You are on page 1of 21

KINH TẾ VĨ MÔ

Th.S Đặng Trung Chính


Email chinhdt@vnu.edu.vn
Số điện thoại 0906655185
Giới thiệu chung

Tăng trưởng: đo lường tăng trưởng và nguồn gốc

Lạm phát: đo lường, phân loại, ảnh hưởng

Thất nghiệp: nguồn gốc, tính toán, ảnh hưởng

Tỷ giá hối đoái

Chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá


Cấu trúc môn học
CHƯƠNG 1: Tổng quan về kinh tế vĩ mô

CHƯƠNG 2: Sản xuất và tăng trưởng

CHƯƠNG 3: Tiết kiệm đầu tư và hệ thống tài chính

CHƯƠNG 4: Hệ thống tiền tệ

CHƯƠNG 5: Nền kinh tế mở

CHƯƠNG 6: Mô hình tổng chi tiêu

CHƯƠNG 7: Mô hình tổng cầu tổng cung

CHƯƠNG 8: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

CHƯƠNG 9: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp


Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hành vi
tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

Khái niệm
Kinh tế vĩ mô trình bày một cách
nhìn tổng quát về cấu trúc của nền
kinh tế và các mối quan hệ của
các cấu phần chính của nó.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô

Tổng sản lượng và tăng trưởng kinh tế

Lạm phát

Thất nghiệp

Tác động của toàn cầu hóa đến


hoạt động của nền kinh tế
Các công cụ chính sách

Chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

Chính sách thu nhập

Chính sách ngoại thương


Đo lường sản lượng

GDP hay tổng sản phẩm quốc nội là đại


lượng đo lường cho tổng sản lượng của nền
kinh tế.

GDP là tổng giá trị thị trường của tất cả


hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trong một quốc gia trong một thời kỳ
nhất định.
Gdp: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

“GDP là tổng giá trị thị trường. . .” => Sản lượng được tính giá trị theo giá thị trường.

“. . . Của tất cả. . .” => Bao gồm tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế và
được bán hợp pháp trên thị trường.

“. . . Hàng hóa và dịch vụ. . .” => Hàng hóa chỉ đến sản phẩm hữu hình và dịch vụ chỉ đến
sản phẩm vô hình.

“. . . Cuối cùng . . .” => Chỉ tính đến hóa hóa và dịch vụ cuối cùng (đến tay người sử dụng
cuối cùng) và không tính đến hàng hóa trung gian (hàng hóa được sử dụng làm đầu vào để
sản xuất ra hàng hóa khác).
Gdp: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

“. . . Được sản xuất ra . . .” => Bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong hiện tại,
không tính hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong quá khứ.

“ . . . Trong một quốc gia. . .” => Tính giá trị sản xuất trong phạm vi một quốc gia bất kể ai
là người sản xuất ra nó.

“. . . Trong một thời kỳ nhất định.” => Tính giá trị sản xuất được thực hiện trong một
khoảng thời gian thường là năm hay quý.
Gdp: Không bao gồm

Hàng hóa trung gian.

Những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng mà không đến với thị trường.

Những sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ phi pháp.

Những giao dịch không có tính sản xuất.


GDP được tính theo tổng giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong nền kinh tế.
Cách
tính
GDP Giá trị gia tăng: phần tăng trong giá trị của
theo giá sản phẩm trong mỗi công đoạn sản xuất.

trị gia
tăng Giá trị gia tăng = Giá trị thị trường của sản phẩm
– Giá trị thị trường của hàng hóa trung gian

GDP = Tổng giá trị gia tăng


GDP được tính bằng tổng chi tiêu vào hàng hóa và dịch
vụ của tất cả các khu vực trong nền kinh tế.

C: Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình cho hàng hóa
Cách và dịch vụ.

