You are on page 1of 12

CHƯƠNG 5.

1. Tổng sản phẩm trong nước GDP là chỉ tiêu để đo lường:


a. Sản lượng của một nền kinh tế
b. Thu nhập của một nền kinh tế
c. Sự thay đổi giá cả của nền kinh tế.
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
e. (a) và (b) đúng
2. Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam đo lường giá trị sản xuất và thu nhập
được tạo ra bởi:
a. Người Việt Nam và các nhà máy của họ bất kể chúng được đặt ở đâu trên thế giới
b. Những người và nhà máy của họ được đặt trên lãnh thổ Việt Nam
c. Riêng khu vực dịch vụ trong nước
d. Riêng khu vực chế tạo trong nước
3. Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị thị trường của
a. Hàng hóa trung gian
b. Hàng hóa sản xuất
c. Hàng hóa và dịch vụ thông thường
d. Hàng hóa và dịch vụ cấp thấp
e. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
4. Khi tính toán GDP, người ta đã không tính giá trị của sản phẩm trung gian vì:
a. Giá trị của sản phẩm trung gian là rất nhỏ.
b. Số lượng sản phẩm trung gian quá lớn.
c. Để tránh tính trùng do giá trị của sản phẩm trung gian đã nằm trong giá trị
của sản phẩm cuối cùng.
d. Để tiết kiệm chi phí trong quá trình tính toán.
5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về GDP là:
a. Một chỉ tiêu hoàn hảo trong việc phản ánh chất lượng cuộc sống.
b. Một chỉ tiêu phản ánh thu nhập và những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hoá.
c. Một chỉ tiêu phản ánh thu nhập và sản lượng của một nền kinh tế.
d. Một chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của sản lượng.
e. Một chỉ tiêu được tính toán dựa trên một tập hợp hàng hoá cố định.

Để làm từ câu 6 đến câu 8 chú ý đến khái niệm về GDP để xem cái gì được tính
vào GDP giống như các ví dụ cô đã lấy khi học lý thuyết
6. Khoản mục nào sau đây được tính vào GDP:
a. Công việc nội trợ
b. Doanh thu từ việc bán ma túy bất hợp pháp
c. Doanh thu từ việc bán các sản phẩm trung gian
d. Dịch vụ tư vấn
e. Một ngôi nhà mới xây dựng năm trước và được bán lần đầu tiên vào năm nay
7. Khi một gia đình trồng rau và tiêu dùng số rau đó thì hoạt động trên:
a. Được tính vào GDP thực tế.
b. Được tính vào GDP danh nghĩa và làm tăng thành tố C.
c. Không được tính vào GDP do không thể tính được những hoạt động này.
d. Các câu trên đều không chính xác.
8. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2009. Doanh thu của:
a. Một chiếc xe Honda sản xuất năm 2009 tại Sóc Sơn
b. Dịch vụ cắt tóc
c. Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản
d. Một ngôi nhà được xây dựng năm 2008 và được bán lần đầu tiên trong năm 2009
e. Tất cả các khoản mục trên
Chú ý: ngôi nhà được xây dựng vào năm 2008 nên được tính vào GDP 2008 vì theo
khái niệm GDP “ GDP tính thời kỳ hiện tại tức thời kỳ hàng hóa dịch vụ mới được sản
xuất ra”
9. Xét một chuỗi các hoạt động sản xuất sau của nước N: Người trồng lúa tạo ra lượng
gạo trị giá 10 triệu đồng rồi bán một nửa cho hộ gia đình để tiêu dùng và nửa còn lại
được bán cho người làm bột để tạo ra lượng bột trị giá 9 triệu đồng. Hai phần ba số
bột này được chuyển vào nhà máy để làm ra lượng bánh trị giá 11 triệu đồng rồi bán
cho người tiêu dùng trong nước. Số bột còn lại được bán cho người tiêu dùng nước
ngoài. Vậy chuỗi hoạt động sản xuất trên đã đóng góp vào GDP của nước N một lượng
là:
a. 30 triệu đồng.
b. 5 triệu đồng.
c. 19 triệu đồng.
d. 14 triệu đồng.
e. 11 triệu đồng.
CHÚ Ý: Chỉ có hàng hóa cuối cùng (được bán cho người tiêu dùng cuối cùng) mới được tính
vào GDP

