năm cơ sở.
4.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
- CPI (Consumer Price Index) - Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là loại chỉ số tính
theo phần trăm, dùng để biểu diễn mức thay đổi của giá cả hàng hóa tiêu
dùng theo thời gian.
Chi phí rổ hh∧dv chuẩn trong năm bất kỳ
CPI = Chi phí rổ hh∧dv trong năm cơ sở
- Chỉ số này được tính dựa trên một giỏ hàng hóa đại diện nên chỉ mang tính
tương đối so với toàn bộ nền kinh tế.
- Dưới góc độ của nền kinh tế vĩ mô, CPI được tính ở những lĩnh vực như nhà
ở, quần áo, thực phẩm và đồ uống, giáo dục và truyền thông, dịch vụ y tế,
phương tiện vận chuyển, giải trí, hàng hóa và dịch vụ khác,...
4.2 Lạm phát & Điều chỉnh theo lạm phát.
- Khi giá của hầu hết hh & dv tăng theo thời gian đc gọi là LP và giảm theo tg
đc gọi là giảm phát.
- Tỷ lệ LP: tỷ lệ % thay đổi hàng năm của mức giá đo bằng CPI.
CPI năm 2− CPI năm 1
Tỷ lệ lạm phát = CPI năm1
× 100

+ Giá trị danh nghĩa: hh đc định giá theo giá trị hiện tại của nó.
+ Giá trị thực: hh đc định giá theo giá trị năm cơ sở.
- Điều chỉnh theo LP: dựa vào CPI theo công thức:
Giá trị danh nghĩa
Giá trị thực = CPI
4.3 Lạm phát & Lãi suất.
- Mqh giữa tỷ lệ thực và tỷ lệ danh nghĩa là:
Tỷ lệ thực = Tỷ lệ danh nghĩa − Tỷ lệ LP
- Lãi suất thực: tỷ lệ % tăng hàng năm trong sức mua của tài sản tài chính.
- Lãi suất danh nghĩa: tỷ lệ % gia tăng hàng năm trong giá trị danh nghĩa của
tài sản tài chính.
4.4 GDP deflator.
- Chỉ số giảm phát GDP (tGDP deflator), còn gọi là Chỉ số điều chỉnh
GDP thường được ký hiệu là DGDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh
mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ
số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có
mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở. 
- DGDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của giá (cơ sở
để đánh giá lạm phát).
4.5 Cách tính tỉ lệ lạm phát.
a) Tính theo CPI.
- Nếu P0 là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P -1 là mức giá của kỳ
trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:
P 0 − P −1
Tỷ lệ lạm phát = 1000% × P −1
- Có một số công thức khác nữa, ví dụ:
Tỷ lệ lạm phát = (log P0 - log P-1) x 100%
- Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử
dụng là:

 Căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian.
 Căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn
vì còn phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.

- Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên báo chí hàng
năm được tính theo cách cộng phần trăm tăng CPI của từng tháng trong
năm.
b) Tính theo chỉ số giảm phát GDP.
- Tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính như sau:
Chỉ số giảm phát GDP2011 −Chỉ số giảm phát GDP 2010
Tỷ lệ lạm phát 2011 = 100 × Chỉ số giảm phát GDP2010
- Do Chỉ số giảm phát được tính bằng GDP giá thực tế/GDP giá gốc so sánh,
hiện nay giá gốc so sánh là giá 2010, sự chuyển đổi về giá gốc chủ yếu dựa
chỉ số giá PPI (trừ ngành xây dựng và ngành bán và sửa chữa xe có động cơ)
nên có thể nói Tỷ lệ lạm phát IR tính theo chỉ số giảm phát GDP là Tỷ lệ lạm
phát tính theo chỉ số giá người bán PPI.
- PPI - Chỉ số sx: đo lượng sự thay đổi mức giá tb của NSX (bao gồm
nguyên vật liệu thô, hh trung gian, hh cuối cùng).

You might also like