You are on page 1of 21

Yêu cầu: BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Chương 1
Phân biệt nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc
- Nhận định thực chứng: là nhận định đi vào mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế
khách quan. VD: Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn và trung hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp
- Nhận định chuẩn tắc: là nhận định đưa ra lời khuyên, kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ
quan. VD: Các hộ gia đình nên gia tăng tiết kiệm

Câu hỏi:

Câu hỏi nhận định Đúng – Sai giải thích.

Lí thuyết:

Nì tớ ghi để tớ hỉu

- Kinh tế học thực chứng đi vào mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế khách quan. (có số
liệu đi kèm, mô tả, mang tính khách quan)

Là sự khẳng định thế giới ntn?

- Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan, kinh nghiệm của các
nhà kinh tế học. (trong câu có: nên, không nên, đưa ra thường xuyên, ý kiến cá nhân mang tính chủ quan)

Là sự khẳng định thế giới cần phải làm gì?

1. Nhận định “Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp ” là nhận
định chuẩn tắc.

 Sai. Vì nhận định trên mang tính thực chứng, dùng để mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra
trong thực tế khách quan.

2. Nhận định “Chính phủ cần giảm thuế để khuyến khích tiết kiệm” là nhận định chuẩn tắc

 Đúng. Vì nhận định chuẩn tắc sẽ đưa ra lời khuyên, , kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ
quan.

3. Nhận định “ Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” là nhận định thực
chứng.

 Đúng. Vì nhận định thực chứng giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế khách quan
4. Nhận định “Ngân hàng nhà nước cần cắt giảm tốc độ tăng cung tiền trong năm 2018 ” là một nhận
định mang tính thực chứng.  Sai. Vì nhận định trên mang tính chuẩn tắc vì đưa ra lời khuyên

Chương 2:
Yêu cầu:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và các phương pháp xác định GDP.

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và các chỉ tiêu thu nhập khác.

- Cách xác định GDPn, GDPr, DGDP và tăng trưởng kinh tế.

- Sự khác nhau giữa GDP và GNP.

- Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập.

- Sự khác nhau giữa DGDP và CPI.

Câu hỏi:
Câu hỏi nhận định Đúng – Sai giải thích.

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định
 Sai. Vì GDP là giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên
lãnh thổ của một nước, tính trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
2. Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Mỹ, thì thu nhập của người đó
là một phần GNP của Mỹ và một phần GDP của Việt Nam.
 Sai. Vì nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Mỹ, thì thu nhập
của người đó là một phần GDP của Mỹ và một phần GNP của Việt Nam.

Lí thuyết hiểu:

+GDP: là tổng sản phẩm được sản xuất trên lãnh thổ nước đó (bao gồm sản phẩm của người VN +
người nước ngoài)

+GNP: là tổng sản phẩm được sản xuất do công dân của một nước tạo ra (công dân đó ở VN + nước
ngoài)

3. Thu nhập quốc dân (NI) bằng GNP tính theo giá thị trường trừ đi khấu hao và thuế gián thu ròng.
(thuế gián thu)
 Đúng. Ta có công thức: NI = GNPmp – Ti – De
(giá thị trường) (thuế gián thu) (khấu hao)
GNP tính theo giá thị trường trừ đi khấu hao sẽ được sản phẩm quốc dân ròng( GNmp – De = NNP) .
Sản phẩm quốc dân ròng trừ đi thuế gián thu sẽ được thu nhập quốc dân. (NNP – Ti = NI)

4. Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường (NNPmp) chính là thu nhập quốc dân (NI)
 Sai. Vì thu nhập quốc dân (NI) bằng sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường (NNPmp)
trừ thuế gián thu (Ti)
NI = NNPmp – Ti

5. Giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản lượng của doanh nghiệp.

 Sai. Vì giá trị gia tăng (VA) là giá trị mới được tạo ra trong công đoạn sản xuất, được tính
bằng cách lấy giá trị sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các
doanh nghiệp khác.

6. Tiền mua trứng của một lò bánh gato được tính vào GDP.

 Sai. Vì tiền mua trứng của một lò bánh gato là hàng hóa và dịch vụ trung gian nên không
được tính vào GDP.

