You are on page 1of 8

TRUNG TÂM BD KIẾN THỨC Học, học nữa học mãi

OTHK.VN
KINH TẾ VĨ MÔ Chương 10

Website : http://othk.vn Đo lường thu nhập quốc gia


Ths Nguyễn Ngọc Huy – 0931.731.806

TÓM TẮT
- Bởi mỗi giao dịch đều có một người mua và một người bán, cho nên tổng chi tiêu
chung nền kinh tế phải bằng tổng thu nhập trong nền kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng chi tiêu của một nền kinh tế vào
những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất mới và tổng thu nhập nhận được từ việc
sản xuất những hàng hóa và dịch vụ này. Chính xác hơn, GDP là giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong
một thời kỳ nhất định.
- GDP được chia thành bốn thành phần của chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, mua sắm
chính phủ và xuất khẩu ròng. Tiêu dùng bao gồm chi tiêu của hộ gia đình cho hàng
hóa và dịch vụ, ngoại trừ việc mua nhà ở mới. Đầu tư bao gồm chi tiêu cho thiết
bị và các công trình nhà xưởng mới, kể cả khoản mua nhà ở mới của các hộ gia
đình. Mua sắm chính phủ bao gồm chi tiêu của chính quyền liên bang, tiểu bang
và địa phương cho hàng hóa và dịch vụ. Xuất khẩu ròng bằng giá trị hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài (xuất khẩu) trừ đi giá trị
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và bán ở trong nước (nhập khẩu).
- GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản xuất hàng hóa và dịch
vụ của nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính toán giá
trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Chỉ số giảm phát GDP – được
tính bằng tỷ lệ GDP danh nghĩa trên GDP thực – đo lường mức giá trong nền kinh
tế.
- GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế bởi vì mọi người thích thu nhập cao
hơn là thu nhập thấp. Nhưng nó không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi.
Ví dụ, GDP không bao gồm giá trị của sự nghỉ ngơi và giá trị của môi trường
trong lành.

Page 1|8
THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (Gross Domestic Product - GDP)


Định nghĩa:
GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Diễn giải về nội dung của GDP:
“GDP là giá trị thị trường… (Market value)”
Có nghĩa là GDP được quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo mức giá được giao
dịch trên thị trường.
“..của tất cả…”
Có nghĩa là GDP tìm cách tính toàn thể các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và
bán hợp pháp trên thị trường. Đối với nhà đất sở hữu bất kể đang cho thuê hay đang ở
thì tiền thuê nhà tính theo giá thị trường vẫn được tính vào GDP. Mặt khác GDP không

Page 2|8
tính tới các giá trị giao dịch ngầm hoặc bất hợp pháp như ma túy, buôn lậu hoặc tự
cung tự cấp (self-sufficient) (các hoạt động tự sản xuất và tiêu dùng tại gia đình).
“…cuối cùng… (all the finished goods and services)”
Là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và chúng được người mua sử
dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là những hàng hóa bán cho những người sử
dụng cuối cùng. Phân biệt hàng hóa cuối cùng là để khắc phục hiện tượng tính trùng
trong đo lường GDP. Ví dụ, tính GDP trong ngành sản xuất xe máy, sẽ là vô nghĩa nếu
như cộng tất cả giá trị của sản lượng cao su, lốp xe máy, và xe máy được tạo ra trong
một nền kinh tế lại với nhau bởi vì giá trị của lốp xe đã tính đến giá trị của cao su dùng
sản xuất ra lốp xe đưa vào xe máy. Ở đây, cao su và lốp xe là những hàng hóa trung gian.
Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ hàng hóa trung gian không được sử dụng vào việc
sản xuất ra những hàng hóa khác mà được đưa vào hàng tồn kho của doanh nghiệp để
bán ra hoặc đưa vào sản xuất trong tương lai. Lúc đó hàng hóa trung gian được coi là
hàng hóa cuối cùng và giá trị của nó ở dạng đầu tư tồn kho được tính vào GDP. Sau khi
đầu tư tồn kho này được bán ra hoặc sử dụng ở thời kỳ tiếp theo thì đầu tư tồn kho của
doanh nghiệp được ghi là một số âm. Tức là đã được tính vào GDP ở thời điểm sản xuất
và phải tính giảm đi một lượng tương ứng ở kỳ tiếp theo.
“Hàng hóa và dịch vụ (goods and sevices)”
Có nghĩa là GDP bao gồm cả những hàng hóa hữu hình như lương thực, thực phẩm,
quần áo, xe máy tủ lạnh và những dịch vụ vô hình như dịch vụ cắt tóc, khám bệnh, bào
chữa của luật sư, văn hóa nghệ thuật..v.v.
“..Được sản xuất..” (produced)
GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất. Nó không bao
gồm các giao dịch liên quan đến những hàng hóa được sản xuất trước đây.

Page 3|8
“..trong phạm vi một quốc gia… (within a country’s borders)”.
Tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của
quốc gia đều được tính vào GDP. Bất kể nó được tạo ra bởi công dân nước nào và doanh
nghiệp được sở hữu bởi trong nước hay nước ngoài.
“….trong một khoảng thời gian nhất định….(in a specific time period)”.
Có nghĩa là GDP phản ánh giá trị sản lượng được tạo ra trong một khoảng thời gian
cụ thể. Thông thường GDP được tính cho thời kỳ một năm hoặc theo các quý trong năm.

