You are on page 1of 70

TRẦN THỊ ANH THƯ - 31211020664 (ADC05) [Đáp án Đúng, Sai thầy đọc, nhưng giải thích là tui

tự làm nha]

Chapter 10 Measuring a Nation's Income

TRUE/FALSE

1. Những năm tháng mà nền kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng sản
xuất hàng hóa và dịch vụ, việc làm nhiều hơn và mọi người dễ dàng tìm kiếm cho mình một công
việc.
Sai. Trang 215 sách vĩ mô. Trong một số năm nào đó, Các doanh nghiệp trên khắp nền
kinh tế đang mở rộng hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ, Công ăn việc làm rất dễ
kiếm. Trong những năm khác, các doanh nghiệp lại đang cắt giảm sản xuất, công ăn việc
làm đang sụt giảm, và việc tìm kiếm một công việc tốt mất rất nhiều thời gian.
2. Số liệu thống kê kinh tế vĩ mô bao gồm GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất n ghiệp, tổng doanh số bán
lẻ và tình trạng thâm hụt thương mại.

Đúng. Trang 215 sách vĩ mô. Số liệu thống kê có thể đo lường tổng thu nhập của tất cả
mọi người trong nền kinh tế: GDP, Lạm phát giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán
lẻ, Thâm hụt thương mại.
3. Số liệu thống kê kinh tế vĩ mô thường cho chúng ta biết về một hộ gia đình, một doanh nghiệp
hay một thị trường cụ thể. (của vi mô)

Sai. Kinh tế vĩ mô là việc nghiên cứu nền kinh tế tổng thể, mục tiêu chính của kinh tế
vĩ mô là nhằm giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng thời đến nhiều hộ
gia đình nhiều doanh nghiệp và các thị trường. Trang 215-216
4. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế dưới góc độ tổng thể.

Đúng, sách trang 215


5. Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là giải thích những thay đổi kinh tế mà chúng có tác động đến
nhiều hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp và nhiều thị trường một cách đồng thời. Đúng, trang
215-216
6. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

Đúng. Trang 216


7. Các công cụ cơ bản của cung và cầu đóng vai trò trung tâm trong các phân tích kinh tế vi mô
nhưng ít khi được sử dụng trong các phân tích kinh tế vĩ mô.

Sai. Trang 216. Ví dụ, Các công cụ cơ bản về cung và cầu là trung tâm cho sự phân tích
kinh tế vĩ mô giống như vai trò trung tâm của chúng trong phân tích kinh tế vi mô. Bởi
vì nền kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
8. GDP là số liệu thống kê được xem xét hầu như là nhiều nhất bởi vì GDP được xem là thước đo duy
nhất tốt nhất về phúc lợi kinh tế của một xã hội.

Đúng. Trang 230. GDP đã được gọi là thước đo tốt nhất về về Phúc Lợi kinh tế của một
xã hội. Nhưng không phải là một thước đo hoàn hảo o về Phúc Lợi kinh tế. thế
Bổ sung thêm:
- GDP đo lường tất cả mọi thứ ngoại trừ những thứ làm cho cuộc sống đáng giá hơn.
- GDP không đo lường sức khỏe của con cái chúng ta nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn
có thể chăm sóc sức khỏe cho chúng tốt hơn.
- GDP không trực tiếp đôi lần những điều làm cho cuộc sống có giá trị nhưng nó đo lường
khả năng còn chúng ta để có được nhiều đầu vào phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp.
- GDP không phải là thước đo hoàn hảo về Phúc Lợi kinh tế thế nhưng nó là thước đo duy
nhất tốt nhất về Phúc Lợi kinh tế của xã hội.
- bởi vì GDP sử dụng giá cả thị trường để định giá hàng hóa và dịch vụ, Cho nên nó không
bao gồm giá trị của hầu hết các hoạt động diễn ra bên ngoài thị trường.
- Không bao gồm là chất lượng của môi trường.
- GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập.
9. GDP có thể đo lường tổng thu nhập của tất cả mọi người trong một nền kinh tế hay tổng chi tiêu
vào hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế đó, nhưng GDP không thể đo lường cả hai số đo này đồng
thời.

Sai. Trang 216. GDP đo lường đồng thời hai chỉ tiêu: tổng thu nhập của tất cả mọi người
trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
10. Đối với một nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, thu nhập phải nhiều hơn chi tiêu.

Sai. Trang 216. Đối với một nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu.
11. Thu nhập của một nền kinh tế phải bằng với chi tiêu của nền kinh tế đó bởi vì tất cả mọi giao
dịch thì đều có một người mua và một người bán.

Đúng. Cuối trang 216


12. GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi một
công dân của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Sai. Định nghĩa trang 218. GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
13. GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Đúng. Trang 218


14. GDP cộng rất nhiều loại sản phẩm khác nhau vào cùng một số đo duy nhất về giá trị của hoạt
động kinh tế thông qua việc sử dụng giá cả thị trường.

Đúng trang 218


16. GDP không bao gồm kết quả sản xuất của hầu hết các sản phẩm phi pháp.

Đúng. Trang 219. “...của tất cả…” GDP không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản
xuất và bán một cách ngấm ngầm.
17. GDP bao gồm cả những ước tính giá trị của những thứ mà chúng được sản xuất và được tiêu
dùng tại nhà, như công việc tự dọn dẹp nhà cửa và tự bảo dưỡng xe cộ.

Sai. Trang 219. Nó Không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản xuất và tiêu dùng
tại nhà và do đó không bao giờ được đưa ra thị trường.
TRẦN THỊ ANH THƯ - 31211020664 (ADC05) [Đáp án Đúng, Sai thầy đọc, nhưng giải thích là tui tự làm nha]

18. GDP không bao gồm giá trị những sản phẩm trung gian bởi vì giá trị của chúng đã được tính
trong giá trị của những sản phẩm cuối cùng.
Đúng. Trang 219
19. Cả giá trị của những chiếc bánh hamburgers mà một nhà hàng bán ra và giá trị của thịt bò được
dùng để làm ra những chiếc bánh này thì đều được tính trong GDP.

Sai. Trang 219. Bởi vì chiếc bánh bánh hamburger mới là sản phẩm cuối cùng còn thịt
bò để dùng sản xuất ra chỉ là sản phẩm trung gian.
20. GDP bao gồm giá trị của những kẹp giấy nhưng không tính đến giá trị của kim loại được dùng
để
21. làm ra chúng.

Đúng. Trang 219. Chỉ tính sản phẩm cuối cùng.


22. Những gì được đưa thêm vào tồn kho thì trừ ra khỏi GDP và khi các sản phẩm này được bán đi
thì phần giảm của tồn kho được cộng vào GDP.
Sai. Trang 219. Nó Là một ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc này vì khi một hàng hóa trung
gian được sản xuất và, và thay vì được sử dụng, ảnh thì được đưa vào hàng tồn kho của một
doanh nghiệp để sử dụng ảnh hoặc bán về sau. Trong trường hợp này, hàng hóa trung gian
được tính là cuối cùng tại thời điểm này, và giá trị của nó như là khoản đầu tư vào hàng tồn
kho được tính là một phần của GDP.
23. Nếu một sản phẩm được sản xuất ra trong quý này được đưa vào tồn kho, thì nó được bao gồm
trong GDP của kỳ này. Nếu nó được bán ra ở quý tiếp theo, sẽ không ảnh hưởng đến GDP.

Đúng. Trang 219.


24. Trong khi GDP bao gồm những sản phẩm hữu hình như các quyển sách và các bình xịt côn trùng,
thì các dịch vụ vô hình như các dịch vụ giảng bài của giáo viên và phun thuốc diệt côn trùng của
những nhân viên làm dịch vụ này cho các khu vực công cộng.

Sai. Trang 220. Bởi vì GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và các dịch vụ Vô Hình.
25. Tại một chợ bán đồ cũ, bạn mua hai quyển sách cũ và một cái ghế xoay cũ; toàn bộ chi tiêu của
bạn cho các món đồ này không được tính vào GDP hiện hành.

Đúng. Trang 220. GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ hiện đang sản xuất. nó
không bao gồm các giao dịch liên quan đến những hàng hóa được sản xuất trước đây.
26. Khi một bác sĩ Việt Nam mở một phòng khám ở Trung Quốc, sản phẩm tạo ra của bác sĩ này ở
Trung Quốc được tính như một phần GDP của Việt Nam.

Đúng. Trang 220. GDP đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia.
28. Khi một bác sĩ Việt Nam mở một phòng khám ở Trung Quốc, sản phẩm tạo ra của bác sĩ này ở
Trung Quốc là một phần trong GNP của Việt Nam.

Đúng. Slide bài giảng. GNP: Gross National Product.


29. Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập còn lại mà các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ
sau khi thực hiện tất cả các nghĩa vụ của họ đối với chính phủ.
Đúng.
30. Các khoản mà các hộ gia đình chi cho giáo dục thì được bao gồm trong thành phần tiêu dùng
C của GDP.

Đúng. Trang 222


31. Các khoản chi tiêu của các hộ gia đình cho giáo dục thì được tính vào thành phần đầu tư I của
GDP.

Sai. Trang 222-223. Tính vào C


32. Hầu hết các hàng hóa mà người ta mua sắm trong thành phần đầu tư I của GDP thì được sử dụng
để sản xuất ra các hàng hóa khác.

Đúng. Trang 223


33. Việc xây dựng một ngôi nhà mới được tính trong thành phần tiêu dùng C của GDP.

Sai. Trang 223. Tính vào đầu tư I.


34. Thay đổi tồn kho được bao gồm trong thành phần đầu tư I của GDP.

Đúng. Trang 223. Mục đích của GDP là nhầm đo lường giá trị sản xuất của nền kinh tế, và
hàng hóa được bổ sung vào hàng tồn kho là một phần của giá trị sản xuất trong thời gian đó.
35. Nếu một doanh nghiệp sản xuất ra một hàng hóa và để nó vào tồn kho thay vì bán ra, vì mục đích
tính GDP, người ta xem doanh nghiệp này “mua” hàng hóa đó, vì vậy nó sẽ tính như là một phần
chi tiêu đầu tư cho thời kỳ đó.

Đúng. Trang 223.


36. Thành phần đầu tư I của GDP hàm ý muốn nói đến đầu tư tài chính vào cổ phiếu và trái phiếu.

Sai. Trang 223. Bởi vì GDP đo lường chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ, vụ ở đây từ đầu
tư có nghĩa là việc mua hàng hóa ra được sử dụng để sản xuất những hàng hóa khác.
37. Phần mua sắm hàng hóa (goods) của chính phủ thì bao gồm trong GDP, nhưng phần mua sắm
dịch vụ (services) thì không tính vào GDP.

Sai. Trang 223.


38. Thành phần chi mua của chính phủ (G) trong GDP bao gồm tiền lương trả cho những người lính
nhưng không tính các khoản chi phúc lợi an sinh xã hội cho những người già.

Đúng. Trang 223-224. Phân chi phí Phúc Lợi an sinh xã hội cho người già được gọi là chi
chuyển nhượng bởi vì chúng được chi không phải để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ được
sản xuất hiện thời.
39. Nếu giá trị nhập khẩu của một nền kinh tế lớn hơn giá trị xuất khẩu của nền kinh tế đó, thì xuất
khẩu ròng sẽ là con số âm.

Đúng. Trang 224. NX=EX - IM (xuất - nhập)


40. Nếu một người dân ở Hoa Kỳ mua một tấm ván lướt sóng được sản xuất ở Úc, thì khoản chi mua
này được tính ở cả thành phần tiêu dùng C của GDP Hoa Kỳ và thành phần xuất khẩu ròng của
GDP Hoa Kỳ.
TRẦN THỊ ANH THƯ - 31211020664 (ADC05) [Đáp án Đúng, Sai thầy đọc, nhưng giải thích là tui tự làm nha]

Đúng.
41. Một người tiêu dùng Việt Nam mua các món đồ chơi được sản xuất ở Trung Quốc. Giá trị của
những món đồ chơi này chỉ được tính trong thành phần xuất khẩu ròng của GDP Việt Nam.

Sai.
42. Nếu Brazil mua xe máy cày từ Hoa Kỳ trị giá 100 triệu USD, thì xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ sẽ
giảm.

Sai. Phải tăng vì NX= Xuất - nhập. Brazil mua của Hoa Kì thì Hoa Kỳ là nước xuất
khẩu.
43. Tác động tổng thể của việc tính toán một khoản mua sắm hàng hóa nước ngoài vào GDP là làm
giảm GDP.

Sai. Vì không ảnh hưởng.


44. Nếu tiêu dùng bằng $4000, xuất khẩu là $300, chi mua của chính phủ $1000, nhập khẩu
$400, và đầu tư $800, thì GDP là $5700.
Đúng. Y = C + I + G + (EM - IM) = 4000 + 800 + 1000 + 300 - 400 = $5700
45. Nếu tiêu dùng là $7000, xuất khẩu $600, chi mua của chính phủ $2000, chi chuyển nhượng của
chính phủ $900, nhập khẩu $800, và đầu tư là $1000, thì GDP bằng $9800.
Đúng. Y = C + I + G + (EM - IM) = 7000+1000+2000+600-800=$9800 (không tính chi
chuyển nhượng)
46. Nếu xuất khẩu là $500, GDP là $8000, chi mua của chính phủ là $1200, nhập khẩu là $700, và đầu
tư là $800, thì tiêu dùng là $6200.

Đúng. C = 8000 - 800 - 1200 - 500 + 700 = $6200


47. Nếu tiêu dùng là $1800, GDP là $4300, chi mua của chính phủ là $1000, nhập khẩu là $700, và đầu
tư là $1200, thì xuất khẩu là $300.

Sai. EM= 4300 - 1800 - 1200 - 1000 + 700 = $1000


51. Nếu tổng chi tiêu gia tăng từ năm này so với năm trước, thì nền kinh tế đó nhất thiết phải đang
sản xuất ra sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.

Sai. Có thể do giá cả tăng


52. GDP danh nghĩa của Việt Nam gia tăng ngụ ý rằng Việt Nam đang sản xuất ra một mức sản lượng
hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.

Sai. Có thể do giá hàng hóa tăng


53. GDP danh nghĩa sử dụng giá năm cơ sở để tính giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một nền
kinh tế, trong khi GDP thực sử dụng giá cả hiện hành để tính giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế đó.

Sai. Sử dụng năm hiện tại.


54. GDP thực đánh giá thực tế mức sản xuất hiện hành sử dụng mức giá được cố định trong quá khứ và
vì vậy mà nó phản ánh mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ tổng thể của một nền kinh tế thay đổi như
thế nào theo thời gian.
Đúng.
55. Thuật ngữ GDP thực dùng để nói về GDP thực tế của một quốc gia tạo ra để so sánh đối chiếu
với GDP ước tính của quốc gia đó.
Sai. Thuật ngữ GDP thực Cho biết sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thay
đổi như thế nào theo thời gian.
56. Thay đổi của GDP thực chỉ phản ánh những thay đổi về lượng sản xuất ra.
Đúng
57. Nếu GDP thực và chỉ số khử lạm phát GDP cả hai cùng tăng thì GDP danh nghĩa phải tăng.

Đúng. Vì GDPd = nGDP/rGDP. Nếu thực tăng, GDPd thì nGDP tăng mạnh hơn nữa.
58. GDP thực là thước đo về phúc lợi kinh tế tốt hơn GDP danh nghĩa.

Đúng.
59. Thay đổi của chỉ số khử lạm phát GDP chỉ phản ánh những thay đổi về giá cả của hàng hóa và
dịch vụ.
Đúng. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh những gì đang xảy ra với giá cả chứ không phải với
sản lượng.
dGDP=nGDP/rGDP
60. Nếu GDP danh nghĩa là $10000 và GDP thực là $8000, thì chỉ số khử lạm phát GDP là 125.

Đúng.
61. Nếu GDP danh nghĩa là $12000 và chỉ số khử lạm phát là 80, thì GDP thực là $15000.

Đúng. là $15000
62. Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả trạng thái theo đó mức sản xuất tổng
thể của nền kinh tế đang gia tăng.

Sai. Mức giá


63. Chỉ số khử lạm phát GDP có thể được sử dụng để loại trừ lạm phát ra khỏi GDP danh nghĩa.

Đúng.
64. Nếu chỉ số khử lạm phát GDP năm 2009 là 160 và chỉ số khử lạm phát năm 2010 là 180, thì tỷ lệ
lạm phát năm 2010 là 12,5%.

(180-160)/160*100=12.5%
65. Nếu chỉ số khử lam phát năm 2009 là 150 và chỉ số khử lạm phát năm 2010 là 175, thì tỷ lệ lạm
phát năm 2010 là 25%.

Sai. (175-150)/150*100=16.6%
67. Những thời kỳ mà GDP thực tăng lên thì được gọi là suy thoái.

SAI.
TRẦN THỊ ANH THƯ - 31211020664 (ADC05) [Đáp án Đúng, Sai thầy đọc, nhưng giải thích là tui tự làm nha]

68. Suy thoái đi kèm với thu nhập thấp hơn, thất nghiệp gia tăng và lợi nhuận giảm.

Đúng. Trang 229


69. Nếu GDP thực ở quốc gia này cao hơn quốc gia khác, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng mức
sống sẽ cao hơn ở quốc gia có GDP thực cao hơn.

Sai. Trong trường hợp sản lượng chưa được xem xét đến.
70. GDP thực bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu của một người trung bình
trong nền kinh tế đó.

Đúng.
71. GDP không đo lường trực tiếp những thứ mà làm cho cuộc sống của chúng ta có giá trị, nhưng
nó đo khả năng chúng ta đạt được nhiều nhập lượng phục vụ cho cuộc sống của chúng ta.

Đúng.
72. GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế đối với tất cả mọi mục tiêu khác nhau của đời sống.

Sai. Vì nó không hoàn hảo.


73. GDP không được điều chỉnh đối với thời gian nhàn rỗi, chất lượng môi trường, hay các công
việc thiện nguyện.

Đúng. Đó là lý do nó không hoàn hảo. Trang 230.


74. GDP được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi về chất lượng môi trường như là thay đổi của
chất lượng nước và không khí.

Sai. Vì không bao gồm.


75. Tình trạng chung ở những quốc gia có mức GDP thực bình quân đầu người thấp hơn thì có tỷ lệ
phần trăm dân số biết đọc biết viết nhỏ hơn.

Đúng. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Sự khác biệt quốc tế về GDP và chất
lượng cuộc sống. Trang 231.
76. Các yếu tố khác tương tự như nhau, ở các nước có mức GDP thực bình quân đầu người cao hơn thì
tuổi thọ và tỷ lệ biết đọc biết viết cũng cao hơn.

Đúng. Ngược lại ý 75.


Chapter 11 Measuring the Cost of

Living TRUE/FALSE

1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI được sử dụng để theo dõi những thay đổi về tình hình sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế.
SAI. Theo dõi về sự thay đổi chi phí sinh hoạt theo thời gian.
2. Khi chỉ số CPI giảm, một hộ gia đình điển hình chi tiêu ít tiền hơn để duy trì mức sống như
cũ.
Đúng.
3. Các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả tình hình về mức giá chung của
nền kinh tế đang gia tăng.
Đúng.
4. Tỷ lệ lạm phát là sự thay đổi tuyệt đối của mức giá kỳ này so với kỳ trước.
Sai. Không phải là thay đổi tuyệt đối.
5. Lạm phát có thể được đo lường bằng cách sử dụng hoặc là chỉ số khử lạm phát GDP hay chỉ
số giá tiêu dùng CPI.
Đúng. Có hai cách để tính tỷ lệ lạm phát.
6. Tỷ lệ lạm phát được báo cáo trên các bản tin thì thường được tính toán từ chỉ số khủ lạm
phát GDP hơn là CPI.
Sai. Tính từ CPI nhiều hơn.
7. Vì CPI phản ánh hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua hơn là chỉ số khử lạm phát
GDP phản ánh, nên CPI là thước đo lạm phát phổ biến hơn.
Đúng.
8. CPI là thước đo về chi phí tổng thể của các hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng
điển hình mua.
Đúng.
12. Giỏ hàng hóa và dịch vụ sử dụng tính CPI thay đổi hàng tháng.
Sai. Giỏ hàng hóa và dịch vụ tính CPI là CỐ ĐỊNH.
15. CPI năm 2008 được tính bằng cách chia giá của rổ hàng hóa và dịch vụ năm 2008 cho giá
của giỏ hàng hóa và dịch vụ ở năm cơ sở, rồi nhân cho 100.
ĐÚNG.
16. CPI luôn luôn bằng 1 ở năm cơ sở.
SAI. BẰNG 100.
17. Nếu CPI năm hiện hành là 140, thì mức giá đã tăng 40 phần trăm kể từ năm cơ sở.
ĐÚNG.
18. Nếu CPI năm hiện hành là 90, thì mức giá đã thay đổi 10 phần trăm kể từ năm cơ sở.
ĐÚNG
19. Tỷ lệ lạm phát năm 2007 được tính bằng cách chia con số [CPI năm 2007 – CPI năm 2006]
cho [CPI năm 2006], rồi nhân cho [100].
ĐÚNG
20. Nếu giá trị của CPI năm 2005 là 110 và 121 năm 2006, thì tỷ lệ lạm phát là 11 phần trăm
năm 2006.
SAI. 10%
21. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà các doang
nghiệp mua chứ không phải chỉ số CPI.
ĐÚNG
22. Thay đổi CPI hữu ích cho việc dự đoán những thay đổi của chỉ số PPI.

SAI. Trang 243. Vì các doanh nghiệp rút cuộc tự chuyển các chi phí cho người tiêu
dùng dưới dạng giá tiêu dùng cao hơn, cho nên những thay đổi của Chỉ số giá sản
xuất thường được xem là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của Chỉ số giá tiêu
dùng.
27. Mục tiêu của CPI là để đo thu nhập cần phải tăng lên bao nhiêu để duy trì được mức sống
không đổi.
ĐÚNG.
28. Thiên lệch thay thế xảy ra bởi vì CPI bỏ qua khả năng thay thế của người tiêu dùng hướng
đến những hàng hóa ít đắt đỏ hơn một cách tương đối.
ĐÚNG
29. Thiên lệch thay thế làm cho CPI tuyên bố dưới mức sự gia tăng chi phí sinh hoạt năm này
sang năm khác.