HH và DV trung gian HH và DV cuối cùng

- Dùng làm đầu vào cho việc sx ra HH khác - HH bán cho NSD cuối cùng: Hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu

HOẶC
- Được sd hết 1 lần trong quá trình sản xuất
đó - Dùng làm đầu vào cho sản xuất nhưng được
sử dụng nhiều lần: máy móc thiết bị, tài sản cố
 Giá trị hàng hóa trung gian chuyển hết vào định khác
giá trị thành phẩm

7. Thiết bị nướng bánh được xếp vào hàng hóa trung gian.

 Sai. Vì thiết bị nướng bánh làm đầu vào cho sản xuất nhưng được sử dụng nhiều lần nên
được xếp vào hàng hóa cuối cùng.

8. GDP không được tính những sản phẩm tự sản tự tiêu.

 Đúng. 1 trong những mặt hạn chế của GDP là không được tính những sản phẩm tự cung tự
cấp vào GDP

- Những hạn chế của GDP:


+ GDP k tính những HH tự cung tự cấp

+ GDP bỏ qua nền kinh tế ngầm ( k được khai báo trên số sách: ma túy, mại dâm, bán hàng rong) 
làm GDP bị thất thoát

+ GDP chưa tính đến những phúc lợi nền kinh tế (phúc lợi xã hội, phúc lợi nghỉ ngơi)

9. Giá trị nông sản do người nông dân tự trồng và tự tiêu dùng được tính vào GDP.

 Sai. Vì GDP k tính những HH tự cung, tự cấp

10. Trợ cấp thất nghiệp được tính vào chi tiêu chính phủ và GDP.

 Sai. Trợ cấp thất nghiệp không được tính vào chi tiêu chính phủ, từ đó không ảnh hưởng đến
GDP

11. Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được không nằm trong khoản chi tiêu của Chính
phủ (G) khi tính GDP

 Đúng. Trợ cấp xã hội không được tính vào chi tiêu chính phủ, từ đó không ảnh hưởng đến
GDP

12. Tổng đầu tư (I) bằng đầu tư ròng (In) cộng với khấu hao (De)

 Đúng. Ta có CT: I = In + De với In là đầu tư tư bản để mở rộng quy mô sản xuất; De là đầu
tư bù đắp tài sản cố định

13. Sự gia tăng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp không được tính vào khoản mục đầu tư khi tính
GDP.

 Sai. Vì hàng tồn kho nằm trong khoản mục đầu tư để tính GDP

Ta có CT: I = tiền mua hàng tư bản mới + chênh lệch tồn kho

14. Chiếc xe Honda được sản xuất tại Việt Nam năm 2015 và được bán vào năm 2016 được tính vào
GDP của Việt Nam năm 2016.

 Sai. Sai. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, chiếc xe Honda được sản xuất
tại VN vào năm 2015 sẽ được tính vào GDP của VN năm 2015 dù được mua vào năm 2016.
15. GDP danh nghĩa là GDP được tính theo giá của năm gốc.
 Sai. Vì GDP thực tế (GDPr) mới được tính theo giá của năm gốc

16. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được
tính vào GDP.
 Sai. Vì chỉ số điều chỉnh hay chỉ số giảm phát GDP(DGDP) mới đo lường mức giá trung bình
của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP.

17. Giỏ hàng hóa được tính vào CPI bao gồm tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong năm cơ sở.
 Sai. Giỏ hàng hóa được tính vào CPI do một người tiêu dùng điển hình mua. Bao gồm cả
hàng tiêu dùng trong nước và nhập khẩu
18. Khi giá một chiếc ô tô nhập khẩu từ Nhật tăng lên làm cho chỉ số DGDP tăng lên.
t
t GDPn
 Sai. D GDP = t
∗100 . Trong đó GDP không bao gồm hàng hóa nhập khẩu
GDP r

19. Những thông tin không an toàn về sữa “X” (X là hàng sản xuất trong nước) ảnh hưởng đến cả CPI
và DGDP trong kỳ.
 Đúng. Vì khiến giá HH X giảm xuống làm ah đến cả CPI và DGDP trong kỳ
20. Một gia đình mua một chiếc xe nhập khẩu từ Mỹ với giá 5000 USD, giao dịch này sẽ làm tăng
GDP của Việt Nam một lượng tương ứng.

