You are on page 1of 21

2016

CHƯƠNG 2: DỮ LIỆ U KINH TẾ VĨ MÔ


MỤC LỤC

Chương 2. Số liệu kinh tế vĩ mô..........................................................................................................2


2.1. Đo lường thu nhập quốc gia..................................................................................................2
2.1.1. Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế.................................................................................2
2.1.2. Thước đo của Tổng sản phẩm quốc nội............................................................................3
2.1.3. Các thành phần của GDP..................................................................................................6
2.1.4. GDP danh nghĩa và GDP thực..........................................................................................8
2.1.5. Bàn luận về thước đo GDP..............................................................................................11
“GDP có phải là thước đo tốt cho phúc lợi/ sức khỏe của nền kinh tế không?”..........................11
2.2. Đo lường chi phí sinh hoạt..................................................................................................13
2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng.........................................................................................................13
a. Khái niệm:...........................................................................................................................13
b. Chỉ số giá tiêu dùng được tính như thế nào?......................................................................13
c. Các loại hàng hóa trong giỏ hàng để tính CPI ở Việt Nam:...............................................14
d. Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt:.....................................................................15
e. Chỉ số giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI)...................................................17
2.2.2. Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát............................................18
a. Chuyển đổi số đô la từ những thời điểm khác nhau...........................................................18
b. Chỉ số hóa...........................................................................................................................18
c. Lãi xuất danh nghĩa và lãi xuất thực...................................................................................19

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 1


CHƯƠNG 2. SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ.
2.1. Đo lường thu nhập quốc gia

2.1.1. Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế

- Khi đánh giá liệu một nền kinh tế đang vận hành tốt hay tồi thì việc xem xét tổng thu nhập mà tất
cả mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được là một điều tự nhiên. Đó là nhiệm vụ của tổng sản
phẩm quốc nội.
- GDP đo lường đồng thời hai chỉ tiêu: tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh tế và tổng
chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể đóng vai trò đo lường cả
tổng thu nhập, tổng chi tiêu bởi vì hai chỉ tiêu này thực sự là như nhau.
- Đối với tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu bởi vì mối giao dịch đều có hai bên:
người bán và người mua, mỗi đồng chi tiêu của người mua là 1 đồng thu nhập của người bán.

Ví dụ: Karen trả 100 USD để Doug cắt cỏ cho cô ấy. Doug là người bán dịch vụ và Karen là người
mua. Doug kiếm được 100 USD và Karen chi tiêu 100 USD. Do đó giao dịch này đóng góp như
nhau vào thu nhập và vào chi tiêu của nền kinh tế.GDP, dù được đo lường bằng tổng thu nhập hay
tổng chi tiêu, đều tăng 100 USD.

-Một cách khác để thấy sự bằng nhau giữa thu nhập và chi tiêu là nhìn vào sơ đồ dòng chu chuyển.

Hình. Biểu đồ vòng chu chuyển

Biểu đồ này mô tả tất cả các giao dịch giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong một nền
kinh tế đơn giản. Nó đơn giản hóa vấn đề bằng việc giả định rằng toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ
được mua bởi các hộ gia đình va các hộ gia đình chi tiêu toàn bộ thu nhập của họ. Trong nền kinh tế
này khi các hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp, những khoản chi tiêu này luân

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 2


chuyển qua thị trường hàng hóa và dịch vụ . Khi các doanh nghiệp đến lượt dùng số tiền họ thu được
từ việc bán hàng để trả lương cho người lao động, tiền thuê cho chủ đất và lợi nhuận cho chủ doanh
nghiệp, thì thu nhập này luân chuyển qua thị trường các yếu tố sản xuất. Dòng tiền luân chuyển từ
các hộ gia đình đến các doanh nghiệp và sau đó quay trở lại các hộ gia đình.

GDP đo lường dòng tiền này .

- Có thể tính toán GDP cho nền kinh tế này bằng hai cách:
 Cộng tổng chi tiêu của các hộ gia đình
 Cộng tổng thu nhập được trả bởi các doanh nghiệp.
- Tất cả các khoản chi tiêu trong nền kinh tế rốt cuộc trở thành thu nhập của ai đó.
 GDP là bằng nhau bất kể chúng ta tính nó theo cách nào.
 Nền kinh tế trong thực tế phức tạp hơn nền kinh tế được minh họa. Các hộ gia đình không chi
tiêu tất cả thu nhập của họ, họ phải nộp một phần thu nhập dưới dạng thuế cho chính phủ và tiết
kiệm một phần thu nhập để sử dụng trong tương lai. Hơn nữa các hộ gia đình không mua tất cả
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế, môt số hàng hóa và dịch vụ được mua bởi
chính phủ, một số được mua bởi doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng chúng trong tương lai để sản
xuất đầu ra của chính họ.

Nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên:

Bất kể một hộ gia đình, chính phủ hay doanh nghiệp mua một hàng hóa hay dịch vụ thì giao dịch đó
đều có một người mua và một người bán. Như vậy đối với tổng thể nền kinh tế , chi tiêu và thu nhập
luôn bằng nhau.

2.1.2. Thước đo của Tổng sản phẩm quốc nội

GDP là mô ̣t chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trên lãnh thổ mô ̣t nước, trong mô ̣t thời kỳ nhất định (thường là mô ̣t năm).

(1) Tổng giá trị thị trường: Σ PitQit

(2) Hàng hóa, dịch vụ cuối cùng:

(3) SX trên lãnh thổ một nước

(4) Khoảng thời gian nhất định

 “GDP là giá trị thị trường...”

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 3


GDP cộng nhiều loại sản phẩm khác nhau vào trong một thước đo giá trị duy nhất của hoạt động
kinh tế. Để làm việc này nó sử dụng giá cả thị trường. Bởi vì giá cả thị trường đo lường số tiền mà
người ta sẵn lòng trả cho những hàng hóa khác nhau, cho nên chúng phản ánh giá trị của những
hàng hóa đó .

Ví dụ : Nếu 1 quả táo có giá gấp đôi giá của 1 quả cam , thì một quả táo đóng góp nhiều gấp đôi
vào GDP so với sự đóng góp của một quả cam.

 “... của tất cả...”

-GDP bao gồm tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị
trường. (các loại trái cây , phim ảnh, dịch vụ cắt tóc,...)

-GDP cũng gồm giá trị thị trường của các dịch vụ nhà ở được cung cấp bởi nguồn cung nhà ở của
nền kinh tế. Đối với nhà cho thuê, giá trị này tính tiền thuê vừa bằng chi tiêu của người thuê nhà và
vừa bằng thu nhập của chủ nhà. Trong trường hợp người sở hữu nhà mà họ đang họ đang ở thì tính
GDP dựa trên giả định chủ nhà đang cho chính mình thuê. Tiền thuê ước tính được tính vào cả chi
tiêu và thu nhập của người chủ, tính vào GDP.

-GDP không bao gồm hầu hết các mặt hàng được sản xuất và bán một cách ngấm ngầm ( thuốc
phiện bất hợp pháp ...) và các mặt hàng được sản xuất và tiêu dùng tại nhà.

Ví dụ : Rau quả mua ở cửa hàng là một phần của GDP nhưng rau quả trồng trong vườn nhà thì
không được tính.

Những sự loại trừ này đôi khi dẫn đến những kết quả bất hợp lý.

Ví dụ : Khi Karen trả tiền cắt cỏ cho Doug , giao dịch đó la một phần của GDP. Nhưng nếu Karen
và Doug kết hôn thì dù Doug tiếp tục cắt cỏ cho Karen nhưng giá trị của việc cắt cỏ bây giờ sẽ bị
loại khỏi GDP bởi vì dịch vụ của Doug không còn được bán trên thị trường nữa. Vì vậy trong trường
hợp này GDP giảm xuống.

 “ ... cuối cùng...”

GDP chỉ bao gồm giá trị của các hàng hóa cuối cùng , không bao gồm giá trị của hàng hóa trung
gian vì giá trị của hàng hóa trung gian đã được tính vào giá cả của các hàng hóa cuối cùng.

 Hàng hóa trung gian : là sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và được
sử dụng hết một lần trong quá trình đó, giá trị của nó chuyển hết vào hàng hóa cuối cùng.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 4


 Hàng hóa cuối cùng: là sản phẩm được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng, không
làm đầu vào cho sản xuất nữa.

Ví dụ: Giấy được sử dụng để sản xuất thiệp chúc mừng thì giấy được gọi là hàng hóa trung gian, còn
thiệp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng.

Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này đó là khi một hàng hóa trung gian được
sản xuất và thay vì được sử dụng , thì được đưa vào hàng tồn kho của một doanh nghiệp để sử dụng
hoặc bán về sau. Trường hợp này hàng hóa trung gian được tính là hàng hóa cuối cùng tại thời
điểm này và giá trị của nó như là một khoản đầu tư vào hàng tồn kho được tính là một phần của
GDP. Và khi hàng tồn kho này được sử dụng hay bán ra sau đó thì lượng hàng tồn kho giảm đi
được trừ ra khỏi GDP.

 “... hàng hóa và dịch vụ...”

-GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và các dịch vụ vô hình.

• Hàng hóa hữu hình (thức ăn, quần áo, xe máy)


• Hàng hóa vô hình (dịch vụ cắt tóc, vệ sinh nhà cửa, buổi hòa nhạc)

Ví dụ : Khi bạn mua chiếc đĩa CD được thực hiện bởi một nhóm nhạc mà bạn yêu thích ghi âm, thì
điều này có nghĩa là bạn mua một hàng hóa và giá mua nằm trong GDP. Khi bạn trả tiền để nghe
một buổi hoà nhạc, bạn đang mua dịch vụ, và giá vé cũng tính trong GDP.

 “... được sản xuất...”

GDP bao gồm hàng hóa được sản xuất trong thời kỳ hiện tại (thời kỳ đang xét), không bao gồm giao
dịch liên quan đến những hàng hóa đã được sản xuất trước đó (thời kỳ khác).

Ví dụ : Khi công ty General Motors sản xuất và bán chiếc xe mới, thì giá trị của chiếc xe đó được
tính vào GDP. Khi người nào đó bán chiếc xe đã qua sử dụng cho người khác, thì giá trị của chiếc xe
đã qua sử dụng đó không tính vào GDP.

 “... trong phạm vi một quốc gia...”

GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ của một quốc gia, bất kể
nhà sản xuất có quốc tịch nước nào.

Ví dụ : Khi một công dân Canađa làm việc tạm thời ở Mỹ, thì giá trị sản xuất của anh ta là bộ phận
cấu thành GDP của Mỹ. Khi một công dân Mỹ sở hữu nhà máy ở Haiti, thì giá trị sản xuất tại nhà
máy của anh ta sẽ không nằm trong GDP của Mỹ (nó là một phần trong GDP của Haiti).
Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 5
 “... trong một khoảng thời gian nhất định.”

GDP đo lường tổng giá trị sản xuất diễn ra trong một thời kỳ nhất định (thông thường là 1 năm hay
1 quý (3 tháng)). GDP đo lường dòng thu nhập và dòng chi tiêu của nền kinh tế trong thời kỳ đó.

2.1.3. Các thành phần của GDP

- Nhắc lại: GDP đo lường tổng chi tiêu


- Để hiểu được cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế, các nhà kinh tế

thường quan tâm nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của GDP (ký hiệu Y).

- GDP theo cách tiếp cận chi tiêu:

Y = C + I + G + NX

Bốn thành phần:


• Tiêu dùng của hộ gia đình (C)
• Đầu tư của doanh nghiệp (I)
• Mua sắm của chính phủ(G)
• Xuất khẩu ròng (NX)

Phương trình trên là một đồng nhất thức - tức một phương trình luôn đúng do cách định nghĩa các
biến số trong phương trình. Mỗi đô la chi tiêu nằm trong GDP đều thuộc một trong bốn thành tố của
GDP, nên tổng của bốn thành tố phải bằng GDP.

 Tiêu dùng (C)

-Gồm chi tiêu của các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà ở mới .

• Các hàng hóa : hàng hóa lâu bền ( ô tô, các trang thiết bị ) ; hàng hóa không lâu bền (thực
phẩm, lương thực, quần áo,…)
• Các dịch vụ: sản phẩm vô hình ( thể thao, chăm sóc y tế,…) , giáo dục

Ví dụ : Bữa trưa của gia đình Smith tại nhà hàng Burger King.

 Đầu tư (I)

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 6


Là việc mua những hàng hóa mà sẽ được sử dụng trong tương lai để sản xuất thêm các hàng hóa và
dịch vụ. Nó là tổng các khoản mua sắm thiết bị sản xuất, hàng tồn kho, công trình xây dựng bao
gồm cả chi tiêu cho nhà ở mới .

Lưu ý:

+ “Đầu tư” không có nghĩa là mua các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu.

+ Khi hộ gia đình mua nhà mới thì chi tiêu này thuộc khoản “đầu tư I” chứ không phải “tiêu dùng
C”.

 Mua sắm của chính phủ (G)

Bao gồm chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang.

Ví dụ: Khoản chi tiêu để mua tàu ngầm của Hải quân.

Lưu ý: Mua sắm của chính phủ không bao gồm chi chuyển nhượng ( trợ cấp xã hội cho người già,
bảo hiểm thất nghiệp) vì chúng được chi không phải để đổi lấy hàng hóa dịch vụ được sản xuất hiện
thời, không phản ánh sự sản xuất của nền kinh tế.

 Xuất khẩu ròng

NX = Xuất khẩu (X-exports) – Nhập khẩu (IM-imports)

Xuất khẩu ròng bằng chi tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong
nước (xuất khẩu) trừ đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài (nhập khẩu).