10 triệu đồng ½ bán cho hộ gia đình để tiêu dùng➔ 5tr này được tính vào GDP
½ bán cho người làm bột ➔ lượng bộ trị giá 9tr

2/3 số bột chuyển vào nhà máy làm bánh 1/3 số bột bán cho người tiêu
dùng nước ngoài ➔ 3tr giá trị
Làm ra bánh 11 tr bán cho người tiêu dùng bột này được tính vào GDP
➔ 11 triệu này được tính vào GDP
10. Để đo lường tổng thu nhập do công dân một nước tạo ra, không cần biết tạo ra ở
đâu, người ta sử dụng:
a. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
b. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
c. Tổng thu nhập quốc dân (NI)
d. Tất cả các chỉ tiêu trên
11. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập:
a. mà người Việt Nam tạo ra cả ở trong nước và ngoài nước
b. tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
c. của khu vực dịch vụ trong nước
d. của khu vực chế tạo trong nước
12. Trường hợp nào sau đây đồng thời được tính vào cả GDP và GNP của Việt Nam:
a. Giá trị tổng sản phẩm của một doanh nghiệp Việt Nam tại Nga.
b. Thu nhập của nhà máy Honda tại Việt Nam.
c. Lợi nhuận của một dự án do chính phủ Việt Nam đầu tư tại Campuchia.
d. Tiền lương của một giám đốc tài chính người Mỹ làm thuê cho một doanh nghiệp
Việt Nam.
e. Tiền lương của một bác sĩ người Việt Nam làm việc tại bệnh viện Bạch Mai
Chú ý: GDP tạo ra trên phạm vi địa lý của nước đó, còn GNP do công dân nước
đó tạo ra
13. Muốn tính GNP từ GDP chúng ta phải:
a. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của chính phủ cho các hộ gia đình
b. Cộng với thuế gián thu ròng
c. Cộng với xuất khẩu ròng
d. Cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài
e. Trừ đi tiết kiệm

14. Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:
a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam lớn hơn giá trị sản xuất mà
người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
b. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam nhỏ hơn giá trị sản xuất mà
người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa.
d. GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa.
Cách làm: chúng ta có công thức
GNPViệt Nam = GDPViệt Nam + thu nhập do công dân Việt nam tạo ra ở nước ngoài – thu nhập của
người nước ngoài tạo ra ở VIệt Nam
Mà theo đề bài GDPVIệt Nam > GNPVIệt Nam
➔ GDPVIệt Nam > GDPViệt Nam + thu nhập do công dân Việt nam tạo ra ở nước ngoài – thu nhập của
người nước ngoài tạo ra ở VIệt Nam
➔ GDPVIệt Nam - GDPViệt Nam > thu nhập do công dân Việt nam tạo ra ở nước ngoài – thu nhập của
người nước ngoài tạo ra ở VIệt Nam
➔ 0 > thu nhập do công dân Việt nam tạo ra ở nước ngoài – thu nhập của người nước ngoài tạo
ra ở VIệt Nam
➔ thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở VIệt Nam > thu nhập do công dân Việt nam tạo ra ở
nước ngoài

15. Lợi nhuận của hãng Honda (Nhật Bản) tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:
a. GNP của Việt Nam
b. GDP của Việt Nam
c. GNP của Nhật
d. GDP của Nhật
e. Cả b và c đúng
Chú ý: GDP tạo ra trên phạm vi địa lý của nước đó, còn GNP do công dân nước
đó tạo ra
Honda Nhật bản được sản xuất trên phạm vi địa lý của VIệt Nam nên được tính
vào GDP Việt Nam, nhưng do công dân nhật bản tạo ra nên được tính vào GNP
của Nhật

16. Khi tính GDP hoặc GNP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:
a. Chi tiêu của chính phủ với tiền lương
b. Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền
c. Chi tiêu ch8o đầu tư và chi tiêu chính phủ
d. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ
e. a và c
17. Các hoạt động nào sau đây được tính vào GDP của Nhật
a. Mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng.
b. Thời gian nghỉ ngơi của người dân.
c. Giá trị tổng sản phẩm do công ty Honda Việt Nam tạo ra.
d. Số tiền lương mà một học sinh Việt Nam nhận được do làm thêm trong thời gian du
học tại Nhật.
Tương tự câu 15, tạo ra trên phạm vi địa lý của một nước sẽ được tính vào GDP của
nước đó không cần biết người tạo ra có quốc tịch nước nào.