 Sai. Vì chiếc xe nhập khẩu từ Mỹ làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu nhập khẩu M của GDP, đồng thời
gia đình mua chiếc xe làm ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình (M), từ đó không làm ảnh hưởng
đến sự thay đổi của GDP
21. Giá xe ô tô Ford nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tăng giá thêm 7,8%. Điều này tác động tới chỉ số
điều chỉnh DGDP của Việt Nam.
 Sai. Chiếc xe ô tô Ford này sản xuất tại Mỹ nên biến động này không tác động đến DGDP của
VN (mà chỉ tác động đến CPI do hàng hóa này nằm trong giỏ hàng hóa cố định của người tiêu dùng
điển hình)
22. Nếu giá cam tăng khiến cho người tiêu dùng mua ít cam và mua nhiều táo hơn thì việc tính toán
CPI sẽ bị lệch do không tính được sự thay đổi của chất lượng.
 Sai. Đây là lệch thay thế
Lí thuyết: CPI có:
• Lệch do thay thế
• Lệch do chất lượng thay đổi
• Lệch do hàng hoá mới
23. Nếu bạn mua một chiếc xe máy Vespa LX150 mới trị giá 90 triệu được sản xuất ở Italia, hoạt
động này làm tăng GDP của Việt Nam vì theo phương pháp chi tiêu tiêu dùng tăng 90 triệu.
 Sai. Hoạt động này không làm thay đổi GDP của Việt Nam vì chiếc xe này không được sản
xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
Tiêu dùng tăng 90 triệu, nhập khẩu giảm 90 triệu  GDP không đổi
24. Nếu GDP lớn hơn GNP thì NFA > 0

 Sai. Vì GNP = GDP + NFA. Nếu GDP > GNP thì NFA < 0
25. Nếu bố mẹ bạn mua một ngôi nhà mới để ở thì giao dịch này làm tăng tiêu dùng của hộ gia đình.

 Sai. Vì khoản xây dựng một ngôi nhà mới được tính vào tống đầu tư

Câu hỏi lý thuyết:

1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về GDP? GDP tính theo giá thị trường và tính theo chi phí
yếu tố khác nhau ở khoản mục nào? Trong các khoản mục sau đây, khoản mục nào được tính vào
GDP theo phương pháp chi tiêu?

- KN: Tổng sản phẩm quốc nội (hay Tổng sản phẩm nội địa), là giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm)

- GDP tính theo giá thị trường và tính theo chi phí yếu tố khác nhau ở khoản mục: Thuế gián thu.
GDP tính theo giá thị trường có chứa thuế gián thu

- GDP theo phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M

a. Tiền trả cho gia sư do một gia đình thuê.  làm tăng chi tiêu HGĐ C tăng => GDP tăng

b. Tiền trả cho tài xế taxi.  làm tăng chi tiêu HGĐ C tăng => GDP tăng

c. Tiền trả cho người làm công việc nội trợ do một gia đình thuê.

 làm tăng chi tiêu HGĐ C tăng => GDP tăng

d. Giá trị rau quả do người nông dân tự trồng và tự tiêu dùng.

 không được tính: vì GDP k tính những sp tự túc tự cấp

e. Tiền trả cho người trông trẻ.  làm tăng chi tiêu HGĐ C tăng => GDP tăng

f. Khoản tiền do Thành phố Đà Nẵng chi ra để xây thêm một cây cầu bắc qua sông Hàn.

 G tăng => GDP tăng

2. Tại sao các nhà kinh tế dùng GDP thực tế để đánh giá phúc lợi kinh tế? GDP thực tế có phải
là một tiêu thức hoàn hảo để đo lường phúc lợi kinh tế không? Hãy giải thích tại sao?

Trả lời:

- Các nhà kinh tế dùng GDP thực tế để đánh giá phúc lợi kinh tế vì GDP thực tế đã loại trừ đi sự biến
động về giá cả. GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế, nên
GDP thực tế được sử dụng để đo lường phúc lợi kinh tế.
- GDP thực tế không phải là một tiêu thức hoàn hảo để đo lường phúc lợi kinh tế. Vì:

+ GDP thực tế không tính đến chất lượng môi trường.

+ GDP thực tế không tính đến thời gian nghỉ ngơi.

+ GDP thực tế không tính đến công bằng xã hội.

+ GDP thực tế không tính đến sức khỏe và tuổi thọ.