Page 4|8
Các thành phần của GDP
GDP = Y = C + I + G + NX
Trong đó:
C (Consumption) là tiêu dùng của hộ gia đình:
Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và
dịch vụ (tuy nhiên chi mua nhà ở mới của hộ gia đình không được hạch toán vào chi tiêu
hộ gia đình mà được hạch toán vào đầu tư tư nhân). C thường là thành phần GDP lớn
nhất trong nền kinh tế.
I (Investment) là tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân.
Là những thay đổi dương trong khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị
nhà xưởng và chi tiêu cho nhà ở mới của dân cư, những thay đổi âm về hàng tồn kho của
doanh nghiệp (Inventories). Tổng đầu tư bao gồm 2 bộ phận là: (i)Đầu tư thay thế là chi
tiêu để bù đắp giá trị của bộ phận tư bản hiện vật đã hao mòn, được gọi là khấu hao
(Deprecaition); (ii)Đầu tư ròng (Net investment) là khoản chi tiêu để mở rộng quy mô
của tư bản hiện vật. Do đó đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ khấu hao (Ni = I - Dep).
Điều quan trọng cần lưu ý nữa là mua các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu
được coi là 'tiết kiệm', trái ngược với đầu tư.
G (Government Purchases) là chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ hay còn
gọi tắt là mua sắm của chính phủ.
Nó bao gồm tiền lương của công chức, tiền mua vũ khí cho quân đội và bất kỳ
khoản chi đầu tư nào của chính phủ. Tuy nhiên, vì GDP là thước đo năng suất, các khoản
thanh toán chuyển nhượng (Transfer payments - Tr) do chính phủ thực hiện không được
tính vì các khoản thanh toán này không phản ánh việc mua sắm của chính phủ. Ví dụ các
khoản trợ cấp cho người thuộc diện chính sách xã hội, như người già, người tàn tật hay
chi trợ cấp thất nghiệp… , chúng không được tính vào GDP.
NX(Net eXports) là xuất khẩu ròng :
Là khoản chi tiêu của người nước ngoài cho mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ra ở trong nước trừ đi khoản chi tiêu của người dân trong nước cho mua hàng hóa và
dịch vụ tạo ra ở nước ngoài. NX = X – IM trong đó:
+ X (eXports) đại diện cho tổng xuất khẩu, ghi nhận số tiền dương mà một quốc gia
thu được khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang quốc gia khác.

Page 5|8
+ IM (IMports) là đại diện cho tổng nhập khẩu, ghi nhận số tiền âm hay khoản phải
trả để tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ do quốc gia khác sản xuất, tồn tại trong “G”, “I”
hoặc “C”, và phải được khấu trừ để tránh tính nguồn cung từ nước ngoài vào trong nước.

Các chỉ tiêu khác.


Tổng sản phẩm quốc dân: GNP (Gross National Product).
Đo lường thu nhập hay giá trị sản xuất của các công dân một quốc gia (bao gồm cả
con người và nhà máy của họ) bất kể hoạt động đang diễn ra ở đâu.
Mối quan hệ giữa GDP và GNP là: GNP = GDP + NFA
Trong đó NFA (Net Factor income from Abroad) là thu nhập yếu tố ròng từ nước
ngoài. NFA = Thu nhập được tạo ra bởi người dân ở nước ngoài – Thu nhập tạo ra bởi
người nước ngoài ở trong nước.
Sản phẩm quốc dân ròng: NNP (Net National Product).
Có NNP = GNP – Dep
Thu nhập quốc dân: NI (National Income).
NI = NNP - Te = GNP – Dep – Te
Bên cạnh đó ta còn chú ý đến một loại thu nhập quan trọng đó là thu nhập cá nhân
(Personal Income - PI) là khoản thu nhập sau khi trừ đi thu nhập để lại và các khoản bảo
hiểm.
Thu nhập quốc dân khả dụng: DI (Disposable Income).
Có DI = Y – T

Page 6|8
GDP THỰC SO VỚI GDP DANH NGHĨA
GDP danh nghĩa (Nominal GDP). Là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tính
theo giá hiện hành.
GDPnt = ∑ qti pti
GDP thực (Real GDP). Là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tính theo giá cố
định của năm cơ sở.
GDPrt = ∑ qti p0i
Chỉ số giảm phát DGP (GDP Deflator). Là thước đo mức giá được tính toán bằng tỷ
số của GDP danh nghĩa so với GDP thực nhân với 100.
t
GDPnt ∑ qti pti
DGDP = × 100% = × 100%
GDPrt ∑ qti p0i
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP growth rate): Thể hiện mức độ biến động của GDP
thực theo thời gian.
t
GDPrt − GDPrt−1
g = × 100%
GDPrt−1
Tỉ lệ lạm phát (Inflation rate): Thể hiện mức độ biến động của chỉ số giảm phát GDP
hay của giá cả chung theo thời gian
DtGDP − Dt−1
GDP
𝐼𝑓𝑡 = t−1 × 100%
DGDP

Page 7|8
GDP CÓ PHẢI LÀ MỘT THƯỚC ĐO TỐT VỀ PHÚC LỢI KINH TẾ?
GDP được coi là tiêu thức tốt nhất phản ánh phúc lợi kinh tế của một xã hội.
Chúng ta thấy rằng GDP phản ánh đồng thời 2 mặt là tổng thu nhập và tổng chi tiêu của
nền kinh tế để mua hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra. Rõ ràng là một người
có mức thu nhập cao hơn được hưởng mức chi tiêu cao hơn cho các hàng hóa và dịch vụ
phục vụ đời sống vật chất và tinh thần đa dạng của mình và do đó có cuộc sống sung túc
và mãn nguyện hơn so với một người có thu nhập và chi tiêu thấp hơn.
Tuy nhiên, GDP là một tiêu không hoàn hảo phản ánh phúc lợi kinh tế của một
quốc gia vì bản thân GDP không phản ánh các giá trị về sức khỏe, tuổi thọ, môi trường
sống..v..v..

Page 8|8

You might also like