SAI. Làm cho CPI tuyên bố phóng đại sự gia tăng của chi phí sinh hoạt qua các
năm.
30. Khi một hàng hóa mới được giới thiệu, những người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, và
điều này đến lượt nó làm tăng chi phí của việc duy trì mức phúc lợi kinh tế như cũ.
SAI.
31. CPI không phản ánh sự gia tăng giá trị đồng tiền do việc giới thiệu những hàng hóa mới.
ĐÚNG.
32. Nếu chất lượng của một hàng hóa sụt giảm năm này sang năm khác trong khi giá
của nó không thay đổi, thì giá trị của đồng tiền giảm.
ĐÚNG.
36. CPI và chỉ số khử lạm phát GDP thường cho chúng ta biết câu chuyện về giá cả của hai
nhóm hàng hóa khác nhau đã thay đổi nhanh chóng như thế nào theo thời gian.
ĐÚNG.
37. Khi giá rượu vang của Ý tăng, thay đổi này được phản ánh trong CPI của Hoa Kỳ nhưng
không phản ánh trong chỉ số khử lạm phát GDP của Hoa Kỳ.

ĐÚNG. Vì rượu được sản xuất ở Ý, người Mỹ mua giá cao hơn thì CPI tăng,
nhưng không thuộc lãnh thổ Mỹ nên không ảnh hưởng GDP.
38. Khi giá của tên lửa hạt nhân tăng, thay đổi này được phản ánh trong CPI nhưng không phản
ánh trong chỉ số khử lạm phát GDP.

SAI. Tên lửa của quốc gia thì đầu tư tăng, GDP tăng.
39. Ở Hoa Kỳ, khi giá dầu tăng, CPI tăng nhiều hơn là chỉ số khử lạm phát GDP tăng.

ĐÚNG.
40. Nhóm hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán chỉ số khử lạm phát GDP thay đổi tự
động theo thời gian, nhưng nhóm hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính CPI thì không.

ĐÚNG. Vì Cục thống kê lao động giữ cố định một giỏ hàng hóa, nên nhóm
hàng hóa tính CPI không thay đổi.
43. Nếu CPI là 120 năm 2009 và 139,2 năm 2010, thì tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 39,2 phần
trăm.

SAI. 16%
44. Chỉ số khử lạm phát GDP phản ánh giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên
thế giới, trong khi CPI phản ánh giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng mua.

SAI. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá năm
gốc của tất cả hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nước.

45. Chỉ số giá tiêu dùng CPI = × 100. SAI

46. Chỉ số giá tiêu dùng CPI = × 100. ĐÚNG

50. Nếu CPI hôm nay là 120 và CPI năm năm trước đây là 80, thì một thứ gì đó có giá $1 ở
năm năm trước sẽ có giá là $1,50 ngày hôm nay.
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la năm T x Chỉ số giá tiêu dùng hôm nay/ Chỉ số
giá tiêu dùng năm T = 1 x 120/80 = $1,50. ĐÚNG
51. Henry Ford trả cho công nhân của mình $5 một ngày năm 1914, khi mà CPI là 10. Hôm
nay, với chỉ số giá là 177, thì $5 một ngày có giá tương đương $88,5.
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la năm T x Chỉ số giá tiêu dùng hôm nay/ Chỉ số
giá tiêu dùng năm T = 5 x 177/10 = $88,5. ĐÚNG.
52. Nếu bạn làm ra $25000 một năm và CPI tăng từ 110 hôm nay thành 150 trong năm năm
nữa, thì bạn cần phải làm ra $43.333,33 trong năm năm nữa để duy trì cùng nhịp thay đổi
của lạm phát CPI.
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la năm T x Chỉ số giá tiêu dùng hôm nay/ Chỉ số
giá tiêu dùng năm T = 25000 x 150/110 = $34090,9. SAI
53. Khi mà một số con số tính bằng tiền được điều chỉnh tự động theo lạm phát do quy định bởi
luật phát và hợp đồng, người ta nói những con số đó được chỉ số hóa theo lạm phát.

ĐÚNG. TRANG 247.


56. Bình ký gửi $100 vào tài khoản ở một ngân hàng và được nhận lãi suất 5% một năm. Một
năm sau, Bình rút số tiền của mình được $105. Nếu lạm phát là 2 % suốt năm đó, sức mua
của Bình đã tăng được 3%.
ĐÚNG. Lãi suất thực r = lãi xuất danh nghĩa - %dentaP = 5% - 2% = 3%
(Lãi suất thực dương)
57. Bình ký gửi $100 vào tài khoản ở một ngân hàng và được nhận lãi suất 5% một năm. Một
năm sau, Bình rút số tiền của mình được $105. Nếu lạm phát là 5 % suốt năm đó, sức mua
của Bình không thay đổi.

ĐÚNG.
58. Bình ký gửi $100 vào tài khoản ở một ngân hàng và được nhận lãi suất 5% một năm. Một
năm sau, Bình rút số tiền của mình được $105. Nếu lạm phát là 7 % suốt năm đó, sức mua
của Bình đã tăng được 2%.

SAI. Lãi suất thực r = lãi xuất danh nghĩa - %dentaP = 5% - 7% = -2% (Lãi
suất thực âm)
59. Bình ký gửi $100 vào tài khoản ở một ngân hàng và được nhận lãi suất 5% một năm. Một
năm sau, Bình rút số tiền của mình được $105. Nếu giảm phát là 5 % suốt năm đó, sức
mua của Bình đã không đổi.
SAI. SỨC MUA TĂNG LÊN 5% DO GIẢM PHÁT 5%
60. Bình ký gửi $100 vào tài khoản ở một ngân hàng và được nhận lãi suất 5% một năm. Một
năm sau, Bình rút số tiền của mình được $105. Nếu giảm phát là 7 % suốt năm đó, sức
mua của Bình đã tăng được 12%.
ĐÚNG.
61. Lãi suất thực đo lường sự thay đổi của số lượng tiền. SAI
62. Lãi suất thực là lãi suất đã được điều chỉnh lạm phát. ĐÚNG (SLIDE GIẢNG)
63. Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn tăng nhanh
như thế nào theo thời gian.
ĐÚNG
64. Lãi suất thực cho chúng ta biết sức mua của số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn tăng
nhanh như thế nào theo thời gian.
ĐÚNG
65. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng, thì tỷ lệ lạm phát phải tăng.
SAI.
66. Nếu lãi suất danh nghĩa là 5% và tỷ lệ lạm phát là 2%, thì lãi suất thực là 7%. SAI 3%
67. Nếu lãi suất danh nghĩa là 5% và lãi suất thực là 2%, thì tỷ lệ lạm phát là 3%. ĐÚNG
68. Nếu lãi suất thực là 5% và tỷ lệ lạm phát là 2%, thì lãi suất danh nghĩa là 7%. ĐÚNG
69. Giá trị của CPI tăng từ 140 thành 147 suốt năm 2006. Nhân đã mở một tài khoản ở ngân
hàng vào đầu năm 2006, và đến cuối năm 2006 số dư tài khoản của Nhân là $12.840. Sức
mua tài khoản của Nhân đã tăng 2% suốt năm đó. Chúng ta có thể kết luận rằng Nhân đã
mở tài khoản với số tiền gửi của anh là $11.500 vào đầu năm 2006.

%DENTA P= (147-140)/140 = 5% => Tỉ lệ lạm phát là 5%


Sức mua tăng 2% => Lãi suất thực = 2% => Lãi suất danh nghĩa là 2+5=7%
Số tiền ban đầu Nhân gửi là $11.500 thì cuối năm phải nhận là $12305, chứ không
phải $12.840. SAI
70. Nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ trải qua giảm phát.
ĐÚNG
72. Trong một thời kỳ có lạm phát, lãi suất thực sẽ lớn hơn lãi suất danh nghĩa.
SAI. Lạm phát lãi suất thực nhỏ hơn danh nghĩa
73. Có thể có khả năng chúng ta quan sát thấy lãi suất danh nghĩa dương đi cùng với lãi suất
thực âm.

ĐÚNG. vd: Ngân hàng lãi 6%. Lạm 10%. Lãi thực là 6-10=-4%
75. Kim có một tài khoản tiết kiệm ở một ngân hàng. Nếu lãi suất danh nghĩa cô nhận được lớn
hơn tỷ lệ lạm phát, thì sức mua của cô Kim tăng theo thời gian.
ĐÚNG
76. An có một tài khoản tiết kiệm tậi một ngân hàng. Nếu An nhận lãi suất là 6% và nếu
có giảm phát, thì sức mua của An tăng nhiều hơn 6% suốt năm đó.

ĐÚNG

Chapter 12 Production and

Growth TRUE/FALSE

2. Nếu thu nhập thực bình quân đầu người tăng 2% mỗi năm, thì nó sẽ gấp đôi trong khoảng
20 năm.
SAI. Vì rule of 70:
n=70/gX=70/2=35 năm
3. Cả mức sống và tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người có sự khác biệt lớn giữa các
quốc gia.
ĐÚNG
6. Dữ liệu về GDP thực bình quân đầu người trên thế giới cho chúng ta biết về mức sống giữa
các quốc gia có sự khác biệt như thế nào.
ĐÚNG
10. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khác biệt chút ít giữa các quốc gia, xếp hạng các nước theo thu
nhập vẫn duy trì khá giống nhau theo thời gian.
SAI. TRANG 261. Vì sự khác biệt của tốc độ tăng trưởng, ảnh việc xếp hạng các quốc
gia theo thu nhập thay đổi đáng kể theo thời gian.
15. Nếu các nước có thu nhập thấp có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng của mình chút ít, thì các
nước này có thể đuổi kịp các nước giàu trong khoảng 10 năm.
SAI. ĐIỀU NÀY THẬT PHI LÝ
16. Nếu một quốc gia có mức năng suất cao hơn quốc gia khác, thì quốc gia đó cũng có mức
GDP thực cao hơn.
SAI.
18. Năng suất có thể được tính bằng cách chia số giờ làm việc cho sản lượng.
Sai. Chia sản lượng cho số giờ làm việc.
19. Hãng Journey Motorcycles đã sản xuất 100 chiếc mô tô sử dụng 50 lao động và mỗi lao
động làm việc 8 giờ một ngày. Năng suất của Journey là 12,5.
SAI. 100/50/8=0.25
20. Nếu quốc gia A sản xuất 7.000 đơn vị hàng hóa và dịch vụ sử dụng 700 giờ lao động, và
nếu quốc gia B sản xuất 5.500 đơn vị hàng hóa và dịch vụ sử dụng 500 giờ lao động, thì
năng suất quốc gia A thấp hơn của B.
ĐÚNG. 7000/700 < 5.500/500
21. Ví dụ, người dân Indonesia có mức sống thấp hơn người dân Mỹ bởi vì họ có năng suất lao
động thấp hơn.
ĐÚNG.
22. Tương tự vốn vật chất, vốn nhân lực là một yếu tố sản xuất được sản xuất ra.
ĐÚNG. TRANG 267. Cũng như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu tố được sản xuất ra
từ quá trình sản xuất.
23. Vốn nhân lực là một thuật ngữ mà các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả về kiến thức và kỹ
năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. ĐÚNG
24. Gia tăng cả vốn nhân lực trên mỗi lao động và vốn vật chất trên mỗi lao động sẽ gia tăng
năng suất.
ĐÚNG
25. Rừng là một ví dụ về tài nguyên không thể tái sinh.
SAI
26. Dầu hỏa là một ví dụ về tài nguyên không thể tái sinh.
ĐÚNG
27. Xu hướng lịch sử về giá của hầu hết tài nguyên thiên nhiên so sánh với giá của các hàng hóa
khác chỉ ra rằng hầu hết nguồn lực tài nguyên thiên nhiên trở nên khan hiếm theo thời gian.
SAI.
28. Hoàn toàn có khả năng để một quốc gia không có nhiều nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
vẫn có được mức sống cao.
ĐÚNG. VD: NHẬT BẢN.
29. Sinh lợi không đổi theo quy mô là một điểm trên hàm sản xuất nơi mà gia tăng nhập lượng
sẽ không còn gia tăng xuất lượng được nữa.
SAI. Sinh lợi không đổi theo quy mô là một điểm trên hàm sản xuất nơi mà gia tăng
nhập lượng bao nhiêu thì gia tăng xuất lượng bấy nhiêu.
Sinh lợi không đổi: tỉ lệ gia tăng sinh lợi không bị giảm khi tăng nhập lượng.
30. Nếu một hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo quy mô, thì nếu tất cả nhập lượng tăng lên
gấp đôi, xuất lượng cũng tăng lên gấp đôi.
ĐÚNG.
31. Khi vốn trên mỗi lao động tăng lên, sản lượng trên mỗi lao động tăng. Tuy nhiên, sự gia
tăng của sản lượng trên mỗi lao động này thì nhỏ hơn ứng với mức vốn trên mỗi lao động
hiện hữu lớn hơn.
ĐÚNG. Tương tự như sinh lợi giảm dần. dù tăng mức vốn lao động lên nhưng sản
lượng lao động lại tăng ít hơn so với trước kia.
32. Nếu cùng giảm quy mô của trữ lượng vốn trên mỗi lao động sẽ tạo ra sự sụt giảm sản lượng
trên mỗi lao động nhiều hơn ở nước có mức vốn trên mỗi lao động cao hơn một cách tương
đối so với nước có mức vốn trên mỗi lao động thấp hơn.
Y=f(K,L) -> Y/L = f(K/L,1)
Năng suất biên có xu hướng giảm dần.
kết quả đầu ra khi tăng một đơn vị nhập lượng sẽ giảm dần.
SAI. Ví dụ:
- Cho hai nước A và B, A là nước có mức vốn trên mỗi lao động cao hơn một cách
tương đối so với B (10,000USD/năm vs. 4,000USD/năm).
- Giảm quy mô của trữ lượng vốn trên mỗi lao động: giảm 2,000USD.
- Thì lúc này mức vốn của A vẫn còn nhiều (8,000USD), nhưng giảm cùng quy mô
2,000 USD thì B chỉ còn 2,000USD, tương tự như việc giảm một nửa trữ lượng vốn
của B.
- Lúc này, dù cắt giảm cùng quy mô 2,000USD nhưng B bị ảnh hưởng nhiều hơn A, nên
sụt giảm sản lượng trên mỗi lao động của B nhiều hơn A.
33. Tăng tỷ lệ tiết kiệm của một quốc gia làm gia tăng tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu
người một cách bền bỉ.
Sai. Kết quả là, trữ lượng vốn tăng lên, dẫn đến năng suất tăng lên và sự tăng
trưởng GDP nhanh hơn.
34. Tăng tỷ lệ tiết kiệm của một quốc gia sẽ làm tăng năng suất của quốc gia đó một cách bền
bỉ.
ĐÚNG. TRANG 270. Với một quốc gia tiết kiệm nhiều hơn, còn ít nguồn lực hơn để
sản xuất hàng hóa tiêu dùng, và do đó có nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất
hàng hóa vốn. Kết quả là, trữ lượng vốn tăng lên, dẫn đến năng suất tăng lên và sự
tăng trưởng GDP nhanh hơn.
35. Các yếu tố khác không đổi, một đơn vị vốn tăng thêm sẽ làm tăng sản lượng nhiều hơn ở
các nước nghèo so với các nước giàu.
ĐÚNG. HIỆU ỨNG ĐUỔI KỊP
36. Hiệu ứng đuổi kịp (The catch-up effect) hàm ý nói về ý tưởng cho rằng các quốc gia nghèo,
bất chấp các nỗ lực tốt nhất của họ, thì không thể trải qua được các tốc độ tăng trưởng cao
của các nước giàu có hơn.
SAI. Hiệu ứng đuổi kịp là đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo có xu
hướng tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn.
37. Hai nước với cùng tỷ lệ tiết kiệm như nhau thì phải có tốc độ tăng trưởng GDP thực bình
quân đầu người giống nhau.
SAI. Vì còn nhiều yếu tố khác tác động.
38. Giữ nguyên giả định sinh lợi không đổi theo quy mô, nếu hai quốc gia nhìn chung tương tự
như nhau, nước nào nghèo hơn thì tăng trưởng nhanh hơn.
ĐÚNG.
39. Các nghiên cứu xác nhận rằng việc kiểm soát các biến số khác như là phần trăm của GDP
được dành cho đầu tư (hay với cùng một tỷ lệ đầu tư so GDP), các nước nghèo có xu hướng
tăng trưởng cao hơn các nước giàu.
ĐÚNG.
40. Khi những người Mỹ đầu tư ở Nga, thu nhập của người Nga (ý nói GNP của Nga) tăng
nhiều hơn sản xuất ở Nga (ý nói GDP của Nga).
SAI. ĐIỀU NÀY CHƯA CHẮC ĐÚNG.
41. Nếu công ty của bạn khai trương và vận hành một chi nhánh ở nước ngoài, công ty của bạn
tham gia vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.
ĐÚNG. Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước
ngoài được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài. TRANG 272
42. Các yếu tố khác không đổi, đầu tư nội địa sẽ tăng GDP thực của một quốc gia nhiều hơn là
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở quốc gia đó.
SAI. Đầu tư nước ngoài không có hiệu ứng giống nhau trên tất cả các thước đo sự
thịnh vượng của nền kinh tế. TRANG 273.
43. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư trong nước có cùng tác động như nhau lên tất cả
các số đo về sự thịnh vượng kinh tế.
SAI. Đầu tư nước ngoài không có hiệu ứng giống nhau trên tất cả các thước đo sự
thịnh vượng của nền kinh tế. TRANG 273.
44. Gia tăng vốn làm tăng năng suất chỉ xảy ra nếu vốn đó được mua sắm và vận hành bởi các
cư dân nội địa.
SAI.
45. Đầu tư vào vốn nhân lực thì có chi phí cơ hội, nhưng đầu tư vào vốn vật chất thì không.
SAI. trang 274.
46. Các động cơ để bố mẹ gửi con em của họ đến trường, như là những khoản chính phủ trả cho
bố mẹ nếu cho phép con em của họ có mặt ở trường thường xuyên hơn, có thể làm tăng sự
hiện diện của trẻ em ở trường học.
SAI.
47. Các nhân tố khác không đổi, các yếu tố sản xuất của một quốc gia có thể được sử dụng hữu
hiệu hơn nếu quốc gia đó tăng cường tôn trọng quyền sở hữu.
ĐÚNG. (QUYỀN SỞ HỮU, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ)
48. Một quốc gia triệt để chống tham những và chính phủ ổn định hơn thì có thể nhìn thấy được
mức sống gia tăng.
ĐÚNG (QUYỀN SỞ HỮU, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ)
49. Nếu một quốc gia tạo thuận lợi cho người dân xác lập và chứng minh quyền sở hữu tài sản
của mình, GDP thực bình quân đầu người có thể sẽ tăng lên.
ĐÚNG (QUYỀN SỞ HỮU, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ)
50. Nhìn chúng các nhà kinh tế học tin rằng các chính sách hướng nội có thể thúc đẩy tăng
trưởng nhiều hơn các chính sách hướng ngoại.
SAI. Đầu tư nước ngoài là một cách để các quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ
đã được phát triển và đang được sử dụng ở các quốc gia giàu hơn. Vì những lý
do này, Nhiều nhà kinh tế khuyên các chính phủ ở các quốc gia kém phát triển
hơn ủng hộ các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Trang 273
51. Nhìn chung các nhà kinh tế học tin rằng các chính sách như là giảm hàng rào thuế quan đối
với ngoại thương có thể thúc đẩy tăng trưởng.
Đúng. Thông thường điều này có nghĩa là tháo bỏ những rào cản và Chính phủ áp
đặt lên trụ sở hữu nước ngoài liên quan đến vốn trong nước. trang 273
52. Nếu một nước giàu giảm trợ giá cho những nhà sản xuất nội địa sản xuất ra những hàng hóa
mà các nước nghèo có lợi thế so sánh, thì mức sống của các nước nghèo này có thể tăng lên.
ĐÚNG.
Hàng hóa công: không loại trừ (bất cứ ai được sử dụng), không tran
Hàng hóa tư:
53. Lý do mà các chính phủ có thể tìm thấy cần thiết và hữu ích để tài trợ cho các trường đại
học và các nghiên cứu cơ bản đó là kiến thức trên bình điện rộng lớn được nhìn nhận như
một hàng hóa tư.
SAI.
54. Tốc dộ tăng trưởng dân số có xu hướng cao hơn ở nước phát triển so với các nước đang
phát triển.
SAI. Tốc độ tăng trưởng dân số có xu hướng cao hơn ở nước đang phát triển so
với các nước phát triển.
55. Ở các quốc gia nơi mà phụ nữ bị phân biệt đối xử, các chính sách làm gia tăng cơ hội thành
công nghề nghiệp và cơ hội giáo dục thì có thể giảm được tỷ lệ sinh.
ĐÚNG.
56. Các quốc gia có tốc độ tăng dân số cao có xu hướng có mức độ đạt được về học vấn thấp
hơn.
ĐÚNG
58. Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của
quốc gia đó.
ĐÚNG