18. Trong mô hình dòng luân chuyển:


a. Các doanh nghiệp luôn trao đổi hàng hóa lấy tiền
b. Các hộ gia đình luôn trao đổi hàng hóa lấy tiền
c. Các hộ gia đình là người bán trên thị trường yếu tố sản xuất và là người mua trên
thị trường hàng hóa
d. Các doanh nghiệp là người mua trên thị trường hàng hóa và là người bán trên thị
trường yếu tố sản xuất
19. Công thức GDP = C + I + G + NX là tính GDP theo cách tiếp cận:
a. Chi tiêu b. Thu nhập
c. Giá trị gia tăng d. Cả 3 cách trên
20. Công thức Y = w + i + r + Pr + Dep + Te là tính GDP theo cách tiếp cận:
a. Chi tiêu b. Thu nhập
c. Giá trị gia tăng d. Cả 3 cách trên
21. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khía cạnh chi tiêu có thể được đo lường
bằng tổng của:
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
b. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận
c. Đầu tư, tiêu dùng, lợi nhuận và chi phí hàng hóa trung gian
d. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chi phí hàng hóa trung gian, chuyển giao
thu nhập và tiền thuê
e. Sản phẩm quốc dân ròng, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập cá nhân khả dụng.
22. Trong công thức tính GDP theo khía cạnh thu nhập Y = w + i + r + Pr + Dep + Te,
thì Dep là gì:
a. Tiền lương b. Lãi suất
c. Chi phí thuê nhà, thuê đất d. thuế gián thu
e. Khấu hao
23. Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng
hóa và dịch vụ được gọi là:
a. Tiêu dùng b. Khấu hao
c. Sản phẩm quốc dân ròng d. đầu tư
e. Hàng hóa trung gian

Để làm từ câu 24 đến 32 thì Cách làm: các em nhớ công thức tính GDP theo khía cạnh
chi tiêu là GDP = C + I + G + NX, trong đó NX = X - IM . Và xem lại lý thuyết để biết
C,I,G,NX là gì. (giống như bài 1 cô đã hướng dẫn làm nhé)
Các em phải đọc đề bài xem dữ kiện đề bài cho tác động tới yếu tố nào trong công thức
tính GDP này, và từ đó cũng sẽ nhận xét được GDP thay đổi như nào. Và chú ý, dữ kiện
đề bài cho có thể không chỉ tác động tới một yếu tố mà có thể tác động tới 2 yếu tố
24. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp
cận chi tiêu:
a. Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê
b. Dịch vụ dọn nhà mà một gia đình thuê
c. Một cây cầu mới được xây dựng bằng vốn ngân sách thành phố
d. Sợi bông được công ty dệt Thành Công mua đưa vào sản xuất ngay
e. Khoản chi tiêu mua một chiếc xe Toyota Camry mới của UBND TP Hà Nội

PHân tích: Đáp án a và đáp án b được tính vào C


Đáp án c và e được tính vào G
Đáp án b không được tính vào GDP vì nguyên vật liệu mua về đưa vào sản xuất ngay thì đó là
hàng trung gian.
25. Điều nào sau đây làm tăng thành tố I trong công thức tính GDP theo cách tiếp cận
chi tiêu:
a. Chi tiêu của một hộ gia đình cho nhà mới
b. Doanh nghiệp mua thêm nguyên liệu sản xuất
c. Chính phủ mua thêm thiết bị quân sự
d. Công ty may 10 tăng lượng xuất khẩu
e. a và b
26. Hoạt động nào sau đây không được tính vào khoản mục C trong cách tính GDP
theo phương pháp chi tiêu:
a. Bạn vừa mua chiếc laptop.
b. Gia đình bạn vừa đi buffer tại Grand Plaza.
c. Bạn vừa mới đi mua một bộ quần áo mới tại 7.am.
d. Gia đình bạn vừa mới mua một căn hộ chung cư mới ở Garden city.
CHÚ Ý: khoản chi tiêu của hộ gia đình cho nhà mới không được tính vào chi tiêu
hộ gia đình C mà được coi là khoản đầu tư nhé