+ GDP thực tế không tính đến sự cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ.

vd: tùy theo các nước mà GDP không tính thời gian nghỉ ngơi của NLĐ, khi NLĐ làm nhiều -> tạo
năng suất cao, thiếu thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng kh đảm bảo

3. CPI có phải là thước đo hoàn hảo để so sánh chi phí sinh hoạt giữa các thời kỳ không?Vì sao?

Trả lời:

CPI không phải là thước đo hoàn hảo để so sánh chi phí sinh hoạt giữa các thời kỳ.

Vì CPI không tính hết các thay đổi theo thời gian của hoạt động sản xuất tiêu dùng các hàng hóa và dịch
vụ trong xã hội ngày nay.

4. Anh (Chị) hãy so sánh chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) và chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Giống nhau: DGDP và CPI đều là chỉ số đo lường mức giá trình bình của hàng hoá và dịch vụ.

Khác nhau:
5. Trình bày khái niệm và cách tính GDP, GNP, NNP, NI.

*Khái niệm GDP:


- Tổng sản phẩm quốc nội (hay Tổng sản phẩm nội địa), là giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
- GDP thể hiện mức sx do các DN đóng trên lãnh thổ 1 nước tạo ra.
- GDP = GO – Chi phí trung gian
*Phương pháp tính GDP:
1. Phương pháp sản xuất
GDP = ∑VA (Với VA = GO – CPTG)
Trong đó:
Giá trị gia tăng (VA) là giá trị mới được tạo ra trong công đoạn sản xuất, được tính bằng
cách lấy giá trị sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các doanh
nghiệp khác.
2. Phương pháp chi tiêu
GDP = C + I + G + X – M
Trong đó:
C: Tiêu dùng của hộ gia đình; Hàng hóa được mua bán trên thị trường, (không tính những sản phẩm tự
túc tự cấp)
I: Tổng đầu tư
I = In + De
In: đầu tư tư bản để mở rộng quy mô sản xuất
De: đầu tư bù đắp TSCĐ (khấu hao TSCĐ)
I = Tiền mua hàng tư bản mới + Chênh lệch tồn kho
( Chênh lệch tồn kho = TK cuối năm - Tồn kho đầu năm)
I = Khoản xây dựng nhà mới của hộ gia đình
G: Chi mua hàng hóa và DV của chính phủ
Những khoản tiền chi ra tương ứng với một lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nền
kinh tế)
G = Cg + Ig
X: Xuất khẩu (EX)
Là những hàng hoá được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (lượng tiền thu được do
bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – làm tăng GDP).
M: Nhập khẩu (IM)
Là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu nội địa (lượng
tiền tra cho nước ngoài do mua hàng hóa và dịch vụ – làm giảm GDP).
Như vậy, ta có khái niệm xuất khẩu ròng (net exports): NX = X - M
3. Phương pháp thu nhập
GDP = W + i + R + π + Ti + De
Trong đó:
• w: tiền lương/ thù lao lao động
• i: tiền lãi/ chi phí sử dụng vốn vay
• R: tiền cho thuê
• π : lợi nhuận
• De: khấu hao
• Ti: thuế gián thu
*Khái niệm GNP:
Tổng sản phẩm quốc dân là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công
dân của một nước sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bất kể việc sản xuất được
tiến hành ở đâu.
*Cách tính GNP:
1. GNP = GDP + NIA
NIA (Net Income From Abroad: Thu nhập ròng từ nước ngoài)
Các nước phát triển :
NIA > 0 → GNP > GDP
Các nước đang phát triển:
NIA < 0 → GNP < GDP
*Khái niệm NNP (sản phẩm quốc dân ròng):
NNP là giá trị bằng tiền của phần giá trị mới sáng tạo do công dân một nước tạo ra, tính trong khoản
thời gian nhất định, thường là một năm.
Cách tính NNP:
NNP = GNP - De
Hoặc NNP = NDP + NFA
*Khái niệm NI (Thu nhập quốc dân):
NI là giá trị bằng tiền của phần thu nhập do công dân một nước tạo ra, tính trong khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm. Nó chính là sản phẩm quốc gia ròng theo giá sản xuất.
*Cách tính NI:
- Từ GDP:
NI = NNPfc = NNPmp – Ti
- Trực tiếp theo dòng thu nhập:
NI = W + R + i + π + NFA

6. Giá trị gia tăng là gì? Nêu cách tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng? Trong trường hợp:
Một người nông dân trồng lúa và bán 1 kg thóc cho người xay xát với giá 3 nghìn đồng. Người xay xát
xay lúa thành gạo và bán gạo cho người làm bánh đa với giá 4 nghìn đồng. Người làm bánh đa xay gạo
thành bột và tráng bánh đa, sau đó bán cho một kỹ sư lấy 6 nghìn đẳng. Người kỹ sư đó ăn bánh đa.
Mỗi người trong chuỗi các giao dịch này tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng? GDP trong trường hợp này
bằng bao nhiêu

Trả lời:

- Giá trị gia tăng (VA) là giá trị mới được tạo ra trong công đoạn sản xuất, được tính bằng cách lấy
giá trị sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các doanh nghiệp khác.

- Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng

GDP = ∑VAi (Với VA = GO – CPTG)

- Bài tập:

+ VA trồng lúa =3(nghìn đồng)

+ VA bán gạo =4−3=1(nghìn đồng)

+ VA làm bánhđa=6−4=2(nghìn đồng)

 GDP theo gtri gia tăng = ∑VAi = 3 + 1 +2 = 6 (nghìn đồng)

7. Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các yếu tố cấu thành GDP của
Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, hãy giải thích:

a. Hãng liên doanh Honda bán chiếc xe hiệu Toyota từ hàng tồn kho.
 làm tăng chi tiêu HGĐ C, đồng thời khoản đầu tư I giảm( chiếc xe này là hàng tồn kho) =>
GDP không đổi
b. Bạn mua chiếc điện thoại SamSung được sản xuất ở Hàn Quốc.
 Chi tiêu HGĐ tăng, đồng thời nhập khẩu M tăng => GDP không đổi
 làm tăng chi tiêu HGĐ C, đồng thời nhập khẩu M tăng, GDP không đổi
c. Thành phố Hà Nội mua tranh cát của bà Ý Lan để làm quà tặng cho khách quốc tế sang làm việc.
 Giao dịch này ah đến chi tiêu G của chính phủ, G tăng => GDP theo cách tiếp cận chi tiêu
tăng
d. Gia đình bạn mua một ngôi nhà 5 tầng mới xây.
 Giao dịch này là khoản xây dựng nhà mới của HGĐ nên ah đến tổng đầu tư I,
I tăng => GDP theo cách tiếp cận chi tiêu tăng
8. Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các yếu tố cấu thành GDP
của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, hãy giải thích:
a. Thành phố Hà Nội trải lại thảm nhựa con đường Quán Thánh.
 G tăng => GDP tăng

b. Bố mẹ bạn mua một chai rượu vang của Pháp.

 C tăng đồng thời X giảm một lượng tương ứng (do M tăng)  GDP không đổi

c. Công ty Chiến Thắng mua một tòa nhà mới ở thành phố Đà Nẵng làm văn phòng đại diện.
 I tăng => GDP tăng
d. Chính phủ tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp.
 Trợ cấp không được tính vào chi tiêu chính phủ, từ đó không ảnh hưởng đến GDP
9. Sự kiện sau đây có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số điều chỉnh GDP, hay cả hai?

a. Xe máy Vespa LX150 nhập khẩu từ Italia tăng giá.

 Vì xe máy đó là hàng nhập khẩu nên CPI tăng, không tác động dến DGDP

b. Giá dầu thô khai thác trong nước tăng giá 30%.

 Vì đây là dầu thô được khai thác trong nước nên cả CPI và DGPI đều tăng

c. Hiện dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, làm cho giá gia cầm trong
nước đã tăng 30%.

 Gia cầm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước nên cả CPI và DGDP tăng

d. Vừa qua tiền lương cho nhân viên hành chính sự nghiệp tăng 5,2%.

 Đây là chi phí dịch vụ thuộc chi tiêu chính phủ, DGDP tăng
10. Mỗi giao dịch sau đây ảnh hưởng như thế nào đến mỗi thành phần của GDP Việt Nam theo
cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích?
a. Hãng Ford Việt Nam bán một chiếc xe hiệu Lazer từ hàng tồn kho.
 làm tăng chi tiêu HGĐ C, đồng thời khoản đầu tư I giảm( chiếc xe này là hàng tồn kho) =>
GDP không đổi

b. Chính phủ trợ cấp cho những người thất nghiệp.

 Trợ cấp không được tính vào chi tiêu chính phủ, từ đó không ảnh hưởng đến GDP
c. Bạn quyết định mua một chiếc máy tính Macbook sản xuất tại Trung Quốc.