Chapter 13 Saving, Investment, and the Financial

System TRUE/FALSE

1. Hệ thống tài chính kết nối đầu tư và tiết kiệm, đây là các nhân tố quan trọng xác định GDP
thực trong dài hạn.
ĐÚNG.
2. Khi các nhà kinh tế nói về đầu tư, họ hàm ý nói về việc mua cổ phiếu và trái phiếu và những
dạng tiết kiệm khác.
SAI. TRANG 298. Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu từ các công ty là là hành động tiết
kiệm chứ không phải đầu tư.
3. Các ngân hàng và các quỹ tương hỗ là các ví dụ về thị trường tài chính.
SAI. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH. Thị trường tài chính là: Thị trường cổ phiếu và
trái phiếu.
4. Khi một doanh nghiệp muốn vay trực tiếp từ công chúng để tài trợ cho việc mua sắm thiết
bị mới, họ làm điều đó bằng cách bán cổ phiếu ra bên ngoài.
SAI. Bán trái phiếu (giấy chứng nhận nợ vay)
5. Hầu hết các doanh nghiệp tài trợ cho việc mua sắm máy móc thiết bị của mình bằng cách sử
dụng tiết kiệm trong qua khứ của chính họ.
SAI. Mà là được tài trợ bởi tiết kiệm của người khác.
6. Các nhân tố khác giữ nguyên, mức tiết kiệm và đầu tư càng cao ở một quốc gia thì mức
sống của quốc gia đó sẽ càng cao trong tương lai.
ĐÚNG.
7. Những người cho vay bán trái phiếu và những người đi vay thì mua chúng.
SAI. NGƯỢC LẠI.
8. Những người cho vay mua trái phiếu và những người đi vay thì bán chúng.
ĐÚNG.
9. Khi một doanh nghiệp muốn vay trực tiếp từ công chúng để tài trợ cho việc mua sắm thiết
bị mới, họ làm điều đó bằng cách bán ra trái phiếu.
ĐÚNG.
10. Các yếu tố khác không đổi, trái phiếu doanh nghiệp nhìn chung có lãi suất cao hơn trái
phiếu chính phủ ở Hoa Kỳ.
ĐÚNG. Khi những người mua trái phiếu cảm nhận rằng xác suất của Vỡ nợ là
cao Họ yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp cho họ rủi ro này. Chính phủ Hoa Kỳ
được xem là an toàn về rủi ro tài chính do đó trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ
thường được trả với lãi suất thấp.
11. Việc bán ra hoặc là cổ phiếu hoặc là trái phiếu để huy động nguồn tiền thì được biết đến với
tên gọi là tài trợ vốn cổ phần.
SAI. thị trường tài chính
12. Khi một doanh nghiệp trải qua những trục trặc tài chính, những người nắm giữ trái phiếu sẽ
được hoàn trả trước so với những người nắm giữ cổ phiếu.
ĐÚNG. Trang 291. Nếu như Intel gặp khó khăn về tài chính người chủ trái phiếu
được thanh toán những gì họ được hưởng trước khi cổ đông nhận được bất cứ thứ gì.
so với trái phiếu người nắm giữ cổ phiếu có rủi ro cao hơn và lợi nhuận tìềm năng cao
hơn.
13. Các doanh nghiệp không bổ sung thêm vốn từ việc tái bán lại cổ phiếu của họ.
ĐÚNG. TRANG 291. Trong những giao dịch giữa các cổ đông trên thị trường chứng
khoán có tổ chức các công ty không nhận được tiền khi Cổ phiếu của họ được chuyển
nhượng.
14. Nhìn chung, nếu mọi người bắt đầu kỳ vọng một công ty có lợi nhuận tương lai cao hơn, thì
giá cổ phiếu của công ty đó bắt đầu giảm.
SAI. Khi mọi người trở nên lạc quan về tương lai của công ty họ làm tăng cầu về cổ
phiếu và do đó đẩy mức giá cổ phiếu lên. Ngược lại khi mọi người đi đến dự án công
ty ít lợi nhuận hoặc thua lỗ giá của cổ phiếu giảm.
15. Nếu cổ phiếu của Skylight Chili bán ra với giá $75, thu nhập giữ lại mỗi cổ phiếu là $5, và
thu nhập phân chia mỗi cổ phiếu là $2, thì tỷ số PE (price-earnings ratio) là 15.
SAI. trang 295. Công thức: $75/($5 + $2)=$10.7
16. Nếu mọi người ít lạc quan hơn về thu nhập tương lai của Hyde Park Jazz Studio, thì giá cổ
phiếu của công ty này sẽ giảm.
ĐÚNG. TRANG 291
17. Các quỹ tương hỗ là một dạng trung gian tài chính.
ĐÚNG. CÙNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG.
18. Các quỹ chỉ số (Index funds) thì thường có kết quả vượt trội hơn các quỹ tương hỗ được
quản lý một cách chủ động bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp.
QUỸ CHỈ SỐ VƯỢT TRỘI HƠN DO KHÔNG THUÊ MƯỚN CÁC NHÀ QUẢN LÝ
CHUYÊN NGHIỆP.
Nhà quản lý chuyên nghiệp chú ý kĩ đến triển vọng của công ty giá cổ phiếu nên phản
ánh tốt giá trị thuộc công ty. Kết quả là rất khó để đánh bại thị trường bằng cách mua cổ
phiếu tốt và bán cổ phiếu xấu.
Sai. TRANG 294. Giải thích cho sự thành quả vượt trội của các quỹ chỉ số là các
quỹ này dựa trên chi phí thấp bằng cách giảm thiểu mua bán và không thuê mướn
các nhà quản lý chuyên nghiệp.
19. Tất cả các trung gian tài chính là các định chế tài chính, nhưng không phải tất cả các định
chế tài chính là các trung gian tài chính.
ĐÚNG. Ví dụ định chế tài chính: Thị trường tài chính, Trung gian tài chính.
20. Do sự khác biệt trong cách xử lý thuế, các trái phiếu chính quyền đô thị (municipal bonds)
trả lãi suất cao hơn là trái phiếu công ty.
SAI. Trái phiếu đô thị người chủ của trái phiếu không bị bắt buộc phải trả thuế thu
nhập Liên Bang trên phần thu nhập lãi. Vì vậy các trái phiếu được phát hành bởi
chính phủ và Chính quyền địa phương thường được trả lãi suất thấp hơn các trái
phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc chính quyền liên bang.
Giống như vay tiền Sinh viên, tiền địa phương.
21. Nếu thuế suất giảm, người ta sẽ ít muốn giữ trái phiếu chính quyền đô thị hơn nên lãi suất
của chúng sẽ giảm.
SAI. Thuế giảm thì người ta vẫn giữ trái phiếu, vì không bắt buộc trả thuế.
Trang 291.
22. Nếu một cố phiếu của Dell bán với giá $70, thu nhập giữ lại mỗi cổ phiếu là $5, và thu nhập
phân chia mỗi cổ phiếu là $2, thì tỷ số PE là 10.
đáp án: đúng
23. Trong một nền kinh tế đóng, nếu thuế giảm và tiêu dùng tăng, thì tiết kiệm tư nhân phải
giảm.
SAI. [(Y - T) - C] = Sp. T giảm, C tăng. Chưa đủ cơ sở xác định Sp.
24. Bất kỳ thứ gì thay đổi mà không phải là lãi suất (Giá tiền) sẽ làm giảm tiết kiệm quốc
gia và dịch chuyển đường cung vốn vay sang trái.
ĐÚNG.
25. Những người hoài nghi về chính sách giảm thuế của chính phủ đối với tiết kiệm lập luận
rằng việc làm đó sẽ chủ yếu mang lại lợi ích chủ yếu cho người giàu.
ĐÚNG.
26. Rủi ro tín dụng (Credit risk) hàm ý muốn nói về khả năng các nhà phát hành trái phiếu sẽ
thất bại trong việc thanh toán một phần hay toàn bộ lãi hay vốn gốc.
ĐÚNG.
27. Những người sở hữu trái phiếu do chính phủ liên bang phát hành sẽ không bị yêu cầu nộp
thuế thu nhập liên bang tính trên phần thu nhập lãi.
SAI. Vẫn phải trả thuế chính quyền liên bang, chỉ có trái phiếu đô thị phát hành bởi
chính phủ và chính quyền địa phương mới không yêu cầu nộp.
28. Các cuộc khủng hoảng tài chính ít khi liên quan đến những đợt suy giảm kinh tế.
SAI. Vd như khủng hoảng tài chính lớn nhất ở Mỹ dẫn đến suy giảm kinh tế.
29. Tuyên bố tiết kiệm quốc gia bằng với đầu tư trong một nền kinh tế đóng chính là lời tuyên
bố của một đồng nhất thức hạch toán.
Đúng. S=I
30. Theo định nghĩa, chi mua của chính phủ và thuế là zero trong một nền kinh tế đóng.
SAi. NX=0
31. Tiết kiệm quốc gia bằng Y - T - C.
SAI. Đó là tiết kiệm tư nhân Sp.
32. Tiết kiệm chính phủ là T - G, trong khi tiết kiệm tư nhân là Y - T - C.
ĐÚNG.
33. Tiết kiệm chính phủ thì bằng tiết kiệm quốc gia trừ đi tiết kiệm tư nhân.
ĐÚNG.
34. Tuyên bố tiết kiệm chính phủ bằng với đầu tư trong một nền kinh tế đóng là một tuyên bố
về một đồng nhất thức hạch toán.
SAI. CHỈ TIẾT KIỆM CHÍNH PHỦ THÔI THÌ KHÔNG ĐỦ, PHẢI BAO GỒM
TIẾT KIỆM TƯ NHÂN + TIẾT KIỆM CHÍNH PHỦ.
S = [(Y - T) - C] + (T - G)
Tiết kiệm quốc gia Bằng với đầu tư trong một nền kinh tế đóng là một tuyên bố về
đồng nhất hạch toán.
35. Trong một nền kinh tế đóng, đầu tư phải bằng tiết kiệm tư nhân.
SAI. ĐẦU TƯ = TIẾT KIỆM QUỐC GIA.
36. Đối với một nền kinh tế đóng, nếu đầu tư là $10000 và thâm hụt ngân sách chính phủ là
$2500, thì tiết kiệm tư nhân phải bằng $12500.
ĐÚNG.
37. Đối với một nền kinh tế đóng, nếu đầu tư là $12000 và thâm hụt ngân sách chính phủ là
$2000, thì tiết kiệm tư nhân phải bằng $10000.
SAI. là Sp = S - Sg = $12000 - ($2000) = $14000
38. Giả sử một nền kinh tế đóng và nhỏ có GDP là $5 tỷ, tiêu dùng là $3 tỷ, và chi tiêu của
chính phủ là $1 tỷ. Thì cả đầu tư và tiết kiệm quốc gia này đều là $1 tỷ.
S = I = 5 - 3 - 1 = 1$
39. Dung sử dụng một phần thu nhập của cô để mua cổ phiếu quỹ tương hỗ. Một nhà kinh tế
học vĩ mô cho rằng việc mua này của Dung là đầu tư (I).
SAI. Mua cổ phiếu, hay trái phiếu là TIẾT KIỆM (S). TRANG 298 (Ý NGHĨA
TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ)
40. An mua một cái máy phun sơn và một xe nâng dùng cho cửa hàng sửa chữa xe hơi của
mình. Một nhà kinh tế học vĩ mô sẽ xem các khoản mua sắm này là đầu tư (I).
ĐÚNG.
42. Các quy ước về hạch toán thu nhập quốc gia ngụ ý rằng tiết kiệm và đầu tư thì bằng nhau
đối với nền kinh tế dưới góc độ tổng thể và cũng như đối với các hộ gia đình và các doanh
nghiệp riêng lẻ.
SAI. VÌ ĐÂY CHỈ XÉT DƯỚI TRƯỜNG HỢP NỀN KINH TẾ ĐÓNG CHỨ
KHÔNG PHẢI LÀ TỔNG THỂ.
43. Cầu vốn vay đến từ tiết kiệm và cung vốn vay đến từ đầu tư.
SAI. TRANG 299. Tiết kiệm là cung vốn vay. Đầu tư là nguồn cầu vốn vay.
44. Giảm thuế đánh vào thu nhập lãi sẽ làm tăng lãi suất.
SAI. Giảm thuế đánh vào thu nhập lãi sẽ làm giảm lãi suất.
45. Nếu Quốc hội thông qua tín dụng thuế đầu tư, đường cầu vốn vay sẽ dịch chuyển sang phải.
Đầu tư - Cầu. ĐÚNG
46. Khi thâm hụt ngân sách chính phủ tăng, tiết kiệm quốc gia giảm, lãi suất tăng và đầu tư
giảm.
ĐÚNG.
47. Thuật ngữ (crowding out) lấn át hàm ý nói về giảm lãi suất do hiện tượng thặng dư ngân
sách chính phủ.
Crowding out: Hiện tượng lấn át. Sự giảm sút của đầu tư do chính phủ đi vay.
SAI. Chính phủ đi vay: Thâm hụt ngân sách.
48. Khi chính phủ một quốc gia đang trong tình trạng nợ nần ở một năm bất kỳ nào đó, điều đó
cũng có nghĩa là ngân sách của quốc gia đó cũng bị thâm hụt trong chính năm đó.
SAI.
50. Tăng cầu vốn vay làm tăng lãi suất cân bằng và làm tăng mức tiết kiệm cân bằng. D: dốc
xuống, S: dốc lên.
ĐÚNG. Đầu tư - cầu. Tăng cầu vốn vay thì đường D dịch chuyển sang phải, LÀM
TĂNG LÃI SUẤT CÂN BẰNG, LÀM TĂNG MỨC TIẾT KIỆM CÂN BẰNG.
51. Tăng cầu vốn vay làm tăng lãi suất cân bằng và làm giảm mức tiết kiệm cân bằng.
SAI. Đường D: dốc xuống, dịch chuyển sang phải, tăng lãi, tăng tiết kiệm cân bằng.
52. Thuật ngữ các quỹ vốn vay (loanable funds) hàm ý muốn nói về tất cả thu nhập mà không
được sử dụng cho tiêu dùng (C). SAI.
53. Thuật ngữ các quỹ vốn vay (loanable funds) hàm ý muốn nói về tất cả thu nhập mà không
được sử dụng cho chi tiêu tiêu dùng (C) và chi tiêu của chính phủ (G) .ĐÚNG.
54. Chúng ta diễn dịch thuật ngữ các quỹ vốn vay với nghĩa là các dòng nguồn lực sẵn có để tài
trợ cho đầu tư tư nhân. ĐÚNG.
55. Một sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ dịch chuyển cầu vốn vay sang phải.
SAI. Dịch chuyển sang trái.
57. Trên đồ thị biểu diễn thị trường vốn vay, lãi suất danh nghĩa được dùng đo lường dọc
trên trục tung.
SAI. TRANG 300. Cung và cầu vốn vay phụ thuộc lãi suất thực hơn.
58. Khi chính phủ của một nền kinh tế chuyển trạng thái từ thâm hụt ngân sách sang thặng dư
ngân sách, các diễn cảnh tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế đó được cải thiện.
ĐÚNG.

Chapter 14 The Basic Tools of Finance

TRUE/FALSE

1. Nếu lãi suất là 8%, thì hiện giá của $1000 sẽ được nhận trong 4 năm nữa sẽ là $735,03.
SAI. Vì $1000 x (1 + 8%)^4 = 1360,48896$
2. Nếu một tài khoản tiết kiệm trả lãi 5% hàng năm, quy tắc 70 cho chúng ta biết rằng giá trị
tài khoản này sẽ gấp đôi trong khoảng 14 năm.
ĐÚNG. Vì Rule of 70, n = 70/gX = 70/5= 14 (năm để giá trị tăng gấp đôi)
3. Hiện giá của $100 sẽ được trả trong 2 năm nữa thì nhỏ hơn là hiện giá của $100 được trả
trong 3 năm nữa.
SAI. Lớn hơn.
4. Giá trị tương lai của $1 tiết kiệm hôm nay sẽ là $1/(1 + r).
SAI. Là $1x(1+r).
5. Giá trị hiện tại của bất kỳ khoản tiền nào đó trong tương lai chính là số tiền cần có ngay
ngày hôm nay, mà với lãi suất hiện tại, sẽ tạo ra số tiền tương lai đó.
Đúng.
6. Thanh toán càng sớm với lãi suất càng cao, thì giá trị hiện tại của khoản thanh toán tương
lai này càng lớn.
SAi
7. Một công ty có thể sẽ thực hiện một dự án với chi phí $50000, và thu lại được $52000 sau
một năm. Công ty này sẽ ra quyết định từ bỏ dự án này nếu lãi suất là 3%.
GẶP DẠNG NÀY CỨ QUY TƯƠNG LAI VỀ HIỆN TẠI
52000/(1+0.03)=50485>50000 (tiền quy về hiện tại lớn hơn chi phí, công ty lãi) nên
ko từ bỏ dự án.
SAI
8. Khi lãi suất tăng, hiện giá của một khoản tiền trong tương lai giảm, vì vậy các doanh nghiệp
sẽ tìm thấy được ít các dự án đầu tư có khả năng tạo ra lợi nhuận hơn.
Đúng.
9. Theo quy tắc 70, nếu bạn nhận được mức lãi suất 3,5%, thì số tiền tiết kiệm của bạn sẽ gấp
đôi trong khoảng 20 năm.
Đúng. Vì 70/3.5=20
10. Quy tắc 70 áp dụng cho tăng trưởng tài khoản tiết kiệm chứ không áp dụng cho tăng trưởng
của một nền kinh tế.
Sai.
11. Nếu bạn phải lựa chọn giữa việc nhận $500 ngày hôm nay hay $800 vào thời điểm 6 năm
nữa kể từ hôm nay, bạn sẽ không phải phân vân lựa chọn nếu lãi suất là 8,148%.
ĐÚNG vì dù nhận $500 ngày hôm nay hay 800 vào 6 năm sau với ls là 8.148% thì
đều như nhau, không cần phân vân một trong hai.
12. Khái niệm hiện giá giúp giải thích tại sao lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng.
ĐÚNG.
13. Lãi suất tăng làm giảm giá trị tương lai của khoản tiền $1000 mà bạn có trong tài khoản
ngân hàng ngày hôm nay.
SAI. LÀM TĂNG
14. Hiện giá của một khoản thanh toán là $500 sẽ được thanh toán hai năm kể từ hôm nay
thì lớn hơn nếu lãi suất là 7% thay vì lãi suất là 6%.
SAI. BẰNG NHAU
15. Công ty PZX có cơ hội thực hiện một dự án đầu tư sẽ phải chi phí là $10000 ngày hôm nay
và thu được $13310 trong 3 năm. PZX sẽ từ bỏ dự án này nếu lãi suất cao hơn 10%.
Ý đề bài dạng này yêu cầu mình quy năm tương lai về hiện tại, nếu lãi xuất > 10%
mà 13310/(1+0.1)^3 < $10000. Nên sẽ từ bỏ. ĐÚNG.
16. Công ty ZZL có cơ hội thực hiện một dự án đầu tư với chi phí là $20000 hôm nay. Nếu lãi
suất là 20% và nếu dự án này thu về cho công ty $30000 trong 3 năm, thì ZZL sẽ thực hiện
dự án này.
30000/(1+0.2)^3= 17361 < giá trị hện tại là $20000.
SAI. Công ty không thực hện
Hoặc 20000*1.2^3=34560, với lãi xuất 20% thì phải thu đươc 34560, nhưng chỉ nói
thu $30000 thì không nên đầu tư
17. Không thích rủi ro (Risk aversion) đơn giản là mọi người không thích những gì xấu xảy ra.
Đúng
18. Những cá nhân không thích rủi ro thì thích những điều tốt nhiều hơn là họ không thích
những điều xấu có thể so sánh được (với nhau).
SAI. Nghĩa là việc họ không thích những điều tồi tệ xảy ra thì nhiều hơn thích
những điều tốt đẹp. trang 317
19. Những người không thích rủi ro không thích những kết cục xấu nhiều hơn là họ thích những
kết cục tốt có thể so sánh được (với nhau).
ĐÚNG
20. Thị trường bảo biểm là một ví dụ về sự đa dạng hóa.
đúng.
21. Thước đo chủ quan của một người về phúc lợi hay sự thỏa dụng được gọi là sự không ưa
thích (aversion).
22. Lịch sử cho thấy cổ phiếu chào suất sinh lợi cao hơn trái phiếu.
ĐÚNG. TRANG 321
23. Lịch sử cho thấy sinh lợi cổ phiếu cao hơn sinh lợi trái phiếu. Một phần của vấn đề này
phản ánh ở rủi ro cao hơn khi nắm giữ cổ phiếu.
ĐÚNG
24. Những người không thích rủi ro sẽ không gặp rủi ro.
SAI :))))
25. Thị trường bảo hiểm là một ví dụ về việc giảm rủi ro thông qua việc sử dụng đa dạng
hóa.
ĐÚNG
26. Một người với hữu dụng biên của của cải giảm dần thì có đặc tính không thích rủi ro.
ĐÚNG
27. Lựa chọn bất lợi (Adverse selection): lựa chọn ngược được mô tả bởi những người mà
họ chấp nhận rủi ro lớn hơn sau khi họ mua bảo hiểm.
SAI. Một người có rủi ro cao thích mua bảo hiểm hơn người có rủi ro thấp Bởi vì
người có rủi ro cao sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ sự đảm bảo của bảo hiểm.
28. Sự gia (tăng số doanh nghiệp mà) cổ phiếu (của các doanh nghiệp này có) trong danh mục
đầu tư của bạn sẽ làm giảm rủi ro thị trường.
SAI. Nếu có rủi ro thị trường sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ công ty.
Lưu ý, không thể loại bỏ tất cả các rủi ro bằng cách tăng số lượng cổ phiếu trong danh mục
đầu tư. đa dạng văn hóa thể loại bỏ rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù tự do liên quan đến
các công ty cụ thể, đa dạng hóa không thể loại bỏ rủi ro thị trường rủi ro liên quan đến
toàn bộ nền kinh tế ảnh hưởng đến tất cả các công ty giao dịch trên thị trường chứng
khoán. đa dạng hóa làm giảm rủi ro của việc sở hữu cổ phiếu nhưng không loại bỏ hạng
rủi ro đó.
29. Việc đa dạng hóa có thể giảm rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù (firm-specific risk).
ĐÚNG
30. Sự kiện thực tế cho thấy rằng việc chúng ta quan sát được về sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh
lợi thì đang làm hoang mang đối với các nhà kinh tế học, bởi vì quan sát đó mâu thuẫn với
quan niệm cho rằng hầu hết mọi người đều không thích rủi ro.
SAI. Những người ko thích rủi ro vẫn sẵn sàng chấp nhận sự không chắc chắn này vì
họ được đền bù cho việc làm này. 321
31. Từ quan điểm của nền kinh tế trên bình diện tổng thể, vai trò của bảo hiểm là để giảm đáng
kể hay loại trừ những rủi ro vốn dĩ gắn liền với cuộc sống.
SAI. Vai trò là để phân tán các rủi ro một cách hiểu quả hơn.
32. Nếu một người có hữu dụng biên tăng dần, thì phần hữu dụng giảm từ việc bị mất $1000 sẽ
lớn hơn phần hữu dụng gia tăng từ việc thắng được $1000.
SAI. ngược lại
TRONG SÁCH: độ thỏa dụng biên giảm dần nên hầu hết mọi người sợ rủi ro.
33. Tâm lý ỷ lại (Moral hazard) dùng để mô tả về những người mà họ chấp nhận rủi ro lớn hơn
sau khi họ mua bảo hiểm.
Moral Hazard: rủi ro đạo đức.
ĐÚNG. Vì họ ít còn động cơ để cẩn thận tránh rủi ro.
34. Đa dạng hóa không thể giảm được rủi ro thị trường.
ĐÚNG. CHỈ CÓ THỂ LOẠI BỎ VÀ GIẢM RỦI RO DOANH NGHIỆP CÓ TÍNH
ĐẶC THÙ.
35. Khi gíá của một tài sản tăng cao hơn mức giá mà thể hiện giá trị nền tảng hay giá trị cơ sở
của nó, người ta nói thị trường đang trải qua bong bóng đầu cơ (speculative bubble).
ĐÚNG. Vd ngày hôm nay một người có thể sẵn sàng trả giá cao hơn giá trị của một
cổ phiếu nếu người đó mong đợi người khác trả cao hơn vào ngày mai,
36. Vì thống kê gọi độ lệch chuẩn (standard deviation) là thước đo độ biến thiên của một biến
số, nên nó được sử dụng để đo sinh lợi của một danh mục đầu tư.
Loại tài sản đầu tiên là một nhóm các cổ phiếu rủi ro đã được đa dạng hóa với mức
sinh lợi trung bình 8% và độ lệch chuẩn là 20%. SD là thước đo biên độ dao động
sinh lợi của một cổ phiếu.
SAI
37. Giá trị của một cổ phiếu phụ thuộc vào khả năng công ty tạo ra cổ tức và mức giá kỳ vọng
của cổ phiếu đó khi người nắm giữ cổ phiếu đó bán cổ phần của mình.
Phụ thuộc không chỉ vào dòng các khoản thanh toán cổ tức mà còn phụ thuộc vào
giá bán cuối cùng.
ĐÚNG
38. Theo phân tích nền tảng (fundamental analysis), khi chọn cổ phiếu cho danh mục đầu tư của
bạn, bạn sẽ thích những cổ phiếu định giá thấp.
ĐÚNG
39. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, tại bất kỳ thời điểm nào, giá thị trường là ước tính
tốt nhất cho giá trị của công ty dựa vào thông tin công bố sẵn có.
Đúng.
40. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, các cổ phiếu theo bước ngẫu nhiên (random walk) vì
vậy mà các cổ phiếu tăng giá ở một năm thì nhiều khả năng tăng giá hơn là giảm giá ở
năm tiếp theo.
Bước ngẫu nhiên và các quỹ số. Trang 324
Sai, không có giảm mà là bằng zero, sự tương quan Giữa mức độ tốt của một cổ
phiếu trong một năm tới với mức độ tốt của nó năm tiếp theo gần như bằng Zero.
41. Theo giả định thị trường hiệu quả, con số những người nghĩ về một cổ phiếu bị định giá
cao sẽ chính xác cân bằng với số người nghĩ về một cổ phiếu bị định giá thấp.
ĐÚNG, TRANG 323
42. Nhiều nghiên cứu tìm thấy rằng các nhà quản lý quỹ tương hỗ có kết quả tốt trong một năm
thì có thể cũng có kết quả tốt ở năm tiếp theo.
SAI. Trang 325. Các nghiên cứu đã cho thấy các nhà quản lý Quỹ tương hỗ với một
lịch sử thành quả cao thường thất bại trong việc duy trì thành quả đó ở các giai đoạn
sau.
43. Các quỹ tương hỗ được quản lý thì thường có kết quả vượt trội so với các quỹ tương hỗ mà
được gắn theo một số chỉ số chứng khoán.
SAI. Quỹ chỉ số đc mua all cổ phiếu trong khi quỹ quản lý chỉ đc mua cổ phiếu tốt
nhất. Thực tế, các nhà quản lý quỹ hoạt động thường thất bại trong việc đánh bại các
quỹ chỉ số (quỹ tương hỗ)
trang 325
44. Bong bóng đầu cơ có thể gia tăng một phần là do giá trị của cổ phiếu đối với một cổ đông
phụ thuộc vào giá bán cuối cùng.
ĐÚNG, dựa trên kì vọng về giá cuối cùng.
45. Một bằng chứng hiện hữu chỉ ra rằng giá cả cổ phiếu, ngay cả nếu không chính xác theo
bước ngẫu nhiên thì cũng rất gần với bước ngẫu nhiên.
ĐÚNG TRANG 324. Nhiều bằng chứng cho thấy ấy giá cổ phiếu dù không chính
xác là bước ngẫu nhiên nhưng lại có mối quan hệ rất gần với bước ngẫu nhiên.
46. Nếu bạn mong muốn dựa vào phân tích nền tảng công ty để chọn danh mục đầu tư cổ phiếu,
thì bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự mình phải làm tất cả các phân tích cần
thiết.
SAI.
47. Nếu bạn tin thị trường chứng khoán là hiệu quả về thông tin, thì sẽ phí phạm thời gian để
tham gia vào phân tích nền tảng công ty.
ĐÚNG
48. Các quỹ tương hỗ được quản lý một cách chủ động thường không có kết quả vượt trội so
với các quỹ chỉ số, và sự thật này cung cấp bằng chứng ủng hộ giả thuyết thị trường hiệu
quả.
TRANG 325. ĐÚNG, tương tự 43
Chapter 15