Ví dụ: Hoạt động bán máy bay của Boeing cho British Airways, làm tăng xuất khẩu ròng của Mỹ.

Lưu ý: Xuất khẩu ròng bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở nước ngoài (với dấu
âm), bởi vì những hàng hóa và dịch vụ này đã nằm trong tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ (với
dấu dương). Do vậy, khi một hộ gia đình, doanh nghiệp hay chính phủ trong nước mua hàng hóa
hoặc dịch vụ từ nước ngoài, thì khoản chi tiêu đó làm giảm xuất khẩu ròng - song nó cũng làm tăng
tiêu dùng, đầu tư hoặc chi tiêu chính phủ, nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến GDP.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 7


2.1.4. GDP danh nghĩa và GDP thực

GDP danh nghĩa GDP thực


 - Không được điều chỉnh ảnh hưởng - Được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát.
của lạm phát.
 - Cho biết sản lượng hàng hoá dịch - Cho biết sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền
vụ theo thời gian và có yếu tố về giá thay kinh tế theo thời gian mà không bị phụ thuộc vào
đổi trong khoảng thời gian đó. giá cả.

- Sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản - Sử dụng giá cố định năm cơ sở để tính giá trị sản
lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. lượng hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế.

 - Phản ánh giá cả số lượng hàng hoá - Đánh giá được năng lực của nền kinh tế trong
và dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người
cùng với giá cả. tiêu dùng.

- Chỉ phản ánh một phần nền kinh tế. - Thước đo phúc lợi kinh tế tốt hơn.

 Khi các nhà kinh tế nói về GDP của nền kinh tế, họ thường đề cập đến GDP thực.
 Để có được một thước đo cho sản lượng được sản xuất mà không bị thay đổi bởi những ảnh
hưởng về giá cả, ta sử dụng GDP thực.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 8


- Cách tính GDP danh nghĩa:
GDP danh nghĩa được tính bằng giá hiện hành.
- Cách tính GDP thực:
Chọn một năm làm năm cơ sở, giá cả trong năm cơ sở làm căn cứ cho việc so sánh số lượng trong
những năm khác nhau.
Ví dụ:

Lấy ví dụ cụ thể về các số liệu trong bảng sau:

Xúc xích Bánh mì kẹp thịt

Năm Giá Sản lượng Giá Sản lượng

2010 1 100 2 50

2011 2 150 3 100

2012 3 200 4 150

Tính toán GDP danh nghĩa

2010 (1 USD x 100 xúc xích) + (2 USD X 50 bánh) = 200 USD

2011 (2 USD x 150 xúc xích) + (3 USD X 100 bánh) = 600 USD

2012 (3 USD x 200 xúc xích) + (4 USD X 150 bánh) = 1200 USD

Tính toán GDP thực (năm cơ sở 2010)

2010 (1 USD x 100 xúc xích) + (2 USD X 50 bánh) = 200 USD


2011 (1 USD x 150 xúc xích) + (2 USD X 100 bánh) = 350 USD
2012 (1 USD x 200 xúc xích) + (2 USD X 150 bánh) = 500 USD

 Đối với năm cơ sở GDP thực = GDP danh nghĩa


 Chỉ số giảm phát GDP

a. Chỉ số giảm phát GDP

 Chỉ số giảm phát GDP là thước đo mức giá chung, phản ánh giá cả của hàng hoá và dịch vụ.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 9


GDP danh ngh ĩ a
Chỉ số giảm phát GDP = GDP th ự c X 100

 Đặc điểm:

+ GDP danh nghĩa và GDP thực giống nhau ở năm cơ sở nên chỉ số giảm phát GDP ở năm cơ sở
luôn bằng 100.

+ Chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm cơ sở.

b. Lạm phát
 Lạm phát là thuật ngữ mà nhà kinh tế sự dụng để mô tả tình huống mà mức giá chung của nền
kinh tế đang gia tăng.
 Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong thước đo mức giá từ giai đoạn này sang giai đoạn
kế tiếp.
 Tỷ lệ lạm phát giữa hai năm được tính như sau :

Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 =


ch ỉ s ố gi ả m ph á t n ă m2−ch ỉ s ố gi ả m ph á t n ă m1
X 100
ch ỉ s ố gi ả m ph á t n ă m1

 Chỉ số giảm phát GDP là một thước đo dùng để theo dõi mức giá trung bình của nền kinh tế
và cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát.