 Chi tiêu HGĐ tăng, đồng thời nhập khẩu M tăng => GDP không đổi

d. Sau khi CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng.

 Xuất khẩu M tăng => GDP tăng

11. Mỗi giao dịch sau đây ảnh hưởng như thế nào đến mỗi thành phần của GDP Việt Nam theo
cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích?
a. Bạn mua một chiếc bánh gato của Hải Hà Kotobuki.
 Chi tiêu HGĐ C tăng => GDP tăng
b. Chính phủ trợ cấp cho những người thất nghiệp.
 Trợ cấp không được tính vào chi tiêu chính phủ, từ đó không ảnh hưởng đến GDP
c. Gia đình bạn mua một ngôi nhà mới xây.

 I tăng => GDP tăng

d. Hãng hàng không nhập khẩu chiếc máy bay Boeing vừa sản xuất xong.

 Khoản đầu tư I tăng, nhập khẩu M tăng => GDP giảm

12. Sự kiện sau đây có tác động như thế nào đến CPI và chỉ số điều chỉnh GDP?

a. Xe máy Spacy nhập khẩu tăng giá 20%.

 Vì xe máy đó là hàng nhập khẩu nên khi giá xe máy tăng dẫn đến CPI tăng, k tác động đến
DGDP

b. Dịch cúm gia cầm làm cho thực phẩm tăng giá 10%.

 Gia cầm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước nên cả CPI và DGDP tăng
Ngoài: Sự kiện “giá máy bay quân sự sản xuất trong nước tăng 30%” có tác động như thế nào đến chỉ
số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số điều chỉnh GDP

 máy bay quân sự sản xuất trong nước nhưng không phải là hàng tiêu dùng nên chỉ làm cho
DGDP tăng, không tác động đến CPI
Câu hỏi bài tập

1. Từ những số liệu dưới đây hãy tính:

Tổng đầu tư Nhập khẩu


150 50
(I) (M)

Đầu tư ròng
50 Tiêu dùng hộ gia đình 200
(In)
(C)

Tiền lương Chi tiêu của chính phủ


230 100
(w) (G)

Tiền thuê đất Tiền lãi cho vay


35 25
(R) (i)

Lợi nhuận Thuế gián thu


60 50
(Pr) (Ti)

Xuất khẩu 100 Thu nhập yếu tố ròng -50

(X) (NIA)

a. GDP theo hai phương pháp thu nhập và chi tiêu

+ Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M

Ta có: GDP = 200 + 150 + 100 + 100 – 50 = 500

+ Phương pháp thu nhập: GDP = W + i + R + Pr + Ti + De

I = In + De  De = I – In = 150 – 50 = 100

Ta có: GDP = 230 + 25 + 35 + 60 + 50 + 100 = 500

b. GNP, NNP

+ GNP = GDP + NIA  GNP = 500 – 50 = 450

+ NNP = GNP – De  NNP = 450 – 100 = 350


c. Nếu GDP thực tế tăng 5% vào năm tới và mức giá chung tăng 3% thì GDP điều gì xảy ra với
GDP danh nghĩa?
GDPr tăng 5% => lượng hàng hóa tăng 5%
Nên: GDPr(năm t)/GDPr(năm t-1) =1,05 (A)
Mức giá chung tăng 3% => DGDP(năm t)/DGD0P(năm t-1) =1,03 (B)
Ta có: A.B = ( ròi ghi típ cái dưới nhe)
2. Xét một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại sản phẩm là chè và bánh mỳ:
Chè Bánh mỳ

Giá ( triệu Lượng (tấn) Giá ( triệu Lượng (tấn)


đồng/tấn) đồng/tấn)

2011 30 500 20 1000

2012 35 600 24 1400

2013 40 600 28 1400

Lấy năm 2011 làm gốc, hãy tính:


a. Tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế của các năm 2011, 2012 và 2013.
- CT tính GDP danh nghĩa: GDPn =∑ PtQt
n = ∑ P 2011∗Q 2011=30∗500+20∗1000=35000 (triệu đồng)
+ GDP2011
+ GDP2012
n =∑ P2012∗Q2012=35∗600+24∗1400=54600(triệu đồng)
+ GDPn =∑ P2013∗Q2013 =40∗600+28∗1400=63200(triệu đồng)
2013