Unemployment

TRUE/FALSE

1. Hầu hết mọi người thì chủ yếu đều dựa vào thu nhập nói chung chứ không phải thu nhập từ
lao động của họ để duy trì mức sống.
SAI,
2. Con số thất nghiệp mà một quốc gia trải qua về cơ bản là một nhân tố giúp xác định tình
trạng mức sống của quốc gia đó.
ĐÚNG
3. Trong một nền kinh tế, luôn tồn tại một số mức độ thất nghiệp nào đó và đây là hiện tượng
không thể tránh khỏi.
ĐÚNG
4. Con số về thất nghiệp thay đổi rất ít theo thời gian và giữa các quốc gia.
SAI.
5. Khi một quốc gia giữ cho người lao động của nước mình càng có công ăn việc làm càng
nhiều thì có thể đạt được mức GDP càng cao, cao hơn là mức mà nếu như có nhiều người
lao động nhàn rỗi.
ĐÚNG
6. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hàm ý nói về tỷ lệ thất nghiệp hiện hành.
ĐÚNG
7. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế hàm ý nói về con số thất nghiệp mà nền kinh
tế đó trải qua một cách thông thường.
ĐÚNG
8. Thất nghiệp chu kỳ hàm ý nói về những biến động hàng năm của thất nghiệp xoay
quanh mức tự nhiên của nó.
ĐÚNG
9. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì có mối liên hệ chặt chẽ với những biến động thăng trầm ngắn
hạn của hoạt động kinh tế.
Sai, TNTN là cái trải qua thông thường, liên hệ chặt chẽ là TNCK
10. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mong muốn đối với một nền kinh tế.
SAI. TRANG 331. Cuối trang.
Như chúng ta sẽ thấy chữ tự nhiên sẽ không hàm ý tỷ lệ thất nghiệp là đáng mong đợi.
Nó cũng không hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp cố định theo thời gian, không hàm ý rằng
TNTN không liên quan gì đến chính sách kinh tế (có liên quan). Nó chỉ có nghĩa rằng
thất nghiệp mà sẽ không biến động nhiều ngay cả trong dài hạn.
11. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là một hằng số không đổi theo thời gian.
Sai. Như câu 10, ko hàm ý rằng thất nghiệp cố định theo thời gian.
12. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì không phụ thuộc vào chính sách kinh tế của một quốc gia.
Sai, Có liên quan
13. Chính sách của chính phủ không thể làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Sai, vì ko hàm ý rằng TNTN không liên quan đến cs kte (có liên quan), nên có thể CP có
thể làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
14. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là bất kỳ dạng thất nghiệp nào mà bản thân nó không thể tự biến
mất ngay cả trong dài hạn.
ĐÚNG
16. Không có giải pháp dễ dàng cho các nhà hoạch định chính sách để có thể làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế.
ĐÚNG
29. Một người đang có việc làm nhưng vắng mặt vì đang nghỉ phép thì được tính là người có
công ăn việc làm.
ĐÚNG
36. Một người đang không làm việc nhưng cũng không đang trong trạng thái tìm việc thì số liêu
thống kê lao động xếp vào loại hình “thất nghiệp”.
SAI.
37. Sinh viên toàn thời gian và những người nội trợ thì được tính vào “thất nghiệp”.
SAI
38. Những người đàn ông làm việc nhà không được trả lương thì tính là “”thất nghiệp”.
SAI
39. Những người trưởng thành đang đợi được gọi trở lại làm việc từ những công việc mà trước
đây họ bị sa thải thì được tính vào thất nghiệp.
ĐÚNG
40. Những người hưu trí được tính vào loại hình “không thuộc lực lượng lao động”.
ĐÚNG
41. Dân số trưởng thành phải bằng tổng của những người có việc làm, những người thất nghiệp
và nhưng người không thuộc lực lượng lao động.
ĐÚNG
42. Dân số trưởng thành phải bằng tổng của những người thất nghiệp và những người đang có
việc làm.
SAI, bổ sung thêm người không thuộc lực lượng lao động.
43. Lực lượng lao động thì bằng tổng của những người thất nghiệp và những người đang làm
việc.
ĐÚNG
44. Lực lượng lao động trừ số người đang có việc làm thì bằng con số thất nghiệp.
ĐÚNG
45. Tỷ lệ thất nghiệp bằng phần trăm của dân số trưởng thành không có công ăn việc làm.
SAI, số người thất nghiệp/ LLLĐ
46. Tỷ lệ thất nghiệp bằng phần trăm của lực lượng lao động không được thuê mướn.
ĐÚNG
48. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động bằng phần trăm của lực lượng lao động có việc làm.
Sai. Bằng LLLĐ/DSTT
49. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động bằng phần trăm của lực lượng lao động mà họ hoặc
là đang có việc làm hay đang bị thất nghiệp.
Sai. TLTGLLLĐ = LLLĐ/DSTT
50. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động bằng tổng dân số trưởng thành đang ở trong lực
lượng lao động.
ĐÚNG
51. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cho chúng ta biết về một phần nhỏ của dân số mà họ có
thể tham gia vào thị trường lao động.
SAI.
53. Nếu số người thất nghiệp tăng nhưng số người được thuê mướn làm việc và dân số trưởng
thành vẫn như cũ, thì tỷ phần tham gia của lực lượng lao động sẽ tăng.
Bảng 15-5
Dữ liệu lao động năm 2010 của nước Tajnia như sau
Số người trưởng thành có việc làm 10000
Số người trưởng thành không có 2250
việc làm
Số người trưởng thành không nằm 17750
trong lực lượng lao động