Tính toán chỉ số giảm phát GDP


2010 (200 USD / 200 USD) X 100 =100
2011 (600 USD / 350 USD) X 100 =171
2012 (1200 USD / 500 USD) X 100 =240
Tỷ lệ lạm phát

2010 Chỉ số giảm phát GDP là 100. (2010 là năm cơ sở)


2011 100 x (171-100)/100 =71%
2012 100 x (240-171)/171 =40%

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 10


2.1.5. Bàn luận về thước đo GDP

“GDP có phải là thước đo tốt cho phúc lợi/ sức khỏe của nền kinh tế không?”

- GDP đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.

 Do đó, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu trung bình của một
người trong nền kinh tế, bởi vì hầu hết mọi người đều thích nhận được thu nhập cao và hưởng thụ
mức chi tiêu nhiều hơn, vì vậy mà GDP bình quân đầu người dường như là thước đo tự nhiên về
phúc lợi kinh tế trung bình của cá nhân.

Có những ý kiến trái chiều về tính hợp lý của GDP với tư cách là một thước đo phúc lợi.

Vậy tại sao phải quan tâm đến GDP?

Thực tế, GDP lớn giúp hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
 GDP không đo lường sức khỏe của con cái chúng ta, nhưng các quốc gia có GDP lớn hơn có thể
chăm sóc sức khỏe cho chúng tốt hơn.
 GDP không đo lường chất lượng giáo dục nhưng quốc gia có GDP lớn hơn thì cung cấp hệ thống
giáo dục tốt hơn.
 GDP không đo lường vẻ đẹp thơ ca nhưng quốc gia có GDP lớn có thể giảng dạy cho nhiều công
dân của họ hơn về cách đọc và thưởng thức thơ, …
 GDP không trực tiếp đo lường những điều làm cuộc sống có giá trị nhưng nó đo lường khả năng
của chúng ta có được nhiều đầu vào phục vụ cho cuộc sống tốt hơn.

Trong bảng sau đây, Số liệu quốc tế xác nhận rằng GDP bình quân đầu người của một quốc gia có
mối tương quan chặt chẽ với mức sống người dân của quốc gia đó.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 11


Bảng. GDP và chất lượng cuộc sống.

 Tuy nhiên, GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi, một số thứ góp phần tạo
nên cuộc sống tốt đẹp lại bị loại ra khỏi GDP.

 GDP là chỉ số đo về lượng, không phải chất.

 GDP không phản ánh hết mọi giá trị của các hoạt động trong nền kinh tế:

 Không tính đến thời gian nghỉ ngơi.

Khi mọi người làm việc nhiều hơn thì nhiều thứ sẽ được sản xuất ra hơn và GDP sẽ tăng lên. Nhưng
chúng ta không nên kết luận rằng tất cả mọi người sẽ có cuộc sống tốt hơn. Sự thiệt hại do thời gian
nghỉ ngơi bị giảm bớt sẽ bù trừ đi lợi ích từ việc sản xuất và tiêu thụ số lượng hàng hóa dịch vụ lớn
hơn.

 Không nói về sự phân phối thu nhập.

GDP bình quân đầu người cho biết điều gì xảy ra với một người trung bình, nhưng đằng sau một
người trung bình lại là những hoàn cảnh cá nhân rất khác nhau (về thu nhập mỗi người kiếm được).

 Không bao gồm chất lượng của môi trường.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 12


Nếu chính phủ bỏ qua tất cả quy định về môi trường => Doanh Nghiệp sản xuất nhiều hơn mà không
xem xét tình trạng ô nhiễm họ gây ra => GDP có thể tăng lên nhưng phúc lợi xã hội chắc chắn giảm.
Sự suy giảm chất lượng không khí và nước sẽ lớn hơn so với sự bù đắp lợi ích từ việc sản xuất nhiều
hơn.

 Không bao gồm các giao dịch “phi thị trường”.

GDP bỏ sót giá trị hàng hoá sản xuất tại nhà. Việc đầu bếp chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mình, việc
trông trẻ của cha mẹ ở nhà, những công việc tình nguyện cũng đóng góp phúc lợi xã hội nhưng GDP
không phản ánh những đóng góp này.

Kết luận: GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế cho hầu hết chứ không phải là tất cả các
mục đích. Cần ghi nhớ GDP bao gồm những gì và những gì nó loại trừ ra.

2.2. Đo lường chi phí sinh hoạt

2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng

a. Khái niệm:
Chỉ số giá tiêu dùng-consumer price index (CPI) là một thước đo chi phí tổng quát của các
hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình. Hàng tháng Cục Thống kế Lao
Động (BLS), cơ quan trực thuộc Bộ Lao động, tính toán và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng.

CPI thể hiện Sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng.