- CT tính GDP thực tế: GDPr =∑ PoQt


+ GDP2011
r =∑ P 2011∗Q2011=30∗500+20∗1000=35000 (triệu đồng)
+ GDPr =∑ P2011∗Q2012 =30∗600+20∗1400=46000(triệu đồng)
2012

+ GDP2013
r =∑ P2011∗Q 2013=30∗600+20∗1400=46000(triệu đồng)
b. Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2012 và 2013. Nhận xét sự biến động của mức giá chung
qua các năm 2011, 2012 và 2013.
t
t GDPn
Ta có: DGDP= t
∗100
GDP r
2012
2012 GDPn 54600
+ DGDP= 2012
∗100 = ∗100=¿ 118,696%
GDP r
46000

2013
2013 GDPn 63200
+D GDP = 2013
∗100 = ∗100=¿ 137,391%
GDP r
46000

Nhận xét: mức giá chung qua các năm tăng do hệ số điều chỉnh GDP tăng

3. Giả sử quá trình sản xuất 1 chiếc ô tô trải qua các công đoạn sau:

Công Người bán Người mua Mức giá


đoạn

1 Nhà sản xuất thép Nhà sản xuất ô tô 10.000$

2 Nhà sản xuất ô tô Nhà buôn 18.000$

3 Nhà buôn Người tiêu dùng 25.000$

a. Tính giá trị gia tăng của mỗi công đoạn sản xuất.

VA = GO – CPTG

+ VA nhà sản xuất thép=10000($)

+ VA nhà sản xuất ô tô =18000−10000=8000($)

+ VA nhà buôn=25000−18000=7000( $)

 GDP phương pháp GTGT: GDP = ΣVAi = 10.000$ + 8.000$ + 7.000$ = 25.000$

b. Tính giá trị đóng góp của chiếc ô tô này vào GDP theo phương pháp chi tiêu cuối cùng và
phương pháp giá trị gia tăng.

- Phương pháp chi tiêu cuối cùng

- Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng

Ta có: GDP = ∑VAi (Với VA = GO – CPTG)

 GDP = 10000 + 8000 + 7000 = 25000 ($)

c. Hàng hóa trung gian có được tính vào GDP hay không? Hãy giải thích tại sao?

 Hàng hóa trung gian không được tính vào GDP. Vì: nếu tính cả hàng hóa trung gian vào GDP thì sẽ dẫn
đến việc đếm giá trị của hàng hóa hai lần, và quy chuẩn là chỉ tính giá của hàng hóa cuối cùng một lần.

4. Một nền kinh tế giản đơn trong một năm sản xuất 4 loại hàng hóa sau, có tài liệu sau:

Áo len Đĩa CD Đường Nước ngọt


Lượng hiện hành 50 150 600 800

Giá hiện hành 50 10 1 0,75

Giả sử rằng 1/2 lượng đường được sử dụng để sản xuất nước ngọt.

a. Tính GDP danh nghĩa của nền kinh tế này.

Ta có: GDPn =∑ PtQt


= ΣPáo lenQáo len + ΣPđĩa CDQđĩa CD + ΣPđườngQđường + ΣPnước ngọtQnước ngọt
= 50*50+10*150+1*300+0,75*800 = 4900
b. Giả sử so với năm gốc, giá áo len và giá đĩa CD đã tăng gấp đôi trong khi giá các hàng hóa
khác không đổi. Hãy tính GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP

Áo len Đĩa CD Đường Nước ngọt

Lượng hiện hành 50 150 600 800

Giá hiện hành (Pt) 50 10 1 0,75

Giá năm gốc (Po) 50/2=25 10/2=5 1 0,75

Ta có: GDPr =∑ PoQt = 25*50+5*150+1*300+0,75*800 = 2900


c. Hàng hóa trung gian có được tính vào GDP hay không? Hãy giải thích tại sao?
 Hàng hóa trung gian không được tính vào GDP. Vì: nếu tính cả hàng hóa trung gian vào GDP thì sẽ dẫn
đến việc đếm giá trị của hàng hóa hai lần, và quy chuẩn là chỉ tính giá của hàng hóa cuối cùng một lần.
5. Dưới đây là số liệu về GDP của Việt Nam (Nguồn Niên giám Thống kê 2003)
GDP danh nghĩa (nghìn tỷ đồng) GDP thực tế (nghìn tỷ đồng)
Năm
GDPn GDPr