55. Bảng 15-5. Tổng dân số trưởng thành của Tajnia năm 2010 là 30000. ĐÚNG
56. Bảng 15-5. Lực lượng lao động của Tajnia năm 2010 là 12250. Có việc + thất nghiệp =
10000+2250=12500 ĐÚNG
57. Bảng 15-5. Lực lượng lao động của Tajnia năm 2010 là 10000. Sai
58. Bảng 15-5. Tỷ lệ thất nghiệp của Tajnia năm 2010 là khoảng 18,4%. ĐÚNG
59. Bảng 15-5. Tỷ lệ thất nghiệp của Tajnia năm 2010 là khoảng 7,5%. SAI
60. Bảng 15-5. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Tajnia năm 2010 là khoảng 40,8%.
ĐÚNG
61. Bảng 15-5. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Tajnia năm 2010 là khoảng 33,3%.SAI
73. Một tỷ lệ thất nghiệp có tính thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp thực tế xảy ra xoay quanh
nó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
ĐÚNG. trang 335. Tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp dao động
quanh nó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
74. Một tỷ lệ thất nghiệp có tính thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp thực tế xảy ra xung quanh
nó được gọi là thất nghiệp chu kỳ.
SAI. trang 335. Thất nghiệp chu kì là khoảng thất nghiệp biến động từ tỉ lệ tự
nhiên.
75. Mức độ lệch của thất nghiệp ̣̣biến độngra khỏi mức tự nhiên của nó được gọi là thất nghiệp
chu kỳ.
ĐÚNG
88. Không phải tất cả mọi người thất nghiệp đều kết thúc giống nhau là đều tìm được công việc
cho mình.
ĐÚNG
89. Gần một nửa tất cả các làn sóng thất nghiệp kết thúc khi mà người thất nghiệp rời bỏ lực
lựợng lao động.
ĐÚNG
90. Gần 9/10 của tất cả các làn sóng thất nghiệp kết thúc khi mà người thất nghiệp tìm được
việc làm.
SAI. Vì gần ½ các làn sóng thất nghiệp kết thúc khi mà ng thất nghiệp rời bỏ lực
lượng lao động, nên nói 9/10 làn sóng kết thúc khi họ tìm được việc làm là sai.
91. Bởi vì người dân di chuyển vào và ra khỏi lực lượng lao động rất thường xuyên do vậy mà
số liệu thông kê về thất nghiệp khó mà điễn dịch đầy đủ hết được.
ĐÚNG.
94. Nhiều người báo cáo là thất nghiệp nhưng thực tế là họ đang làm một công việc nào đó có
nhận thu nhập “ẩn” để tránh bị đánh thuế. Do vậy, xét về thực chất là những người này đang
có việc làm và vì vậy mà tỷ lệ thất nghiệp được công bố thì thường cao hơn con số lẽ ra nó
phải thực sự hiện hữu.
ĐÚNG.
95. Nhiều người báo cáo là đang không nằm trong lực lượng lao động nhưng thực tế là họ muốn
làm việc nhưng đã từ bỏ việc nỗ lực tìm kiếm việc làm sau những lần tìm việc không thành
công, điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp báo cáo thấp hơn con số mà lẽ ra nó phải đang hiện
hữu.
ĐÚNG. Vd như bà cụ 60 tuổi vẫn muốn tìm việc.
96. Những người lao động nản chí (Discouraged workers) là những người muốn làm việc
nhưng đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm sau nhiều lần tìm việc không thành công.
ĐÚNG
97. Tốt nhất và hữu ích khi nhìn thấy được tỷ lệ thất nghiệp chính thức nhưng thực ra đây là
thước đo không hoàn hảo về mất việc làm.
ĐÚNG
109. Hầu hết các đợt thất nghiệp thì có tính ngắn hạn, và hầu hết thất nghiệp quan sát thấy được
tại bất kỳ thời điểm nào thì có tính dài hạn.
ĐÚNG. Trang 338
110. Hầu hết các đợt thất nghiệp thì có tính ngắn hạn, và hầu hết thất nghiệp quan sát được tại
bất kỳ thời điểm nào thì có tính ngắn hạn.
SAI. ngược lại lý thuyết, trang 338.
111. Hầu hết các đợt thất nghiệp là dài hạn, và hầu hết thất nghiệp quan sát được tại bất kỳ thời
điểm nào là dài hạn.
SAI. 338
114. Hầu hết các đợt thất nghiệp thì ngắn hạn. Khoảng một nửa của những đợt thất nghiệp kết
thúc với việc người thất nghiệp rời bỏ lực lượng lao động.
ĐÚNG. tương tự câu 83.
115. Trong một thị trường lao động lý tưởng, tiền lương sẽ điều chỉnh để cân bằng lượng cung và
lượng cầu lao động, bảo đảm rằng tất cả những người lao động thì luôn luôn có được việc
làm đầy đủ.
ĐÚNG
116. Luôn luôn có một số người lao động không có việc làm, ngay cả khi nền kinh tế tổng thể
đang vận hành tốt.
ĐÚNG
117. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống còn zero.
ĐÚNG
118. Lời giải thích về thất nghiệp dài hạn là cần phải có thời gian để những người lao động tìm
kiếm việc làm phù hợp nhất với họ.
ĐÚNG.
119. Loại thất nghiệp mà do kết quả của tiến trình khớp nối những người lao động và các công
việc lại với nhau được gọi là thất nghiệp cọ xát (tạm thời).
ĐÚNG
120. Loại thất nghiệp mà do kết quả của tiến trình khớp nối những người lao động và các công
việc lại với nhau được gọi là thất nghiệp cơ cấu.
SAI, TẠM THỜI. Cơ cấu là dựa trên cung, cầu, mqh tiền lương tối thiểu,...
121. Thất nghiệp cọ xát (tạm thời) thì thường được sử dụng để giải thích về những làn sóng thất
nghiệp ngắn một cách tương đối.
ĐÚNG
122. Thất nghiệp cọ xát (tạm thời) thì thường được sử dụng để giải thích về những làn sóng thất
nghiệp dài một cách tương đối.
SAI. ngắn
123. Một số dạng thất nghiệp dài hạn có thể được giải thích bởi trong thực tế, số việc làm sẵn có
trên một số thị trường lao động có lẽ không đủ để cung cấp cho mỗi người muốn tìm việc
một công việc.
ĐÚNG.
124. Thất nghiệp mà do kết quả từ lượng cung lao động lớn hơn lượng cầu lao động được gọi là
thất nghiệp cơ cấu.
ĐÚNG.
125. Thất nghiệp mà do kết quả từ lượng cung lao động lớn hơn lượng cầu lao động được gọi là
thất nghiệp cọ xát (tạm thời).
SAI. TNCX là kết quả của quá trình khớp nối của người lao động và công việc thích hợp.
126. Thất nghiệp cơ cấu là do kết quả khi tiền lương vì lý do nào đó được định ở mức cao hơn
mức mà nó có thể mang cung và cầu (lao động) tiến tới cân bằng.
ĐÚNG
127. Thất nghiệp cơ cấu thì thường được dùng giải thích những đợt thất nghiệp dài một cách
tương đối.
ĐÚNG
128. Thất nghiệp cơ cấu thì thường được dùng giải thích những đợt thất nghiệp ngắn một cách
tương đối
SAI
129. Ba lý do để giải thích cho một mức lương cao hơn mức lương cân bằng là luật tiền lương tối
thiểu, công đoàn, và tiền lương hiệu quả.
ĐÚNG. TRANG 339.
134. Tìm việc là tiến trình khớp nối những người lao động với các công việc phù hợp.
ĐÚNG
135. Nếu tất cả những người lao động và tất cả các công việc là bằng nhau do vậy tất cả những
người lao động này đều được khớp nối phù hợp hoàn toàn với tất cả các công việc đó thì
việc tìm việc sẽ không còn là vấn đề nữa.
ĐÚNG
136. Nếu tất cả những người lao động và tất cả các công việc là bằng nhau do vậy tất cả những
người lao động này đều được khớp nối phù hợp hoàn toàn với tất cả các công việc đó thì sẽ
không có thất nghiệp cọ xát (hay thất nghiệp tạm thời).
ĐÚNG
137. Thất nghiệp cọ xát (thất nghiệp tạm thời) thì thường là do sự thay đổi cầu lao động giữa các
doanh nghiệp khác nhau.
Đúng. Ví dụ như người tiêu dùng thích Dell hơn HP, thì Dell gia tăng sản xuất, còn HP
giảm lại, Dell sẽ mướn thêm người, HP sa thải với, do đó, người lao động từ HP sẽ chuyển
sang Dell nào, khoảng giữa giai đoạn chuyển dời đó, người lao động có một khoảng thời
gian thất nghiệp tạm thời.
138. Cầu lao động của một doanh nghiệp nào đó biến động khi mà cầu sản phẩm của doanh
nghiệp đó thay đổi.
ĐÚNG. Và cầu sản phẩm Dell cao hơn thì cầu lao động của Dell cao hơn, HP
ngược lại.
139. Cầu lao động của một doanh nghiệp nào đó thì không phụ thuộc vào cầu sản phẩm của
doanh nghiệp đó.
SAI. Ngược lại câu 138
140. Việc làm có thể gia tăng ở một vùng của một quốc gia trong khi giảm ở một vùng khác.
ĐÚNG
141. Những thay đổi thành phần cầu giữa các ngành công nghiệp hay giữa các vùng thì
được gọi là sự dịch chuyển khu vực.
ĐÚNG.
142. Sự dịch chuyển khu vực gây ra tình trạng thất nghiệp có tính chất tạm thời.
ĐÚNG
143. Sự dịch chuyển khu vực đóng góp vào thất nghiệp tạm thời (cọ xát).
ĐÚNG
144. Sự dịch chuyển khu vực đóng góp vào thất nghiệp cơ cấu.
SAI. TN tạm thời
145. Thất nghiệp cọ xát (hay tạm thời) là không thể tránh khỏi bởi vì nền kinh tế luôn luôn thay
đổi.
ĐÚNG
148. Một số người mất việc làm của mình ở một nhà máy xe tải nhẹ bởi vì cầu xe tải nhẹ giảm và
cầu xe du lịch tăng, đây là dạng thất nghiệp cơ cấu.
SAI. Thất nghiệp cọ xát (tạm thời) tương tự ví dụ DELL và HP.
153. Việc sụt giảm các công việc của ngành công nghiệp chế tạo và những người lao động rời
công việc của họ để tìm việc làm tốt hơn, cả hai đều góp phần vào thất nghiệp cọ xát (hay
tạm thời).
ĐÚNG
154. Việc sụt giảm các công việc của ngành công nghiệp chế tạo và những người lao động rời
công việc của họ để tìm những việc làm tốt hơn, cả hai đều góp phần vào thất nghiệp cơ
cấu.
SAI
155. Chính sách công có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế.
ĐÚNG
156. Chính sách công có thể làm giảm thất nghiệp cọ xát (hay tạm thời).
SAI
157. Các chính sách làm giảm thời gian cần thiết để một người lao động bị thất nghiệp tìm được
một công mới có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của một nền kinh tế.
ĐÚNG
158. Các cơ sở giới thiệu việc làm và các chương trình huấn luyện công của chính phủ, cả hai
đều hướng đến giảm thất nghiệp tạm thời (hay cọ xát).
ĐÚNG
159. Những người ủng hộ các cơ sở giới thiệu việc làm và các chương trình huấn luyện công của
chính phủ tin rằng những cách thức này làm cho việc tìm việc hữu hiệu hơn.
ĐÚNG
160. Những người không ủng hộ việc các cơ sở giới thiệu việc làm và các chương trình huấn
luyện công của chính phủ thì cho rằng thị trường tư nhân sẽ khớp nối những người lao động
và việc làm với nhau tốt hơn so với chính phủ.
ĐÚNG
165. Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thất nghiệp tạm thời (hay thất nghiệp cọ xát).
ĐÚNG
166. Bảo hiểm thất nghiệp làm giảm sự khó khăn cho những người thất nghiệp nhưng cũng làm
tăng số lượng thất nghiệp cơ cấu.
SAI, tăng số lượng thất nghiệp cọ xát. (Vì BHTN cải thiện khả năng khớp nối giữa
nền kinh tế và người lao động với công việc phù hợp nhất: TNCX)
167. Bảo hiểm thất nghiệp được thiết kế để cung cấp cho những người lao động sự bảo vệ hoàn
toàn nhằm chống lại việc mất việc làm.
SAI, không hoàn toàn.
Bên cạnh đó, BHTN k phải là thước đo hoàn hảo thể hiện phúc lợi kinh tế.
BHTN có vai trò làm cho tình trạng thất nghiệp không quá nặng nề.
168. Những người mất việc vì lý do rời bỏ việc làm của họ, bị sa thải vì lý do nào đó, hay
chỉ mới gia nhập vào lực lượng lao động thì không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm
thất nghiệp.
ĐÚNG. Sách trang 342
169. Những người mất việc làm vì lý do rời bỏ việc làm của họ, bị sa thải vì lý do nào đó, hay
chỉ mới gia nhập vào lực lượng lao động thì đủ điều kiện cho việc hưởng bảo hiểm thất
nghiệp.
SAI. không đủ điều kiện
171. Bảo hiểm thất nghiệp làm giảm động cơ tìm việc và chấp nhận những công việc mới đối với
những người thất nghiệp.
ĐÚNG
172. Bảo hiểm thất nghiệp làm cho những người lao động trở nên ít có khả năng tìm kiếm sự bảo
đảm về an toàn công việc khi họ đàm phán các điều khoản việc làm với những người thuê
lao động.
ĐÚNG. Trang 342. Vì bảo hiểm thất nghiệp làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên không
quá nặng nề, người lao động sẽ có ít khả năng tìm kiếm sự bảo đảm….
174. Một số các nhà kinh tế học lập luận rằng bảo hiểm thất nghiệp giúp cải thiện khả năng một
nền kinh tế khớp nối mỗi người lao động với một công việc phù hợp nhất.
ĐÚNG. Trang343
175. Hầu hết các nhà kinh tế học đồng ý rằng việc loại bỏ bảo hiểm thất nghiệp sẽ làm tăng con
số thất nghiệp trong nền kinh tế.
SAI. Trang 343, loại bỏ bảo hiểm thất nghiệp sẽ làm giảm con số thất nghiệp trong
nền kinh tế.
176. Hầu hết các nhà kinh tế học đồng ý rằng việc loại bỏ bảo hiểm thất nghiệp sẽ làm tăng mức
phúc lợi tổng thể của một quốc gia.
SAI. trang 343. Nhưng các nhà kinh tế không thống nhất được việc thay đổi chính
sách này sẽ làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của một quốc gia.
177. Các nhân tố khác không đổi, các quốc gia cung cấp bảo hiểm thất nghiệp rộng rãi hơn và
kéo dài hơn sẽ có thể có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
ĐÚNG
178. Thất nghiệp cơ cấu xảy ra là do khi mà số công ăn việc làm không đủ cho số lao động làm
việc.
ĐÚNG
180. Khi luật tiền lương tối thiểu yêu cầu mức tiền lương duy trì bên trên mức cân bằng của cung
và cầu trên thị trường lao động, lượng cung lao động thì cao hơn và lượng cầu lao động thì
thấp hơn là tại mức lương cân bằng.
ĐÚNG
181. Khi luật tiền lương tối thiểu buộc tiền lương duy trì bên trên mức cân bằng của cung và cầu,
lượng cung lao động thì thấp hơn và lượng cầu lao động thì cao hơn là tại mức lương cân
bằng.
SAI. Ngược lại câu 180.
182. Khi luật tiền lương tối thiểu buộc tiền lương duy trì bên trên mức cân bằng của cung và cầu,
kết quả là có hiện tượng thặng dư lao động.
Thặng dư lao động là lượng thất nghiệp.
ĐÚNG
183. Khi luật tiền lương tối thiểu buộc tiền lương duy trì bên trên mức cân bằng của cung và cầu,
kết quả là có hiện tượng thiếu hụt lao động.
SAI. ngược câu 182
184. Khi luật tiền lương tối thiểu buộc tiền lương duy trì bên trên mức cân bằng của cung và cầu,
có nhiều người lao động sẵn lòng làm việc hơn là số công việc có sẵn, vì vậy sẽ có một số
người lao động bị thất nghiệp.
ĐÚNG
185. Một mức lương tối thiểu thấp hơn mức lương cân bằng thì không làm tăng thất nghiệp.
ĐÚNG
186. Luật tiền lương tối thiểu giúp giải thích tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nếu chúng tạo ra một sự
thặng dư trong bất kỳ thị trường lao động nào.
ĐÚNG
187. Luật tiền lương tối thiểu là lý do luôn có một số thất nghiệp tồn tại trong nền kinh tế (Hoa
Kỳ chẳng hạn).
ĐÚNG
188. Luật tiền lương tối thiểu tác động đến tất cả người lao động.
SAI
190. Luật tiền lương tối thiểu ảnh hưởng nhiều đến những thành viên ít kỹ năng và ít kinh
nghiệm nhất của lực lượng lao động, như là thanh thiếu niên chẳng hạn.
ĐÚNG. Vì với mức lương tối thiểu cao hơn mức cân bằng thì những nhà tuyển dụng
họ sẽ tuyển những người có năng lực, trình độ thay vì những thanh thiếu niên còn
thiếu kinh nghiệm.
193. Nếu tiền lương được giữ ở mức cao hơn mức lương cân bằng vì bất kỳ lý do nào, kết quả là
sẽ có thất nghiệp xảy ra.
ĐÚNG.
194. Nếu tiền lương được giữ ở mức cao hơn mức cân bằng vì bất kỳ lý do nào, kết quả là sẽ có
thất nghiệp cơ cấu xảy ra.
ĐÚNG. TNCC do quan hệ cung, cầu.
195. Nếu tiền lương được giữ cao hơn mức cân bằng bởi vì yêu cầu của luật tiền lương tối thiểu,
thì kết quả là tạo ra thất nghiệp; nếu tiền lương được giữ cao hơn mức cân bằng vì các lý do
khác, kết quả không nhất thiết là sẽ tạo ra thất nghiệp.
SAI.
196. Khi việc tìm việc là lời giải thích cho hiện tượng thất nghiệp là do những người lao động
đang tìm kiếm công việc phù hợp nhất với sở thích và kỹ năng của mình. Trong khi đó, khi
mà tiền lương cao hơn mức lương cân bằng, lượng cung lao động vượt lượng cầu lao động,
và những người lao động thất nghiệp là bởi vì họ đang chờ đợi các công việc được mở ra
cho họ.
ĐÚNG. TNCX
197. Công đoàn là một hiệp hội của những người có việc làm, hiệp hội này đóng vai trò thương
lượng với những người lao động về tiền lương, các lợi ích và điều kiện làm việc.
SAI.
200. Khi công đoàn hiện diện trên thị trường lao động, tiền lương sẽ không được xác định bởi sự
cân bằng của cung và cầu.
ĐÚNG. Mà qua thương lượng công đoàn.
201. Công đoàn là một dạng liên minh độc quyền có tính cạnh tranh (cartel).
ĐÚNG, 345
202. Tương tự như một liên minh độc quyền có tính cạnh tranh, công đoàn là một nhóm những
người bán cùng nhau hành động với hy vọng phát huy sức mạnh thị trường liên kết giữa họ
lại với nhau.
ĐÚNG 345
203. Tiến trình theo đó các công đoàn và các doanh nghiệp đồng ý những điều khoản về lao động
thì được gọi là thương lượng tập thể.
ĐÚNG 345
204. Nếu công đoàn và một doanh nghiệp không thể đi đến đạt được thỏa thuận về những điều
khoản lao động, thì công đoàn đó có thể tổ chức rút lao động ra khỏi doanh nghiệp đó, đây
được gọi là đình công.
ĐÚNG 346
205. Các nhà kinh tế học tìm thấy rằng những người lao động tham gia công đoàn thì có được lợi
ích 30-40% mức thu nhập mà những lao động không tham gia công đoàn nhận được.
SAI. 346. Thu nhập cao hơn 10-20%.
206. Khi công đoàn làm tăng lương cao hơn mức cân bằng, sẽ làm giảm lượng cung lao động và
tăng lượng cầu lao động, kết quả là thất nghiệp xảy ra.
SAI. Ngược lại
207. Việc giới thiệu công đoàn vào một doanh nghiệp thì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người
lao động của doanh nghiệp đó.
SAI.
208. Một số lao động của một doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tệ hơn bởi việc giới thiệu công
đoàn.
ĐÚNG.
209. Công đoàn thường bị gán cho là nguyên nhân tạo ra mâu thuẫn giữa các nhóm người lao
động khác nhau – giữa những người bên trong được hưởng tiền lương công đoàn cao và
những người bên ngoài – những người mà không có công việc từ hoạt động công đoàn.
ĐÚNG
210. Thất nghiệp tạo ra bởi sự tồn tại của công đoàn lao động là thất nghiệp cơ cấu và vì vậy mà
đóng góp vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
ĐÚNG
211. Khi các công đoàn làm tăng tiền lương ở một phần này của nền kinh tế, cung lao động sẽ
tăng ở những khu vực khác của nền kinh tế đó, theo đó làm giảm tiền lương của những
ngành công nghiệp mà chưa có công đoàn tham gia.
ĐÚNG
212. Những người lao động tham gia công đoàn thu được lợi ích từ thương lượng tập thể, trong
khi những người lao động ngoài công đoàn thì phải gánh chịu một số chi phí.ĐÚNG
218. Hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng công đoàn thì không tốt đối với nền kinh tế trên bình
diện tổng thể.
SAI. Các nhà kinh tế không thống nhất với nhau về việc công đoàn là tốt hay xấu cho
nền kinh tế.
219. Những lập luận phê phán công đoàn cho rằng công đoàn gây nên tình trạng phân bổ lao
động không hiệu quả và không công bằng.
ĐÚNG
220. Những lập luận ủng hộ cho rằng công đoàn là liều thuốc giải trước sức mạnh thị trường của
các doanh nghiệp khi thuê mướn lao động và cho rằng công đoàn đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp cho các doanh nghiệp đáp lại một cách hữu hiệu các quan tâm của người lao
động.
ĐÚNG 348
221. Theo lý thuyết tiền lương hiệu quả, các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn nếu tiền lương
cao hơn mức cân bằng.
ĐÚNG
222. Theo lý thuyết tiền lương hiệu quả, các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn nếu tiền lương
thấp hơn mức cân bằng.
SAI
223. Theo lý thuyết tiền lương hiệu quả, có thể tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp để giữ cho
tiền lương cao ngay cả khi có sự hiện diện của thặng dư lao động.
ĐÚNG.
224. Tiền lương hiệu quả tạo ra thất nghiệp cơ cấu.
ĐÚNG.
225. Một doanh nghiệp cung cấp tiền lương hiệu quả vì vậy mà người lao động của họ sẽ có điều
kiện ăn uống nhiều dinh dưỡng hơn cho nên họ khỏe mạnh hơn đồng thời có năng suất cao
hơn.
ĐÚNG.
226. Lý thuyết tiền lương hiệu quả về sức khỏe của người lao động thì có liên quan nhiều hơn
đến việc giải thích thất nghiệp ở các nước kém phát triển so với các nước giàu.
ĐÚNG.
227. Một doanh nghiệp có thể cung cấp mức lương hiệu quả để giảm tình trạng chuyển việc và vì
vậy giảm được chi phí sản xuất.
ĐÚNG.
228. Một doanh nghiệp cung cấp mức lương hiệu quả nhằm hấp dẫn nhóm ứng viên tốt hơn và
đang tìm việc làm.
ĐÚNG.
229. Một doanh nghiệp co thể cung cấp mức lương hiệu quả để tránh tình trạng trốn việc.
ĐÚNG.
230. Năm 1914, Henry Ford đã bắt đầu trả cho người lao động của mình $5 mỗi ngày, khoảng
gấp đôi mức lương hiện hành bấy giờ. Kết quả là tình trạng nghỉ việc và vắng mặt giảm,
năng suất và lợi nhuận tăng.
ĐÚNG.
Chapter 16 The Monetary

System TRUE/FALSE

1. Trong một nền kinh tế dựa vào cơ chế hàng đổi hàng, việc trao đổi sẽ yêu cầu các bên tham
gia phải có nhu cầu trùng khớp một cách ngẫu nhiên.
ĐÚNG
2. Sơn muốn đổi trứng lấy phô mai. Hoa muốn đổi phô mai lấy trứng. Sơn và Hoa có nhu cầu
trùng khớp ngẫu nhiên.
ĐÚNG
3. Việc sử dụng tiền cho phép việc trao đổi được thực hiện qua lại một cách dễ dàng.
ĐÚNG
4. Việc trao đổi qua lại sẽ làm giảm sản xuất.
ĐÚNG. Một nền kinh tế dựa trên trao đổi hàng sẽ gặp trục trặc trong việc phân bổ
nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả.
5. Tiền cho phép người ta chuyên môn hóa vào những gì mà họ có khả năng làm ra một cách
tốt nhất, do vậy làm tăng mức sống của tất cả mọi người.
ĐÚNG
6. Theo các nhà kinh tế học, “tiền (money)” có nghĩa tương tự như của cải (wealth).
SAI. Trang 360. Bill Gates quá giàu đến nỗi ông có thể gần như mua bất cứ thứ gì ông
muốn. Theo nghĩa này, thuật ngữ tiền dùng với hàm ý sự giàu có hay của cải. Tuy nhiên
theo các nhà kinh tế học, sử dụng từ này với một nghĩa cụ thể hơn: “Tiền là một loại tài
sản trong nền kinh tế mà con người thường dùng để mua hàng hóa.”
7. Của cải của Dũng là 1 triệu USD. Các nhà kinh tế học sẽ nói rằng Dũng có tiền trị giá 1 triệu
USD.
Sai. Đó chỉ là của cải, tiền phải có tính thanh khoản, thường được dùng để mua hàng
hóa, dịch vụ từ người khác. Trang 360.
8. Tiền hàng hóa không thể được sử dụng như một đơn vị tính toán.
Đúng. Trang 361, 3 chức năng của tiền. Ta không thể nói chiếc Hamburger có giá bằng
10 quả chuối được, vì nó không có định giá chính xác cố định.
9. Mai ghi giá bán lên những tấm ván lướt sóng và các tấm ván trượt tại cửa hàng thể thao của
mình. Cô ta đang sử dụng tiền với chức năng đơn vị tính toán.
ĐÚNG, Mai đang niêm yết giá. Trang 361
10. Khi bạn mua những món đồ văn phòng phẩm tại một hiệu sách và trả bằng tiền mặt, bạn
đang dùng tiền với chức năng trung gian trao đổi.
Đúng.
11. Sang hàng ngày sử dụng tiền để mua rau quả. Anh Sang đang sử tiền như là một trung gian
trao đổi.
Đúng.
12. Tiền là một loại tài sản duy nhất có chức năng dự trữ giá trị.
Sai. Vd như vàng cũng có chức năng này.
13. Những chai rượu vang ngon thì có tính thanh khoản thấp hơn là các khoản tiền gửi không
kỳ hạn.
Đúng. Tiền là tài sản thanh khoản cao nhất.
14. USD là một ví dụ về tiền hàng hóa và những tấm da thuộc dùng để trao đổi là một ví dụ về
tiền pháp định.
Sai. Tiền USD là tiền pháp định.
15. Khi Liên Xô bắt đầu phân tách ra từ cuối thập niên 1980, những điếu thuốc lá bắt đầu thay
thế cho đồng rúp với vai trò như trung gian trao đổi mặc dù đồng rúp là tiền pháp định.
Những điếu thuốc lá là một ví dụ về tiền hàng hóa.
ĐÚNG, Trang 362, một ví dụ khác về tiền hàng hóa là thuốc lá.
Tiền hàng hóa là tiền có giá trị thực chất.
Tiền pháp định là tiền không có giá trị thực chất, sử dụng như tiền vì sắc lệnh chính
phủ.
16. Để cho tiền trở thành một phương tiện trung gian trao đổi rộng rãi, điều kiện đủ đó là chính
phủ tuyên bố nó có tính pháp định.
ĐÚNG.
17. Tiền gửi không kỳ hạn là số dư trong tài khoản ngân hàng mà những người gửi tiền có thể
sử dụng thanh toán bằng cách viết séc hay dùng thẻ ghi nợ (debit card).
ĐÚNG.
18. M1 bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm.
SAI. M1 = C + DD (tiền trong lưu thông do công chúng nắm giữ và tiền gửi không kì
hạn)
19. M2 thì vừa lớn hơn vừa ít tính thanh khoản hơn M1.
SAI. Vì M2 lớn hơn M1 là đúng nhưng M2=M1+TD
20. Phần lớn tiền USD mệnh giá lớn của Hoa Kỳ thì đang lưu hành chủ yếu bên ngoài Hoa Kỳ.
ĐÚNG. Trang 365. Phần lớn tiền mặt được nắm giữ ở nước ngoài.
21. Thẻ tín dụng (Credit cards) là trung gian trao đổi.
SAI. Vì thẻ tín dụng không phải là tiền (trang 363) mà không phải tiền thì không có
chức năng: Là trung gian trao đổi.
22. Thẻ ghi nợ (A debit card) thì giống một thẻ tín dụng (credit card) hơn là một tấm séc.
Sai. Trang 363. Nếu theo nghĩa này, thẻ ghi nợ giống một tấm séc hơn thẻ tín dụng.
31. Hoạt động ngân hàng dự trữ một phần là một hệ thống theo đó các ngân hàng phải giữ lại
một số tiền mặt dựa trên phần trăm của các khoản cho vay ra của họ.
ĐÚNG
32. Nếu các ngân hàng giữ lại bất kỳ khoản nào từ số tiền gửi của họ nhận được dưới dạng dự
trữ, thì các ngân hàng này không thể có khả năng làm ảnh hưởng đến cung tiền.
Đúng. Trang 396.
33. Khi các ngân hàng tạo tiền (money), họ cũng tạo ra của cải (wealth).
ĐÚNG.
34. Số nhân tiền bằng 1/(1 - R), với R là tỷ lệ dự trữ.
Số nhân tiền = (1 + cc)/(rr + er + cc)
35. Giả sử rằng khi $100 dự trữ mới được đưa vào hệ thống ngân hàng, cung tiền cuối cùng
tăng lên được $625. Cũng giả sử rằng không có ngân hàng nào có dự trữ dư và toàn bộ
cung tiền chỉ bao gồm có tiền gửi. Nếu tại một thời điểm, dự trữ (không thể cho vay được)
của tất cả các ngân hàng là $500, thì cũng tại thời điểm đó, khoản cho vay của tất cả các
ngân hàng là $2625.
Khối tiền: M= C+D, Cơ sở tiền: H=C+ER+RR. Không có dự trữ dư nên ER=0. er=0
không có tiền trong lưu thông nên C=0,cc=0. Số nhân tiền = M/H = 625/100 =
6.25. Suy ra M=6.25*500=3125. Loans=M-RR=2625
ĐÚNG.