Sự thay đổi trong mức giá trung bình của các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng.

b. Chỉ số giá tiêu dùng được tính như thế nào?


Khi BLS tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỉ lệ lạm phát cơ quan này sử dụng số liệu về giá cả
của hàng ngàn hàng hóa và dịch vụ. Các bước tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỉ lệ lạm phát trong
nền kinh tế:

 Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa.

Điều tra, khảo sát hành vi mua của người tiêu dùng để xác định giỏ hàng hóa.

 Bước 2: Xác định giá cả.

Xác định giá cả của từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại từng thời điểm.

 Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 13


Sử dụng số liệu về giá cả để tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại cái thời điểm khác
nhau.

 Bước 4: Chọn năm gốc và tính toán chỉ số.

Chỉ định một năm làm năm gốc hay năm cơ sở, mốc để dựa vào đó để so sánh với các năm khác.
(Việc lựa chọn năm gốc là tùy ý, bởi vì chỉ số này được sự dụng để đo lường những thay đổi của chi
phí sinh hoạt). Khi năm cơ sở đã được chọn, chỉ số này được tính như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng =


Gi á c ủ a giỏ h à ng h ó a v à d ị ch v ụ trong n ă mhi ệ n t ạ i
× 100
Gi á c ủ a gi ỏ h à ng h ó atrong n ă m g ố c

Tức là giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong mỗi năm được chia cho giá của giỏ hàng trong năm
gốc, và sau đó tỉ lệ này được nhân với 100. Con số kết quả chính bằng chỉ số giá tiêu dùng.

 Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát.

Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính toán tỉ lệ lạm phát - đó là phần trăm thay đổi của chỉ số giá so
với kì trước. Tức là, tỷ lệ lạm phát giữa hai năm liên tiếp được tính như sau:

CPI c ủ a n ă m2−CPI c ủ a n ă m1
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 = CPI c ủ a n ă m1
× 100

c. Các loại hàng hóa trong giỏ hàng để tính CPI ở Việt Nam:

Khi tính chỉ số giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa vào tính toán các loại hàng
hóa dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua, chủng loại hàng hóa này sẽ thay đổi theo tình hình

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 14


phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới xu hướng và thị hiếu tiêu dùng thay đổi. Cơ cấu hàng hóa tiêu dùng
cho thấy đời sống của người dân thay đổi như thế nào theo sự phát triển kinh tế.

Bảng. Giỏ hàng và quyền số tính CPI giai đoạn 2009 - 2014

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 15


d. Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt:

Mục đích của chỉ số giá tiêu dùng là đo lường những thay đổi trong chi phí sinh hoạt. Nói cách
khác, chỉ số giá tiêu dùng cố gắng xác định mức thu nhập cần phải tăng lên bao nhiêu để duy trì cùng
một mức sống. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng không phải là một thước đo hoàn hảo về chi phí sinh
hoạt. Ba vấn đề nảy sinh với chỉ số này được thừa nhận rộng rãi nhưng lại khó giải quyết.

• Vấn đề 1: Thiên vị thay thế.

Tức là người tiêu dùng hướng đến việc thay thế bằng những hàng hóa mà ngày càng trở nên rẻ
hơn. Cụ thể là khi giá cả thay đổi từ năm này sang năm khác, chúng không thay đổi theo cùng tỉ lệ
với nhau: Giá của một số mặt hàng này tăng giá nhiều hơn các mặt hàng khác. Người tiêu dùng phản
ứng với những thay đổi giá cả khác nhau bằng cách mua ít đi hàng hóa có giá tăng một lượng tương
đối lớn và mua nhiều hàng hóa có giá tăng ít hoặc thậm chí có thể đã giảm. Có nghĩa là người tiêu
dùng thay thế bằng các loại hàng hóa đã trở nên tương đối ít tốn kém hơn. Nếu một chỉ số giá được
tính toán dựa trên giả định một giỏ hàng hóa cố định, thì cách này bỏ qua khả năng thay thế của
người tiêu dùng, và do đó nó phóng đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt qua các năm.

Ví dụ: Hãy hình dung rằng trong năm gốc, táo rẻ hơn lê nên người tiêu dùng mua táo nhiều hơn
lê. Khi BLS (cục thống kê lao động) xây dựng giỏ hàng hóa, họ sẽ tính đến táo nhiều hơn lê. Giả sử
rằng năm tiếp theo thì lê rẻ hơn táo. Người tiêu dùng tự nhiên sẽ phản ứng với những thay đổi giá cả
bằng cách mua nhiều lê và ít táo hơn. Tuy nhiên, khi tính toán các chỉ số giá tiêu dùng, BLS sử dụng
giỏ hàng cố định mà về bản chất là giả định rằng người tiêu dùng tiếp tục mua những quả táo đắt đỏ
bây giờ với số lượng giống như trước. Vì lí do này chỉ số sẽ đo lường sự gia tăng lớn hơn nhiều
trong chi phí sinh hoạt so với sự gia tăng mà người tiêu dùng thực tế trải qua.