27. Khoản mục nào sau đây không được coi là chi tiêu của chính phủ G trong cách
tính GDP theo khía cạnh chi tiêu:
a. Chính phủ mua một máy bay ném bom
b. Khoản tiền trợ cấp an sinh xã hội mà các hộ gia đình nhận được
c. Chính phủ xây một con đê mới
d. Thành phố Hà Nội Tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.
CHÚ Ý: theo lý thuyết trong slide có ghi nhé: Các khoản chuyển giao thu nhập
hay thanh toán chuyển nhượng như: trợ cấp cho người già, người tàn tật, trợ cấp
xóa đói giảm nghèo, trợ giá cho doanh nghiệp ➔ Không được tính vào G để tính
GDP
28. Nếu bạn mua một ngôi nhà mới để ở khi về hưu thì giao dịch này sẽ được tính là:
a. Tiêu dùng b. Đầu tư
c. Chi tiêu chính phủ d. Xuất khẩu
e. Nhập khẩu
29. Khoản mục nào dưới đây được coi là khoản chuyển giao thu nhập:
a. Tiền lương b. Lợi nhuận
c. Tiền thuê đất d. Chi tiêu chính phủ
e.Trợ cấp thất nghiệp
30. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo khía cạnh chi tiêu bao gồm những khoản
mục dưới đây ngoại trừ:
a. Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình
b. Đầu tư
c. Mua sắm của chính phủ
d. Thanh toán chuyển nhượng của chính phủ
31. Khi một hãng trong nước xuất khẩu một chiếc ô tô từ hàng tồn kho từ năm trước
cho người tiêu dùng ở nước ngoài thì:
a. C tăng, I giảm.
b. I giảm, NX tăng.
c. I giảm, NX giảm.
d. C tăng, NX tăng.
Lý do: dựa vào dữ kiện đề bài, Xuất khẩu một chiếc ô tô ➔ làm xuất khẩu EX
tăng từ đó làm xuất khẩu dòng NX tăng. Và xuất khẩu chiếc ô tô này từ hàng
tồn kho, hàng tồn kho được tính vào đầu tư➔ nên làm đầu tư I giảm.

32. Khoản tiền 50.000 đô la mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe BMV được sản xuất
tại Đức sẽ được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào:
a. Đầu tư tăng 50.000 đô la và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la
b. Tiêu dùng tăng 50.000 đô la và xuất khẩu dòng giảm 50.000 đô la
c. Xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la
d. Xuất khẩu ròng tăng 50.000 đô la
e. Không tác động gì vì chiếc xe này được sản xuất ở nước ngoài
Lý do: Gia đình mua nên được tính vào chi tiêu hộ gia đình C tăng. Và mua
chiếc xe này được sản xuất tại Đức, như vậy là chiếc xe này được nhập khẩu về
nên làm cho Nhập khẩu IM tăng, từ đó làm cho xuất khẩu dòng NX giảm.
33. Giá trị gia tăng được tính bằng:
a. Giá trị tổng sản lượng ngành đó + Tổng giá trị của hàng hóa trung gian ngành đó
b. Giá trị tổng sản lượng ngành đó – Tổng giá trị của hàng hóa trung gian ngành đó
c. Tổng giá trị các hàng hóa trung gian
d. Tổng giá trị sản lượng – giá trị các nhân tố đầu vào mua từ các Doanh nghiệp khác.
e. Cả b và d đúng
34. Một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá
1 triệu đồng. Người sản xuất bánh mỳ làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2
triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động
này đóng góp vào GDP một lượng là:
a. 1 triệu đồng
b. 2 triệu đồng
c. 3 triệu đồng
d. 6 triệu đồng
e. Không có phương án đúng
Cách làm: Nhớ GDP chỉ tính hàng hóa dịch vụ cuối cùng (là hàng hóa bán cho
người tiêu dùng cuối cùng) nên GDP = 3tr
35. Với dữ kiện của câu 34, đóng góp của cửa hàng vào GDP là:
a. 1 triệu đồng
b. 2 triệu đồng
c. 3 triệu đồng
d. 6 triệu đồng
e. Không có phương án đúng
CHÚ Ý: riêng cửa hàng thì phải tính theo giá trị gia tăng = doanh thu – chi phí
= 3 – 2 = 1tr