200
536 313
2
200
606 336
3

(Chọn năm gốc là năm 2002)

a. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2003 so với năm 2002.
t t −1
GDPr −GDPr
Ta có: g= t−1
∗100 %
GDPr
2003 2002
GDPr −GDPr 336−313
 g= 2022
∗¿100% = 313
∗100 %=7,348 %
GDP r

b. Tính chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2002 và 2003.


t
t GDPn
Ta có: D GDP = t
∗100
GDP r
2002
2002 GDPn 536
+D GDP = 2002
∗100 = ∗100=171,246
GDP r
313

2003
2003 GDPn 606
+D GDP = 2003
∗100 = ∗100=180,357
GDP r
336

c. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2003 so với năm 2002.


t t−1
D GDP−DGDP
Ta có: LPt = t−1
∗100 %
DGDP
2003 2002
DGDP −DGDP 180,357−171,246
 : LP2003 = 2002
∗100 % = 171,246
∗100 %=5 ,32 %
D GDP
6. Dưới đây là những thông tin về một nền kinh tế chỉ sản xuất bút chì và sách. Năm cơ sở là
năm 1999.
Năm
Giá bút Lượng bút Giá sách Lượng sách

(nghìn đồng) (nghìn cái) (nghìn đồng) (nghìn cái)

1999 3 100 10 50

2000 3 120 12 70

2001 4 120 14 70

a. Hãy tính giá trị của GDP danh nghĩa và GDP thực tế năm 2000?
- CT tính GDP danh nghĩa: GDPn =∑ PtQt
GDPn =∑ P2000∗Q2000 =3∗120+ 12∗70=1200(nghìn đồng)
2000

- CT tính GDP thực tế: GDPr =∑ PoQt


+ GDP2000
r =∑ P1999∗Q2000 =3∗120+ 10∗70=1060(nghìn đồng)
b. Chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2000?
t
t GDPn
Ta có: D GDP = t
∗100
GDP r
2000
2000 GDPn 1200
+D GDP = 2000
∗100 = ∗100=113,208
GDP r
1060

c. Tốc độ trưởng kinh tế của năm 2001 là bao nhiêu?


- CT tính GDP thực tế: GDPr =∑ PoQt
+ GDP2001
r =∑ P1999∗Q2001=3∗120+10∗70=1060(nghìn đồng)
t t−1
t GDP r−GDP r
Ta có: g = t −1
∗100 %
GDPr
2001 2000
2001 GDP r −GDPr 1060−1060
 g = 2000
∗¿100% = 1060
∗100 %=0 %
GDP r

Éc ô éc có sai dụ j k mà 0% TT
 Chắc do GDPr bằng nhau nên z á cậu ơi, tớ thấy z cũng shock ngang nên chừa trống
file tớ nề
7. Bảng dưới đây giả định nền kinh tế chỉ có hai hàng hóa tiêu dùng là sách và bút.

Năm
Giá bút Lượng bút Giá sách Lượng sách

(nghìn đồng) (nghìn cái) (nghìn đồng) (nghìn cái)

2000 1 100 2 100

2001 0.9 120 2,5 90

2002 1 130 2,75 105

a. Hãy tính CPI của năm 2001 và 2002 (chọn năm 2000 là năm gốc).
Ta có: CPI =
∑ PtQo ∗100 %
∑ PoQo
+ CPI 2001 =
∑ P 2001∗Q2000 ∗100 %= 0 , 9∗100+2 , 5∗100 ∗100 %=113,333%
∑ P 2000∗Q2000 1∗100+2∗100

+ CPI 2002 =
∑ P 2002∗Q2000 ∗100 %= 1∗100+2 , 75∗100 ∗100 %=125%
∑ P 2000∗Q2000 1∗100+2∗100
b. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2002 (chọn năm 2000 là năm gốc).
CPI t−CPI t−1
Ta có: LPt = ∗100 %
CPI t−1
CPI 2002 −CPI 2001 125−113,333
+ LP2002 = CPI 2001
∗100 % = 113,333
∗100 %=10,294 %

c. Giả sử năm gốc là năm 2002 thì CPI của năm 2001 là bao nhiêu?
Ta có: CPI =
∑ PtQo ∗100 %
∑ PoQo
+ CPI 2001 =
∑ P 2001∗Q2002 ∗100 %= 0 , 9∗130+2 , 5∗105 ∗100 %=90,627 %
∑ P 2002∗Q2002 1∗130+2 , 75∗105

You might also like