36. Giả sử rằng khi $100 dự trữ mới được đưa vào hệ thống ngân hàng, cung tiền cuối cùng
tăng lên được $800. Cũng giả sử rằng không có ngân hàng nào có dự trữ dư và toàn bộ
cung tiền chỉ bao gồm có tiền gửi. Nếu tại một thời điểm, dự trữ của tất cả các ngân hàng là
$750, thì cũng tại thời điểm đó, khoản cho vay của tất cả các ngân hàng là $6000.
SAI. ĐÁP ÁN 5250
800/100=8
8*750=6000-750=5250
37. Fed chủ yếu sử dụng nghiệp vụ thị trường mở OMO (open-market operations) để làm thay
đổi cung tiền.
ĐÚNG. Trang 375
38. Fed có thể thay đổi quy mô của cung tiền bằng cách thay đổi tổng dự trữ hay thay đổi yêu
cầu dự trữ.
ĐÚNG. Trang 377
39. Nếu Fed mua trái phiếu trên thị trường mở, cung tiền giảm.
Mua trái phiếu, thì tăng lượng tiền mà công chúng nắm giữ, tăng cung tiền. SAI
Tăng C nên tăng cơ sở tiền.
40. Các ngân hàng không thể tác động đến cung tiền nếu họ được yêu cầu giữ lại tất cả tiền gửi
dưới dạng dự trữ.
ĐÚNG.
41. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Fed tính để thu từ các ngân hàng khi các ngân hàng vay
từ Fed. Bằng cách giảm lãi suất chiết khấu, Fed cung cấp động cơ lớn hơn để các ngân
hàng đi vay từ mình.
ĐÚNG.
42. Các ngân hàng có thể giữ tiền gửi tại Fed. Số dư của những khoản này các ngân hàng có thể
sử dụng để đáp ứng yêu cầu dự trữ của họ, nhưng Fed không trả lãi cho các khoản tiền gửi
này.
SAI. Trang 377. Trả lại cho dự trữ.
44. Nếu Fed giảm yêu cầu dự trữ, cung tiền sẽ tăng.
ĐÚNG.
Giảm yêu cầu dự trữ -> Giảm rò rỉ -> Làm tăng số nhân tiền: rr giảm thì
(1+cc)/(1+rr+er+cc) tăng. Cung tiền lúc này sẽ tăng
45. Tăng tỷ lệ dự trữ yêu cầu sẽ làm tăng tổng dự trữ và giảm cung tiền.
Đúng. Ngược lại câu 44
47. Các yếu tố khác không đổi, nếu các ngân hàng quyết định giữ lại một tỷ phần nhỏ hơn từ
tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dư, cung tiền sẽ giảm.
ĐÚNG.
48. Vì các công cụ số nhân thuộc quyền kiểm soát của mình nên Fed có thể kiểm soát hoàn toàn
cung tiền..
SAI. Trang 378. Những vấn đề nảy sinh khi kiểm soát cung tiền.
50. Hiện tại, hiện tượng rút vốn ồ ạt (bank runs) đang là trục trặc lớn đối với hệ thống ngân
hàng Hoa Kỳ và Fed.
ĐÚNG.
52. Lãi suất liên ngân hàng (The federal funds rate) là mức lãi suất dài hạn mà các ngân hàng
tính cho nhau khi họ cho vay lẫn nhau.
SAI. lãi suất ngắn hạn.
Chapter 17 Money Growth and Inflation TRUE/FALSE

1. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng thay đổi phần trăm của chỉ số giá.
ĐÚNG
3. Việt Nam chưa bao giờ trải qua giảm phát.
ĐÚNG
6. Thuyết số lượng tiền có thể giải thích siêu lạm phát nhưng không giải thích lạm phát vừa
phải.
SAI.
7. Khi mức giá giảm, giá trị của tiền giảm.
SAI. Giá giảm thì giá trị tiền tăng
8. Nếu P thể hiện giá của hàng hóa và dịch vụ được đo dưới dạng tiền, thì 1/P là giá trị của
tiền được đo dưới dạng hàng hóa và dịch vụ.
ĐÚNG.
9. Mức giá được xác định bởi cung tiền và cầu tiền.
ĐÚNG.
10. Khi giá trị của tiền được đặt trên trục tung, đường cung tiền dốc lên bởi vì tăng giá trị của
tiền thì khiến cho các ngân hàng tạo ra được nhiều tiền hơn.
SAI. Đường cung tiền của Fed là đường thẳng đứng vì nó cố định.
11. Khi giá trị của tiền được đặt trên trục tung, đường cung tiền dốc đứng và dịch chuyển sang
phải nếu Fed mua trái phiếu.
ĐÚNG. Trái ngược câu 10.
12. Đường cầu tiền dịch chuyển sang trái khi Fed mua trái phiếu chính phủ.
SAI. Đường cung tiền dịch sang phải.
13. Đường cầu tiền dốc xuống bởi vì khi giá trị của tiền giảm người dân muốn nắm giữ một
lượng tiền lớn hơn.
ĐÚNG. Vì lúc này họ cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hh, dv.
14. Khi giá trị của tiền được đặt ở trục tung, tăng mức giá làm dịch đường cầu tiền sang phải.
SAI. Ảnh hưởng tới giá làm di chuyển chứ không dịch chuyển.
15. Một sự gia tăng cầu tiền sẽ gây nên tình trạng thặng dư tiền ứng với giá trị ban đầu của tiền.
SAI. Gia tăng cầu tiền gây nên tình trạng thâm hụt tiền ứng với giá trị ban đầu của tiền.
16. Nếu cầu tiền dịch phải, mức giá giảm.
SAI.
17. Nếu lượng cung tiền lớn hơn lượng cầu tiền, thì mức giá sẽ giảm
SAI. Nếu cung tiền lớn hơn cầu tiền, người dân nắm giữ tiền nhiều hơn, thì mức giá
tăng. đồ thị trang 392. Cung vượt quá cầu, tiền trong ví họ có nhiều hơn số họ cần, nên
lúc này mức giá sẽ tăng.
18. Nếu lượng cầu tiền lớn hơn lượng cung tiền, thì giá trị của tiền tăng.
Đúng. Nếu cầu tiền lớn hơn cung, thì lúc này số tiền họ nắm giữ trong ví ít hơn số họ
cần nên giá cả sẽ cảm, đồng nghĩa với việc giá trị của tiền tăng.
19. Một sự thặng dư tiền sẽ bị loại trừ bởi mức giá giảm xuống.
Thặng dư tiền, là tiền dư trong lưu thông, mọi người nắm giữ tiền nhiều. Khi mức giá
giảm, giá trị tiền tăng, thì mọi người cần ít tiền hơn để mua hh, dv, nên số thặng dư đó
vẫn không loại bỏ được. SAI.
20. Một sự thặng dư tiền sẽ bị loại trừ bởi giá trị của tiền giảm.
Giá trị tiền giảm, mức giá tăng, người ta cần nhiều tiền trong ví hơn để mua nên lượng
thặng dư tiền lúc này sẽ bị tiêu mòn dần và sẽ bị loại trừ. ĐÚNG.
21. Nếu Fed tăng cung tiền, giá trị cân bằng của tiền giảm và mức giá cân bằng của tiền tăng.
ĐÚNG. ĐỒ THỊ 392
22. Nếu Fed thực hiện nghiệp vụ bán trên thị trường mở, giá trị cân bằng của tiền giảm và mức
giá cân bằng của tiền tăng.
Bán trên thị trường mở, là bán trái phiếu, giảm cung tiền, thì lúc này giá trị tiền
tăng, mức giá giảm. SAI
23. Giá cả theo USD và các loại giá tương đối (ví dụ giá hàng hóa X so với giá hàng hóa Y
chẳng hạn) đều là các biến số danh nghĩa.
Giá theo USD là biến số danh nghĩa, giá tương đối là biến số thực. Trang 393
24. GDP danh nghĩa đo lường sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng dưới dạng vật chất.
Trang 393. GDP dn là biến danh nghĩa vì nó đo lường tổng lượng hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế bằng đô la (đơn vị tiền tệ) SAI.
25. GDP thực đo lường sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng dưới dạng vật chất.
Trang 393. GDP thực đo lường sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng dưới dạng vật
chất. ĐÚNG vì nó là biến thực, các biến được đo lường bằng các đơn vị vật chất.
26. Hiện tượng phân đôi cổ điển (classical dichotomy) thì hữu ích cho việc phân tích nền kinh
tế bởi vì các biến số danh nghĩa trong dài hạn bị tác động mạnh bởi sự phát triển của hệ
thống tiền tệ (ví dụ tăng/giảm cung tiền chẳng hạn) và các biến số thực thì không.
ĐÚNG. TRANG 394.
27. Sự không có mối liên hệ của những thay đổi có tính chất tiền tệ đối với các biến số thực
được gọi là tính trung lập (hay tính trung tính) của tiền (monetary neutrality). Hầu hết các
nhà kinh tế học chấp nhận tính trung lập của tiền như là một mô tả phù hợp cho nền kinh tế
trong dài hạn, nhưng không phải trong ngắn hạn.
ĐÚNG. 394
28. Tính trung lập hay tính trung tính của tiền có nghĩa là trong khi các biến thực có thể thay
đổi đáp lại những thay đổi của cung tiền, thì các biến danh nghĩa không phản ứng gì.
SAI. tính trung tính của tiền: việc thay đổi cung tiền không tác động đến các biến số
thực.
29. Phương trình lượng được viết là M x V = P x Y.
ĐÚNG.
30. Thuyết số lượng tiền ngụ ý rằng nếu sản lượng đầu ra và vòng quay của tiền là không đổi,
thì cung tiền tăng 50% sẽ kéo theo mức giá tăng lên ít hơn 50%.
M x V = P x Y
V = const
Y= const
SAI. bằng
31. Đối với mức tiền M và GDP thực xác định trước, tăng vòng quay tiền V sẽ kéo theo gia
tăng mức giá P.
V = (PxY)/M. ĐÚNG
32. Nếu cung tiền tăng 10% và cùng lúc đó vòng quay tiền giảm 10%, thì theo phương trình số
lượng sẽ không có sự thay đổi của mức giá.
%M + %V= %P + %Y
10% - 10%
ĐÚNG

33. Siêu lạm phát được định nghĩa tổng quát là mức lạm phát vượt 50% hàng tháng.
ĐÚNG. TRANG 397
34. Nguồn gốc của 4 hiện tượng siêu lạm phát kinh điển trong giáo trình đều xuất phát từ cung
tiền tăng trưởng cao.
ĐÚNG
35. Những lần siêu lạm phát xảy ra đều gắn liền với việc các chính phủ in tiền để tài trợ cho các
khoản chi tiêu của mình.
ĐÚNG.
36. Theo hiệu ứng Fisher (Fisher effect), nếu lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng.
i = r + %dentaP
ĐÚNG.
37. Trong dài hạn, gia tăng tốc độ tăng trưởng cung tiền kéo theo gia tăng lãi suất thực, nhưng
không làm thay đổi lãi suất danh nghĩa.
SAI. Trang 400. Khi Fed tăng cung tiền trong dài hạn, thì cả tỷ lệ lạm phát và lãi
suất danh nghĩa cùng tăng
38. Nếu lãi suất thực là 5% và tỷ lệ lạm phát là 3%, thì lãi suất danh nghĩa là 8%.
ĐÚNG.
40. Lạm phát khiến cho người dân sử dụng nhiều nguồn lực hơn để duy trì việc nắm giữ tiền ít
hơn. Chi phí của việc làm này được gọi là chi phí mòn giày (shoeleather costs).
ĐÚNG.
41. Cả chi phí mòn giày và chi phí thực đơn đều xảy ra ngay cả khi lạm phát nằm trong dự kiến.
ĐÚNG.
NGOÀI DỰ KIẾN LÀ: TÁI PHÂN PHỐI LẠI CỦA CẢI
42. Với lãi suất danh nghĩa được xác định trước, lạm phát tăng sẽ làm giảm lãi suất thực sau
thuế.
ĐÚNG.
43. Lạm phát nhất thiết sẽ bóp méo tiết kiệm khi mà bất kể thu nhập lãi thực hay thu nhập lãi
danh nghĩa bị đánh thuế.
ĐÚNG, đánh thuế lợi vốn - lợi nhuận. Các bóp méo thuế do lạm phát gây ra.
44. Lạm phát bóp méo tiết kiệm khi thu nhập lãi thực bị đánh thuế thay vì thu nhập lãi danh
nghĩa.
SAI. Lạm phát bóp méo tiết kiệm khi thu nhập lãi danh nghĩa bị đánh thuế thay vì
thu nhập lãi thực.
45. Giả sử lãi suất danh nghĩa là 10%, suất thuế đánh vào thu nhập lãi là 28%, và tỷ lệ lạm phát
là 6%. Thì lãi suất thực sau thuế là -3,2%.
i = 10%
t = 28%
%dentaP = 6%
lãi suất thực sau thuế là:
r = 10% - 10%x28% - 6% = 1.2%
46. Giả sử lãi suất danh nghĩa là 5%, suất thuế đánh vào thu nhập lãi là 30%, và tỷ lệ lạm phát
là 6%. Thì lãi suất thực sau thuế là 2,1%.
r = 5% - 5%x30% - 6% = -2.5%
47. Giả sử lãi suất danh nghĩa là 5%, suất thuế đánh vào thu nhập lãi là 30%, và tỷ lệ lạm phát
là 6%. Thì lãi suất thực sau thuế là 0,8%.
r = 5% - 30%x5% - 6% = -2.5%
48. Một người nhận 4% lãi danh nghĩa. Tỷ lệ lạm phát là -2% và suất thuế là 25%. Người này
đã nhận một mức lãi suất thực sau thuế là 5%.
r = 4% - 25%x4% - (-2%)= 5%
ĐÚNG
49. Lạm phát chỉ tạo ra chi phí nếu đó là lạm phát ngoài dự kiến.
SAI, trong dự kiến vẫn có phí như phí menu, phí mòn giày.
50. Nếu Fed gia tăng cung tiền ngoài dự kiến, những người cho vay hưởng lợi so với những
người đi vay.
SAI. Tăng cung tiền, giá trị tiền giảm, mức giá tăng, nên số tiền người cho vay ban
đầu giờ đã mất giá, người đi vay không cần làm việc vất vả như trước để trả nợ.
Nên ng đi vay có lợi
51. Nếu lạm phát cao hơn mức được kỳ vọng, thì những người đi vay trả lãi suất danh nghĩa ít
hơn là những gì mà họ kỳ vọng.
SAI. Lạm phát cao hơn thì i sẽ cao hơn.
52. Nếu lạm phát cao hơn mức kỳ vọng, thì những người cho vay nhận được khoản thanh toán
lãi với giá trị thực thấp hơn họ kỳ vọng.
ĐÚNG.
53. Mặc dù chính sách tiền tệ có tính trung tính trong ngắn hạn, nó có thể có tác động thực
trong dài hạn.
ĐÚNG.Chính sách tiền tệ phải có tính dài hạn. Nếu ảnh hưởng sẽ gây sốc cho nền
kinh tế.
Chapter 18 Open-Economy Macroeconomic

Models TRUE/FALSE

1. Một quốc gia có NX âm thì có cán cân thương mại thặng dư.
SAI. NX < 0 => cán cân thương mại thâm hụt.
2. Nếu một quốc gia có nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì quốc gia đó có thương mại thặng
dư.
X -M < 0 => THÂM HỤT
SAI
3. Nếu một quốc gia bán nhiều hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài hơn là nó mua từ nước
ngoài, thì quốc gia này có NX dương và thặng dư thương mại.
ĐÚNG.
9. Dòng vốn ra ròng là hiệu số giữa việc mua tài sản nội địa của cư dân nước ngoài và việc
mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước.
SAI. NCO = dòng vốn ra - dòng vốn vào = mua tài sản nước ngoài của cư dân
trong nước - mua tài sản trong nước của dân cư nước ngoài.
10. Khi dòng vốn ra ròng âm, có nghĩa là giá trị ròng của tài sản trong nước mà người nước
ngoài mua lớn hơn giá trị tài sản nước ngoài mà cư dân trong nước mua.
NCO < 0, ĐÚNG. Vốn vào lớn hơn vốn ra.
11. Nếu Việt Nam mua nhiều tài sản từ các nước bên ngoài so với nước ngoài mua tài sản của
Việt Nam, thì Việt Nam có dòng vốn ra ròng dương.
ĐÚNG. NCO = CO - CI > 0
13. Khi một công ty Đức xây dựng một xí nghiệp sản xuất ô tô ở Hoa Kỳ, công ty này của Đức
đã tham gia vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.
ĐÚNG.
14. Cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp của các cư dân Hoa Kỳ đều làm tăng dòng vốn ra
ròng của Hoa Kỳ.
ĐÚNG.
15. Khi một ngân hàng của Nhật mua trái phiếu phát hành bởi một công ty của Hoa Kỳ thì dòng
vốn ra ròng của Hoa Kỳ tăng.
SAI. Nhật mua trái phiếu của Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ tăng lượng tiền đi vào. Dòng vốn ra
ròng của HK giảm.
16. Nếu một công ty Hoa Kỳ xây dựng một nhà máy mới ở nước ngoài, dòng vốn ra ròng của
Hoa Kỳ tăng.
ĐÚNG.
17. Đối với một nền kinh tế trên bình diện tổng thể, NX phải bằng trừ một (-1) nhân (x) với
NCO.
SAI. NX = NCO, tỉ lệ thuận.
18. Một quốc gia phải có dòng vốn ra ròng dương nếu quốc gia này có thâm hụt thương mại.
SAI. Thâm hụt thương mại, NX < 0 => NCO < 0.
19. Nếu NX của một quốc gia giảm, thì NCO của quốc gia này cũng giảm một lượng tương
ứng.
ĐÚNG.
20. Nếu một công ty Hoa Kỳ mua đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc, thì cả NX và NCO của Hoa
Kỳ đều giảm.
ĐÚNG. Mua ở nước ngoài, nhập tăng, NX giảm, NCO giảm.
Nhập nhiều hơn xuất, NX < 0 vậy tại sao có tiền để nhập, lúc này thì cần phải có vốn,
nên đã huy động vốn khiến cho Dòng vốn vào tăng, NCO < 0.
21. Nếu một công ty Hà Lan mua một hàng hóa từ một công ty Hoa Kỳ bằng số tiền USD mà
công ty này đổi từ euro sang USD, cả NX của Hoa Kỳ và NCO của Hoa Kỳ đều tăng.
Hoa Kỳ xuất khẩu thì NX tăng, NCO tăng.
22. Một công ty Thổ Nhĩ Kỳ đổi lira (tiền Thổ Nhĩ Kỳ) lấy USD. Rồi công ty này sử dụng số
USD để mua máy tính từ Hoa Kỳ. Hành động này làm giảm NCO và NX của Hoa Kỳ.
Mua máy tính từ HK thì HK xuất khẩu, NX tăng, NCO tăng. SAI.
23.Nếu Walmart mua $50 triệu hàng hóa tiêu dùng từ Trung Quốc và bán chúng lại ở Hoa Kỳ, và
Trung Quốc sử dụng $50 triệu này để mua trái phiếu Hoa Kỳ, thì NX và NCO của Hoa Kỳ
cùng giảm.
Bán ở Hoa Kỳ, thì số tiền chắc chắn HK phải trả sẽ lớn hơn $50 triệu, NX giảm một
lượng lớn hơn $50 triệu. TQ mua trái phiếu ở HK 50 triệu, thì NCO tăng 50 triệu. Lúc
này NX, NCO cùng giảm, ĐÚNG.
24. Nếu một quốc gia đang bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài nhiều hơn là nước này đang
mua từ nước ngoài, thì tính ròng lại quốc gia này đang bán tài sản ra nước ngoài.
xuất > nhập; ĐÚNG
25. Nếu một quốc gia đang bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài nhiều hơn là nước này đang
mua từ nước ngoài, thì tính ròng lại quốc gia này đang mua tài sản nước ngoài
SAI.
26. Trong một nền kinh tế mở, tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra
ròng.
S = I + NX = I +NCO. ĐÚNG
27. Có khả năng một quốc gia có đầu tư nội địa lớn hơn tiết kiệm quốc gia.
ĐÚNG. Trong trường hợp quốc gia thâm hụt tiết kiệm.
28. Khi tiết kiệm quốc gia của Hoa Kỳ tăng, đầu tư nội địa nhất thiết cũng tăng.
SAI. Không nhất thiết vì NCO có thể tăng thay vì I
29. Nếu thặng dư thương mại của một quốc gia giảm, thì NCO của quốc gia đó tăng.
SAI. TB = NX giảm, NCO giảm.
30. Một quốc gia với thặng dư thương mại sẽ cần có đầu tư nội địa lớn hơn tiết kiệm quốc gia.
SAI
NX > 0; S = I + NX; cần có tiết kiệm quốc gia lớn hơn.
NX < 0; S = I + NX; cần có đầu tư nội địa lớn hơn tiết kiệm quốc gia.
31. Các yếu tố khác giữ nguyên, nếu NCO của Hoa Kỳ tăng, thì tiết kiệm của Hoa Kỳ cũng
tăng.
S = I + NCO. Đúng
32. Trong một nền kinh tế mở, tiết kiệm quốc gia có thể ít hơn đầu tư nội địa.
ĐÚNG. S = I + NCO = I + NX. S < I vì NCO=NX < 0 (thâm hụt thương mại)
33. Để tăng đầu tư nội địa, một quốc gia phải tăng tiết kiệm của mình.
ĐÚNG.
36. Nếu tỷ giá là 12,5 peso đổi lấy 1 USD, thì cũng tương đương 1/12,5 USD một peso.
e=?DC/1FC = 12.5/1USD => FC/1DC=1/12.5 ĐÚNG.
37. Nếu tỷ giá hối đoái là 80 yên một đô la, thì một phòng khách sạn ở Tokyo có giá 25.000 yên
sẽ tương đương chi phí 200 đô la.
25000/80=312.5 đô la. SAI
38. Nếu giá của một hàng hóa ở Hoa Kỳ là 10 USD, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là 20.000
VND/1USD, và giá ở Việt Nam của cùng hàng hóa đó là 200.000 VND, thì tỷ giá hối đoái
thực tính cho Việt Nam là 1.
epsilon=e.P*/P= 20000*10/200000=1. ĐÚNG.
39. Các yếu tố khác không đổi, tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ tăng tỷ giá hối đoái thực.
epsilon (thực)= e.P*/P. Các yếu tố khác không đổi. ĐÚNG
40. Các yếu tố khác không đổi, tăng giá trong nước sẽ tăng tỷ giá hối đoái thực.
epsilon (thực)= e.P*/P. Tăng giá trong nước làm giảm epsilon.
41. Các yếu tố khác không đổi, tăng giá nước ngoài sẽ tăng tỷ giá hối đoái thực.
ĐÚNG.
42. Các yếu tố khác không đổi, tăng tỷ giá hối đoái thực Việt Nam sẽ tăng NX của Việt Nam.
Tăng tỷ giá hối đoái, nội tệ giảm giá (yếu đi), giá tiền hh,dv tăng, khuyến khích xuất
khẩu, X lợi, M thiệt. NX tăng. Giá hh Việt Nam trở nên rẻ hơn. ĐÚNG.
43. Các yếu tố khác không đổi, tăng tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam sẽ làm cho hàng hóa
Việt Nam mắc hơn một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài.
SAI. Tăng tỷ giá hối đoái thực (giảm giá, yếu đi), khiến cho hàng hóa VN trở nên
rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài.
44. Thuyết PPP tuyên bố rằng một đơn vị tiền của một quốc gia sẽ có thể mua cùng một
lượng hàng hóa ở các nước bên ngoài cũng như ở nước nhà.
ĐÚNG.
45. PPP nói rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải bằng tỷ giá hối đoái thực.
SAI.
46. Jason lên kế hoạch mua tôm ở Florida và bán lại ở Kansas nơi mà giá tôm cao hơn. Jason
đang có kế hoạch tham gia vào việc mua thấp bán cao hay kinh doanh chênh lệch giá (arbi-
trage).
ĐÚNG.
47. Nếu tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam lớn hơn 1, thì có thể có khả năng xuất hiện việc kinh
doanh chênh lệch giá bởi người ta sẽ mua hàng hóa nước ngoài và bán lại ở Việt Nam.
Giá hàng nước ngoài cao hơn giá hàng VN. Thì người ta phải lấy hàng VN bán ra
nước ngoài thì mới thu được lãi. SAI
48. Nhiều nhà kinh tế học tin rằng thuyết PPP mô tả những nhân tố xác định tỷ giá hối đoái
trong dài hạn.
ĐÚNG.
49. Theo thuyết PPP, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa Việt Nam và một nước khác sẽ bằng mức
giá ở Việt Nam chia cho mức giá của nước ngoài đó.
ĐÚNG
50. Theo thuyết PPP, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa Việt Nam và một nước khác sẽ bằng mức
giá ở nước ngoài chia cho mức giá của Việt Nam.SAI. e=P/P*
51. Nếu ngang bằng sức mua là luôn luôn như nhau ở Việt Nam và Hoa Kỳ, thì tỷ giá hối đoái
danh nghĩa ở Việt Nam (được định nghĩa là số VND/1 USD) sẽ giảm nếu mức giá ở Hoa
Kỳ tăng nhiều hơn mức giá ở Việt Nam. ĐÚNG
52. Các nhân tố khác không đổi, tăng mức giá nước ngoài sẽ kéo theo tăng tỷ giá hối đoái thực.
ĐÚNG
53. Nếu giá cả ở Thái Lan tăng ít hơn giá cả ở Hoa Kỳ, theo học thuyết PPP, USD sẽ lên giá
(tăng giá trị) so với baht Thái.
SAI. e=P/P*. Nếu P tăng ít, P* tăng nhiều, thì e < 1 => tỷ giá hối đoái trong nước (TL)
sẽ giảm, Baht Thái tăng giá trị đồng tiền hơn USD. SAI.
54. Nếu giá cả ở Hoa Kỳ tăng nhanh hơn giá cả ở Anh, thì theo học thuyết ngang bằng sức mua,
đồng USD sẽ giảm giá (yếu đi) so với bảng Anh.
ĐÚNG
55. Nếu trong suốt năm tới, mức giá ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng và mức giá ở Nhật giảm, thì đồng lira
của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm giá (yếu đi) một cách tương đối so với đồng yên Nhật.
ĐÚNG
56. Vào thập niên 1970 và 1980, USD Hoa Kỳ giảm giá (yếu đi) so với mark Đức và lên giá
(mạnh lên) so với lira Ý bởi vì lạm phát của Hoa Kỳ thấp hơn lạm phát của Đức và cao
hơn lạm phát của Ý.
SAI. giáo trình. Lạm HK cao hơn Đức thấp hơn Ý. Mức giá Đức < HK < Ý.
Lạm Đức < HK < Ý.
Giá trị đồng tiền Đức > HK > Ý.
57. Khi ngân hàng trung ương của một số quốc gia in một lượng lớn tiền, đồng tiền của quốc
gia đó mất giá trị cả dưới dạng hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể mua được và dưới hình
thức số lượng tiền nước ngoài mà nó có thể đổi được qua tỷ giá hối đoái.
ĐÚNG. Vd 100 ngàn ban đầu có thể mua được 2 tô phở và 5 đô la, thì bây giờ, do
in tiền nhiều nên lạm phát, 100 ngàn bạn có trong túi giờ chỉ mua được 1 tô phở, và
2.5 đô la.