36. GDP thực tế được đo lường theo mức giá………trong khi đó GDP danh nghĩa
được đo lường theo mức giá…………
a. năm hiện hành, năm cơ sở
b. Năm cơ sở, năm hiện hành
c. trung gian, cuối cùng
d. trong nước, nước ngoài
37. GDP thực tế:
a. Được tính theo giá của năm gốc
b. Được tính theo giá hiện hành
c. Được sử dụng để phản ánh phúc lợi kinh tế của một nước
d. Được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước
d. Tất cả đều đúng ngoại trừ b
38. Nếu muốn so sánh sản lượng giữa hai năm (mà không chịu tác động của giá) thì
phải dựa vào:
a. GDP thực tế
b. GDP danh nghĩa
c. Chỉ số điều chỉnh GDP
d. GDP tính theo giá cố định của năm gốc
e. (a) và (d) đúng
39. Câu nào sau đây là sai:
a. GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra.
b. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDPdeflator) phản ánh sự biến động của nền kinh tế là do giá
thay đổi.
c. Cả sản lượng và giá đều ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa.
d. Khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho người nghèo ảnh hưởng đến GDP
vì nó được tính vào chi tiêu G.
40. GDP danh nghĩa của năm 2009 lớn hơn GDP danh nghĩa của năm 2008 có nghĩa là:
a. Sản lượng tăng
b. Sản lượng giảm
c. Sản lượng không đổi
d. Sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi vì thông tin này chưa đủ để biết về sản
lượng thực tế
41. GDP danh nghĩa sẽ tăng khi:
a. Mức giá của các hàng hóa dịch vụ tăng
b. Lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn
c. Cả mức giá và lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra đều tăng
d. Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra
42. Nếu cả mức giá và sản lượng trong năm sau đều cao hơn năm trước thì:
a. GDP thực tế của năm sau thấp hơn năm trước
b. GDP danh nghĩa của năm sau thấp hơn năm trước
c. GDP danh nghĩa của năm sau cao hơn năm trước, nhưng GDP thực tế của năm sau lại thấp
hơn năm trước.
d. GDP danh nghĩa và GDP thực tế năm sau đều cao hơn năm trước
CHú ý: GDPthực tế = Qnăm đó x Pnăm gốc còn GDPdanh nghĩa = Q năm đó x P năm đó
Theo đề bài có Q tăng nên GDP thực tế cũng tăng
P và Q tăng thì GDP danh nghĩa cũng tăng

43. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng công thức:
a. (GDP danh nghĩa / GDP thực tế)x100
b. (GDP danh nghĩa x GDP thực tế x100
c. (GDP danh nghĩa - GDP thực tế)x100
d. (GDP danh nghĩa + GDP thực tế)x100
44. GDP không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo nhất để phản ánh về phúc lợi kinh tế
của một nước vì nó không tính đến:
a. Thời gian nghỉ ngơi
b. Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng tại các hộ gia đình.
c. Các công việc tình nguyện.
d. Chất lượng môi trường.
e. Sự công bằng trong phân phối thu nhập.
f. Tất cả các phương án trên
45. Mức sống của dân cư một nước có thể được phản ánh bằng chỉ tiêu:
a. GDP thực tế bình quân đầu người
b. GDP thực tế
c. GDP danh nghĩa bình quân đầu người
d. GDP danh nghĩa
46.Thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể còn lại sau khi hoàn thành
nghĩa vụ đóng thuế và các khoản phí cho nhà nước gọi là:
a. Thu nhập quốc dân
b. Thu nhập cá nhân
c. Thu nhập khả dụng
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
47. Thu nhập khả dụng là thu nhập cá nhân sau khi trừ đi các khoản như:
a. Thuế thu nhập cá nhân
b. Tiền điện, nước
c. phí môi trường
d. Tất cả các phương án trên
48. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là:
a. Tỷ lệ % thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này/ năm này so với thời kỳ gốc/năm gốc.
b. Tỷ lệ % thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này/ năm này so với thời kỳ/ năm trước.
c.Tỷ lệ % thay đổi của GDP danh nghĩa từ thời kỳ/ năm này so với thời kỳ/ năm trước.
d.Tỷ lệ % thay đổi của GDP danh nghĩa từ thời kỳ này/năm này so với thời kỳ gốc/năm gốc.
49. Sự gia tăng của nhân tố nào sau đây làm tăng năng suất lao động của một nước (hay tăng
tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước):
a. Vốn nhân lực
b. Tư bản hiện vật
c. Tri thức công nghệ
d. Tài nguyên thiên nhiên
e. Tất cả các nhân tố trên
50. Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là:
a. Sự giảm sút về đầu tư hiện tại
b. Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại
c. Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại
d. Sự giảm sút về thuế

Để làm câu 51 và 52 nhớ lý thuyết về đầu tư từ nước ngoài


51. Câu nào trong các câu sau là ví dụ về đầu tư nước ngoài gián tiếp:
a. Một người Việt gốc Hoa mua cổ phiếu của công ty VIFON và VIFON sử dụng
khoản tiền này để xây dựng một nhà máy mới.
b. Hãng Toyota xây dựng một nhà máy mới ở Biên Hòa.
c. Hãng Toyota mua cổ phiếu của nhà máy ô tô Hòa Bình, và nhà máy ô tô Hòa Bình sử
dụng nguồn vốn huy động được này để xây dựng một nhà máy mới ở Xuân Mai.
d. Các câu trên đều sai.
Cách làm: nhớ khái niệm về đầu tư nước ngoài gián tiếp: thuộc quyền sở hữu
của người nước ngoài nhưng do thực thể trong nước điều hành.
Với đáp án c. Hãng Toyota của nhật mua cổ phiếu của nhà máy ô tô Hòa Bình ➔
số cổ phiếu này thuộc sở hữu của người NHật nhưng nhà máy ô tô hòa bình vẫn
là người điều hành công ty, họ chỉ chia cổ tức cho người nhật sau khi kinh doanh
có lợi nhuận

52. Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
a. Công ty cổ phần Phú Gia xây dựng một nhà hàng ở Nga
b. Hãng phim Việt Nam bán bản quyền bộ phim Đời cát cho một hãng chiếu phim của
pháp
c. Công ty ô tô Hòa Bình mua cổ phần của hãng ô tô Volvo
d. Công ty xe đạp Xuân Hòa mua thép của Nhật Bản
Cách làm: nhớ lý thuyết về đầu tư trực tiếp là thuộc sở hữu và điều hành bởi
người nước ngoài. CHú ý khái niệm này là xét với nước được nhận đầu tư.
Nhưng chú ý đây là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VIệt Nam nên Chúng
ta phải coi Việt Nam chính là nước ngoài ➔ Thuộc sở hữu và điều hành bởi
người Việt Nam

53. Điều nào sau đây không phải là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế:
a. Sự gia tăng của dân số
b. Sự gia tăng khối lượng tư bản trong nền kinh tế
c. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
d. Tiến bộ công nghệ
54. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi vì:
a. Tạo ra nhiều việc làm hơn cho các giáo viên
b. Làm gia tăng vốn nhân lực
c. Làm tăng quy mô của lực lượng lao động
d. Làm cho mọi người ngày càng quan tâm đến những vấn đề về môi trường
55. Để tăng khối lượng tư bản hiện vật trong nền kinh tế, thì cần phải:
a. Thu hút đầu tư
b. Tăng tiêu dùng
c. Tăng chi tiêu chính phủ
d. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

You might also like