Tính I: Tổng đầu tư tư nhân nội địa bao gồm


GDP
theo G: Chi tiêu của chính phủ bao gồm

chi tiêu NX: Xuất khẩu ròng

GDP = C + I + G + NX
GDP được tính bằng tổng thu nhập của
các yếu tố sản xuất.
Cách
Tính
GDP = Thù lao cho người lao động (W) +
GDP Tiền thuê (R) + Tiền lãi suất (i) + Lợi
theo nhuận (Pr) + Thuế kinh doanh gián thu
(Ti) + Khấu hao (De) + (Thu nhập yếu tố
thu sản xuất trả cho người nước ngoài - Thu
nhập nhập yếu tố sản xuất của người dân trong
nước kiếm được từ nước ngoài)
Gdp Danh Nghĩa Và Gdp Thực Tế

GDP thực tế GDP danh nghĩa


tính giá trị sản tính giá trị sản
xuất hàng hóa xuất hàng hóa
và dịch vụ theo và dịch vụ theo
mức giá của mức giá hiện
năm cơ sở. hành.
Chỉ số giảm phát GDP cho biết
phần tăng trong GDP danh nghĩa
là do tăng trong mức giá chứ
không phải tăng trong sản lượng.
Chỉ Số Giảm
Phát Gdp
Chỉ số giảm phát = (GDP danh
nghĩa / GDP thực tế) x 100
Các Chỉ Tiêu Sản Lượng Hay Thu Nhập Khác

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): GNP = GDP + NIA

Sản phẩm quốc dân ròng (NNP): NNP = GNP – Khấu hao
Thu nhập quốc dân (NI): NI = NNP – Thuế kinh doanh gián
thu
Thu nhập cá nhân (PI): tổng thu nhập mà các hộ gia đình
nhận được.
Thu nhập khả dụng (DI): DI = PI – Thuế cá nhân
Lạm phát chỉ đến sự gia tăng trong mức giá chung
của nền kinh tế.
Mức giá chung chỉ đến mặt bằng giá cho tất cả hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế.

Lạm
Phát
Tỷ lệ lạm phát được tính bằng thay đổi phần trăm
trong mức giá chung.
Nếu tỷ lệ lạm phát là dương: lạm phát
Nếu tỷ lệ lạm phát là âm: thiểu phát
Xác định giỏ hàng hóa thị trường mà hộ gia
đình điển hình mua sắm.
Cách tính lạm
phát theo CPI: Tính chi phí để mua giỏ hàng hóa thị trường
Chỉ số giá tiêu trong năm cơ sở.
dùng CPI là đại
lượng đo lường Tính chi phí để mua giỏ hàng hóa thị trường
chi phí mua giỏ trong năm thứ t.
hàng hóa thị
trường của hộ
gia đình điển Tính chỉ số giá tiêu dùng
hình.

CPI năm t = (Chi phí mua giỏ hàng hóa năm


t/Chi phí mua giỏ hàng hóa năm cơ sở)x100
Chỉ số GDP phản ánh giá của tất cả hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế
trong khi CPI phản ánh giá của nhóm hàng
Sự khác hóa và dịch vụ được lựa chọn trong mua sắm
của các hộ gia đình.
biệt giữa
chỉ số giảm
phát GDP Chỉ số GDP so sánh giá của hàng hóa và dịch
và CPI vụ được sản xuất hiện hành với giá của nó
trong năm cơ sở trong khi CPI so sánh giá của
giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của
nó trong năm cơ sở.
Thất nghiệp

-Trẻ em
-Không thuộc lực lượng lao động: người trưởng thành không
sẵn lòng hoặc không thể làm việc.
-Lực lượng lao động: người trưởng thành muốn làm việc và
có khả năng làm việc.
+Người có việc làm: người làm việc có trả công.
+Người thất nghiệp: người không có công việc được trả
công.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động =
(Lực lượng lao động / Dân số trưởng
thành) × 100%
Thấp
nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp =
(Số người thất nghiệp / Lực lượng lao
động) × 100%

You might also like