Chapter 19 A Macroeconomic Theory of the Open

Economy TRUE/FALSE

3. Mục tiêu cơ bản của mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở là tập trung tìm hiểu các
nhân tố xác định GDP thực và mức giá chung.
SAI. Mục tiêu cơ bản của mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở là tập trung tìm hiểu các
nhân tố xác định cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái của nền kinh tế.
4. Trong một nền kinh tế mở, cung vốn vay đến từ tiết kiệm quốc gia.
ĐÚNG. Tiết kiệm - cung; đầu tư + dòng vốn ra - cầu
5. Trong mô hình kinh tế mở, cung vốn vay đến từ tiết kiệm quốc gia và dòng vốn ra ròng.
SAI.
6. Trong một nền kinh tế mở, cầu vốn vay đến từ cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng.
ĐÚNG.
7. Các yếu tố khác giữ nguyên, nếu người nước ngoài muốn mua nhiều trái phiếu của Hoa Kỳ
thì đường cầu vốn vay của Hoa Kỳ dịch chuyển sang trái.
SAI. Dịch sang phải.
8. Việc mua tài sản vốn làm gia tăng thêm cầu vốn vay chỉ khi loại tài sản đó là tài sản được
tạo ra trong nước.
SAI. Việc mua tài sản vốn cộng thêm vào vốn vay (làm gia tăng vốn vay), bất kể tài
sản đó đặt tại nước nhà (I) hay nước ngoài (NCO).
9. Giảm lãi suất thực của một quốc gia làm giảm NCO của quốc gia đó.
SAI. Vì NCO và r nghịch biến, nnê giảm r làm tăng NCO.
10. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, tại mức lãi suất thực cân bằng, lượng tiết
kiệm mà mọi người (bao gồm cả chính phủ) muốn tiết kiệm cân bằng chính xác với đầu tư
trong nước mong muốn.
SAI. Vì đây là nền kinh tế mở, nên tại mức lãi suất thực cân bằng, lượng tiết kiệm mà mọi
người (bao gồm cả chính phủ) muốn tiết kiệm cân bằng chính xác với đầu tư trong nước
và nước ngoài mong muốn.
Nói cách khác: tại mức lãi suất cân bằng, tổng số cung vốn mà những người muốn tiết
kiệm cân bằng một cách chính xác với lượng cầu vốn cho đầu tư nội địa và dòng vốn ra
ròng mong muốn.
11. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, tại mức lãi suất thực cân bằng, lượng tiết
kiệm mà mọi người (bao gồm cả chính phủ) muốn tiết kiệm cân bằng với đầu tư nội địa
mong muốn và dòng vốn ra ròng.
ĐÚNG.
12. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, mức lãi suất trong nước càng cao thì càng
làm giảm lượng cầu vốn vay.
ĐÚNG. Cầu vốn vay - I + NCO, tỉ lệ nghịch với lãi suất.
13. Nếu lãi suất thực cao hơn mức cân bằng, sẽ có hiện tượng thiếu hụt vốn vay.
SAI. Thặng dư vốn vay.

14. Ở Hoa Kỳ, NCO thể hiện lượng cung đô la trên thị trường ngoại hối.
ĐÚNG.
15. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, NX bằng với lượng cầu đô la trên
thị trường ngoại hối.
ĐÚNG
16. Các yếu tố khác giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái thực của VND (tỷ giá hối đoái thực tính cho
Việt Nam) lên giá (hay tỷ giá hối đoái thực Việt Nam đang giảm số đo), hàng hóa của Việt
Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với cư dân Việt Nam, nhưng ít hấp dẫn hơn đối với cư dân
bên ngoài.
SAI. Có thể sử dụng chương 18.
Khi tỉ giá hối đoái thực tính cho VN lên giá (giảm số đo) thì giá hhVN trong nước đắt
đỏ hơn, trở nên ít hấp dẫn cho dân trong và ngoài nước. Và người ta có xu hướng mua
hh ở nước ngoài khác VN.
17. Các yếu tố khác không đổi, tỷ giá hối đoái thực càng cao lên thì càng làm giảm NX.
SAI. NX tỉ lệ thuận với RER.
18. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở (xét ở Hoa Kỳ), đường cung đô la trên thị
trường ngoại hối có độ dốc hướng lên.
SAI. Đường cung đô la (NCO) không phụ thuộc vào RER nên nó thẳng đứng.
19. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở (xét ở Hoa Kỳ), đường cung tiền (hay cung
đô la) dốc đứng vì lượng cung tiền không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực.
ĐÚNG.
20. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nếu tỷ giá hối đoái thực của Hoa Kỳ cao
hơn mức cân bằng, tỷ giá hối đoái thực của đồng đô la Hoa Kỳ sẽ lên giá (hay số đo tỷ giá
hối đoái thực giảm xuống tiến về vị trí cân bằng).
SAI. Tỷ giá hối đoái thực của Hoa Kỳ cao hơn mức cân bằng, đồng tiền tăng số đo,
giảm giá, yếu đi.
21. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nếu hiện tại đang có thặng dư trên thị
trường ngoại hối, lượng NX mong muốn sẽ tăng khi mà thị trường tiến đến cân bằng.
SAI. Lượng NX mong muốn sẽ giảm khi mà thị trường tiến đến cân bằng.
22. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, các yếu tố khác không đổi, khi một
cư dân của Hoa Kỳ nhập khẩu một hàng hóa nước ngoài, cầu đô la trên thị trường
ngoại hối giảm.
ĐÚNG.
23. Nếu C+I+G>Y, thì NX và NCO cả hai đều nhỏ hơn zero.
Y - A = NX; A > Y => NX < 0; NCO <0.
ĐÚNG.
24. Nhân tố xác định chủ yếu đối với NCO là lãi suất thực.
ĐÚNG. Vì ở cả thị trường vốn vay, dòng vốn ra ròng đều có trục tung là r.
25. Một mức lãi suất (thực) của Mỹ càng cao thì càng không khuyến khích người Mỹ mua tài
sản nước ngoài và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản của Mỹ.
r cao, thì NCO giảm (NCO và r tỉ lệ nghịch).
NCO giảm thì vốn vào nhiều hơn ra => khuyến khích người nước ngoài mua tài sản
mình, không khuyến khích nước mình mua tài sản nước ngoài.
ĐÚNG
26. Khi lãi suất tăng, có thể có khả năng là NCO di chuyển từ trạng thái có giá trị dương sang
âm.
ĐÚNG.
27. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, NCO nối kết giữa thị trường vốn vay và
thị trường ngoại hối.
ĐÚNG.
28. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái thực không tác động đến
NCO.
ĐÚNG.
29. Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, các nhân tố khác không đổi, tăng tỷ giá
hối đoái (thực) làm tăng lượng cung đô la trên thị trường ngoại hối.
SAI. NCO cung đô la không phục thuộc vào RER.
30. Do sự giảm giá của tỷ giá hối đoái thực của đồng đô la trên thị trường ngoại hối (số đo tỷ
giá hối đoái thực của Hoa Kỳ đang tăng lên) làm tăng NX của Hoa Kỳ, đường cầu đô la trên
thị trường ngoại hối có độ dốc hướng xuống.

SAI.
31. Các yếu tố khác không đổi, khi một công ty Canada nhập khẩu xe đạp từ Hoa Kỳ, mô hình
kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở xem giao dịch này như một sự gia tăng lượng cầu đô la
trên thị trường ngoại hối của Hoa Kỳ.
SAI,

32. Khi thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng lên, tiết kiệm quốc gia sẽ tăng.
SAI. Thâm hụt thì tiết kiệm giảm.
33. Thâm hụt ngân sách chính phủ tăng làm dịch chuyển đường cầu vốn vay sang phải.
SAI. Làm dịch chuyển đường cung vốn vay sang trái.
34. Thâm hụt ngân sách chính phủ tăng làm dịch chuyển đường cung vốn vay sang trái.
ĐÚNG.
35. Theo mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nếu thâm hụt ngân sách chính phủ Hoa Kỳ
tăng, thì cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ giảm.
ĐÚNG.

36. Theo mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nếu thâm hụt ngân sách chính phủ Hoa Kỳ
giảm, thì cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng Hoa Kỳ tăng.
ĐÚNG.
37. Theo mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, giảm thâm hụt ngân sách chính phủ Hoa
Kỳ làm tăng dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ, kết quả này làm cho tỷ giá hối đoái thực của
đồng đô la giảm giá (số đo tỷ giá hối đoái thực của Hoa Kỳ tăng lên) và tăng xuất khẩu ròng
của Hoa Kỳ.
ĐÚNG.
38. Theo mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nếu Hoa Kỳ di chuyển tình trạng ngân sách
chính phủ từ thâm hụt sang thặng dư, lãi suất thực của Hoa Kỳ sẽ tăng và tỷ giá hối đoái
thực của đồng đô la Hoa Kỳ sẽ lên giá (số đo tỷ giá hối đoái thực của Hoa Kỳ giảm xuống).
SAI. Lãi suất thực giảm.
39. Khi một quốc gia ban hành một biện pháp hạn chế nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực của đồng
tiền quốc gia đó sẽ lên giá (số đo tỷ giá hối đoái thực của quốc gia đó giảm xuống).
ĐÚNG.

40. Trong dài hạn, hạn ngạch nhập khẩu làm tăng xuất khẩu ròng.
SAI. Trong dài hạn, hạn ngạch nhập khẩu kéo theo đó không làm thay đổi xuất khẩu
ròng.
41. Trong dài hạn, hạn ngạch nhập khẩu không có tác động đến quy mô của xuất khẩu ròng.
ĐÚNG.
42. Chính phủ Hoa Kỳ ban hành một hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm giảm nhập khẩu Hoa Kỳ,
nhưng không có tác động đến xuất khẩu của nước này.
SAI. Trong dài hạn sẽ dẫn tới giảm xuất khẩu.
43. Mặc dù các chính sách ngoại thương không tác động đến cán cân thương mại tổng thể của
một quốc gia, như chúng có tác động đến các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp cụ
thể.
ĐÚNG.

44. Nếu các nhà hoạch định chính sách ban hành các hạn chế nhập khẩu vào quần áo may
sẵn, thâm hụt cán cân thương mại của nước này sẽ giảm bớt.
SAI.
45. Dòng vốn tháo chạy làm tăng lãi suất của một quốc gia.
ĐÚNG

46. Dòng vốn tháo chạy làm dịch chuyển đường NCO sang trái.
SAI. Dòng vốn tháo chạy, là dòng vốn ra tăng, NCO tăng, dịch phải.
47. Dòng vốn tháo chạy làm tăng lãi suất của một quốc gia. Sự gia tăng lãi suất này làm cho
NCO thấp hơn mức mà nếu như lãi suất vẫn duy trì như cũ.
SAI. NCO cao hơn mức ban đầu (hơn mức lãi suất vẫn duy trì như cũ).
48. Dòng vốn tháo chạy làm tỷ giá hối đoái thực của một quốc gia này giảm số đo.
SAI. Làm tỷ giá hối đoái thực nước này tăng số đo.
49. Nếu Argentina trải qua việc tháo chạy vốn, đầu tư nội địa và NX của nước này sẽ giảm.
SAI. Đầu tư nội địa giảm và NX nước này thặng dư.
50. Một chính sách ưu đãi thuế cho việc đầu tư vào các hàng hóa vốn (MMTB, nhà máy, cầu
đường, bến cảng...) sẽ làm tăng lãi suất và tỷ giá hối đoái thực lên giá (tỷ giá hối đoái thực
giảm số đo).
ĐÚNG.

Chapter 20 Aggregate Demand and Aggregate

Supply TRUE/FALSE
1. Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô cổ điển, thay đổi cung tiền làm thay đổi các biến số danh
nghĩa chứ không làm thay đổi các biến thực.
ĐÚNG.
2. Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô cổ điển, thay đổi cung tiền làm thay đổi GDP thực nhưng
không làm thay đổi mức giá.
SAI.
3. Bởi vì các nhà kinh tế học hiểu được những gì làm thay đổi GDP, nên họ có thể dự báo suy
thoái với mức độ khá chính xác.
SAI. Không thể dự báo một cách chính xác.
4. Những thời kỳ suy thoái xảy ra không theo một quy luật nào hay xảy ra với tần suất không
đều đặn và hầu như không thể dự báo được một cách chính xác.
ĐÚNG.
5. Những kỳ suy thoái đi kèm với chu kỳ kinh tế xuất hiện với tần suất đều đặn.
SAI. Không xảy ra thường xuyên.
6. Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô đo lường các dạng như thu nhập, chi tiêu, hay sản xuất thì
biến động cùng với nhau.
ĐÚNG. Dữ kiện 2: Đa số các đại lượng kinh tế vĩ mô cùng biến động. Trang 470.
7. Tương tự GDP thực, đầu tư biến động, nhưng đầu tư biến động ít hơn nhiều so với GDP
thực.
SAI.
8. Khi sản lượng tăng, thất nghiệp giảm.
ĐÚNG.
9. Tăng cung tiền sẽ làm sản lượng tăng trong dài hạn.
SAI. Vì trong dài hạn sản lượng đã tiến đến tiềm năng nên không thể tăng nữa, tăng
cung tiền chỉ khiến cho giá tăng, lạm phát tăng.
10. Mặc dù tiền lương, thu nhập, và lãi suất là những thuật ngữ danh nghĩa thường được dùng
nhiều nhất trong các cuộc thảo luận, nhưng vấn đề quan trọng nằm ở các giá trị thực của
chúng.
ĐÚNG.
11. Hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng lý thuyết cổ điển mô tả thế giới trong ngắn hạn chứ
không phải trong dài hạn.
SAI. Trang 473. Đa số các nhà kinh tế tin rằng, lý thuyết cổ điển mô tả thế giới
trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn,
12. Thay đổi cung tiền chỉ làm thay đổi các biến danh nghĩa trong dài hạn.
ĐÚNG. Vì trong dài hạn sản lượng đã tiến đến tiềm năng nên không thể tăng nữa, tăng
cung tiền chỉ khiến cho giá tăng, lạm phát tăng.
13. Hầu hết các nhà kinh tế học đồng ý rằng tiền làm thay đổi GDP thực cả trong ngắn và dài
hạn.
SAI. Chỉ trong ngắn hạn.
Vì trong dài hạn, tác động đến mức giá và các biến danh nghĩa khác; không tác
động đến GDP thực, thất nghiệp hay các biến thực khác.
14. Những lời giải thích về độ dốc của các đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn thì cũng
giống như những lời giải thích các đường cung và cầu của một hàng hóa và dịch vụ cụ thể.
SAI. Vì đường tổng cầu và tổng cung là của nhiều thị trường. Còn đường cung và
đường cầu là của nhiều người cộng lại trong 1 thị trường.
15. Đường tổng cầu chỉ ra lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà các hộ gia đình, các doanh
nghiệp, chính phủ và khách hàng nước ngoài muốn mua ứng với mỗi mức giá.
ĐÚNG.
16. Mô hình AS-AD giúp chúng ta hiểu cả về những biến động kinh tế trong ngắn hạn và cách
thức nền kinh tế di chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn.
ĐÚNG.
17. Mức giá giảm làm cho người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn, vì vậy mà họ mua sắm nhiều
hơn. Logic này giúp giải thích tại sao đường AD dốc xuống.
ĐÚNG. P giảm => M/P tăng => ( C) tăng => AD giảm.
18. Logic của hiệu ứng tỷ giá hối đoái bắt đầu với thay đổi mức giá chung kéo theo thay đổi lãi
suất rồi giá trị thực của nội tệ và cuối cùng là tác động đến tổng cầu AD.
ĐÚNG. P => i => e & RER => NX => AD
19. Các nhân tố khác giữ nguyên, mức giá giảm làm giảm cầu tiền, kéo theo giảm lãi suất và
dẫn đến số đo tỷ giá hối đoái thực tăng lên.
ĐÚNG.
20. Các yếu tố khác giữ nguyên, khi mức giá giảm, tỷ giá hối đoái thực giảm số đo, từ đó làm
giảm xuất khẩu ròng.
SAI. Tăng số đo
21. Hiệu ứng tỷ giá hối đoái là ý tưởng cho rằng mức giá ở Việt Nam càng cao làm cho tỷ giá
hối đoái thực của VND bị định giá cao (ε giảm) trên thị trường ngoại hối, kéo theo giảm NX
và điều này giải thích đường AD dốc xuống.
ĐÚNG.
22. Độ dốc hướng xuống của đường AD dựa trên logic cho rằng khi mức giá tăng, tiêu dùng,
đầu tư và xuất khẩu ròng tất cả đều giảm.
ĐÚNG.
23. AD dịch chuyển sang trái nếu cung tiền tăng.
SAI. Cung tiền tăng thì tăng nhu cầu, dịch phải.
24. Giảm cung tiền làm cho lãi suất tăng và vì vậy mà đầu tư giảm.
ĐÚNG. Hiệu ứng 2
25. Tăng cung tiền làm giảm lãi suất, chi tiêu đầu tư tăng, và AD dịch chuyển sang phải.
ĐÚNG
26. Nếu các nhà đầu cơ đặt cược vào sự lên giá của USD trên thị trường ngoại hối, đường AD
của Hoa Kỳ sẽ dịch sang trái.
ĐÚNG. Mức giá kỳ vọng gia tăng, giá cao đường AD dịch trái.
27. Tác động của sự thay đổi giá trị của đồng đô la trên thị trường ngoại hối do sự thay đổi của
mức giá giúp giải thích độ dốc của đường AD, nhưng không giải thích sự dịch chuyển của
AD. Tác động của sự thay đổi giá trị của đồng đô la trên thị trường ngoại hối do đầu cơ
được chỉ ra bởi sự dịch chuyển của AD.
Có 3 hiệu ứng giải thích độ dốc AD.
AD dịch chuyển cho thay đổi C, I, G, NX.
ĐÚNG
28. Tăng cung tiền dịch LRAS sang phải.
SAI. Trong dài hạn, sản lượng đạt tiềm năng nên không thể dịch nữa, tăng cung tiền chỉ
khiến cho lạm phát tăng.
29. Tiến bộ công nghệ dịch LRAS sang phải.
ĐÚNG. 1 trong 5 yếu tố giúp LRAS dịch chuyển.
30. Các yếu tố khác giữ nguyên, tiến bộ công nghệ làm tăng mức giá.
SAI.
31. Bởi vì mức giá không tác động đến các nhân tố xác định GDP thực trong dài hạn, đường
LRAS dốc đứng.
ĐÚNG. Không tác động đến các nhân tố xác định GDP thực trong dài hạn:
- Cung lao động, vốn và các nguồn lực tự nhiên.
- Công nghệ hiện hữu.
32. Chúng ta có thể giải thích sự gia tăng tiếp diễn của cả sản lượng và mức giá bằng việc giả
định rằng chỉ có đường AD dịch chuyển sang phải theo thời gian.
SAI. Theo thời gian, trong dài hạn, thì AD dịch sang phải, làm tăng mức giá, nhưng
sản lượng không thay đổi.
33. Nếu tất cả các mức giá không điều chỉnh tức thời trước các hiện tượng kinh tế đang thay
đổi, một sự sụt giảm ngoài dự kiến của mức giá sẽ bỏ lại các doanh nghiệp có mức giá mong
muốn hay kỳ vọng cao hơn, những doanh nghiệp này sẽ bị giảm doanh số bán và khiến cho
họ giảm lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất.
ĐÚNG.
34. Khi mức giá gia tăng ngoài dự kiến, một số doanh nghiệp có thể hiểu nhầm rằng phần lớn sự
gia tăng là sự gia tăng giá hàng hóa của họ một cách tương đối so với các hàng hóa khác vì
vậy mà họ giảm sản xuất của chính mình.
SAI. Mà họ tăng sản xuất.
35. Tất cả các lời giải thích về độ dốc hướng lên của đường SRAS đều giả định rằng sản lượng
cung gia tăng khi mức giá thực tế tăng vượt khỏi mức giá kỳ vọng.
ĐÚNG
36. Chỉ có một cách hợp lý lý giải về độ dốc hướng lên của đường SRAS là lập luận cho rằng
tiền lương có tính kết dính trong ngắn hạn.
SAI. Có 3 cách: Tiền lương kết dính, giá kết dính, lý thuyết hiểu nhầm.
37. Mức giá kỳ vọng tăng làm dịch chuyển đường SRAS sang phải.
SAI. Dịch trái. Giá kỳ vọng tăng, thì tăng lương, chi phí sản xuất theo đó, nên doanh
nghiệp giảm sản xuất.
38. Mức giá thực tế tăng lên không làm dịch chuyển đường SRAS, nhưng sự gia tăng của mức
giá kỳ vọng thì làm dịch chuyển đường SRAS sang trái.
ĐÚNG.
39. Những biến động của GDP thực chỉ gây ra bởi những thay đổi từ tổng cầu chứ không phải
những thay đổi từ tổng cung.
SAI.
40. Nếu như có sự bi quan và sự không chắc chắn về tương lai của nền kinh tế, các doanh
nghiệp sẽ muốn chi tiêu đầu tư ít hơn và điều này làm dịch chuyển đường AD sang trái.
ĐÚNG,