• Vấn đề 2: Sự giới thiệu hàng hóa mới.

Tức là sự gia tăng sức mua của đồng tiền do sự giới thiệu hàng hóa mới. Cụ thể là: Khi một hàng
hóa mới được giới thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, và điều này đến lượt lại làm
giảm chi phí để duy trì mức phúc lợi kinh tế như trước.

Ví dụ: Bạn có thể lựa chọn một phiếu quà tặng trị giá 100 USD ở một cửa hàng lớn cung cấp
nhiều loại hàng hóa và một phiếu quà tặng trị giá 100 USD ở một của hàng nhỏ bán cùng mức giá
nhưng có ít hàng hóa hơn. Bạn thích mua hàng hóa ở của hàng hơn? Và câu trả lời là đa số mọi

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 16


người sẽ chọn cửa hàng có nhiều hàng hóa hơn. Về bản chất, sự gia tăng trong tập hợp các lựa chọn
làm cho mỗi $ có giá trị hơn. Điều này cũng đúng đối với sự tiến triển của nền kinh tế theo thời gian:
Khi các hàng hóa mới được giới thiệu, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn, và mỗi $ có giá trị hơn.
Tuy nhiên, do chỉ số giá tiêu dùng dựa trên một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định, cho nên nó không
phản ánh sự gia tăng trong giá trị của mỗi $ mà phát sinh từ sự giới thiệu các hàng hóa mới.

 Vấn đề 3: Chỉ số tiêu dùng là sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được.

Nếu chất lượng của một hàng hóa giảm xuống từ năm này sang năm kế tiếp trong khi giá của nó
vẫn giữa nguyên, thì giá trị của một đô la giảm xuống, bởi vì bạn đang nhận được một hàng hóa kém
chất lượng hơn từ cùng một số tiền. Tương tự nếu chất lượng tăng từ năm này sang năm kế tiếp thì
giá trị của một đô la tăng lên. BLS cố gắng để tính đến sự thay đổi chất lượng. Khi chất lượng của
một hàng hóa trong giỏ hàng hóa thay đổi, ví dụ khi một mẫu xe hơi có mã lực cao hơn hoặc tiết
kiệm nhiên liệu hơn từ năm này sang năm kế tiếp, thì Cục điều chỉnh giá của hàng hóa tính đến sự
thay đổi chất lượng. Về bản chất họ đang cố gắng tính toán giá của một giỏ hàng hóa có chất lượng
không đổi.

e. Chỉ số giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giảm phát GDP là tỉ lệ của GDP danh nghĩa trên GDP thực. Bởi vì GDP danh nghĩa là
sản lượng hiện hành được tính theo giá hiện hành và GDP thực là sản lượng hiện hành được tính
theo giá của năm gốc, cho nên chỉ số giảm phát GDP phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá
năm gốc.

Chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng để đánh giá xem giá cả đang tăng nhanh như thế
nào. Hai chỉ số này thường di chuyển cùng nhau, nhưng có những khác biệt quan trọng:

Thứ nhất: Chỉ số giá giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong nước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được
người tiêu dùng mua.

Ví dụ: Sự khác biệt đầu tiên giữa chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giảm phát GDP đặc biệt quan
trọng khi giá dầu thay đổi. Mặc dù Hoa Kì cũng sản xuất dầu, nhưng phần lớn lượng dầu như xăng
và dầu sưởi ấm chiếm một phần lớn hơn chi tiêu của người tiêu dùng so với phần trong GDP. Khi
giá dầu tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhiều so với chỉ số giảm phát GDP.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 17


Ví dụ: Giả sử Volvo tăng giá xe ô tô của họ. Vì Volvo được sản xuất tại Thụy Điển, cho nên
chiếc xe này không phải là một phần của GDP Hoa Kì. Nhưng người tiêu dùng Hoa Kì mua Volvo,
vì vậy chiếc xe này là một phần trong giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình. Do đó sự tăng giá của
một hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu, chẳng hạn như một chiếc Volvo, xuất hiện trong chỉ số giá
tiêu dùng nhưng không xuất hiện trong chỉ số giá giảm phát GDP.