41. Sự lạc quan về tương lai ngày càng gia tăng sẽ kéo theo tăng giá và giảm thất nghiệp
trong ngắn hạn.
ĐÚNG.
42. Đáp lại một sự sụt giảm về sản lượng, nền kinh tế sẽ quay trở lại mức giá và mức sản lượng
ban đầu dù cho sự sụt giảm sản lượng đó gây ra là do tổng cầu giảm hay tổng cung ngắn hạn
giảm.
SAI. Sản lượng quay lại mức tự nhiên, còn mức giá giảm.

43. Nếu AD dịch sang phải, thì cuối các kỳ vọng về mức giá sẽ tăng lên. Sự gia tăng này của
các kỳ vọng về mức giá sẽ làm cho đường SRAS dịch về bên trái.
ĐÚNG.
44. Nếu AD dịch phải, thì sau cùng các kỳ vọng về mức giá sẽ tăng. Sự gia tăng các kỳ vọng
về mức giá này sẽ làm cho đường AD dịch trở lại về phía trái hướng về vị trí ban đầu của
nó.
SAI. Làm cho SRAS dịch trái.
45. Nếu cả AS và AD dịch chuyển sang phải, chúng ta có thể chắc chắn rằng mức giá sẽ cao
hơn trong ngắn hạn.
SAI. Không thể chắc chắn khi dựa vào đồ thị.
46. Trong dài hạn, tăng tổng cầu làm tăng mức giá, nhưng không làm tăng GDP thực.
ĐÚNG.
47. Các nhà kinh tế học đồng ý rằng Đại Khủng hoảng 1929-1933 xảy ra về nguyên tắc là do
các nhân tố làm dịch chuyển đường SRAS sang trái.
SAI. Do giảm AD.
48. Mục tiêu cơ bản của mô hình AS-AD là để biểu diễn về sự phân đôi cổ điển.
SAI. Mô hình AS-AD giải thích biến động kinh tế ngắn hạn xoay quanh xu hướng dài
hạn của nó.
53. Các nhà hoạch định chính sách những người tác động lên tổng cầu vì họ nghĩ rằng việc làm
này có thể ngăn chặn được sự trầm trọng của những biến động kinh tế.
ĐÚNG.
54. Hiện tượng đình lạm (Stagflation) là do sự sụt giảm liên tục của AD.
SAI. Đình lạm là hiện tượng mức giá tăng, lạm phát tăng, nhưng sản lượng thấp, đình
trệ.
55. Nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền để đáp lại sự sụt giảm của tổng cung ngắn hạn,
thất nghiệp sẽ quay trở lại hướng đến mức tự nhiên của nó, nhưng mức giá sẽ tăng lên thậm
chí nhiều hơn.
ĐÚNG.
56. John Maynard Keynes đã ủng hộ lập luận cho rằng các chính sách làm gia tổng cầu sẽ là
phương cách giảm thất nghiệp gây ra bởi các cuộc suy thoái.
ĐÚNG. Tăng tổng cầu, sản lượng tăng, thất nghiệp giảm.

Chapter 21 The Influence of Monetary and Fiscal Policy on Aggregate

Demand TRUE/FALSE

1. Cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều tác động đến tổng cầu
ĐÚNG.

2. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là những yếu tố duy nhất tác động lên tổng cầu.
SAI.
3. Đôi khi những thay đổi của chính sách tài khóa và/hay chính sách tiền tệ nhằm chủ đích bù
trừ cho những thay đổi của tổng cầu mà các nhà hoạch định chính sách không thể hay ít có
sự kiểm soát.
SAI.
Bù trừ cho những thay đổi của tổng cầu là chính sách tài khóa.
5. Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu vốn vay.
SAI. Điều chỉnh để cân bằng cung và cầu tiền.
6. Lý thuyết ưa thích thanh khoản được phát triển bởi Irving Fisher.
Sai. Keynes
7. Tăng cung tiền (thay đổi cung tiền) làm giảm lãi suất (liên quan lãi suất, chương 21) cân bằng
và dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
ĐÚNG. Trang 514. Khi Fed tăng cung tiền, họ làm giảm lãi suất và tăng lượng cầu hàng
hóa, dịch vụ ở bất kì giá cho trước.
8. Các yếu tố khác không đổi, mức giá trong nước tăng làm số đo tỷ giá hối đoái thực nước
này tăng lên.
SAI. Giảm số đo
9. Những thay đổi của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu giảm tổng cầu thì thông qua giảm
cung tiền hay tăng lãi suất.
ĐÚNG
10. Trong hầu hết mọi trường hợp, chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế trong ngắn hạn
trong khi chính sách tiền tệ thì chủ yếu là những vấn đề trong dài hạn.
SAI. Tiền tệ cũng trong ngắn hạn.
12. Nếu tỷ lệ lạm phát là zero, thì lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực bằng nhau.
ĐÚNG
13. Trong lý thuyết ưa thích thanh khoản, lãi suất tăng, các yếu tố khác không đổi, lượng cầu
tiền giảm, nhưng không làm dịch chuyển đường cầu tiền.
ĐÚNG, Vì trục trung nó là trục của r, nên thay đổi r chỉ làm di chuyển cầu tiền.
14. Mức giá tăng làm dịch đường cầu tiền sang trái, làm cho lãi suất tăng.
SAI. Không liên quan mức giá, mức giá là ở chương 17.
15. Cung tiền tăng làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
SAI. Tăng cung tiền, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
16. Khi Fed tăng cung tiền, lãi suất giảm. Lãi suất giảm làm tăng tiêu dùng và đầu tư, và vì vậy
mà tổng cầu dịch chuyển sang phải.
ĐÚNG.
17. Giá cổ phiếu thường tăng khi Fed tăng lãi suất.
SAI. 517. Nâng lãi suất bằng cách giảm cung tiền, hành động này thường làm cho lãi
suất trở nên kém hấp dẫn vì hai lý do:....
18. Khi Fed công bố một mục tiêu đối với lãi suất liên ngân hàng, vấn đề quan trọng trong điều
hành hàng ngày là Fed điều tiết sự biến động của cầu tiền bằng cách điều chỉnh cung tiền
thích ứng theo.
ĐÚNG. Fed chỉ có thể điều chỉnh CUNG TIỀN, do vậy muốn tác động CẦU TIỀN
phải thông qua cung tiền.
Thay đổi cung tiền
19. Tăng cung tiền làm giảm lãi suất trong ngắn hạn.
ĐÚNG
20. Các yếu tố khác không đổi, mức giá càng cao thì của cải thực của các hộ gia đình càng cao.
SAI.
22. Fed có thể tác động đến cung tiền bằng cách thay đổi lãi suất mà Fed trả cho các ngân hàng
dựa trên dự trữ mà các ngân hàng đang nắm giữ.
ĐÚNG
23. Một cấu phần quan trọng trong lý thuyết ưa thích thanh khoản là cầu tiền.
ĐÚNG
24. Hiệu ứng lãi suất được giải thích một phần là do thực tế cho thấy mức giá càng cao thì làm
giảm cầu tiền.
SAI. Mức giá càng cao, thì người dân muốn tăng lượng cầu tiền nắm giữ
25. Nếu MPC là 4/5, thì giảm chi tiêu chính phủ $1 tỷ sẽ giảm cầu hàng hóa và dịch vụ là $5 tỷ.
Số nhân = 1/(1-⅘) = 5. dentaY = số nhân . denta G =$5
26. Nếu MPC là 6/7, thì số nhân là 7.
ĐÚNG
27. Cả tác động số nhân và gia tốc đầu tư đều có xu hướng làm cho đường AD dịch chuyển
xa hơn là bản thân đường AD dịch chuyển ứng với sự gia tăng của chỉ khoản tăng chi tiêu
chính phủ ban đầu.
ĐÚNG.
28. Số nhân được tính bằng MPC / (1 - MPC).
SAI.
29. Cắt giảm thuế lâu dài có tác động đến tiêu dùng lớn hơn cắt giảm thuế có tính tạm thời.
ĐÚNG. Ngoài tác động số nhân hay lấn át lên việc thay đổi thuế thì còn có một nhân tố
khác: nhận định của hộ gia đình về việc thuế thay đổi là vĩnh viễn hay tạm thời.
30. Một số các nhà kinh tế học, được gọi là những người phía cung, lập luận rằng thay đổi cung
tiền tạo ra tác động mạnh đến tổng cung.
SAI.
31. Nếu MPC là 4/5, thì số nhân là 5/4.
SAI. 5
32. Các yếu tố khác không đổi, tăng thuế làm dịch đường AD sang trái. Trong ngắn hạn sẽ làm
cho sản lượng giảm từ đó làm tăng lãi suất.
SAI. Thuế tăng, làm giảm tiêu dùng, đường tổng cầu dịch trái.
33. Chi tiêu của chính phủ vào các hàng hóa vốn như đường sá có thể làm gia tăng tổng cung.
Những tác động như thế này đến tổng cung dường như là vấn đề quan trọng trong ngắn hạn
hơn là trong dài hạn.
ĐÚNG
34. Nếu số nhân chi tiêu là 8, thì MPC phải là 7/8.ĐÚNG

35. Về nguyên tắc, chính phủ có thể tăng cung tiền hay tăng chi tiêu chính phủ để cố gắng bù
trừ những tác động của các làn sóng bi quan về tương lai của nền kinh tế.
Đúng. Trang 525. Về nguyên tắc, chính phủ có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ và
tài khóa để phản ứng trước những làn sóng bi quan và lạc quan này, từ đó ổn định
nền kinh tế.
VD: Fed có thể mở rộng cung tiền để hạ lãi suất và tăng tổng cầu.
37. Độ trễ chủ yếu của chính sách tiền tệ là thời gian để cho cung tiền thay đổi làm thay đổi nền
kinh tế. Độ trễ chủ yếu của chính sách tài khóa là thời gian để nó được thông qua bởi các
nhà chức trách pháp lý.
ĐÚNG
38. Các chương trình phúc lợi và bảo hiểm thất nghiệp vận hành như là các nhân tố bình ổn tự
động.
ĐÚNG
39. Phụ thuộc vào quy mô số nhân và tác động lấn át, sự dịch chuyển hướng sang phải của AD
từ một chính sách cắt giảm thuế có thể lớn hơn hay nhỏ hơn chỉ là khoản giảm thuế diễn ra
mà không tính đến những tác động này.
SAI.
40. Suốt các thời kỳ suy thoái, thanh toán bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng tăng.
ĐÚNG
41. Suốt các thời kỳ suy thoái, chính phủ có xu hướng bị thâm hụt ngân sách. T - G < 0
ĐÚNG
43. Suốt thời kỳ suy thoái, các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng. Sự gia tăng các khoản trợ cấp
thất nghiệp này làm cho tổng cầu cao hơn mức mà không có trợ cấp.
ĐÚNG
44. Một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều nhà kinh tế học phải đối mặt với việc sử dụng các chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ chủ động để bình ổn nền kinh tế đó là trong khi mà các
chính sách này rõ ràng là vận hành rất tốt trong thực tế thì họ lại không hiểu nhiều về mức
độ lý thuyết của các chính sách.
ĐÚNG

Chapter 22
The Short-Run Trade-Off Between Inflation and Unemployment

TRUE/FALSE

1. Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng cung
tiền.
ĐÚNG. Tăng cung tiền chậm: tỉ lệ lạm phát thấp, thất nghiệp - tỉ lệ tự nhiên.
Tăng cung tiền mạnh: tỷ lệ lạm phát cao, thất nghiệp - tỷ lệ tự nhiên.
2. Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng cung tiền.
ĐÚNG.
3. Các kết quả trong ngắn hạn của nền kinh tế có thể được thể hiện dưới các dạng sản lượng và
mức giá, hay dưới dạng thất nghiệp và lạm phát.
ĐÚNG.
4. Các yếu tố khác không đổi, tăng tổng cầu làm giảm thất nghiệp và gia tăng lạm phát trong
ngắn hạn.
ĐÚNG
5. Các yếu tố không đổi, giảm tổng cầu làm giảm cả lạm phát và thất nghiệp.
SAI. Thất nghiệp, lạm phát nghịch biến
6. Một đường Phillips ngắn hạn xác định trước chỉ ra rằng gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ đi kèm
với một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn trong ngắn hạn.
ĐÚNG
7. Đường Phillips ngắn hạn dựa vào sự phân đôi cổ điển.
NGẮN HẠN: KEYNES.
8. Đường Phillips ngắn hạn chỉ ra rằng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
vượt lên cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên của nó một cách tạm thời.
Sai, giảm thất nghiệp.
9. Logic đằng sau của sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đó là tổng cầu cao tạo áp lực
lên tiền lương và mức giá trong khi mà sản lượng gia tăng.
ĐÚNG
10. Chính sách tài khóa không thể được sử dụng để di chuyển nền kinh tế dọc theo đường
Phillips ngắn hạn.
SAI,
11. Nếu Fed tăng cung tiền, lạm phát sẽ tăng và thất nghiệp giảm trong ngắn hạn.
ĐÚNG
12. Samuelson và Solow tin rằng đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
một thực đơn về các kết cục kinh tế khả dĩ có thể xảy ra.
ĐÚNG
13. Friedman và Phelps tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là một hằng số.
SAI
14. Đường Phillips dài hạn thì nhất quán với tính trung lập của tiền và mang hàm ý của sự phân
đôi cổ điển.
ĐÚNG
15. Ý tưởng cổ điển về tính trung lập của tiền thì nhất quán với đường LRAS dốc đứng và
đường LRPC đốc đứng.
ĐÚNG
16. Lạm phát cao ngoài dự kiến làm giảm thất nghiệp trong ngắn hạn, nhưng khi kỳ vọng
lạm phát điều chỉnh thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ quay trở lại mức tự nhiên của nó.
ĐÚNG
17. Mặc dù chính sách tiền tệ không thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhưng các loại
hình chính sách khác của chính phủ thì có thể.
SAI. Tiền tệ, tài khóa đều được.
18. Nếu chính sách tiền tệ làm thay đổi thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên, thì cả lạm phát thực
tế xảy ra và lạm phát kỳ vọng sẽ tăng.
đúng
19. Cả chính sách tiền tệ và những chính sách khác của chính phủ đều không thể làm thay đổi tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên.
SAI. TIỀN TỆ VÀ TÀI KHÓA LÀM THAY ĐỔI
20. Một sự thay đổi chính sách của chính phủ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (dài
hạn) sẽ làm dịch chuyển cả đường LRAS và LRPC sang trái.
SAI. SRAS sang phải
21. Một sự gia tăng tỷ lệ lạm phát một cách bền bỉ sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
SAI.
22. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ làm dich chuyển đường LRPC sang phải.
ĐÚNG
23. Trong dài hạn người dân sẽ đi đến kỳ vọng về bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào mà Fed chọn để
điều hành, vì vậy thất nghiệp sẽ quay về mức tự nhiên của nó.
ĐÚNG
24. Chỉ khi đường tổng cung AS dốc lên trong ngắn hạn, sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm
phát sẽ đúng trong ngắn hạn.
ĐÚNG
25. Chỉ với đường AD dốc xuống trong ngắn hạn, sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát
là đúng chỉ trong dài hạn.
ngắn hạn. CHỈ CÓ ĐƯỜNG AD DỐC, CÒN LRAS, LRPC ĐỨNG,
26. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì tương tự như tỷ lệ thất nghiệp tối ưu của xã hội.
sai
29. Theo phân tích của Friedman-Phelps, trong dài hạn tỷ lệ lạm phát thực tế xảy ra bằng với tỷ
lệ lạm phát kỳ vọng và tỷ lệ thất nghiệp bằng với mức tự nhiên của nó.
đúng
30. Kỳ vọng lạm phát tăng làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang phải và không tác
động đến đường Phillips dài hạn.
đúng
31. Sự dịch chuyển sang phải của đường SRAS tạo ra sự thuận lợi hơn cho sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp.
đúng
32. Giảm chi tiêu của chính phủ như là một ví dụ về cú sốc cung tiêu cực.
SAI. Sốc cung tiêu cực như tăng giá dầu
33. Một cú sốc cung tiêu cực làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang trái.
SAI
34. Các nhân tố khác giữ nguyên, nếu Fed tăng tốc độ gia tăng cung tiền thì đường SRPC dịch
sang phải trong dài hạn.
ĐÚNG
35. Nếu giá cả và lương được điều chỉnh nhanh chóng và các nhà sản xuất có thể phân biệt tức
thời sự khác biệt giữa một sự thay đổi của mức giá chung và sự thay đổi giá tương đối của
sản phẩm của họ, thì một sự gia tăng tăng trưởng cung tiền sẽ có tác động hầu như rất ngắn
đến thất nghiệp.
ĐÚNG
37. Sự tiện ích gia tăng từ Internet là một ví dụ về cú sốc cung tích cực.
ĐÚNG
38. Một cú sốc cung tiêu cực làm dịch chuyển SRPC sang phải và SRAS sang trái.
ĐÚNG
39. Một cú sốc cung tiêu cực dịch chuyển SRPC sang phải. Nếu người dân tăng kỳ vọng lạm
phát của họ thì đường SRPC dịch sang phải càng xa hơn.
ĐÚNG
41. Giảm tốc độ tăng trưởng cung tiền cuối cùng sẽ làm cho đường SRPC dịch sang phải.
SRPC (đường philip) dịch do 2 yếu tố: cú sốc cung (tiêu cực, tích cực), lạm phát kỳ vọng
SAI. sốc cung, và sự tăng giá dầu (cpsx)
42. Tỷ lệ hy sinh là điểm phần trăm gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp tạo ra trong tiến trình giảm
một điểm phần trăm lạm phát.
SAI. số điểm % sản lượng phải hi sinh để giảm 1 điểm % lạm
43. Một tỷ lệ hy sinh thấp sẽ làm cho ngân hàng trung ương ít sẵn lòng hơn trong việc cắt giảm
tỷ lệ lạm phát.
SAI. CÀNG SẴN LÒNG
44. Những người đề xướng ra khái niệm kỳ vọng hợp lý (rational expectations) đồng ý rằng
thất bại trong việc tính đến kỳ vọng lạm phát được điều chỉnh của dân chúng dẫn đến ước
tính tỷ lệ hy sinh là quá cao.
ĐÚNG
47. Một ngân hàng trung ương có thể giảm lạm phát bằng cách giảm tăng trưởng cung tiền,
nhưng nhất thiết là ngân hàng trung ương làm việc này với chi phí của sự gia tăng tỷ lệ thất
nghiệp kéo dài.
SAI. NGẮN HẠN
NHỮNG CÂU SAI CỦA 22
5 7 8 10 13 19 20 21 25 26 32 33 41 42 43 47

You might also like