Thứ hai: Quan tâm đến việc lấy trọng số cho các giá cả khác nhau để tính ra một mức giá chung
duy nhất (sự khác biệt này khó phát hiện ra). Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của một giỏ hàng hóa
và dịch vụ cố định với giá của hàng hóa đó trong năm gốc. Chỉ thỉnh thoảng thì Cục Thống kê Lao
động mới thay đổi giỏ hàng hóa. Trái lại, chỉ số giảm phát GDP so sánh giá của các hàng hóa và
dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cũng các hàng hóa và dịch vụ chỉ số đó trong năm gốc.
Vì thế nhóm hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán chỉ số giảm phát GDP tự động thay đổi
theo thời gian. Sự khác biệt này không quan trọng khi tất cả các giá cả đang thay đổi tương ứng.
Nhưng nếu giá cả của những hàng hóa dịch vụ khác nhau thay đổi theo những mức khác nhau, thì
cách mà chúng ta gắn trọng số cho các giá cả khác nhau sẽ tác động đến tỉ lệ lạm phát tổng thể.

Tóm tắt so sánh bằng bảng sau:

Chỉ số giảm phát GDP (D) CPI

Phản ánh giá của tất cả các loại hàng hóa và Phản ánh giá của tất cả các loại hàng hóa
dịch vụ được sản xuất trong nước và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng

Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất nội Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
địa nội địa và ngoại nhập

Số lượng hàng hóa và dịch vụ thay đối (quyền Số lượng hàng hóa và dịch vụ cố định
số thay đổi) (quyền số không đổi)

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 18


2.2.2. Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát

a. Chuyển đổi số đô la từ những thời điểm khác nhau


• Lạm phát là việc so sánh số tiền giữa các thời điểm khác nhau.

• Chúng ta sử dụng CPI để điều chỉnh những con số có thể so sánh được.

Công thức chuyển đổi số đô la trong năm T thành số đô la ngày hôm nay là:

M ứ c gi á ng à y h ô mnay
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la trong năm T× M ứ c giá trong n ă mT

Ví dụ : Mức lương của Tổng thống Hoover vào năm 1931 là 75.000 USD. Để chuyển con sô này
thành số đô la của năm 2009, chúng ta lại nhân với tỉ lệ mức giá trong hai năm. Chúng ta thấy rằng
mức lương của Hoover là tương đương với 75.000 USD × (214.5/15.2), bằng 1.058.388 USD vào
năm 2009. Mức lương này cao hơn hẳn mức lương 400.000 USD của Tổng thống Barack Obama.

b. Chỉ số hóa

 Là sự điều chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước tác động của lạm
phát.

Ví dụ: Nhiều hợp đồng dài hạn giữa các công ty và công đoàn bao gồm cả việc chỉ số hóa một
phần hoặc tiền lương theo chỉ số giá tiêu dùng. Một điều khoản như vậy được gọi là trợ cấp chi phí
sinh hoạt, hay COLA (cost of living allowance). Một COLA tự động tăng lương khi chỉ số giá tiêu
dùng tăng lên.

• Là một đặc điểm của nhiều luật.

Ví dụ: Các lợi ích an sinh xã hội được điều chỉnh hằng năm để bù đắp cho người cao tuổi khi giá
cả tăng lên.

Khung thuế thu nhập liên bang, mức thu nhập tại đó thuế suất thay đổi, cũng được chỉ số hóa theo
lạm phát.

• Tuy nhiên, có trường hợp hệ thống thuế không được chỉ số hóa theo lạm phát.
c. Lãi xuất danh nghĩa và lãi xuất thực

Để xem xét một người kiếm được bao nhiêu từ tài khoản tiết kiệm, chúng ta cần xem xét cả lãi
suất và sự thay đổi giá. Sự điều chỉnh lạm phát là đặc biệt quan trọng khi xem xét số liệu lãi suất. Lãi

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 19


suất danh nghĩa là lãi suất thường được công bố; nó là lãi suất mà tại đó số tiền trong tài khoản tiết
kiệm tăng lên theo thời gian. Ngược lại, lãi suất thực tính đến sự thay đổi giá trị đồng tiền theo thời
gian, cho biết sức mua từ tài khoản ngân hàng của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian.

• Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất không có sự điều chỉnh tác động của lạm phát
• Lãi suất thực: Lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát
• Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát

Nếu tỉ lệ lạm phát càng cao thì sức mua tăng càng ít. Nếu tỉ lệ lạm phát cao hơn lãi suất, thì sức
mua giảm xuống. Và nếu giảm phát xảy ra (tức tỉ lệ lạm phát âm), thì sức mua tăng nhiều hơn lãi
xuất.

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô Page 20

You might also like